Giáo án Lớp 1 - Tuần 18 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 18 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_lop_1_tuan_18_nam_hoc_2020_2021_gv_tran_thi_suong.doc
Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 18 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TUẦN 18 Thứ hai ngày 11 tháng 01 năm 2021 Tiếng Việt: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (2T) I. Mục tiêu: - Đọc trơn từ, câu, đoạn ngắn. Củng cố cách ghép tiếng và đọc tiếng, từ, câu. - HS yêu qúy gia đình, biết quan tâm đến người thân, yêu thiên nhiên bảo vệ con vật có ích. - HS đọc to, rõ các chữ đọc chữ trôi chảy trình bày các vấn đề lưu loát có khả năng sử dụng từ ngữ tốt. II. Đồ dùng dạy học: +GV 10 thẻ vần để HS thi ở HĐ1. Bảng ôn ở HĐ2a, 2b. Phiếu kiểm tra cuối Học kì I cho mỗi HS (in phiếu kiểm tra trong SHS ra giấy). +HS Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. Tập viết 1, tập một hoặc bảng con III. Các hoạt động dạy và học Tiết 1 *Tổ chức hoạt động luyện tập 1. Nghe − nói -Thi nói tên vật, con vật có chứa vần trong thẻ. Cả lớp: − Nghe GV hướng dẫn cách thi: Đọc vần ghi trên thẻ, tìm từ có chứa vần trong thẻ. Có thể dựa trên hình ảnh có trong SHS. − HS thi: Mỗi em lên bắt thẻ và tìm từ chứa vần có trong thẻ. Việc tìm từ chỉ được diễn ra trong thời gian các bạn HS đếm từ 1 đến 10. Sau thời gian đó, nếu HS không tìm được từ chứa vần trên thẻ thì bị coi là thua cuộc. 2. Đọc a) Đọc vần, từ ngữ. − Cả lớp: Theo dõi 1 − 2 bạn làm mẫu. − Nhóm: + Mỗi HS đọc 3 vần và 3 từ theo hàng dọc trong bảng, tự sửa lỗi (nếu có). VD: ac − bác sĩ; ăc − mặc áo; âc − giấc ngủ; oc − mái tóc, + Thi đọc vần và từ ngữ giữa các nhóm (mỗi nhóm 1 HS thi). Tiết 2 b) Đọc hiểu. − Cả lớp: + Nghe GV giới thiệu nội dung của 2 tranh: Bé trai dắt trâu/ Bà nhổ củ cải. + Nghe GV nêu cách làm: Đọc các từ đã cho, chọn từ cho mỗi chỗ trống ở từng câu rồi đọc câu đã đủ từ. − Nhóm: + Cùng đọc từng từ, từng câu còn trống từ. Cùng chọn từ cho từng câu. + Mỗi HS đọc 1 câu. Thi đọc giữa các nhóm. c) Đọc câu đố và giải đố. -Cả lớp: − Nghe GV hướng dẫn cách giải đố: Mỗi HS xem từng tranh, đọc câu đố, đưa ra lời giải đố trong 1 phút cho mỗi câu đố sẽ thắng cuộc. − HS tham gia chơi, đọc từ giải đố: con kiến, đèn điện GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B d) Ghép tiếng thành từ ngữ. − HS nhận bảng nhóm có ghi nội dung HĐ2d. − 2 − 3 HS trong nhóm đọc các tiếng ở bên trái rồi đọc các tiếng ở bên phải trong từng bảng. Nhóm trao đổi để ghép từng cặp tiếng tạo thành từ ngữ. − Thi ghép tiếng giữa các nhóm: Mỗi nhóm cử 2 HS đọc từ ngữ đã ghép ở bảng ghép bên trái và bảng ghép bên phải. − Nghe GV chốt kết quả và nêu nhóm thắng cuộc. 5.Củng cố dặn dò. -Chúng ta vừa học bài gì? -HS Chúng ta vừa học xong bài - Nhận xét tiết học. -Dặn về nhà chuẩn bị bài học hôm sau. Toán: ÔN TẬP CỘNG TRỪ TRONG PHẠM VI 20 ( T1) I.Mục tiêu: * Kiến thức: Hiểu được ý nghĩa phép cộng, phép trừ, nhận biết và giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng hoặc phép trừ. Thực hiện