Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

docx 205 trang nhungbui22 13/08/2022 2640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_chuong_trinh_c.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Chương trình cả năm

  1. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ? (3 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Lịch sử hiện thực. - Lịch sử được con người nhận thức. - Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử. - Những nguồn sử liệu cơ bản. - Ý nghĩa và sự cần thiết của tư liệu trong quá trình tìm hiểu lịch sử. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Hiểu được lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. • Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử. • Giải thích được vì sao cần thiết phải học lịch sử. • Nhận diện và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản. • Giải thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu. 3. Phẩm chất 1
  2. - Khơi dậy sự tò mò, hứng thú cho HS đối với môn Lịch sử. - Tôn trọng quá khứ. Có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại. - Tôn trọng kỉ vật của gia đình. - Có thái độ đúng đắn khi tham quan di tích lịch sử, bảo tàng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện hoạt động sau: Bằng nhiều cách khác nhau như vẽ tranh, vẽ biếm họa, viết đoạn văn miêu tả, em hãy mô tả lại lớp học của mình ở thời điểm hiện tại. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: HS tùy chọn hình thức thực hiện yêu cầu của GV, nội dung mô tả lại lớp học của mình bao gồm: Tên lớp, các bạn học sinh trong lớp, thầy cô giáo, các đồ vật trong lớp học, - GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa hoàn thành việc mô tả lại lớp học của mình ở thời điểm hiện tại - năm 2021. Tình huống giả định khoảng 100 năm sau, năm 2121, các nhà sử học tìm thấy những miêu tả của các em trong thư viện một trường học. Họ 2
  3. gọi những văn bản đó là tư liệu lịch sử và nội dung miêu tả của những văn bản là: Lịch sử giáo dục Việt Nam đầu thế kỉ XXI. Những miêu tả của các em về lớp học của mình không giống nhau không, nhưng nó đều mang dấu ấn chủ quan của người làm ra nó và đều phản ánh quá khứ. Vậy lịch sử có phải là những gì diễn ra trong quá khứ? Bài học đầu tiên này sẽ truyền cảm hứng cho các em về tầm quan trọng của lịch sử và việc học lịch sử, giúp các em biết được dựa vào đâu đề dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Chúng ta cùng vào Bài 1 - Lịch sử là gì? B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Lịch sử và môn Lịch sử a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay; Môn Lịch sử là môn khoa học tìm hiểu về lịch sử loài người, bao gồm toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 1. Lịch sử và môn Lịch sử - GV giới thiệu kiến thức: - Một vài ví dụ cụ thể về lịch sử: + Mọi sự vật xung quanh chúng ta đều phát sinh, tồn + Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch tại và biến đổi theo thời gian. Xã hội loài người cũng Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh Nhà vậy. Quá trình đó là lịch sử. nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, nay là Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. + Lịch sử là những gì đã xảy ra trong quá khứ, bao gồm mọi hoạt động của con người từ khi xuất hiện đến nay + Ngày 30-4-1975 là ngày giải phóng miền Nam thống (lịch sử hiện thực). nhất đất nước. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu Đây là lịch sử vì ngày 2-9-1945, ngày 30-4-1975 đã xảy hỏi Em hãy nêu một vài ví dụ cụ thể về lịch sử. ra trong quá khứ. 3
  4. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS 11 để xác định được : + Những yếu tố cơ bản về một chuyện xảy ra trong quá khứ: • Thời gian. • Không gian xảy ra. • Con người liên quan tới sự kiện đó. + Tự đặt ra và trả lời những câu hỏi như: • Việc đó xảy ra khi nào? Ở đâu? • Xảy ra như thế nào? Vì sao lại xảy ra? • Ai liên quan đến việc đó? Việc đó có ý nghĩa và giá trị gì đối với ngày nay. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi: Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1. - Những câu hỏi có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình 1.1: + Điện Kính Thiên là gì? + Điện Kính Thiên có từ bao giờ? + Điện Kính Thiên do ai tạo ra? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Điện Kính Thiên có ý nghĩa gì với hiện tại? - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập 4
  5. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Vì sao phải học lịch sử? a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được học lịch sử đề biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước; hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đầu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay; để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 2. Vì sao phải học lịch sử? - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II SHS trang 11 và Lý do phải học lịch sử: trả lời câu hỏi: Vì sao phải học lịch sử? + Học lịch sử đề biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đầu tranh như thế nào để có được đất nước ngày nay. + Học lịch sử để đúc kết những bài học kinh nghiệm của quá khứ nhằm phục vụ cho hiện tại và tương lai. - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS quan sát Hình 1.2 SHS trang 11: Mỗi người đều có nguồn gốc xuất thân, đó là lịch sử của gia đình, dòng họ. Khi một dòng họ xây dựng nhà thờ tổ, lập gia phả, đều phải nghiên cứu về cội nguồn xa xưa của dòng họ. Đây chính là lịch sử của dòng họ. Mở rộng ra, mỗi dân tộc đều có lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc mình (Ví dụ, Việt Nam có ngày hội truyền thống để tưởng nhớ công lao dựng nước của Hùng Vương - Hình 1.2). Như vậy, học lịch sử không phải là học những gì xa xôi mà 5
