Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương

doc 32 trang thienle22 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1_tuan_1_nam_hoc_2020_2021_gv_tran_thi_suong.doc

Nội dung text: Giáo án Lớp 1 - Tuần 1 (Năm học 2020 - 2021) - GV: Trần Thị Sương

  1. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TUẦN 1 Thứ hai ngày 07 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT: LÀM QUEN VỚI HỌC TIẾNG VIỆT 1 I. MỤC TIÊU: - HS nhận biết hình thức giao tiếp bằng chữ viết; làm quen với sách và các phần của cuốn sách; làm quen với thao tác đọc: ngồi đọc, cầm sách, mở sách, cách đọc chữ, hình; phân biệt được 6 thanh điệu về phát âm và ghi dấu thanh. -Làm quen với thao tác viết: ngồi viết; tay, chân, khoảng cách mắt và bảng, vở; cầm bút; làm quen với việc tô chữ. - Biết chào hỏi thầy cô và bạn bè; nghe hiểu lời tự giới thiệu của thầy cô, bạn; nói lời giới thiệu về bản thân; trả lời câu hỏi về câu chuyện Ngày đầu tiên đến trường.Cùng với việc làm quen với chữ cái dựa trên nhìn và đọc, -HS làm quen với chữ cái qua hoạt động viết. Biết cầm bút bằng 3 ngón tay.Biết ngồi viết đúng tư thế: Thẳng lưng, chân đặt thoải mái xuống đất hoặc thanh ngang dưới bàn, mắt cách vở 25 – 30 cm, hai tay tì lên bàn, tay trái giữ vở, tay phải cầm bút.Biết viết các nét chữ cơ bản: nét thẳng đứng, nét ngang, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi và nét móc ngược, nét móc hai đầu, nét cong trái và nét cong phải, nét cong kín, nét nút, nét thắt, nét khuyết trên và nét khuyết dưới, 5 dấu thanh (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng).Biết tô một số chữ cái, từ và tên người: i, t, a, o,ô, ơ, b, h, đa, hổ. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Đĩa ghi bài hát: Lớp một của em - 4 – 5 quả bóng nhỏ HS chơi chuyền bóng tự giới thiệu về mình. - Tranh phóng to minh họa câu chuyện: Ngày đầu tiên đến trường. - Các thẻ ghi dấu thanh: thanh ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng. - Sách TV tập 1. - Vở Tập viết Tập 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: 1. Chào hỏi, làm quen: - Cả lớp: đứng nghe GV chào HS và cô tự giới thiệu: Cô tên là: Lê Thị Tuyết Ngân. - HS nói vài em: cô giáo Ngân. 2. Làm quen với sách, tư thế và cách đọc sách: - HS nghe GV giới thiệu quyển sách TV tập 1: tên sách, trang bìa, các hình, chữ trong sách. - Nhóm đôi lấy sách, nói tên sách, bìa sách, các trang, hình vẽ, chữ trong sách - Cả lớp nhìn GV cầm sách, ngồi đọc sách đúng tư thế: lưng thẳng, sách để trên bàn cách mắt 25cm, mở sách đọc từng trang theo chiều từ trên xuống, trái sang phải. - HS cầm sách, ngồi đọc sách đúng tư thế: lưng thẳng, sách để trên bàn cách mắt 25cm, mở sách đọc từng trang theo chiều từ trên xuống, trái sang phải. 3. Nghe kể chuyện: Ngày đầu tiên đến trường - HS cả lớp nghe kể chuyện: GV: Trần Thị Sương
  2. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Tranh 1: Bố đưa Hà đến lớp, Hà không rời bố vì chưa quen với các bạn Tranh 2: Cô giáo và các bạn vui vẻ đón Hà vào lớp. Tranh 3: Hà thấy vui vui , cười và vẫy tay chào bố. - HS nhắc lại các nhân vật trong câu chuyện: Hà, cô giáo, các bạn. - Ngày đầu tiên đi học, ai đưa Hà đến lớp? - Khi mới vào lớp Hà thấy vui không? - Khi đến lớp các em thấy vui không? Có thích đến lớp học bài cùng cô giáo và các bạn không? 4. Tô và viết 1 số nét chữ: - Lớp nghe, nhìn cô giáo làm mẫu tư thế ngồi viết: lưng thẳng, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25cm, không tỳ ngực vào bàn hai chân rộng bằng vai. Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút: càm bằng ba ngón tay: - Cá nhân thực hiện ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng, tay trái giữ vở - Cá nhân tô các nét: nét thẳng, nét ngang, nét xiên trái, xiên phải trong vở tập viết. 5. Vỗ tay và hát: - HS vỗ tay và hát, nhận biết âm thanh của các thanh điệu ngang, huyền, sắc. - Lớp cùng hát: Là lá la (3 lần) 6. 7. Nói tên con vật, nói tên dấu thanh. - Từng HS chỉ vào 3 con vật trong sách HS nói tên: ngỗng, hổ, ngựa. - Từng HS chỉ vào dấu thanh được ghi trong 3 vòng tròn rồi đọc: dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng. 8. Tô nét chữ: - Cả lớp nghe GV hướng dẫn và làm mẫu tô, viết các nét chữ trên bảng lớp: độ cao, độ rộng, điểm đặt bút, điểm dừng bút GV: Trần Thị Sương
  3. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TIẾNG VIỆT: BÀI 1A: a, b ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng âm a, b; đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. - Hiểu nghĩa từ ngữ: ba ba, ba bà qua tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1 - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới, các thẻ chữ: ba, bá, bả, bã. -Nói được các tiếng, từ hoặc tên các vật chứa a, b. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: NGHE NÓI: - Cả lớp nghe GV giới thiệu: Quan sát tranh từng cặp tìm nhanh các con vật được vẽ trong tranh - Cặp đôi mở sách HS nhìn tranh HĐ1 chỉ vào từng chi tiết và nói tiếng: cá, bò, bé, bà, ba ba, gà - Từng cặp đại diện lên bảng chỉ vào tranh nói tên con vật có trong tranh. - Các em thấy người bà ngồi trên cầu ao không? Tiếng bà có âm b, vần a, là nội dung bài học hôm nay. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: ĐỌC A. Đọc tiếng từ: - Cả lớp quan sát GV viết chữ bà ở bảng lớp: GV nói Âm đầu b, vần a, đánh vần bờ - a –ba - huyền - bà. - Cả lớp đánh vần: bờ - a –ba - huyền - bà. CN, Nhóm đôi, Nhóm 4, Lớp đánh vần bờ - a -ba - huyền - bà. Cả lớp nghe GV đọc trơn: bà, HS đọc: bà, CN, Nhóm, Lớp đọc: bà B. Tạo tiếng mới: - Cả lớp nghe GV nói, kết hợp quan sát tranh bảng phụ có âm đầu b, vần a, thanh ngang, đọc: ba - HS cá nhân nêu: âm đầu b, vần a, thanh hỏi đọc: bả. - HS nêu tiếp: âm đầu b, vần a, thanh ngã đọc: bã - HS nêu âm đầu b, vần a, thanh sắc đọc là: bá. - Cá nhân HS đọc nối tiếp các tiếng vừa tìm: ba, bả, bã, bá ( 2 – 3 lần) - HS quan sát tranh: GV tranh vẽ gì: - HS trả lời, tranh vẽ ba ba ( hoặc con rùa), tranh vẽ có 3 bà. - HS nghe GV giải thích nghĩa từ: ba ba, ba bà - HS đọc: ba ba, ba bà. CN. Nhóm, Lớp, ĐT GV: từ có hai tiếng khi đọc ta phải đọc liền tiếng GV: Trần Thị Sương