thành thạo cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 20. * Năng lực: Phát triển cho học sinh năng lực toán học, hợp tác * Phẩm chất: Giáo dục cho học sinh tính yêu thích học toán. II. Đồ dùng dạy học - Tranh SGK. - Thẻ ghi phép tính phần khởi động. - Bộ đồ dùng toán. III. Các hoạt động dạy học. 1. Tổ chức hoạt động khởi động Ai nhanh-ai đúng - HS chuẩn bị thẻ số, thẻ phép tính trong bộ đồ dùng học toán. - GV đưa ra một số tình huống và đặt câu hỏi, HS dán phép tính vào bảng để trả lời câu hỏi GV đưa ra. VD1: Mai có 5 con búp bê. Các bạn tặng Mai 3 con búp bê nữa. Bây giờ Mai có tất cả bao nhiêu con búp bê? VD2: Minh có 16 viên bi. Minh cho Dũng 5 viên bi thì Minh còn lại bao nhiêu viên bi? - Nhận xét, khen ngợi những HS làm nhanh, đúng. - GV giới thiệu bài mới: GV ghi đầu bài 2. Tổ chức hoạt động luyện tập : a. HS thực hiện HĐ 1 trong SHS. GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B a)- GV đưa ví dụ 6 + 3 = - HS nêu cách tính: Thực hiện đếm tiếp để tìm ra kết quả. / Thuộc bảng cộng nên nhẩm tính để tìm ra kết quả. - HS tự thực hiện cá nhân. GV quan sát để giúp dỡ những học sinh còn chậm - HS nêu kết quả, nhận xét bài làm. - GV chốt về cách thực hiện tính để tìm ra kết quả. Lưu ý HS nên thuộc bảng cộng để tìm ra kết quả nhanh hơn. b)GV đưa ví dụ 9 - 3 = - HS nêu cách tính: Thực hiện đếm lùi để tìm ra kết quả. / Thuộc bảng trừ nên nhẩm tính để thực hiện kết quả. - HS tự thực hiện cá nhân. GV quan sát để giúp dỡ những học sinh còn chậm - HS nêu kết quả, nhận xét bài làm. GV chốt về cách thực hiện tính để tìm ra kết quả. Lưu ý HS nên thuộc bảng trừ để tìm ra kết quả nhanh hơn. - Từng cặp HS soát bài của nhau, yêu cầu bạn sửa nếu sai. - GV chốt kiến thức. b. HS thực hiện HĐ 2 trong SHS. - Đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài vào vở. - GV theo sát từng HS để biết còn HS còn lúng túng và nhắc nhở HS làm cho đúng - Một số hs trình bày cách làm của mình trước lớp. - Nhận xét bài của bạn. và chốt đáp án đúng. 10 +4 = 14 10 + 5 = 15 10 + 8 = 18 10 + 5 = 15 10 + 9 = 19 10 + 10 = 20 GV chốt: Để điền được số cần ghép 1 chục với số đơn vị, ví dụ 10 + 4 = 14. c. HS thực hiện HĐ 3 trong SHS. - Đọc yêu cầu. - Học sinh làm bài vào bảng con. - Gv theo dõi giúp đỡ hs còn chậm. - Một số hs trình bày cách làm của mình trước lớp. 11 16 18 15 + + - - 6 3 4 5 17 19 14 10 GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Các HS còn lại nhận xét và sửa bài. Gv nhận xét, tuyên dương. d. HS thực hiện HĐ 4 trong SHS - Đọc yêu cầu, quan sát tranh. - HS nêu cách thực hiện đặt tính rồi tính: HS trả lời: Cần thực hiện tính nhẩm theo cột, tính từ hàng đơn vị rồi tính hàng chục. - HS làm bài vào bảng con. 12 14 19 16 + + - - 5 3 4 6 17 17 15 10 - GV tổ chức cho HS chữa bài trước lớp. - Từng cặp HS soát bài của nhau, yêu cầu bạn sửa nếu sai. - GV chốt kiến thức. e. HS thực hiện HĐ 5 trong SHS - HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, lưu ý HS cần nhẩm tính kĩ rồi viết kết quả. - Tổ chức chữa bài, nhận xét. - GV chốt về cách