  6. học là để biết về chính quá khứ của dòng họ, làng xóm, dân tộc mình. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi: + Có ý kiến cho rằng: Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải học môn Lịch sử. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? - Em không đồng ý với ý kiến Lịch sử là những gì đã qua, không thể thay đổi được nên không cần thiết phải + Em hiểu thế nào về từ “gốc tích” trong câu thơ “Dân học môn Lịch sử vì: học môn Lịch sử giúp đúc kết ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất Nam” của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Nêu ý nghĩa câu thơ. bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống trong tương lai. - Từ “gốc tích” trong câu thơ nghĩa là lịch sử hình thành buổi đầu của đất nước Việt Nam, là một phần của lịch sử đất nước ta -“sử ta”. + Ý nghĩa của câu thơ: người Việt Nam phải biết lịch sử của đất nước Việt Nam như vậy mới biết được nguồn Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập gốc, cội nguồn của dân tộc. - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 6
  7. Hoạt động 3: Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được nguồn sử liệu (tư liệu lịch sử) là dấu tích của người xưa là ở lại với chúng ta và được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau; có nhiều nguồn tư liệu khác nhau như tư liệu truyền miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, Trong các nguồn tư liệu đó, có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 3. Khám phá quá khứ từ các nguồn sử liệu - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III SHS trang 12 và - Nguồn sử liệu (tư liệu lịch sử) là dấu tích của người trả lời câu hỏi: xưa là ở lại với chúng ta và được lưu giữ dưới nhiều dạng khác nhau. + Nguồn sử liệu là gì? - Có nhiều nguồn tư liệu khác nhau như tư liệu truyền + Có những nguồn sử liệu nào? miệng, tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, Trong các nguồn tư liệu đó, có những tư liệu được gọi là tư liệu gốc. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin về - Đặc điểm của các nguồn sử liệu : các nguồn sử liệu và quan sát Hình 1.3 đến Hình 1.6 + Tư liệu gốc: Đây là nguồn sử liệu có giá trị lịch sử xác và trả lời câu hỏi: thực nhất vì nó là nguồn tư liệu liên quan trực tiếp đến + Trình bày đặc điểm của các nguồn sử liệu? Nguồn sự kiện lịch sử ra đời vào thời điểm diễn ra sự kiện, sử liệu nào có giá trị lịch sử xác thực nhất, tại sao? phản ánh sự kiện lịch sử đó. + Hãy cho biết các hình từ Hình 1.3 đến Hình 1.6 hình + Tư liệu truyền miệng: gồm nhiều thể loại như truyền nào là tư liệu gốc? thuyết, thần thoại, ca dao, dân ca„. được truyền từ đời này qua đời khác. + Tư liệu chữ viết bao gồm các bản chữ khắc trên xương, mại rùa, vỏ cây, đá, các bản chép tay hay in trên 7
  8. giấy, ghi chép tương đối đầy đủ mọi mặt đời sống con người và các sự kiện lịch sử đã xảy ra. - GV mở rộng kiến thức, cho HS quan sát sơ đồ tư duy + Tư liệu hiện vật là những dấu tích vật chất của người nguồn sử liệu: xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất như các công trình kiến trúc, các tác phẩm nghệ thuật, đồ gốm, - Các hình là tư liệu gốc: Hình 1.4, 1,5, 1.6. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. 8
  9. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SHS trang 14: Căn cứ vào đâu để biết và dựng lại lịch sư? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Căn cứ vào những chứng cứ lịch sử hay tư liệu lịch sử, nguồn sử liệu để biết và dựng lại lịch sử. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 và câu hỏi 5 phần Vận dụng SHS trang 14: Câu 3: Em biết những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống? Hãy kể cho cả lớp nghe về sự kiện lịch sử liên quan đến một trong những di tích đó. Câu 5: Cửa Bắc, một công trình kiến trúc cổ, nằm trên phố Phan Đình Phùng, Hà Nội. Trên tường vẫn còn nguyên dấu vết đạn pháo của thực dân Pháp khu đánh chiếm thành Hà Nội năm 1832. Có ý kiến cho rằng nên trùng tu lại mặt thành, xoá đi những vất đạn pháo đó. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Câu 3: - Những di tích lịch sử nào ở địa phương em đang sống (Hà Nội): Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cột cờ Hà Nội, Đền Cổ Loa, Gò Đống Đa, Điện Kính Thiên, Nhà Hát lớn, - Sự kiện lịch sử liên quan đến Nhà Hát lớn: Tại Quảng trường trước Nhà hát lớn, ngày 19/8/1945, 20 vạn đồng bào Thủ đô đã mít tinh hưởng ứng lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Việt Minh, sau biến thành cuộc biểu tình vũ trang cướp chính quyền ở Hà Nội. 9
  10. Câu 5: Em không đồng ý với ý kiến nên trùng tu lại mặt thành, xoá đi những vất đạn pháo đó vì những vết đạn đó là một phần của lịch sử, là nguồn sử liệu nên phải được giữ gìn và tôn trọng. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên - Vấn đáp. - Các loại câu hỏi (GV đánh giá HS, - Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp. HS đánh giá HS) thực hành. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 2: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ (1 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Cách tính thời thời gian trong lịch sử theo dương lịch và âm lịch. - Cách tính thời gian theo Công lịch và những quy ước gọi thời gian theo chuẩn quốc tế. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: 10
  11. • Nêu được một số khái niệm về thời gian trong lịch sử như thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước Công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch. • Hiểu cách tính thời gian theo quy ước chung của thế giới. • Biết đọc, ghi, và tính thời gian theo quy ước chung của thế giới. • Sắp xếp các sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian. 3. Phẩm chất - Tính chính xác, khoa học trong học tập và trong cuộc sống. - Biết quý trọng thời gian, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lí, khoa học cho cuộc sống, sinh hoạt của bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sau: + Em hãy cho biết hôm nay là thứ mấy, ngày, tháng năm nào? Vì sao em biết điều này? + Em hãy mở trang 36 và trang 89 của SHS và tính tuổi của xác ướp vua Tu-tan- kha-mun, tính năm Hai Bà Trưng khởi nghĩa đến thời điểm hiện tại. 11