  4. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TOÁN: TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN I. MỤC TIÊU: - HS biết tiến hành từng hình thức hoạt động trong giờ học toán: Hoạt động cá nhân: Hoạt động cặp đôi: Hoạt động nhóm 3, nhóm 4, Hoạt động cả lớp. - Biết bộ đồ dùng học Toán 1 gồm những gì. Biết gọi tên từng đồ dùng mình sử dụng, biết cách sử dụng đồ dùng học Toán. II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Thực hành với đồ dùng học Toán: - Nhắc lại theo lời GV giới thiệu thuộc tên gọi những đồ dùng học Toán thường xuyên được sử dụng: bảng con, que tính, thước, hình vuông vàng, hình tam giác, các số từ 0, 1, 2, 3, 4, 5 - Tập dán hình vuông vàng, thẻ vào bảng con, theo lệnh của GV - HS nghe GV quy định cách cầm bảng, đưa bảng, - HS dán hình, thẻ vào bảng rồi giơ bảng đúng theo GV yêu cầu. - HS nhận biết gọi tên hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình tròn. 2. HS thực hành các bước hoạt động học theo mỗi hình thức: - Hoạt động cá nhân: GV gọi 1 em bất kì, em tiếp theo nêu hoặc trả lời theo nội dung từng bài học. - Hoạt động nhóm đôi: GV chỉ vào kí hiệu N2 viết ở bảng lớp, HS thực hiện HĐ Nhóm 2 - HĐ nhóm 3, 4: GV chỉ vào kí hiệu N4 viết ở bảng lớp, HS thực hiện HĐ Nhóm 4, 4 HS ngồi quay mặt lại với nhau - HĐ chung cả lớp: GV nêu 1 câu hỏi cho HS suy nghĩ và bạn nào có ý kiến phát biểu thì giơ tay. GV: Trần Thị Sương
  5. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM a, b I. MỤC TIÊU: - HS luyện đọc đúng, đọc thuộc các âm a, b; đọc trơn các tiếng: ba, bà, bá, bả, bã, - HS luyện đọc đúng từ: ba bà, ba ba - HS luyện nói nghĩa từ ngữ: ba ba, ba bà qua tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1 - Bảng phụ có ghi tiếng: ba, bá, bả, bã. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1: LUYỆN NGHE NÓI: - Cả lớp nghe GV giới thiệu: Quan sát tranh từng cặp tìm nhanh các con vật được vẽ trong tranh - Cặp đôi mở sách HS nhìn tranh HĐ1 chỉ vào từng chi tiết và nói tiếng: cá, bò, bé, bà, ba ba, gà - Từng cặp đại diện lên bảng chỉ vào tranh nói tên con vật có trong tranh. - HS1: Bạn thấy con vật nào ở trên bờ? – HS2: trả lời - HS 1: Có con vật nào đang ở dưới nước? - HS 2: trả lời - HS 1: -Ai đang ngồi cạnh cầu ao? – HS 2: Trả lời - HS 1: - Ngoài bà còn có ai nữa? – HS 2: Trả lời HĐ 2: LUYỆN ĐỌC A. Luyện đọc tiếng từ: -Lớp quan sát GV viết chữ bà ở bảng lớp: đánh vần bờ - a –ba - huyền - bà. - Cả lớp, CN, Nhóm đôi, Nhóm 4, Cả lớp lớp đánh vần bờ - a -ba - huyền - bà. - Cả lớp nghe GV đọc trơn: bà, HS đọc: bà, CN, Nhóm, Lớp đọc: bà B. luyện đọc tiếng mới: - Cả lớp nghe GV nói, kết hợp quan sát tranh bảng phụ có âm đầu b, vần a, thanh ngang, đọc: ba - Cá nhân HS đọc nối tiếp các tiếng: ba, bả, bã, bá ( nhiều lần). Nhóm, Lớp ĐT - HS quan sát tranh: GV tranh vẽ gì: - HS trả lời, tranh vẽ ba ba ( hoặc con rùa), tranh vẽ có 3 bà. - HS nêu nghĩa từ: ba ba, ba bà - HS đọc: ba ba, ba bà. CN. Nhóm, Lớp, ĐT GV: từ có hai tiếng khi đọc ta phải đọc liền tiếng. GV: Trần Thị Sương
  6. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ ba ngày 08 tháng 9 năm 2020 TOÁN: ĐẾM ĐẾN 10 I.MỤC TIÊU: - HS biết đếm thành thạo một nhóm đồ vật có đến 10 vật - HS biết trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?” II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bộ đồ dung học toán -Tranh minh họa trong SGK phóng to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Khởi động - HS trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu?” Ví dụ: Phòng học của lớp mình có bao nhiêu cái quạt?. “Em làm gì để biết được? Khởi động với vài câu hỏi tương tự như vậy? - Sau các trả lời của học sinh, GV hướng tới nhận biết vấn đề: muốn biết “có bao nhiêu ” thì phải “đếm”. Hoạt động 2: Hoạt động khám phá. 1. HS đếm đến 4, nhận biết rằng muốn biết “có bao nhiêu” thì phải đếm hết, mỗi vật chỉ được đếm một lần (không bỏ sót vật nào, không lặp lại). Các bước: - HS quan sát tranh, chú ý quan sát kĩ con voi và tự trả lời từng câu hỏi “Con voi có bao nhiêu cái vòi?”, “Con voi có bao nhiêu cái tai?”, “Con voi có bao nhiêu cái chân?”, “Có bao nhiêu bó mía cạnh con voi?”. GV theo dõi xem học sinh nào biết đếm, HS nào lung túng khi đếm và có thể hướng dẫn ngay cho những học sinh đó. - Lần lượt bốn HS đếm số vòi, số tai, số chân, số bó mía trước lớp. Mỗi lần một học sinh đếm xong GV đều nhấn mạnh rằng phải đếm hết (không bỏ sót) và không đếm lặp lại vật. - HS nghe GV đọc 4 câu đầu tiên của bài thơ, theo dõi tay GV chỉ tranh và đếm. Đây chính là việc xác nhận kết quả đúng của hoạt động 1. 2. HS đếm đến 10, nhận biết rằng muốn biết “Có bao nhiêu” thì phải đếm hết (không bỏ sót vật nào) và mỗi vật chỉ được đếm một lần (không lặp lại). Các bước: - HS nghe GV đọc tiếp bài thơ vui - HS tự đếm và trả lời sáu câu hỏi trong bài thơ. - Lần lượt sáu HS đếm và trả lời câu hỏi trước cả lớp. Các học sinh khác nhận xét đúng hay sai. GV phải nhấn mạnh rằng phải đếm khong bỏ sót và không lặp lại. - HS nghe GV xác nhận kết quả đúng bằng việc đọc những câu thơ trả lời: GV: Trần Thị Sương