nhẩm tính. D Củng cố dặn dò : - GV nhận xét tiết học, tuyên dương hs học tốt. - Dặn dò hs về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau. Thứ ba ngày 12 tháng 01 năm 2021 Toán: ÔN TẬP CỘNG TRỪ TRONG PHẠM VI 20 ( T2) I.Mục tiêu: - Hiểu được ý nghĩa phép cộng, phép trừ, nhận biết và giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng hoặc phép trừ. Thực hiện thành thạo cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 20. - Phát triển cho học sinh năng lực tính nhẩm, tìm số, hợp tác - Giáo dục cho học sinh tính chăm chỉ, tự giác học tập II. Đồ dùng dạy học - GV: Ti vi, máy tính, BĐD - HS: SGK, BĐD III. Các hoạt động dạy học. GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B A.Tổ chức hoạt động khởi - Tổ chức trò chơi: “xì điện” - Cho học sinh chơi trò chơi xì điện để củng cố cộng trù trong phạm vi 10 - GV tổng kết, khen thưởng HS có nhiều sao. - GV giới thiệu, ghi đề lên bảng. B.Tổ chức hoạt động luyện tập. 1. HS thực hiện HĐ 6 trong SHS - Đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm 2 - Chia sẻ nói cách làm với bạn bên cạnh. - GV theo dõi để kịp thời giúp đỡ HS làm bài cho đúng lưu ý HS cần nhẩm tính kĩ rồi viết kết quả, thực hiện tính từ trái sang phải. - Tổ chức chữa bài, nhận xét. - GV chốt về cách nhẩm tính cộng, trừ ba số. 2. HS thực hiện HĐ 7 trong SHS - GV chiếu hoặc gắn lên bảng tranh các nhóm vật như trong SHS. - Hs quan sát tranh. HS thảo luận nhóm đôi. - GV hướng dẫn HS: ? Cốc thứ nhất có bao nhiêu cái kẹo? – Có 10 chiếc kẹo. Cốc thứ hai có bao nhiêu cái kẹo? - HS đọc câu hỏi. - HS viết phép tính để tìm ra số cái kẹo có ở hai cốc. b) HS đọc câu hỏi. - Yêu cầu HS làm bài vào vở a. 10 + 7 = 17 b. 10 – 3 = 7 - GV nhận xét và chốt: Muốn biết hai nhóm đồ vật có tất cả bao nhiêu thì cộng số vật của hai nhóm lại. Muốn biết một nhóm sau khi bớt đi một số vật còn lại bao nhiêu thì lấy số vật ban đầu trừ đi số vật đã bớt đi. HS cả lớp nhắc lại. 3. HS thực hiện HĐ 8 trong SHS - HS nêu yêu cầu. - HS thực hiện quan sát tranh và thực hiện theo bóng nói. - Hs quan sát tranh. HS thảo luận nhóm đôi. - HS tự viết phép tính vào vở để tính ra số cần tìm. - GV theo dõi để kịp thời giúp đỡ HS làm bài cho đúng a. 12 + 7 = 19 b. 17 – 6 = 11 - GV nhận xét, chốt kết quả đúng. 4. HS thực hiện HĐ 9 trong SHS Chọn 3 , 6 hoặc 14 - HS đọc đề bài,. GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS tính nhẩm kết quả của phép tính để chọn số điền vào ô trống cho thích hợp. - HS làm bài cá nhân sau đó đổi chéo chữa bài. - GV nhận xét, chốt bài. D Củng cố dặn dò : - Tổ chức trò chơi: “tìm tên, tìm số” - TBHT nêu luật chơi: Quan sát hình vẽ trong vòng 10 giây và giơ tay. Bạn nào nhanh nhất sẽ trả lời tên đồ vật và đếm số lượng đồ vật. - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau. Tiếng Việt: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1 (2T) I.Mục tiêu: * Kiến thức -Đọc và hiểu nghĩa của từ, câu, hiểu bài đọc dựa trên câu hỏi gợi ý - Biết viết câu nói về một bức tranh. * Phẩm chất: HS yêu qúy gia đình, biết quan tâm