  12. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: + Có thể biết hôm này là thứ mấy, ngày tháng năm nào là do xem thông tin trong lịch treo tường. + HS có thể chưa biết tính tuổi của xác ướp vua Tutankhamun và năm Hai Bà Trưng khởi nghĩa do chưa hiểu được trước Công nguyên và sau Công nguyên là gì. - GV dẫn dắt vấn đề: Các em có thể biết được hôm nay là thứ mấy, ngày tháng năm nào là do xem thông tin trên thờ lịch. Nhưng trên tờ lịch có ghi hai ngày khác nhau, ở góc phải tờ lịch còn ghi thêm như: ngày Quý Sửu, tháng Bính Thân, năm Tân Sửu, Vì sao lại như vậy? Việc xác định thời gian, là một trong những yêu cầu bắt buộc của khoa học lịch sử. Từ xa xưa, người ta đã rất quan tâm và phát minh ra nhiều cách tính thời gian khác nhau: đồng hồ, lịch, Tại sao lại có nhiều cách tính thời gian khác nhau? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay - Bài 2: Thời gian trong lịch sử. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Âm lịch, dương lịch a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất; dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 1. Âm lịch, dương lịch - GV giới thiệu kiến thức: Người xưa tính thời gian bắt - Âm lịch tà cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng đầu từ sự phân biệt sáng - tối (ngày-đêm) trên cơ sở quay xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển quan sát, tính toán quy luật di chuyển của Mặt Trăng, động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng. Mặt Trời từ Trái Đất và sáng tạo ra lịch. 12
  13. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SHS trang 15 và - Dương lịch là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất trả lời câu hỏi: quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian Trái Đất chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời là một năm. + Âm lịch là gì? + Dương lịch là gì? - Ý nghĩa của hai câu đồng dao: từ ngày 10 trở đi, tính - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: theo lịch âm, trăng bắt đầu tỏ (trăng náu, nhìn rõ) và Câu đồng dao “Mười rằm trăng náu, mười sáu trăng ngày 16 là trăng tròn nhất (trăng treo). Hai câu đồng treo” thể hiện cách tính của người xưa theo âm lịch dao miêu tả Mặt Trăng từ ngày 10 đến ngày 16 mỗi hay dương lịch? tháng âm lịch. - GV yêu cầu HS quan sát Hình 2.2 và giới thiệu cho HS cách tính thời gian bằng đồng hồ mặt trời của người xưa: Người ta dùng một cái mâm tròn, trên có kẻ nhiều đường tròn đồng tâm, dùng một cái que gỗ cắm ở giữa mâm rồi để ra ngoài ánh nắng mặt trời. Bóng của cái que chỉ đến vạch vòng tròn nào đó là chỉ mấy giờ trong ngày. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Cách tính thời gian 13
  14. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là công lịch; Công lịch lấy năm 1 là năm làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên, sau năm đó là Công nguyên. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 2. Cách tính thời gian - GV giới thiệu kiến thức: - Trên thế giới cần một thứ lịch chung do xã hội loài + Lịch chính thức của thế người ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các nước, giới hiện nay dựa theo cách các dân tộc ngày càng được mở rộng, cần có nhu cầu tính thời gian của dương thống nhất về cách tính thời gian. lịch, gọi là công lịch. - Người Việt Nam hiện nay đón Tết Nguyên đán theo + Hiện nay, ở Việt Nam, lịch âm. Công lịch được dùng chính - Giải thích các khái niệm: thức trong văn bản của nhà + Công lịch lấy năm 1 là năm làm năm đầu tiên của nước, tuy nhiên, âm lịch vẫn Công nguyên. được sử dụng rộng rãi trong nhân dân. • Trước năm đó là trước Công nguyên (Năm 179 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: TCN, năm 111 TCN) + Vì sao trên thế giới cần một thứ lịch chung? • Sau năm đó là Công nguyên (Năm 544 CN, năm 938 CN). + Người Việt Nam hiện nay đón Tết Nguyên đán theo + Một thập kỉ là 10 năm. Một thế kỉ là 100 năm (Năm loại lịch nào? 544 là thế kỉ VI Công nguyên). Một thiên niên kỉ là 1000 - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Sơ đồ năm (từ năm 1 đến năm 938 là gần 1 thiên niên kỉ). 2.4 SHS trang 16 và trả lời câu hỏi: Em hãy giải thích 14
  15. các khái niệm trước Công nguyên, Công nguyên, thập kỉ, thể kí, tiên niên kỉ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SHS trang 16: Dựa vào Hình 2.4, em hãy xác định từ thời điểm xảy ra các sự kiện ghi trên sơ đồ đến hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: + Tính từ năm 179 TCN đến năm 2021 là: 2.200 năm, 220 thập kỉ, 22 thế kỉ. + Tính từ năm 111 TCN đến năm 2021 là: 2.132 năm, hơn 213 thập kỉ, hơn 21 thế kỉ. + Tính từ năm 1 đến năm 2021 là: 2021 năm, hơn 202 thập kỉ, hơn 20 thế kỉ. + Tính từ năm 544 đến năm 2021 là: 1477 năm, hơn 147 thập kỉ, hơn 14 thế kỉ. 15
  16. + Tính từ năm 938 đến năm 2021 là: 1083 năm, hơn 108 thập kỉ, hơn 10 thế kỉ. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 và câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 16: Câu 2: Hãy cho biết những ngày lễ quan trọng của nước Việt Nam: Giỗ tổ Hùng Vương, tết Nguyên đán, ngày Quốc khánh, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tính theo loại lịch nào? Câu 3: Quan sát Hình 2.3, theo em vì sao trên tờ lịch của chúng ta có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch? Có nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Câu 2: - Những ngày lễ được tính theo loại lịch dương: ngày Quốc khánh, ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Những ngày lễ được tính theo loại lịch âm: Giỗ tổ Hùng Vương, tết Nguyên đán. Câu 5: Theo em, trên tờ lịch không nên chỉ ghi một loại lịch là dương lịch, mà cần có ghi thêm ngày, tháng, năm âm lịch vì: việc dùng âm lịch khá phổ biến ở Việt Nam, liên quan đến văn hóa cổ truyển của dân tộc. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú 16
  17. Đánh giá thường xuyên - Vấn đáp. - Các loại câu hỏi (GV đánh giá HS, - Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp. HS đánh giá HS) thực hành. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY BÀI 3: NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Sự xuất hiện của con người trên Trái đất - điểm bắt đầu của lịch sử loài người. - Sự hiện diện của Người tối cổ ở Đông Nam Á và Việt Nam. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Quan sát, khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử. • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử • Giới thiệu được sơ lược quá trình tiến hoá từ vượn người thành người trên Trái Đất. • Xác định được những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á. 17