  7. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Có năm chú khỉ trên cành cao. Có sáu cô bướm đang bay lượn. Có bảy bông hoa nở trong vườn Có tám con vật ở dưới đất Có chin quả chuối ở trên cây Có mười quả đỏ ở trên cây. Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập 1. (Hoạt động cặp đôi) HS đọc các số đếm từ 1 đến 10 đúng thứ tự. Mỗi cặp 1 HS đọc và HS kia theo dõi, rồi đổi lại vai trò. 2. (Cá nhân) HS đếm và trả lời câu hỏi “Có bao nhiêu hình tam giác màu đỏ trong bộ đồ dung học táo của em?”, - HS mở bộ đồ dùng, nghe GV đọc câu hỏi và yêu cầu. - HS tự đếm thành lời, trả lời câu hỏi - HS được chỉ định thực hiện trước lớp, HS khác nhận xét GV xác nhận kết quả đúng, khen các HS học tốt. TIẾNG VIỆT: BÀI 1a: a, b(T2) I. MỤC TIÊU: - Đọc và hiểu nghĩa từ ngữ: ba ba, ba bà qua tranh. - Viết đúng a, b, bà - Nói được các tiếng, từ hoặc tên các vật chứa a, b II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 4 - Mẫu chữ a, b phóng to III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 2: Đọc c, Đọc hiểu - Cả lớp: + Quan sát tranh và chữ phóng to được GV đính, nghe GV nêu yêu cầu: nhìn hình, đọc từ ngũ phù hợp với mỗi hình. + Nghe câu hỏi của GV, một vài HS trả lời: Các em thấy con gì ở hình 1, hình 2? - Cặp: Đọc trơn b aba, ba bà cho nhau nghe và sửa lỗi. - Cả lớp: +Theo thước chỉ của GV đọc ba ba, ba bà 2 – 3 lần. + Một HS thực hiện yêu cầu đính đúng từ ngữ dưới hình. HĐ3: Viết GV: Trần Thị Sương
  8. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết chữ a, chữ b; cách nối ở chữ ba và cách đặt dấu huyền trên a. + Nghe GV nêu cách viết số 0. + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân: Viết bảng con - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa những lỗi viết sai cho một số học sinh. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ 4: Nghe – nói Nói tiếng chứa a, tiếng chứa b. - Cả lớp: Nghe GV nêu yêu cầu: Từng cặp thay nhau hỏi đáp về các bức hình trong HĐ 4. - Cặp: Làm việc theo yêu cầu của GV. Cặp nào hoàn thành nhiệm vụ trước được khen và được trình bày trước lớp. - Cả lớp: + Một vài cặp HS hỏi đáp về cá bức hình và nói các tiếng chứa a, b + Chơi trò chơi: Thi nói nối tiếp các tiếng chứa vần a, âm đầu b sau khi nghe GV giải thích cách chơi: Thi theo 2 nhóm, 1 nhóm nói nối tiếp tiếng có vần a, 1 nhóm nói nối tiếp tiếng có âm đầu b; dãy bàn nào có bạn ngắc ngứ thì dừng lại, dãy bàn nào nói được nhiều tiếng thì được khen. *Dặn HS làm BT trong VBT. TIẾNG VIỆT: BÀI 1A: c, o ( T1) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng âm c, o; đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu của bài học. - Hiểu nghĩa từ ngữ: cỏ, cọ, bò qua tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1 - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới, các thẻ chữ: cà, ca, bò, bỏ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: Nghe - nói: - Cả lớp nghe GV giới thiệu: Quan sát tranh của HĐ 1 và hỏi đáp về tên các con vật và hoạt động của chúng được vẽ trong tranh. - Từng cặp đại diện lên bảng chỉ vào tranh và hỏi đáp trước lớp. GV: Trần Thị Sương
  9. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Khi hỏi đáp, các em có nhắc tới tiếng cò, cá, đó là những tiếng chứa các âm c, o của bài mới ngày hôm nay. + HS nhìn GV viết tên bài trên bảng. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a. Đọc tiếng từ: - Cả lớp quan sát GV viết chữ cá và chữ cò ở bảng lớp. Nghe GV đánh vần, đọc trơn. Đánh vần cờ - a – ca – sắc - cá; đọc trơn cá. - Cá nhân, nhóm đánh vần, đọc trơn cờ - a – ca – sắc - cá. - Cả lớp nghe GV đánh vần cờ - o – co – huyền - cò; đọc trơn cò. - Cá nhân, nhóm đánh vần, đọc trơn cờ - o – co – huyền – cò. - Cá nhân, nhóm đọc trơn cá, cò. - Cả lớp đọc trơn theo thước chỉ của GV: cò, cá; cá, cò; *Nghe GV giới thiệu chữ c, o in thường và in hoa trong sách. b. Tạo tiếng mới: - Cả lớp nhìn bảng phụ đã được GV viết nội dung tạo tiếng mới, nghe GV nêu yêu cầu: Từ tiếng mẫu cà, các nhóm tạo tiếng khác nhau trong bảng. c a \ cà - Nhóm: + Tìm tiếng theo thứ tự các dòng, đọc trơn tiếng tìm được. + Sử lỗi, đọc tiếng tạo được cho nhau nghe. + Cùng đọc trơn các tiếng tìm được 2 – 3 lần. - Cả lớp: + Thi đính nhanh các thẻ chữ trên bảng phụ + Đọc các tiếng đã đính 2 – 3 lần. GV: Trần Thị Sương
  10. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM C, O I. MỤC TIÊU: - HS luyện đọc đúng, đọc thuộc các âm c, o; đọc trơn các tiếng: cà, ca, bò, bỏ - HS luyện đọc đúng từ: cỏ, cọ, bò - HS luyện nói câu: Bà có cà, Bà có cá qua tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 4 - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới, các thẻ chữ: cà, ca, bò, bỏ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1: Nghe - nói: - Cả lớp nghe GV giới thiệu: Quan sát tranh của HĐ 1 và hỏi đáp về tên các con vật và hoạt động của chúng được vẽ trong tranh. - Từng cặp đại diện lên bảng chỉ vào tranh và hỏi đáp trước lớp. Khi hỏi đáp, các em có nhắc tới tiếng cò, cá, đó là những tiếng chứa các âm c, o của bài mới ngày hôm nay. +HS nhìn GV viết tên bài trên bảng. HĐ 2: Đọc a. Đọc tiếng từ: - Cả lớp quan sát GV viết chữ cá và chữ cò ở bảng lớp. Nghe GV đánh vần, đọc trơn. Đánh vần cờ - a – ca – sắc - cá; đọc trơn cá. - Cá nhân, nhóm đánh vần, đọc trơn cờ - a – ca – sắc - cá. - Cả lớp nghe GV đánh vần cờ - o – co – huyền - cò; đọc trơn cò. - Cá nhân, nhóm đánh vần, đọc trơn cờ - o – co – huyền – cò. - Cá nhân, nhóm đọc trơn cá, cò. - Cả lớp đọc trơn theo thước chỉ của GV: cò, cá; cá, cò; *Nghe GV giới thiệu chữ c, o in thường và in hoa trong sách. b. Tạo tiếng mới: - Cả lớp nhìn bảng phụ đã được GV viết nội dung tạo tiếng mới, nghe GV nêu yêu cầu: Từ tiếng mẫu cà, các nhóm tạo tiếng khác nhau trong bảng. c a \ cà - Nhóm: + Tìm tiếng theo thứ tự các dòng, đọc trơn tiếng tìm được. + Sử lỗi, đọc tiếng tạo được cho nhau nghe. + Cùng đọc trơn các tiếng tìm được 2 – 3 lần. HĐ 3: Luyện đọc câu - Yêu cầu Hs đánh vần và đọc trơn câu : Bà có cà. Bà có cá. - Luyện đọc theo nhóm đôi - Gọi 2 – 3 HS đọc trước lớp GV: Trần Thị Sương