đến người thân, yêu thiên nhiên bảo vệ con vật có ích. * Năng lực: HS đọc to, rõ các chữ đọc chữ trôi chảy trình bày các vấn đề lưu loát có khả năng sử dụng từ ngữ tốt. II. Đồ dùng dạy học: +GV Tranh phóng to HĐ1. Tranh và thẻ chữ phóng to HĐ đọc hiểu câu. Mẫu chữ phóng to/mẫu chữ viết trên bảng lớp /phần mềm HD HS viết chữ. +HS Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. Tập viết 1, tập một hoặc bảng con. III. Các hoạt động dạy và học e) Đọc bài thơ. − Cả lớp: + Nghe GV đọc mẫu và nhìn vào tranh trong SHS bài Cò biết ở sạch. + HS đọc tiếp nối từng câu cho đến hết bài. − Cá nhân: + Đọc từng câu trong SHS. + 2 − 3 HS trả lời câu hỏi. + Thi bắt thăm để đọc câu. + Nghe GV nêu câu hỏi, từng HS đọc lại bài thơ và trả lời câu hỏi. + Nghe GV nhận xét bài đọc và câu trả lời của từng HS. + 1 HS khá đọc cả bài thơ. g) Đọc bài đồng dao (cách làm tương tự như ở hoạt động 2e). 3. Viết a) Viết các vần, từ ngữ trong Tập viết 1, tập một (tuần 18). b) Viết một câu về tranh. − Cả lớp: + Xem tranh, 3 − 4 HS trả lời câu hỏi của GV: Trong tranh có con gì? Nó đang làm gì? GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Nghe GV hướng dẫn viết câu: Viết lại câu trả lời. Chữ cái mở đầu câu cần viết hoa (theo mẫu GV viết trên bảng), kết thúc câu viết dấu chấm câu (HS có thể chưa viết hoa). − Cá nhân: + Viết 1 câu đã trả lời vào vở. + Nghe GV nhận xét một số bài viết của bạn. *Củng cố dặn dò. -Tổ chức trò chơi Gọi thuyền - Nhận xét tiết học. -Dặn về nhà chuẩn bị bài học hôm sau. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC VẦN VÀ TỪ NGỮ I. Mục tiêu: - Đọc đúng những vần đã học. Đọc đúng từ, câu, đoạn ngắn. Củng cố cách ghép tiếng, từ, câu. - Đọc và hiểu nghĩa của từ, câu, hiểu bài đọc dựa vào câu hỏi gợi ý. - Điền đúng tên con vật, đồ vật, cay vào chỗ chấm. Tạo tiếng có vần ở dòng trên rồi viết về dòng dưới. Nối đúng tiếng thành từ ngữ. Đọc bài Bắc Kim Thang, Cò biết ở sạch và trả lời câu hỏi trong bài. - Rèn cho học sinh tính chăm chỉ, cẩn thận khi làm bài. - Hình thành ở học sinh năng lực ngôn ngữ, giao tiếp hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Bảng phụ ghi vần, tiếng, từ ôn, màn hình tivi. Thẻ chứa vần. - HS: VBT, SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1 : Khởi động - Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng? Thi tìm tên con vật, vật có chứa vần trong thẻ. Mỗi HS bắt thẻ và tìm từ chứa vần có trong thẻ. HS nào không tìm được từ sẽ bị thua cuộc. Hoạt động 2 : Luyện đọc a. Đọc vần và từ ngữ. - HS đọc theo nhóm các vần và từ ngữ đã học : ac, bác sĩ, ắc, mặc áo, âc, giấc ngủ, oc, mái tóc, uc, gia súc, iên, gà chiên, - Thi đọc vần và từ ngữ giữa các nhóm. b. Đọc hiểu - HS đọc đoạn: Cò biết ở sạch, Bắc Kim Thang và trả lời câu hỏi theo yêu cầu . - Nghe giáo viên nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3 : Luyện đọc hiểu Bài 1 : Tạo tiếng có vần ở dòng trên rồi viết vào dòng dưới. -HS quan sát bảng phụ (màn hình). Đọc các vần và các từ ngữ đã cho : ac, ăc. ac. uc. oc. ôc, un, iên, - HS thi tìm tiếng