  18. • Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ trên đất nước Việt Nam. 3. Phẩm chất - Giáo dục bảo vệ môi trường sống. - Có tình cảm đối với tự nhiên và nhân loại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Lược đồ dấu tích của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á (treo tường). - Một số hình ảnh công cụ đồ đá, răng hoá thạch, các dạng người trong quá trình tiến hoá phóng to. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV kể tóm tắt cho HS nghe về truyền thuyết Con rồng cháu tiên và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tất cả chúng ta có chung nguồn gốc không? Truyền thuyết Con rồng cháu tiên: Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc 18
  19. một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con. Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: Tất cả chúng ta cùng chung một nguồn gốc. - GV dẫn dắt vấn đề: Theo truyền thuyết từ xa xưa, tất cả chúng ta đều cùng chung một nguồn gốc, đều là con rồng cháu tiên. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học lịch sử, Đã bao giờ em đặt câu hỏi loài người xuất hiện như thế nào? Đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này là vấn đề khoa học không bao giờ cũ. Nhiêu nhà khoa học chấp nhận giả thiết con người xuất liện đâu tiên ở châu Phi. Bắt đâu từ những bộ xương hoá thạch tìm thấy ở đây, các nhà khoa học đã dẫn khám phá bí ẩn về sự xuất liện của loài người. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay - Bài 3: Nguồn gốc loài người. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Quá trình tiến hóa từ vượn thành người a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được quá trình tiến hóa từ vượn thành người trải qua 3 giai đoạn: vượn người, người tối cổ, người tinh khôn. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SHS trang 18, 19 - Quá trình tiến hóa từ vượn thành người: và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu quá trình tiến hóa từ + Cách đây khoảng từ 6 triệu đến 5 triệu năm, ở chặng vượn thành người. đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người. 19
  20. + Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành người tối cổ. + Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành. - Kết quả Phiếu học tập số 1: Vượn Người tối Người người cổ tinh khôn - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS quan sát Thời Cách đây Cách đây Cách đây Hình 3.1, 3.2, 3.3 thảo luận và trả lời câu hỏi vào gian khoảng 6 khoảng 4 khoảng Phiếu học tập số 1: Em hãy so sánh vượn người, xuất triệu đến triệu năm 150.000 người tối cổ, người tinh khôn theo các tiêu chí trong hiện 5 năm năm bảng mẫu sau: triệu năm Địa Châu Phi Đông điểm Nam Á tìm thấy hóa thạch sớm nhất Vượn Người Người người tối cổ tinh Đặc Cơ thể Thể tích Thể tích khôn điểm của loài não từ não não, vượn cổ 850- 1450cm3, Thời hình này được 1100cm3, cấu tạo gian xuất dạng bao phủ người cơ thể cơ hiện bên bởi một đứng bản giống Địa điểm ngoài lớp lông thẳng người tìm thấy dày, đã ngày nay hóa có thể thạch đứng và 20
  21. sớm đi bằng nhất hai chân, bàn tay Đặc bước đầu điểm được giải não phóng dùng để Đặc cầm, điểm nắm. vận động Đặc Leo trèo Đứng Đứng Công cụ điểm thẳng thẳng lao động vận trên mặt trên mặt động đất, đi đất, đi Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập bằng hai bằng hai - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. chân chân - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Công Chưa có Biết ghè Công cụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận cụ lao công cụ đẽo làm lao động - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. động lao động công cụ sắc bén lao động hơn - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được người tối cổ xuất hiện khá sớm ở Đông Nam Á, hóa thạch tìm thấy đầu tiên ở In-đô-nê-xi-a; người tối cổ sử dụng nhiều công cụ ghè đá thô sơ; các công cụ ghè đá được tìm thấy ở Việt Nam cách ngày nay khoảng 400.000 năm. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. 21
  22. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 2. Dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình - Những địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ ở 3.4, Lược đồ 3.5 SHS trang Đông Nam Á: đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a); Pôn-đa-ung 19,20 và trả lời câu hỏi: (Mi-an-ma), Ni-a (Ma-lai-xi-a); Gia Lai, Đồng Nai, Thanh Hóa, Lạng Sơn (Việt Nam), + Em hãy kể tên những địa - Phạm vi phân bố dấu tích người tối cổ ở Việt Nam: điểm tìm thấy dấu tích của xuất hiện ở cả miền núi và đồng bằng trên lãnh thổ của người tối cổ ở Đông Nam Việt Nam ngày nay. Á? + Nhận xét phạm vi phân bố dấu tích người tối cổ ở Việt Nam? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 22
  23. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 phần Luyện tập SHS trang 20: Lập bảng thống kê các di tích của người tối cổ ở Đông Nam Á theo nội dung sau: tên quốc gia, tên địa điểm tìm thấy dấu tích của người tối cổ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Bảng thống kê các di tích của người tối cổ ở Đông Nam Á: Tên quốc gia ngày nay Tên địa điểm Mi-an-ma Pon-đa-ung Thái Lan Tham Lót Việt Nam Núi Đọ, An Khê, Xuân Lộc, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai In-đô-nê-xi-a Tri-nin, Li-ang Bua Phi-lip-pin Ta-bon Ma-lai-xi-a Ni-a - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SHS trang 20: Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng, còn người châu Âu có làn da trắng, liệu họ có chung một nguồn gốc hay không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Châu Phi là nơi con người xuất hiện sớm nhất, di cư qua các châu lục, môi trường sống khác nhau, cơ thể biến đổi thích nghi với môi trường. Tuy nhiên họ vẫn chung một nguồn gốc. 23
  24. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên - Vấn đáp. - Các loại câu hỏi (GV đánh giá HS, - Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp. HS đánh giá HS) thực hành. - Phiếu học tập. V. Hồ sơ dạy học (Đính kèm Phiếu học tập số 1) Phiếu học tập số 1: Lớp: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm : Câu hỏi: Em hãy so sánh vượn người, người tối cổ, người tinh khôn theo các tiêu chí trong bảng mẫu sau: Vượn Người tối Người tinh người cổ khôn Thời gian xuất hiện Địa điểm tìm thấy hóa thạch sớm nhất Đặc điểm não Đặc điểm vận động Công cụ lao động Trả lời: Ngày soạn: / / 24