  11. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ĐẠO ĐỨC: EM YÊU GIA ĐÌNH (T1) I.MỤC TIÊU: - Em nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình - Em biết được ý nghĩa của tình yêu thương gia đình II.CHUẨN BỊ. - Tranh và nhạc nền của bài hát: Cả nhà thương nhau, Ba ngọn nến lung linh, Cháu yêu bà, Gia đình nhỏ, hạnh phúc to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Hoạt động 1: Em hãy hát một bài hát về gia đình Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm lên chọn một bài hát. -GV hỏi, HS trả lời các câu hỏi: +Các bài hát trên đã nhắc đến ai trong gia đình? +Hành vi nào trong bài hát thể hiện tình yêu thương gia đình? +Gia đình em có những ai? +Em thường thể hiện tình cảm với bố mẹ và người thân trong gia đình như thế nào? -GV nhận xét câu trả lời cảu HS dẫn vào bài học. *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ. Hoạt động 2: Em hãy kể chuyện theo tranh và trả lời câu hỏi. -GV lần lượt treo tranh của câu chuyện và kể chuyện theo tranh. -GV đặt câu hỏi thảo luận theo câu hỏi ở trang 5 SHS cho nhóm. -Mời đại diện nhóm phát biểu. -GV nhận xét câu trả lời của HS, chốt ý của hoạt động này. TỰ NHIÊN &XÃ HỘI: GIA ĐÌNH CỦA EM(T1) I.MỤC TIÊU. - Nói được câu đơn giản để giới thiệu những thông tin về bản thân: tên, tuổi, sở thích, năng khiếu, - Sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Mô hình ngôi nhà - Ảnh vẽ về gia đình HS III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG. Hoạt động 1: Hãy kể về gia đình của mình. GV: Trần Thị Sương
  12. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Một số HS xung phong trả lời theo yêu cầu của giáo viên: Hãy kể về gia đình của mình. - HS kể tự do những thông tin về gia đình : tên, thứ bậc, mối quan hệ của mọi người trong gia đình, công việc, sở thích, - GV nhận xét và dẫn dắt HS cùng tìm hiểu gia đình các bạn ở HĐ 2. *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ. HĐ 2: Gia đình các bạn trong hình có những ai? Mọi người đang làm gì? a. Quan sát và khai thác nội dung hình 1. Hoạt động cặp đôi: Từng cặp HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi: Gia đình các bạn trong hình có những ai? Mọi người đang làm gì? Hoạt động cả lớp: - Một số HS trả lời câu hỏi trước lớp. Những Hs khác có thể bổ sung câu trả lời. GV có thể gợi ý để HS nói được. + Gia đình ở hình 1 có bố mẹ và 2 con. + Bố đang tập xe đạp cho chị, mẹ đang chơi cùng em bé. - Gv đặt câu hỏi để khai thác những biểu đạt tình cảm của các thành viên trong gia đình. + Vẻ mặt và lời nói của bạn gái tỏ ra lo sợ hay vui thích? + Vẻ mặt của bố nghiêm trang hay chăm chú? + Vẻ mặt và lời nói của mẹ tỏ ra lo âu hay vui mừng? + Vẻ mặ và tiếng reo của em bé biểu hiện sự thích thú hay sợ hãi? b. Quan sát và khai thác nội dung hình 2. Hoạt động cặp đôi: Từng cặp HS quan sát hình 2, trả lời câu hỏi: Gia đình các bạn trong hình có những ai? Mọi người đang làm gì? Hoạt động cả lớp: - HS chia sẻ nội dung hình 2 trước lớp, GV gợi ý trên hình để HS nói được. + Gia đình 2 có ông, bà, bố, mẹ, con trai và con gái. + Mẹ đang chải tóc cho con gái, bà đang đọc truyện cho cháu trai, - HS tiếp tục trả lời câu hỏi gợi ý của GV. - Tình cảm các thành viên trong gia đình như thế nào? + Chi tiết nào trong hình chứng tỏ cháu trai rất yêu quý, gần gũi với bà? + Việc làm và vẻ mặt của bố thể hiện điều gì? c. Liên hệ gia đình của mình. - HS lên hệ trong gia đình mình, GV gợi ý để HS nói được một số việc thể hiện sự chăm sóc, quan tâm giữa các thành viên trong gia đình: + Bố, mẹ nấu nhiều món ngon cho cả nhà ăn, + Em yêu mẹ, luôn nghe lời mẹ dặn. GV: Trần Thị Sương
  13. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ tư ngày 09 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 1B: c, o (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Viết đúng : c, o, cò. - Hiểu ND câu đọc qua tranh. - Biết hỏi đáp với bạn bè và người thân về những con vật tên có chữ c, o. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Mẫu chữ c, o phóng to - Bảng con. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c. Đọc hiểu: - Cả lớp nghe và trả lời câu hỏi của GV: Em thấy gì ở hình 1?( cỏ) - Một HS thực hiện yêu cầu của GV: Đọc từ dưới hình ( cỏ) - Các nhóm trao đổi để nêu nhận xét: Hình 2 vẽ cây cọ, hình 3 vẽ con bò; đọc từ dưới các hình ( cọ, bò) - Cả lớp thi chọn từ phù hợp với hình: + Theo dõi GV đính 2 bộ tranh- chữ trên bảng + Nghe GV nêu yêu cầu chọn từ ngữ phù hợp với hình + Đại diện 2 nhóm lên bảng đính từ ngữ + Đọc các từ ngữ theo thước chỉ của GV. HĐ 3: VIẾT - Cả lớp nghe GV nêu cách viết chữ c, o; cách nối chữ co và cách đặt dấu huyền trên chữ o. - Nghe GV nêu cách viết số 1 - Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân viết vào bảng con - Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa lỗi. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: ĐỌC - Cả lớp quan sát tranh – chữ của HĐ 4 được GV đính trên bảng, nghe và trả lời câu hỏi: Đoán xem trong tranh người bà đi đâu về?( Bà đi chợ về); Vì sao em biết điều đó?( vì em thấy các thứ bà đã mua về). - Cả lớp nhìn GV chỉ từng chữ và nghe GV đọc chậm 2 câu, nghỉ hơi sai mỗi câu. - Đọc trơn 2 câu theo GV ( 2-3 lần) - Cả lớp thi đọc truyền điện từng câu. - N2 đọc trơn 2 câu ( 2-3 lần) GV: Trần Thị Sương