chứa vần. - Nghe GV nhận xét, tuyên dương, chốt kết quả đúng. Hs viết vở. Bài 2 : Nối tiếng thành từ ngữ. -Nghe GV nêu yêu cầu. HS làm việc theo nhóm đôi. GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B -HS đọc các từ ở cột bên phải, trái. Sau đó thảo luận, chọn để ghép từng cặp tiếng tạo thành từ ngữ. Vườn râu, ý muốn, phun nước, dẫn đường, - HS nhận xét bài làm của nhóm bạn . -Nghe GV nhận xét, tuyên dương. Chốt kết quả đúng. Bài 3 : Chọn từ điền vào chỗ trống trong câu. -Nghe GV nêu yêu cầu. GV giới thiệu 2 bức tranh. Bé trai dắt trâu, bà nhổ củ cải. -HS đọc các từ đã cho trước lớp. Su đó chọn từ cho mỗi chỗ trống ở từng câu rồi đọc câu đã đủ từ. -Thi đọc giữa các nhóm. Bài 4 : Đọc bài Bắc kim thang, chọn từ ngữ trong bài điền vào chỗ trống. -Nghe GV nêu yêu cầu. HS đọc bài, chọn từ ngữ để điền vào chỗ trống cho phù hợp với câu. HS khác nhận xét. - Nghe GV nhận xét, chốt kết quả đúng : Con le le đánh trống thổi kèn. -Thi đọc bài trước lớp. -Nghe GV nhận xét tiết học. dặn dò HS chuẩn bị bài sau. ĐẠO ĐỨC: Bài 7: EM SINH HOẠT NỀN NẾP (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Em nhận biết được vì sao cần nền nếp trong sinh hoạt. - Em biết được ý nghĩa của sự nền nếp trong cuộc sống. - Em thực hành một số hành động rèn luyện sự nền nếp trong sinh hoạt hằng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình trong SGK. - VBT Đạo đức 1. - Video/nhạc bài hảt về gỉa đình. - Tranh vẽ, ảnh về gia đình HS III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khám phá. Hoạt động 3. Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được cách thức thực hiện thói quen sinh hoạt nền nếp. Cách tổ chức: Giáo viên hướng dẫn sơ lược, giúp học sinh hiểu về nội dung câu chuyện. Sau đó, có thể tổ chức cho học sinh kể lại câu chuyện bằng một trong hai cách sau: Cách 1: Tổ chức kể chuyện theo tranh. - GV lần lượt trình chiếu những hình ảnh của câu chuyện và kể chuyện theo tranh. - GV đặt câu hỏi thảo luận: - Vì sao lợn con bị muộn học? - Em muốn nói gì với lợn con? - Mời đại diện nhóm phát biểu. - GV nhận xét, chốt ý: Lợn con đã bị muộn học vì không sinh hoạt nền nếp, ngủ dậy muộn vào buổi sang. Cách 2: Tổ chức hoạt động nhóm đóng vai câu chuyện. - GV hướng dẫn học sinh đóng vai tình huống. GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - GV mời 2 học sinh xung phong đóng vai nhân vật trong câu chuyện: Lợn con và lợn mẹ. - 1 học sinh làm người dẫn chuyện. - GV đặt câu hỏi thảo luận: - Vì sao lợn con bị muộn học? - Em muốn nói gì với lợn con? - Mời đại diện nhóm phát biểu. - GV nhận xét, chốt ý: Lợn con đã bị muộn học vì không sinh hoạt nền nếp, ngủ dậy muộn vào buổi sang. Câu hỏi mở rộng: Học sinh cần làm gì để khắc phục việc ngủ muộn? 2. Luyện tập Hoạt động 4. Em có lời khuyên gì cho các bạn trong các tình huống sau? Mục tiêu: Giúp học sinh thực hành kiến thức đã học vào tình huống thường gặp trong cuộc sống Cách tổ chức: GV có thể tham khảo chọn một trong hai cách sau: Cách 1: Hoạt động cá nhân. - GV mô tả từng tình huống. + Tranh 1: Vì phim hay mà bạn nhỏ xem tivi quá khuya. + Tranh 2: Đang trong giờ học, bạn làm việc khác trong giờ. - GV đặt câu hỏi: “Điều gì có thể xảy ra trong các tình huống đó?”