  25. Ngày dạy: / / BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thuỷ. - Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ. - Vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của con người và xã hội loài người thời nguyên thuỷ. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Phân biệt được rìu tay với hòn đá tự nhiên. • Giả định trải nghiệm cách sử dụng công cụ lao động. • Sử dụng kiến thức về vai trò của lao động đối với sự tiến triển của xã hội loài người thời nguyên thuỷ để liên hệ với vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội. • Vận dụng kiến thức trong bài học để tìm hiểu một nội dung lịch sử thể hiện trong nghệ thuật minh họa. 3. Phẩm chất - Ý thức được tầm quan trọng của lao động với bản thân và xã hội. - Ý thức bảo vệ rừng. - Biết ơn con người thời xa xưa đã phát minh ra lửa, lương thực, 25
  26. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Một số tranh ảnh về công cụ, đồ trang sức, của người nguyên thuỷ. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Nếu cuộc sống hiện đại biến mất, không có điện, không có ti vi, không có phương tiện để di chuyển, em sẽ sinh sống như thế nào? Đời sống của em lúc này có giống với đời sống của người nguyên thủy hay không? - HS tiếp nhận nhiệm và trả lời câu hỏi: Đời sống của em lúc này có những điểm giống với đời sống của người nguyên thủy. - GV dẫn dắt vấn đề: Phần lớn thời kì nguyên thuỷ, con người có cuộc sống lệ thuộc vào tự nhiên. Có những điều tưởng chứng thật đơn giản với chúng ta ngày nay như dùng lửa để nấu chín thức ăn, chế tạo các công cụ, thuần dưỡng động vật, nhưng với người nguyên thu thực sự đó là những bước tiến lớn trong đời sống. Để tìm hiểu rõ hơn về cuộc sống của người nguyên thủy xa xưa, chúng ta cùng vào bài học này hôm nay - Bài 4: Xã hội nguyên thủy. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy 26
  27. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được xã hội nguyên thủy trải qua hai giai đoạn: bầy người nguyên thủy, công xã thị tộc; loài người phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 1. Các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I và quan sát Sơ đồ - Xã hội nguyên thủy đã trải qua 2 giai đoạn phát triển: 4.1 SHS trang 21, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết: + Bầy người nguyên thủy: + Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát • Gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau. triển nào? Đặc điểm của những giai đoạn đó là gì? • Có sự phân công lao động giữa nam và nữ. + Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với + Công xã thị tộc: nhau thời kì nguyên thủy? • Gồm các gia đình có quan hệ huyết thống sinh Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập sống cùng nhau. - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. • Đứng đầu là tộc trưởng. • Nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. hàng, gắn bó với nhau hợp thành bộ lạc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đặc điểm căn bản trong quan hệ của con người với - GV gọi HS trả lời câu hỏi. nhau thời kì nguyên thủy: con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Đời sống vật chất của người nguyên thủy 27
  28. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu người nguyên thủy: biết mài đá để tạo ra công cụ lao động, người tinh khôn sử dụng lao cung tên, cơ thể dần thích nghi với những tư thế lao động; hái lượm, săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi, thuần dưỡng động vật; chuyển dần sang đời sống định cư, địa bàn cư trú được mở rộng. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 2. Đời sống vật chất của người nguyên thủy - GV giới thiệu kiến thức: Thời kì nguyên thuỷ bắt đầu a. Lao động và công cụ lao động cùng với sự phát triển của những công cụ lao động - Chúng ta có thể nhận biết được hòn đá trong tự nhiên bằng đá nên còn được gọi là thời kì đồ đá. Công cụ lao và hòn đá được chế tác: ban đầu người nguyên thuỷ động là bằng chứng lịch sử, cơ sở để chúng ta tái hiện chỉ biết sử dụng những mẩu đá vừa vặn cầm tay để và hiểu được vai trò của lao động trong xã hội nguyên làm công cụ. Dấu vết của sự chế tác chỉ rõ từ khi có thuỷ. người đứng thẳng. Những hòn đá được chế tác (có vết - GV yêu cầu HS thảo luận theo ghè đá ở một hoặc cả hai mặt) sớm nhất có niên đại cặp, quan sát Hình 4.2, 4.4, 4.6 cách ngày nay khoảng 1, 4 triệu năm (Hình 4.2). SHS trang 22,23 và trả lời câu hỏi: Làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được hòn đá trong tự nhiên và hòn đá được chế tác? - GV yêu cầu HS - Sự phát triển của công cụ đá: Từ công cụ thô sơ như đọc nội dung mục I.1 và trả lời câu hỏi: rìu cầm tay hay mảnh tước (dùng để cắt gọt) dần dần + Công cụ đá phát triển như thế nào? 28
  29. + Lao động có vai trò như thế nào trong quá trình tiến họ biết dùng bàn mài để mài lưỡi rìu, họ cũng biết sử hóa của người nguyên thủy? dụng cung tên trong săn bắt động vật. + Quan sát Hình 4.7, em có động ý với ý kiến: Bức vẽ - Vai trò của lao động trong quá trình tiến hóa của trong hang La-xcô (Lascawx) mô tả những con vật là người nguyên thủy: Nhờ lao động và cải tiến công cụ đối tượng săn bắt của lao động, đôi bàn tay của người nguyên thủy dần trở người nguyên thuỷ khi nên khéo léo hơn, cơ thể cũng dần biến đổi để thích họ đã có cung tên. Tại ứng với các tư thế lao động. Nhờ có lao động, con sao? người đã từng bước tự cải biển và hoàn thiện mình. - GV yêu cầu HS đọc - Đồng ý với ý kiến Bức vẽ trong hang La-xcô (Lascawx) mục Em có biết SHS mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người trang 23 để biết những hình ảnh động vật có niên đại nguyên thuỷ khi họ đã có cung tên. Khi người nguyên khoảng 15.000 năm TCN tạo nước Pháp. thủy có cung tên, họ đã săn bắt những con vật chạy nhanh như hươu, nai, ngựa. Vì vậy, những con vật này đã xuất hiện trong những bức vẽ của họ. b. Từ hái lượm, săn bắt đến trồng trọt, chăn nuôi - GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.2, quan sát Hình - Những nét chính về đời sống nguyên thủy ở Việt 4.8 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những nét chính Nam: + Người nguyên thủy sống lệ thuộc vào tự nhiên. Họ di chuyển đến những khu rừng để tìm kiếm thức ăn. Phụ nữ và trẻ em hái lượm các loại quả. Đàn ông săn bắt thú rừng. + Người nguyên thủy sử dụng lửa để sưởi ấm và nướng về đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam (cách thức ăn. thức lao động, vai trò của lửa trong đời sống lao động)? - GV giới thiệu kiến thức: Qua hái lượm, người nguyên thuỷ phát hiện những hạt ngõ cốc, những loại rau quả có thế trồng được. Từ săn bát, họ dần phát hiện những con vật có thể thuần dưỡng và chăn nuôi. - GV giải thích thuần dưỡng là Nuôi động vật hoang dại và dạy cho chúng mất hoặc giảm tính hung dữ , để cả loài hoặc một số con có thể sống gần người, hoạt 29