  14. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cá nhân HS đọc, bạn sửa lỗi. - Từng nhóm đọc 2 câu - Nghe Gv nhận xét mỗi nhóm. * Nghe GV dặn dò làm BT trong VBT TIẾNG VIỆT: BÀI 1C: ô, ơ ( TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng âm ô, ơ; đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học. - Hiểu nghĩa từ ngữ: cỗ, cổ cò, cá cờ qua tranh. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 1, HĐ 2 - Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới, các thẻ chữ: cố, cổ, bở, bờ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: NGHE NÓI: - Cả lớp nghe GV hỏi khi chỉ vào tranh phóng to HĐ 1: Các em thấy bức tranh này vẽ cảnh gì? Các em hãy quan sát kĩ từng chi tiết của bức tranh và nói về từng chi tiết đó. - Cá nhân quan sát chi tiết tranh( lá cờ, thầy cô và học sinh, cửa lớp). - Cặp đôi thay nhau nói trước lớp khi chỉ vào từng chi tiết: + Đây là lá cờ đỏ sao vàng – quốc kì. Hai bạn đang kéo cờ lên cao. + Trên sân trường có thầy cô và học sinh các lớp. - Cả lớp nghe GV nhận xét. GV nhắc HS chú ý tiếng cờ, cô – là những tiếng chứa âm mới của bài học ngày hôm nay. - GV viết tên bài lên bảng * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: ĐỌC A. Đọc tiếng từ: - Cả lớp quan sát tranh GV đánh vần , đọc trơn và đánh vần đọc trơn theo GV: + Tiếng cô đánh vần : cờ - ô – cô; đọc trơn: cô + Tiếng cờ đánh vần : cờ - ơ – cơ – huyền – cờ; đọc trơn: cờ - Cá nhân, N2 đánh vần, đọc trơn cờ - ô – cô; đọc trơn: cô; cờ - ơ – cơ – huyền – cờ; đọc trơn: cờ. - Cả lớp đọc trơn cô, cờ theo thước chỉ của GV: cô, cờ; cờ, cô. - Một vài HS đọc trơn: cô, cờ B. Tạo tiếng mới: - Cả lớp nghe GV nói, kết hợp quan sát tranh bảng phụ có âm đầu c, vần ô, thanh sắc, đọc: cố - HS cá nhân nêu: âm đầu c, vần ô, thanh ngã đọc: cỗ. - HS nêu tiếp: âm đầu b, vần ơ, thanh huyền đọc: bờ GV: Trần Thị Sương
  15. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS nêu âm đầu b, vần ơ, thanh hỏi đọc là: bở - Cá nhân HS đọc nối tiếp các tiếng vừa tìm: cố, cỗ, bờ, bở ( 2 – 3 lần) - HS quan sát tranh: GV tranh vẽ gì? - HS trả lời, tranh vẽ cỗ, tranh vẽ cổ cò, tranh vẽ cá cờ. - HS nghe GV giải thích nghĩa từ: cỗ, cổ cò, cá cờ. - HS đọc: cỗ, cổ cò, cá cờ. CN. Nhóm, Lớp, ĐT GV: từ có hai tiếng khi đọc ta phải đọc liền tiếng. Thứ năm ngày 10 tháng 9 năm 2020 BÀI 1C: Ô- Ơ (TIẾT 2) I. MỤC TIÊU: - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Viết đúng: ô, ơ, cô. - Biết hỏi- đáp với bạn bè về lễ chào cờ; hỏi người thân về tên vật, tên hoạt động có chứa ô,ơ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: +Tranh phóng to sgk + Mẫu chữ ô, ơ phóng to /mẫu chữ viết trên bảng lớp hoặc phần mềm hướng dẫn HS viết chữ ô, ơ. - HS: SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 2: Đọc GV: Trần Thị Sương
  16. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B c. Đọc hiểu - Treo tranh: + Nhìn hình đọc từ ngữ phù hợp với mỗi hình ? + Em thấy hình 1 vẽ gì ? + Đọc từ em thấy dưới hình ? + Em thấy gì ở hình 2 ? + Em thấy con gì ở hình 3? - Chia lớp 2 nhóm thi chọn từ phù hợp với hình . - Đọc các từ ngữ theo thước chỉ của GV HĐ 3: Viết - GV nêu cách viết chữ ô, chữ ơ, cách nối nét chữ cô, nêu cách viết số 2 - Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân viết vào bảng con - Cả lớp nghe GV nhận xét, sửa lỗi. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ 4: Đọc - GV treo tranh: + Em thấy ai trong bức tranh? - Cả lớp nhìn GV chỉ từng chữ và nghe GV đọc chậm: Bố có ba ba - Đọc trơn theo GV ( 2-3 lần) - Thi đọc nối tiếp câu theo dãy bàn - Nhóm: + Từng cá nhân đọc câu và nghe các bạn trong nhóm sửa + Cùng đọc trơn câu - GV nhận xét mỗi nhóm . * Tổng kết tiết học - Nhận xét ,tuyên dương HS học tốt - Về nhà đọc lại bài GV: Trần Thị Sương
  17. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B BÀI 1D: d- đ (TIẾT 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng âm d, đ; đọc trơn các tiếng, từ ngữ của bài học - Đóng vai, nói được lời người mua, người bán hàng; Biết kể và hỏi người thân tên các vật, các hoạt động chứa d, đ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + Tranh phóng to SGK + Bảng phụ thể hiện HĐ tạo tiếng mới - HS: + SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG: HĐ1: Nghe - nói - Treo tranh: + Các em thấy tranh này vẽ cảnh gì ? -Từng cặp đóng vai người bán và người mua hỏi đáp với nhau. - Một vài cặp HS đóng vai người mua, người bán trước lớp * GV nhận xét các ý kiến: Các em đóng vai người mua và người bán có nhắc đến tên các đồ vật đó là: da, đá .Trong các tiếng này tiếng chứa là tiếng chứa âm mới của bài học hôm nay - GV viết tên bài lên bảng * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ H Đ 2: Đọc a. Đọc tiếng, từ - Cả lớp quan sát GV viết lên bảng chữ: da và đá - Nghe GV đánh vần, đọc trơn và đánh vần, đọc trơn theo GV: + Tiếng da đánh vần: dờ - a – da; đọc trơn: da. HS đánh vần đọc trơn theo GV + Tiếng đá đánh vần: đờ - a- đa - sắc – đá. HS đánh vần đọc trơn theo GV - Cá nhân và cặp: đánh vần, đọc trơn: da, đá - Cả lớp: GV: Trần Thị Sương
  18. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B + Một số cặp HS đọc trơn da, đá theo thước chỉ của GV * Nghe GV giới thiệu chữ d,đ in thường và in hoa trong sách . b.Tạo tiếng mới - Treo bảng phụ - GV nêu yêu cầu: Theo cách mẫu tạo tiếng dạ, hãy làm việc nhóm để tạo các tiếng khác nhau trong bảng - Cả nhóm cùng ghép các tiếng theo thứ tự các dòng, đọc trơn 2- 3 lần các tiếng: dạ, dỗ, đỏ, đò. - Các nhóm đọc trơn các tiếng đã ghép. - HS nhìn GV viết các tiếng vào bảng, nghe GV nêu yêu cầu: các nhóm thi đọc đúng các tiếng không theo thứ tự từ trên xuống dưới. - Các nhóm thi đọc các tiếng trong bảng theo thước chỉ của GV. TOÁN: SỐ 1, SỐ 2, SỐ 3 I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được những nhóm có số lượng số 1, số 2, số 3 - Đọc, viết được các chữ số 1, 2, 3 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh sgk, mẫu vật. Các số 1, 2, 3 - HS: Bộ đồ dùng học Toán 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - GV giơ tay và hỏi có bao nhiêu? “Cô giơ bao nhiêu ngón tay?” “Cô giơ bao nhiêu cánh tay?’’ GV: Trần Thị Sương