. - Cho HS thời gian suy nghĩ. - GV mời học sinh xung phong phát biểu. - GV nhận xét. Cách 2: Hoạt động nhóm. - GV chia lớp thành 4 nhóm lần lượt giải quyết 2 tình huống trong hoạt động. + Tranh 1: Vì phim hay mà bạn nhỏ xem tivi quá khuya. + Tranh 2: Đang trong giờ học, bạn làm việc khác trong giờ. - Mỗi nhóm cử một đại diện chọn tình huống. - Các nhóm thảo luận cách xử lí tình huống được giao. GV đóng vai trò hướng dẫn: + Phân vai cho HS. + Hỗ trợ lời thoại cho HS. + Gợi mở hướng xử lý tình huống. - Sau 5 phút thảo luận, GV lần lượt mời từng nhóm lên đóng vai tình huống. - GV nhận xét và nhấn mạnh: sinh hoạt nền nếp sẽ giúp em có sức khỏe tốt, học tập hiệu quả. 3. Củng cố, dặn dò - Hôm nay các em học bài gì? - Về nhà các em hãy thực hiện sinh hoạt có nền nếp để sinh giúp em có sức khỏe tốt, học tập hiệu quả. - Nhận xét tiết học Thứ tư ngày 13 tháng 01 năm 2021 TIẾNG VIỆT: KIỂM TRA TIẾT 1 – 2 GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Kiểm tra kỹ năng nghe, nói của học sinh trên phiếu. Thứ năm ngày 14 tháng 01 năm 2021 Tiếng Việt: Kiểm tra kĩ năng viết ( T3, T4 ) GV phát đề cho HS làm Toán: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I GV phát đề cho HS làm. ÔL TV: LUYỆN ĐỌC HIỂU I. Mục tiêu - Đọc và hiểu nghĩa của từ, câu. Hiểu được bài đọc dựa trên câu hỏi gợi ý - HS làm BT 4,5,6 (trang 88) II. Chuẩn bị đồ dung dạy học - GV: Máy chiếu - HS: Vở BT Tiếng việt III. Hoạt động dạy- học: *Hoạt động 1 : Khởi động Cả lớp hát bài hát khởi động tiết học *Hoạt động 2: Luyện tập -HS làm bài tập 4,5,6 (Trang 88): Gv hỗ trợ HS chọn đúng từ điền vào chỗ trống trong câu rồi đọc câu đó. HS đọc bài “ Bắc kim thang” và chọn từ ngữ điền vào chỗ trống : con le le đánh trống thổi kèn” - Hướng dẫn HS quan sát bức tranh và viết câu nói về bức tranh theo gợi ý - GV nhận xét bài làm của HS * Hoạt động 3: Vận dụng: - HS đọc lại các bài đọc trong sgk và trả lời các câu hỏi ÔLToán: ÔN LUYỆN: ÔN TẬP CỘNG , TRỪ TRONG PHẠM VI 20 I.Mục tiêu - Hiểu được ý nghĩa phép cộng, phép trừ, nhận biết và giải được các bài toán thực tế liên quan đến phép cộng hoặc phép trừ. - Thực hiện thành thạo cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 20. II. Đồ dùng dạy học: GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS: VBT, BĐDHT - Gv: Màn hình TV, bảng phụ ghi bài tập. III. Các hoạt động dạy học: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - CTHĐTQ tổ chức trò chơi : Đố bạn B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Viết phép tính rồi trả lời câu hỏi - Nghe GV nêu YC. - HS viết phép tính vào vở, 2 hs lên bảng làm bài. - HS nhận xét bài bạn, hỏi bạn: Vì sao ? - Nghe GV nhận xét.tuyên dương. Chốt kết quả đúng. Bài 2: Cộng bằng cách đếm tiếp. Trừ bằng cách đếm lùi - Nghe GV nêu YC. - HS làm bài vào vở, 2 hs lên bảng làm bài. - Hs nhận xét bài bạn - Nghe Gv nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 