  30. động theo ý muốn của người sử dụng chúng vào mục đích lao động hay giải trí của mình (ở đây người nguyên thủy sử dụng các con vật với mục đích chăn nuôi). - GV yêu cầu HS quan sát Hình 4.9 và trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào trong Hình 4.9 thể hiện con người - Những chi tiết trong Hình 4.9 thể hiện con người đã đã biết thuần dưỡng biết thuần dưỡng động vật: động vật? + Hình ảnh con người cưỡi trên lưng thú và nhiều gia súc như bò, dê. - Để mở rộng kiến thức, + Hình ảnh con người và động vật sống gần nhau. GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Trong bức vẽ trên - Sahara từng là vùng đất màu mỡ cách ngày nay 10 vách hang Hình 4.9, miêu tả đời sống định cư của 000 năm, nhưng ngày nay là một sa mạc lớn trên thế người nguyên thuỷ với hình ảnh rõ nhất là cảnh giới, không thuận tiện cho con người sinh sống. Những những con người đang cưỡi trên lưng thú và nhiều gia dấu vết để lại từ 10 000 năm trước qua những bức vẽ súc. Điều đó chứng tỏ Sahara là vùng đất chứng kiến còn lại trong hang đá cảnh báo chúng ta về biến đổi khí con người định cư, sinh sống, thuần dưỡng và chăn hậu, nên chúng ta phải có trách nhiệm với thiên nhiên, nuôi từ 10 000 năm trước. Vậy vào thời điểm đó, môi trường sống. Sahara có phải là vùng đất sa mạc không? Điều này gợi cho em suy nghĩ gì? - GV giới thiệu kiến thức: Cùng với việc thuần dưỡng động vật, người nguyên thuỷ đã dần chuyển sang định cụ, địa bàn cư trú cũng được mở rộng. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy những dấu vết, dấu tích gì của nguyên thủy, những dấu tích đó ở đâu tại Việt Nam? - Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết những hạt Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập thóc, vỏ trấu, hạt gạo cháy, có cả bàn nghiền hạt và - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. chày. Những dấu tích của họ ở nhiều vùng khác nhau như Bàu Tró (Quảng Bình), Cái Bèo, Hạ Long (Quảng - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Ninh), Quỳnh Văn (Nghệ An). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. 30
  31. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Đời sống tinh thần của người nguyên thủy a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu người nguyên thủy có tục chôn cất người chết, sử dụng đồ trang sức, biết dùng màu; biết quan sát cuộc sống xung quanh và thể hiện ra bằng hình ảnh. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 3. Đời sống tinh thần của người nguyên thủy - GV yêu cầu HS - Đời sống tinh thần của người nguyên thủy phong phú, đọc thông tin mục tiến bố, thể hiện ở điểm: II và quan sát Hình + Đã có tục chôn cất người chết. Nhiều mộ táng có 4.10, 4.12 và trả lời chôn theo cả công cụ lao động. câu hỏi: Em có nhận xét gì về đời + Đã biết sử dụng đó trang sức, biết dùng màu, vẽ lên người để hoá trang hay làm đẹp. sống tinh thần của người nguyên thủy? + Đặc biệt, họ đã biết quan sát cuộc sống xung quanh và thể hiện ra bằng hình ảnh. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 4.11 và cho biết: người 31
  32. nguyên thủy đã khắc hình gì trong hang Đồng Nội? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1phần Luyện tập SHS trang 25: Em hãy nêu sự tiến triển về công cụ lao động, cách thức lao động của người nguyên thủy? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Sự tiến triển của người nguyên thủy về: + Công cụ lao động: công cụ ghè đẽo (rìu cầm tay), công cụ rìu mài lưỡi, rìu có tra cán, cung tên. + Cách thức lao động: săn bắt hái lượm, trồng trọt, chăn nuôi. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. 32
  33. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3,4 phần Vận dụng SHS trang 26: Câu 3: Theo em, lao động có vai trò như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay? Câu 4: Vân dụng kiến thức trong bài học, em hãy sắp xắp các bức vẽ minh họa đời sống lao động của người nguyên thuỷ bên dưới theo hai chủ đề: Chủ đề 1 - Cách thức lao động của Người tối cổ. Chủ đề 2 - Cách thức lao động của Người tinh khôn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Câu 3: Theo em, lao động có vai trò vô cùng quan trọng đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay. Cụ thể là: - Đối với bản thân: lao động để sử dụng hợp lí quỹ thời gian của mình, tự nuôi sống được chính bản thân mình, hình thành nhân cách, phát huy trí tuệ, tài năng, tạo lập nhiều mối quan hệ và tránh thói hư tật xấu - Đối với gia đình: lao động để giúp đỡ, đóng góp sức lực, của cải, nuôi sống đối với những người thân trong gia đình. - Đối với xã hội: lao động để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Câu 4: Chủ đề 1 - Cách thức lao động của Người tối cổ: Tranh 1,2,4. Chủ đề 2 - Cách thức lao động của Người tinh khôn: Tranh 3,5,6. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú 33
  34. Đánh giá thường xuyên - Vấn đáp. - Các loại câu hỏi (GV đánh giá HS, - Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp. HS đánh giá HS) thực hành. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 5: SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY SANG XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. - Sự tan rã của xã hội nguyên thuỷ và sự hình thành xã hội có giai cấp trên thế giới và ở Việt Nam. - Sự phân hoá không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp. 34