  19. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - GV giới thiệu với HS rằng từ “một" là chỉ số lượng (như số lượng ngón tay giơ lên, số lượng cánh tay giơ lên, ). - GV giới thiệu: Bài học hôm nay là về số một, số hai, số ba. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (Cá nhân hoặc cặp đôi) - GV chiếu hoặc treo tranh của mục Khám phá trong SHS lên đế cả lớp cùng theo dõi khi thảo luận chung. a. Nhận biết số lượng “một”, viết số 1 và cách đọc. - GV cho HS quan sát tranh SGK và hỏi: “Có bao nhiêu chiếc cặp sách?”, "Có bao nhiêu chiếc hộp bút?”, “Có bao nhiêu hình vuông màu vàng?”. - GV giới thiệu số lượng mỗi nhóm đồ vật ở đây đều là “một" và đều được viết là 1, được đọc là “một". b. Nhận biết số lượng “hai”, viết số 2 và cách đọc. Các bước tương tự như mục 1 với cột thứ hai của tranh. 3. Nhận biết số lượng “ba”, viết số 3 và cách đọc. Các bước tương tự như mục 1 với cột thứ ba của tranh. *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. (Hoạt động chung cả lớp với GV) GV YC Mỗi HS lấy ra ba thẻ số - GV gán trên bảng một hoặc hai hoặc ba đồ vật - GV HS được chỉ định lên gắn thẻ số cạnh nhóm vật. GV: Trần Thị Sương
  20. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B b. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ1 trong SHS - GV cho HS HS nhận biết yêu cầu của HĐ1 qua mẫu, tự thực hiện HĐ1. GV theo sát từng HS để kịp thời hướng dẫn: đếm để biết số lượng. - GV xác nhận kết quả đúng. c. (Cá nhân) HS tập viết số 1, số 2, số 3. - GV viết mẫu số 1 lên bảng: điểm bắt đầu, hướng viết mỗi nét trên số 1. - GV thực hiện HD viết số 2, số 3 tương tự. d. (Cá nhân) HS thực hiện HĐ2 trong SHS. GV nói cho HS yêu cầu của HĐ - GV đánh giá từng HS về kĩ năng đếm. xác định số lượng và viết số - GV cho HS viết vở: *HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - (Cá nhân) GV YC HS lấy đủ số hình vuông màu vàng (lần lượt là 1,2. 3) rồi xếp vào bảng con theo cột - GV yêu cầu HS chỉ vào từng cột và đọc số. GV: Trần Thị Sương
  21. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ÔL TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC ÂM Ô, Ơ, D, Đ I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các âm ô,ơ,d,đ, đọc trơn các tiếng, từ ngữ bà, ba,cá, cò, cô, cở, da, đá,ba ba, ba bà, bà có cá, - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tạo được tiếng mới từ các âm, dấu thanh cho sẵn. Nối đúng từ ngữ với hình. Nhìn tranh viết đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ chấm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - Hs quan sát màn hình hỏi đáp về tên các con vật, từng chi tiết được vẽ trong tranh. HS : Con vật nào đang bay trên bờ ruộng ?(Con cò).Bức tranh vẽ cảnh gì ?(bức tranh vẽ cảnh chào cờ) - Gv nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. Hoạt động 2 : Luyện đọc a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ : ba, bà, cò, cỏ, cờ, cô, da, đá, dỗ, đá baba, ba bà, cổ cò, cá cờ, theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp.(SGK T10 đến T17) - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK T13 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(thấy cỏ) HS đọc từ dưới bức tranh.(cỏ). Tương tự như vậy H2 vẽ cây cọ, H3 vẽ con bò. - HS quan sát tranh SGK T 15 và trả lời câu hỏi: Bố có gì trên tay ?(Bố có ba ba). Hs đọc trơn từng tiếng. Hoạt động 3 : Luyện tập GV: Trần Thị Sương
  22. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Bài 1 : Tạo tiếng mới rồi viết vào chỗ trống. (VBT T4,6). - HS quan sát bảng phụ. Từ tiếng mẫu cô tạo được các em tạo các tiếng khác theo mẫu. B a Ba c O / B a , c O - HS viết tiếng vừa tạo được vào chỗ trống. Đọc các tiếng vừa tạo được : bả, cố, cỗ, bơ, bờ. - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình VBT T5,7 - HS quan sát, đọc tiếng, từ dưới tranh.(một số hs đọc: đá, dỗ, cọ, bò, cỏ) - HS nối từ ngữ đúng vói hình. - Nghe Gv nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: Nhìn tranh,viết các từ thích hợp vào chỗ trống VBT T 5,6,7 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong tranh, bà đã mua về những thứ gì ?(cà, cá).Trong tranh bố có gì ?(ba ba). Trong tranh, Bạn Độ có gì ?(cá cờ) - HS viết từ còn thiếu vào chỗ chấm: cà, cá, ba ba. Cá cờ. Đọc lại câu hoàn chỉnh vừa viết - GV giúp đỡ HS. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân GV: Trần Thị Sương
  23. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B ÔL TOÁN: ÔN LUYỆN ĐỄM ĐẾN 10 I. MỤC TIÊU: - HS biết đếm thành thạo một nhóm vật có số lượng là 10. - HS biết trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu? II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: VBT - Màn hình TV III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - HS quan sát phòng học và trả lời câu hỏi: Phòng học lớp mình có bao nhiêu cửa sổ ? Em làm gì để biết phòng học lớp mình có cửa sổ ? (Em đếm) - Nghe GV nhận xét ý kiến, tuyên dương học sinh. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Mỗi loại có bao nhiêu (VBT T5). - HS trả lời câu hỏi: Muốn biết có bao nhiêu ta phải làm thế nào? - HS nhắc lại, ta phải đếm, đếm không được bỏ sót, đếm đúng 1 lần. - HS quan sát tranh, đếm xem mỗi loại có bao nhiêu? - HS trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu quả chuối? Có bao nhiêu củ cà rốt? Có bao nhiêu quả dưa hấu? Có bao nhiêu quả cà? - Hs đếm và lần lượt trả lời các câu hỏi. Có chín quả chuối. Có tám củ cà rốt. Có ba quả dưa hấu. Có bảy quả dưa chuột. Có hai quả cà. Có mười quả cà chua - HS khác nhận xét câu trả lời. Nhắc lại câu trả lời của bạn. - Nghe GV nhận xét tuyên dương HS. - HS đọc các số đếm từ 1 đến 10 đúng thứ tự. Học sinh ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe. - HS đọc các số thứ tự từ 1 đến 10 trước lớp(cá nhân, lớp) Bài 2 : Trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu ? GV: Trần Thị Sương