3: Đặt tính rồi tính -Nghe GV nêu YC. - HS làm bài vào vở, 3 hs lên bảng làm bài. - Hs nhận xét bài bạn - Nghe Gv nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 4: Nối mỗi chìa khóa với một chiếc khóa -Nghe GV nêu YC. Bài tập yêu cầu làm gì ? - HD HS: Tính kết quả của các phép tính và tìm chiếc khóa có kết quả phù hợp để nối - HS tính, nối với chiếc khóa phù hợp - HS nhận xét bạn. - Nghe GV nhận xét, chốt kết quả đúng. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nhận xét tiết học - Dặn dò học sinh thực hiện thành thạo cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 20. Thứ sáu ngày 15 tháng 01 năm 2021 TIẾNG VIỆT: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I Thực hiện bài kiểm tra cuối Học kì I (các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe) TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 18 (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Biết viết tổ hợp chữ ghi vần thuộc nhiều nhóm vần đã học từ tuần 10 đến tuần 17: oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu, ong, ung, uông, ương, iêc, uôc, ươc. - Biết viết từ ngữ: hươu sao, cuộc họp, hoa súng, rạp xiếc, ghế xoay, yểu điệu. - Biết viết đoạn thơ ngắn. - Thích luyện viết chữ đẹp. GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt viết thường. - Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và viết thường, thẻ từ ngữ: oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu, ong, ung, uông, ương, iêc, uôc, ươc, hươu sao, cuộc họp, hoa súng, rạp xiếc, ghế xoay, yểu điệu. - Tranh ảnh: hươu sao, cuộc họp, hoa súng, rạp xiếc, ghế xoay, yểu điệu. HS: Tập viết 1-Tập 1. Bút mực. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Chơi trò Bỏ thẻ độc từ. - Cả lớp: Nghe GV HD cách chơi: (tương tự như ở các bài trước). - Nhóm: Từng nhóm HS thực hiện trò chơi theo HD của GV bằng các thẻ ghi từ. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Nhận diện các tổ hợp chữ cái ghi vần - Cả lớp: Nghe GV đọc từng vần và nhìn vào chữ GV chỉ rồi đọc: oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu, ong, ung, uông, ương, iêc, uôc, ươc. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ ghi vần. - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, hướng dẫn viết từng chữ ghi vần: oa, oe, oai, oay, iêu, yêu, ươu, ong, ung, uông, ương, iêc, uôc, ươc(mỗi từ viết 2 lần; nhớ điểm đặt bút của từng chữ). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từng vần. Nghỉ giữa tiết * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *HĐ 4: Viết từ, từ ngữ. - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ ngữ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ ngữ: hươu sao, cuộc họp, hoa súng, rạp xiếc, ghế xoay, yểu điệu(mỗi vần viết 1-2 lần). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ ngữ - Cả lớp: Xem bài viết của các bạn và nghe GV nhận xét. *HĐ5: Viết đoạn thơ ngắn. - Cả lớp: +Nghe giáo viên đọc cả đoạn thơ: Con ong chăm chỉ Lưng nó cong cong Đi khắp cánh đồng Tìm hoa gây mật. + 1-2HS đọc cả đoạn thơ. + Nghe giáo viên hướng dẫn viết chữ tiếp theo chữ hoa đầu mỗi dòng thơ. - Cá nhân:Thực hiện viết từng dòng thơ và viết đổ đoạn thơ. - Cả lớp: Xem triển lãm bài viết của các bạn trong lớp và chọn 3 bài viết đúng nhất, chữ rõ ràng và viết đúng kiểu, cỡ chữ. SHTT: SINH HOẠT LỚP: ĂN ĐỦ LỚN NHANH I. MỤC TIÊU: GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B HS nhớ được thêm các loại hoa quả và biết cách nhắc nhở gia đình bổ sung hoa quả tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: Nhờ ban phụ huynh chuẩn bị hoa quả theo mùa, gọt sẵn nếu cần, dĩa để bày, bài dễ ăn, khăn trải bàn hoặc giấy trải cho mỗi tổ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1. HĐ tổng kết tuần . *GV tổng kết nhận xét hoạt động trong tuần 18. - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã dùy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. + Đã biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết đã dần ổn định. + Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. + Biết mặc đủ ấm khi trời lạnh. Tồn tại: + Một số em tính tự học chưa cao, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. - GV giáo dục HS phòng chống rác thải nhựa, không vút rác thải nhựa ra đường, hạn chế dùng rác thải nhựa như hộp sữa, hộp nước ngọt, bao bóng, - GV HD HS tìm hiểu ATGT: đi bộ về phía bên phải, ngồi trên xe mô tô, xe máy ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở an toàn đuối nước mùa mưa lũ. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. * GV nêu phương hướng tuần tới - Triển khai các hoạt động tháng 1/2021 với chủ đề Thi đua lập thành tích Chào mừng năm mới. - Kiểm tra cuối học kì 1. - Các em duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Mặc đủ ấm khi thời tiết lạnh. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Giáo dục HS kính trọng, yêu quý Bác Hồ, thương binh, bộ đội, những anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng. HĐ2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước Học sinh chia sẻ Theo tổ về buổi đi siêu thị( Đi chợ ) cùng bố mẹ: nhà em đã mua hoa quả gì. Đố vui về các loại hoa quả giáo viên sưu tầm thêm để đố học sinh: quả nhãn, quả dưa hấu, quả dừa, quả chuối. HĐ3. HĐ nhóm Liên hoan hoa quả “Sản vật quê hương” GV: Trần Thị Sương
- Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Bản chất: Học sinh tự hào về quê hương có sản vật ngon. Mua sản phẩm quê hương cũng là ủng hộ quê hương. Dẫn dắt và tổ chức hoạt động: - Giáo viên chia cho các tổ khăn trải bàn, đĩa, đĩa, giấy ăn và hoa quả. Mỗi tổ tự trình bày bữa tiệc hoa quả của mình và mời các bạn cùng ngồi vào liên hoan. - Giáo viên nhắc nhở học sinh từ tốn, nhường nhịn nhau, mời nhau và cùng cảm ơn các cô bác trong ban phụ huynh đã chuẩn bị hoa quả cho cả lớp. 4. TỔNG KẾT VÀ VĨ THANH Giáo viên gợi ý mỗi học sinh về nhà lên kế hoạch cùng bố mẹ tổ chức tiệc hoa quả bằng sản phẩm quê hương để mời ông bà, cô chú, chú Giáo viên đề nghị học sinh về nhà vẽ lại một loài hoa quả hoặc bánh trái là sản vật quê hương. GV: Trần Thị Sương