  35. • Mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp. • Giải thích được vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã. • Nêu và giải thích được sự phân hoá không triệt để của xã hội nguyên thuỷ ở phương Đông. • Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trong quá trình tan rã. 3. Phẩm chất Tình cảm đối với tự nhiên và nhân loại. Tôn trọng những giá trị nhân bản của loài người như sự bình đẳng trong xã hội. Tôn trọng di sản văn hoá của tổ tiên để lại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Sơ đồ mô phỏng sự chuyển biến xã hội cuối thời nguyên thủy. - Các hình ảnh về công cụ bằng đồng, sắt của người nguyên thủy trên thế giới và ở Việt Nam - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV kể câu chuyện về người băng và yêu cầu HS quan sát Hình 5.1, trả lời câu hỏi: + Tại sao chúng ta có thể biết người băng Otzi sống vào đầu thời kì đồ đồng - khi kim loại bắt đầu xuất hiện? 35
  36. + Chi tiết nào cho thấy Otzi đã có “của ăn của để, có tích luỹ lương thực? Câu chuyện người băng “Vào năm 1991, hai nhà leo núi người Đức phát hiện ra một xác người vùi trong băng giá, họ đặt tên là Otzi theo tên nơi tìm thấy nó - núi Otztal, thuộc dãy Alps quanh năm tuyết phủ. Đó là xác một người đàn ông 45 tuổi, cái chết của ông ấy xảy ra vào khoảng 3200 năm TCN. Trên người ông có khá nhiều vết thương, đáng chú ý nhất là một vết thương do tên bắn ở vai bên trái mà mũi tên đã được rút ra. Otzi mang theo rất nhiều dụng cụ, như rìu đồng có tra cán bằng gỗ, con dao bằng đá, một túi đựng mũi tên bằng da chứa các mũi tên đồng, một cung tên đang làm đở, quặng sun phít sắt và bùi nhùi tạo lửa. Khi phân tích những gì còn lại trong ruột của xác ướp, các nhà khoa học thu được bột mì xay nhuyễn từ lúa mì thu hoạch vào cuối mùa hè trong canh tác nông nghiệp châu Âu, hạt mận gai thường được thu hoạch vào mùa thu. Tương tự, các nhà khoa học cũng tìm thấy phấn hoa ngũ cốc của loài cây thiết mộc mọc vào mùa xuân. Từ độ tươi của chúng họ kết luận mùa xuân cũng là thời xảy ra cái chết của Otzi”. - HS tiếp nhận nhiệm và trả lời câu hỏi: + Chúng ta có thể biết người băng Otzi sống vào đầu thời kì đồ đồng - khi kim loại bắt đầu xuất hiện vì trên người ông mang theo rất nhiều dụng cụ, như : rìu đồng có tra cán bằng gỗ, con dao bằng đá, một túi đựng mũi tên bằng da chứa các mũi tên đồng, một cung tên đang làm đở, quặng sun phít sắt và bùi nhùi tạo lửa. + Chi tiết cho thấy Otzi có “của ăn của để, có tích luỹ lương thực: lương thực được tích lủy vào mùa thu, mùa hè, mùa xuân. - GV dẫn dắt vấn đề: “Người băng Otzi hơn 5000 năm tuổi, được tìm thấy trong băng ở núi Alps thuộc nước I-ta-li-a, cùng với một số công cụ bằng kim loại nhự rìu đồng, mũi tên đồng. Đáng chú ý là trên người Otzi vẫn còn một mũi tên đồng cắm sau vai trái. Phát hiện này là một bằng chứng quan trọng giúp các nhà khoa học nghiên cứu về sự chuyên biển của xã hội cuối thời kì nguyên thủy, khi đá không còn là nguyên liệu duy nhất để chế tạo công cụ lao động hay vũ khí. Bài học này sẽ giúp chúng ta phần nào làm sáng tỏ những bí mật của người băng. Chúng ta cùng vào Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội các có giai cấp. 36
  37. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được người nguyên thủy đã luyện được đồng thau và sắt, công cụ kim loại ra đời sớm nhất ở Tây Á và Bắc Phi; việc chế tạo được công cụ lao đồng bằng kim loại giúp con người tăng được diện tích trồng trọt, một số công việc mới xuất hiện (luyện kim, chế tạo vũ khí, ). b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 1. Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại - GV nhắc lại kiến thức, trước khi xuất hiện công cụ - Kim loại được con người tình cờ phát hiện ra khi khai lao động bằng kim loại, người nguyên thủy sử dụng thác đá vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN. đá làm công cụ lao động. - Đồng có sẵn trong tự nhiên, là đồng đỏ. Việc biết sử - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I SHS trang 27,28 dụng lửa và làm đồ gốm dẫn đến việc luyện ra đồng và trả lời câu hỏi: thau, sắt. + Kim loại được phát hiện ra như thế nào? - Điểm khác biết giữa công và vật dụng bằng kim loại và công cụ bằng đá: công cụ và vật dụng bằng kim loại + Đồng có ở đâu? Ngoài đồng ra, những kim loại nào phong phú, đa dạng, hiệu quả hơn nhiều so với công còn được khai thác trong tự nhiên? cụ và vật dụng bằng đá (rìu tay, rìu mài lưỡi có tra cán, - GV yêu cầu HS thảo luận mũi tên bằng cây, lưỡi cày bằng gỗ). theo cặp, quan sát Hình 5.2 đến Hình 5.4 và trả lời câu hỏi: Công cụ và vật dụng bằng kim loại có điểm gì khác biệt về hình dáng, chủng loại so với công cụ bằng đá? 37
  38. - GV giới thiệu kiến thức: Như vậy, công cụ bằng kim loại đã thay thế hoàn toàn cho công cụ bằng đá. Đến thời đồng thau, đồ đá còn rất ít, đến thời đồ sắt đồ đá đã bị loại bỏ hoàn toàn. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: kim loại được sử dụng vào những mục đích gì trong đời sống của con người cuối thời nguyên thủy? - GV chốt kiến thức: Sự xuất hiện của công cụ lao động bằng kim loại đã tạo ra: chiến tranh giữa các bộ lạc, - Kim loại được sử dụng vào những mục đích trong đời có đánh nhau giữa các cá nhân, có kẻ giàu người sống của con người cuối thời nguyên thủy: nghèo. Đã có chuyên môn hoá một số nghề trong xã + Khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, xé gỗ hội (khai mỏ, luyện kim). Xuất hiện nông nghiệp dùng đóng thuyền, xẻ đá làm nhà và khai thác mỏ. lưỡi cày bằng sắt và sức kéo của động vật. + Một số công việc mới xuất hiện như nghề luyện kim, Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập chế tạo công cụ lao động, chế tạo vũ khí. - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Sự chuyển biến trong xã hội nguyên thủy a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu nhờ có công cụ bằng kim loại xuất hiện, đã tạo ra một lượng sản phẩm dư thừa; quá trình phân hóa xã hội và tan rã của xã hội nguyên thủy trên thế giới không giống nhau. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. 38