  24. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - HS quan sát tranh trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu con gà? Có bao nhiêu con gà con ? Có bao nhiêu con gà to ? - HS đếm và trả lời câu hỏi: Có 10 con gà. Có 6 con gà con. Có 4 con gà to. - HS khác nhận xét và nhắc lại câu trả lời. - GV nhận xét, tuyên dương HS. - GV: muốn trả lời cho câu hỏi Có bao nhiêu ? ta làm thế nào ? - HS trả lời: Ta phải đếm đúng đối tượng cần đếm, không được bỏ sót, đếm đúng 1 lần. Bài 3: Nhìn tranh,trả lời câu hỏi. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong bức tranh ở bài tập 1: Có bao nhiêu loại quả dài? Có bao nhiêu loại quả tròn? - HS đếm và trả lời câu hỏi: có 6 loại quả tròn. Có 4 loại quả dài. - HS khác nhận xét, bổ sung nếu sai. - Nghe GV nhận xét tuyên dương. B. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Nhận xét tiết học, chia sẻ bài học với người thân. GV: Trần Thị Sương
  25. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TNXH: BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Học sinh hiểu thế nào là gia đình . Gia đình là tổ ấm của của em, nơi đó có ông bà , cha mẹ những người thân yêu nhất của mình. 2. Kĩ năng: - HS biết tự giới thiệu về bản thân của mình: tên, tuổi, sở thích, khả năng của bản thân. - HS kể được tên những người thân trong gia đình với các bạn trong lớp . - HS sử dụng được từ ngữ thể hiện cách xưng hô phù hợp với mối quan hệ của bản thân với các thành viên trong gia đình - HS biết kính yêu ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình 3. Thái độ : Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình . II. CHUẨN BỊ: + Chuẩn bị của GV: - Tranh ảnh minh họa; Bài hát Ba ngọn nến lung linh, Ba thương con;bảng tương tác; máy chiếu ; tivi, ( tùy điều kiện địa phương, .) + Chuẩn bị của HS: - Tranh vẽ về hình ảnh về những người thân trong gia đình mình. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động 3: Cùng giới thiệu về bản thân *Hoạt động cặp đôi: - GV cho từng cặp HS thay nhau tự giới thiệu và nghe bạn giới thiệu về bản thân GV gợi ý để HS giới thiệu một số thông tin về bản thân: họ và tên, thứ bậc trong gia đình, tuổi, sở thích, năng khiếu (nếu có), - Mời đại diện một số cặp lên trình bày trước lớp. GV: Trần Thị Sương
  26. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - GV hướng dẫn HS nói câu đơn giản, diễn đạt ngắn gọn, mô tả được một số thông tin về bản thân. - GV nhận xét (kể to rõ, biết giới thiệu về tên và ), tuyên dương. Hoạt động 4:Cùng giới thiệu về gia đình của mình. a) Chuẩn bị sản phẩm hoặc thông tin về gia đình * Hoạt động cá nhân: - Cho HS phát họa các thành viên trong gia đình GV gợi mở để HS thể hiện nội dung sản phẩm như: Trong gia đình chúng mình có những ai? Có thể vẽ những thành viên trong gia đình chúng mình không? * Hoạt động cặp đôi Cho HS chia sẻ tranh, hình ảnh với bạn bên cạnh. Nói về nội dung trong tranh,ảnh. - GV nhận xét, tuyên dương tinh thần làm việc của HS. b) Giới thiệu về gia đình mình * Hoạt động cả lớp: Để kích thích hứng thú của HS, GV treo 1 hình ảnh vẽ ngôi nhà. Trong khi trình bày, HS có thể đặt hình ảnh của gia đình mình vào mô hình. - GV khuyến khích HS xung phong lên chia sẻ hình ảnh và giới thiệu gia đình mình trước lớp. Hướng dẫn HS diễn đạt ngắn gọn, mô tả được các thông tin về gia đình. Lưu ý mời những HS có sự khác nhau về thành phần các thành viên trong gia đình để cả lớp biết được cách xưng hô giữa các thành viên. - GV nhận xét chung, tuyên dương HS - Dặn dò HS và kết thúc tiết học GV: Trần Thị Sương
  27. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 1D: d, đ (T2) I. MỤC TIÊU: - Đọc trơn tiếng, từ ngữ. Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh. - Viết đúng d, đ, đá. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ 4 - Mẫu chữ d, đ phóng to III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ 2: Đọc c, Đọc hiểu - Cả lớp: + Quan sát tranh và chữ phóng to được GV đính, nghe GV nêu yêu cầu: Các em thấy gì ở mỗi hình vẽ? - Cặp: Đọc trơn dỗ, đá cho nhau nghe và sửa lỗi. - Cả lớp: +Theo thước chỉ của GV đọc dỗ, đá 2 – 3 lần. + Một HS thực hiện yêu cầu đính đúng từ ngữ dưới hình. HĐ3: Viết - Cả lớp: + Nghe GV nêu cách viết chữ d, chữ đ; cách nối ở chữ đá và cách đặt dấu sắc trên a. + Nghe GV nêu cách viết số 3. + Nhìn mẫu chữ GV viết trên bảng - Cá nhân: Viết bảng con - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa những lỗi viết sai cho một số học sinh. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG: HĐ4: Đọc - Cả lớp: GV nêu yêu cầu: QS tranh HĐ4 nghe và TLCH: Trong tranh vẽ gì? + Nghe GV nêu NX các câu TL và đọc các câu để hiểu rõ hoen ND. + Nhìn GV chỉ từng chữ và nghe GV đọc chậm, chú ý chỗ ngắt mỗi câu. + Đọc trơn theo GV(2-3 lần) + Nghe GV nêu yêu cầu làm việc nhóm. - Nhóm: + Các nhân đọc trơn lời nói của 2 bố con và sửa lỗi. + Cùng đọc trơn câu. - Cả lớp: + Một vài nhóm đọc trơn câu. + Một vài nhóm khác thi đọc câu. Nhóm nào đọc tốt thì được khen. *Dặn HS làm BT trong VBT. GV: Trần Thị Sương
  28. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TIẾNG VIỆT: BÀI 1E: ÔN TẬP a b c o ô ơ d đ (2T) I. MỤC TIÊU: - Đọc trơn tiếng, từ, câu và các tiếng khác được tạo bởi các âm đã học. Hiểu lời hội thoại của bà-cháu ở đoạn đọc. - Với sự giúp đỡ của người thân, viết được tên bản thân. - Nghe kể câu chuyện và TLCH. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - 8 thẻ ghi tên HĐ1 - Bảng phụ HĐ1b - Tranh phóng to HĐ 2 III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ1. Đọc a) Tìm bạn có tên mang âm đầu như tôi. - Cả lớp: Nghe GV HD chơi: + 4HS cầm 4 thẻ chữ ghi ghi tên có âm đầu B, C, D, Đ + Các nhóm nhận các thẻ con lại, cùng đọc các chữ cái mở đầu của mỗi tên ghi trong thẻ + Trên bảng có 4 bạn cầm 4 thẻ chữ ghi ghi tên có âm đầu B, C, D, Đ. Bây giờ bạn nào được phát thẻ ghi tên có chữ cái mở đầu giống bạn trên bảng thì đứng sau bạn đó. - Nhóm: Thực hiện yêu cầu NX(GV đọc tên trên các tấm thẻ) b) Tạo tiếng - Cả lớp: + GV gợi ý: Trong trò chơi có tên 4 bạn Ban, Cúc, Dũng Đan, các em có thể nhóe lại các âm đã học là b, c, d, đ; a, o, ô, ơ và một số tiếng được tạo ra từ ân đầu b, c, d, đ và vần a, o, ô, ơ. Với bảng ôn này các em có thể tạo ra được nhiều tiếng từ các âm đầu, các vần và các thanh khác nhau. + HS tạo tiếng trong bảng ôn theo thước chỉ của GV - Cá nhân: Tạo tiếng và đọc trơn bảng ôn - Nhóm hoặc cặp: Cùng đọc trơn bảng ôn c) Đọc tiếng. Đọc các tiếng khác mhau theo bảng ôn(cá nhân, nhóm) d) Đọc đoạn. - Cả lớp: + QS tranh, nghe GV hỏi: Nhìn tranh các em thấy bạn nhỏ đi đâu về? + Nghe GV đọc mẫu, nhác HS cách đọc từ ạ, à; chú ý ngắt hơi sau dấu câu. + Đọc chậm theo GV + Một vài cặp đọc trơn lời hội thoại theo vai. - Cặp: Đổi vai đọc trơn lời hội thoại. HĐ2. Viết - Cả lớp: Nghe GV nêu YC (viết chữ bơ, đỗ) và HD cách viết số 4 GV: Trần Thị Sương
  29. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B - Cá nhân viết bảng con - Cả lớp: Nghe GV NX HĐ3. Nghe-nói Nghe kể chuyện và TLCH - Cả lớp: + QS 2 bức tranh của câu chuyện , nghe GV giới thiệu về câu chuyện là bức thư của một chiesn sĩ ở đảo xa gửi cho 2 con nhân ngày khai giảng. + Theo dõi tranh và nghe GV kể vắn tắt ND đoạn 1: 2 anh em Hài và Hà rất vui sướng khi nhận được thư của bố gửi từ đảo Trường Sa. - Cặp: Thay nhau TLCH1 + 2 anh em nhận được thư của ai? + Nhìn tranh các em thấy 2 anh em thế nào khi nhận được thư của bố? - Cả lớp: + Nghe GV giải thích: TS là huyện đảo gồm hàng trăm đảo ở miền Trung bộ nước ta. + Nghe GV kể ND tranh 2 + HS theo dõi ND tranh 2 qua lời kể của GV - Cặp: Thay nhau TLCH2: Trong thư bố viết gì? + Một vài cặp TL. + Nghe GV NX và khen em nào nhớ được ND câu chuyện. *Dặn HS làm BT trong VBT. GV: Trần Thị Sương
  30. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B TUẦN 1: TẬP VIẾT I. MỤC TIÊU: - HS được luyện cầm bút và ngồi đúng tư thế. - Biết viết chữ a, b, c, o, ô, ơ, d, đ. - Biết viết từ: bà, cò, cá, cô, da, dá, bơ đỗ. - Biết viết số 0, 1, 2, 3, 4 II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu chữ cái viết thường và chữ số - Bộ thẻ các chữ in thường và viết thường: a, b, c, o, ô, ơ, d, đ, bà, cò, cá, cô, da, dá, bơ đỗ. - Tranh ảnh bà, cò, cá, cô, da, dá, bơ đỗ. - Tập viết 1-Tập 1 HS: Bút chì III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Trò chơi: Cả lớp chơi trò Được thẻ - Nghư GV HD cách chơi: HS đứng dậy vừa nghe và hát theo nhạc vừa chuyền rổ thẻ(úp thẻ xuống), nhạc dừng ở em nào thì e đó được bóc 1 thẻ và đọc chữ trên thẻ, sau đó dán thẻ trên lớp. - HS thực hiện trò chơi. GV sắp xếp các thẻ theo đúng trình tự của bài. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2. Cả lớp nhận diện các chữ cái Nghe GV đọc từng chữ và nhìn vào thẻ chữ GV chỉ rồi đọc theo: a, b, c, o, ô, ơ, d, đ. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ cái - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, HD viết từng chữ a, b, c, o, ô, ơ, d, đ. - Cá nhân: Thực hiện viết từng chữ. Nghe GV NX *Thư giản giữa giờ * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Viết từ - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ bà, cò, cá, cô, da, dá, bơ đỗ( mỗi từ viết 2 lần) - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ. Nghe GV NX bài viết - Cả lớp xem bài viết của bạn HĐ5: Viết số 0, 1, 2, 3, 4 - Cả lớp: Nghe GV đọc từng số và đọc theo GV - Cá nhân: Nhìn mẫu chữ số trong vở và nhin GV viết mẫu trên bảng rồi viết lần lượt từng dòng. - Cả lớp: Nghe GV NX bài bạn. GV: Trần Thị Sương
  31. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B SHTT: Sinh hoạt lớp: Trường của em, lớp của em I. MỤC TIÊU: - HS có thêm những hiểu biết mới về ngôi trường của mình. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Giấy A4 đủ cho mỗi HS 1 tờ; màu vẽ III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. HĐ tổng kết luận *GV nhận xét hoạt động trong tuần 1 - GV nhận xét về các nề nếp: + Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ + Trực nhật vệ sinh + Thực hiện ôn bài đầu giờ + Thực hiện các HĐ trong giờ học + HĐ sao nhi - GV giáo dục quyền trẻ em - GV HD HS tìm hiểu ATGT - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid * GV nêu phương hướng tuần tới - Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. 2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước - HS chia sẻ: Đã kể cho bố mẹ, người thân về trường lớp của mình ntn. 3. HĐ nhóm: Ngắm lại và vẽ sân trường em - GV cho HS ra sân trường, chạy 1 vòng quanh sân trường và QS kĩ sân trường mình. - GV hỏi: + Em nhìn thấy những sự vật gì? + Em nghe thấy âm thanh gì? + Em đã chạm tay vào đâu trong sân trường? Sau khi trở về GV phát cho HS mỗi em 1 tờ A4, bút màu. GV đề nghị HS vẽ bất cứ điều gì mình nhớ được về trường mình, có thể là sơ đồ hoặc 1 chi tiết trên sân trường, không cần phải 1 bức tranh trọn vẹn. Kết luận: Ngắm, QS, lắng nghe không gian sân trường em sẽ có được nhiều cảm xúc, yêu quý trường hơn. Như vậy, em đang trải nghiệm cuộc sống. 4. Tổng kết và vĩ thanh GV đề nghị HS về nhà hoàn thiện và tô màu bức tranh vừa vẽ. GV: Trần Thị Sương
  32. Trường Tiểu học Phú Thủy Giáo án lớp 1 B GV: Trần Thị Sương