  39. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 2. Sự chuyển biến trong xã hội nguyên thủy - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin mục - Nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá xã hội thành II, quan sát Sơ đồ 5.5. SHS trang 28,29 và trả lời câu người giàu và người nghèo: con người đã tạo ra được hỏi: một lượng sản phẩm dư thừa từ công cụ lao động bằng kim loại. Số sản phẩm dư thừa đó thuộc về một số + Nguyên nhân nào dẫn đến sự phân hoá xã hội thành người. người giàu và người nghèo? - Mối quan hệ giữa người với người trong xã hội có + Mối quan hệ giữa người với người như thế nào phân hoá giàu, nghèo: quan hệ bình đẳng được thay trong xã hội có phân hoá giàu, nghèo? thế bằng quan hệ bất bình đẳng, xuất hiện giai cấp thống trị (người giàu), giai cấp bị trị (người nghèo). - GV giới thiệu kiến thức: Quá trình phân hóa xã hội và tan rã của xã hội nguyên thủy trên thế giới không giống nhau, diễn ra không đồng đều ở những khu vực khác nhau: + Không đồng đều về mặt thời gian: có nơi sớm hơn, có nơi muộn hơn. + Không đồng đều về mức độ triệt để (triệt để được hiểu với nghĩa ở mức độ cao nhất không còn có thể hơn về tất cả các mặt): có nơi bị xóa bỏ hoàn toàn, có nơi tàn dư của xã hội nguyên thủy vẫn còn được bảo tồn triệt để mãi đến sau này. - Xã hội nguyên thủy ở phương Đông không phân hóa - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao xã hội nguyên triệt để vì: Người nguyên thủy ở phương Đông vẫn thủy ở phương Đông không phân hóa triệt để? sống quần tụ để đào mương, chống giặc ngoại 39
  40. sâm, Do vậy, sự liên kết giữa các cộng đồng và nhiều tập tục vẫn được bảo lưu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Việt Nam cuối thời kì nguyên thủy a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được cách đây hơn 4.000 năm, xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, phát minh ra thuật luyện kim và chế tạo công cụ lao động, vũ khí bằng đồng; một số tác dụng của việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 3. Việt Nam cuối thời kì nguyên thủy - GV giới thiệu kiến thức: Cách đây hơn 4.000 năm, xã - Một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy Việt Nam hội nguyên thủy Việt Nam đã có những chuyển biến trong quá trình tan rã: quan trọng. 40
  41. - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III và quan sát Hình + Thể hiện qua ba nền văn hoá: Phùng Nguyên, Đồng 5.6 đến Hình 5.9 và trả lời câu hỏi: Đậu, Gò Mun: Chứng tỏ người nguyên thuỷ đã mở rộng địa bàn cư trú chuyển dần xuống vùng đồng bằng. + Nêu một số nét cơ bản của xã hội nguyên + Cư dân đã phát minh ra thuật luyện kim, chế tạo công thủy Việt Nam trong cụ, vũ khí bằng đồng (thể hiện qua hiện vật). quá trình tan rã. + Đồ gốm phát triển, đẹp (hiện vật, chứng tỏ đã biết + Cuối thời nung gốm ở nhiệt độ cao). nguyên thủy, + Định cư ven các con sông và có đời sống tinh thần người Việt cổ đã phong phú (vị trí các nền văn hoá, hiện vật phản ánh có những công chăn nuôi và đời sống tinh thần: gà, tượng người). cụ lao động và những ngành nghệ sản xuất nào? - Cuối thời nguyên thủy, người Việt cổ có: + Những công cụ lao động: công cụ mũi nhọn dùng trong săn bắt, trồng trọt, mũi giáo, mũi tên để săn động vật. + Những ngành nghệ sản xuất: đồ gốm, đồ đồng chứng tỏ thủ công nghiệp phát triển, đã có thợ chuyên làm - GV mở rộng kiến thức: Cũng giống như xã hội gốm, thợ luyện kim. nguyên thủy ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam dưới sự xuất hiện của công cụ sản xuất bằng kim loại đã dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, xã hội nguyên thủy tan rã. Đây cũng là cơ sở cho sự xuất hiện các quốc gia sơ kì đầu tiên tại Việt Nam. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập 41
  42. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SHS trang 30: Em hãy nêu những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy? Phát minh quan trọng nào của người nguyên thủy tạo nên những chuyển biến này? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: + Những chuyển biến về kinh tế, xã hội vào cuối thời nguyên thủy: • Kinh tế: khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, xuất hiện nghề luyện kim, chế tạo vũ khí, của cải có sự dư thừa. • Xã hội: Có sự phân hóa giàu nghèo. + Phát minh quan trọng của người nguyên thủy tạo nên những chuyển biến này là công cụ lao động bằng kim loại. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 30: Em hãy kể tên một số vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫn thừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy. 42
  43. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Một số vật dụng bằng kim loại mà con người ngày nay vẫn thừa hưởng từ những phát minh của người nguyên thủy: lưỡi cuốc, dao, rìu chặt cây, lưỡi câu, xiên nướng thịt, - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên - Vấn đáp. - Các loại câu hỏi (GV đánh giá HS, - Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp. HS đánh giá HS) thực hành. Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI BÀI 6: AI CẬP CỔ ĐẠI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại. - Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại. - Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của cư dân Ai Cập cổ đại. 43
  44. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Ai Cập cổ đại. • Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập. • Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập. 3. Phẩm chất Trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Lược đồ Ai Cập cổ đại phóng to. - Một số hình ảnh về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập cổ đại. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. 44
  45. d. Tổ chức thực hiện: - GV trình chiếu hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Hình ảnh dưới đây có tên gọi là gì ? + Em có biết đất nước nào có nhiều kim tự tháp không? Em có muốn được đến tham quan công trình này không ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (HS có thể không trả lời được, GV khuyến khích HS đưa ra ý kiến): + Hình ảnh đó là kim tự tháp. + Đất nước có nhiều kim tự tháp là Sudan (250 kim tự tháp), Ai Cập (137 kim tự tháp). - GV dẫn dắt vấn đề: “Vinh danh thay người, sông Nin vĩ đại! Người đến từ đất và mang đến sự sống cho Ai Cập”. Đó là những dòng thơ bắt đầu trong một bài thơ cổ ngợi ca dòng sông gắn với sự phát sinh và phát triển của nền văn minh Ai Cập. Nền văn minh đó gắn với những thành tựu vô cùng nổi bật như: kim tự tháp, xác ướp, “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Không có sông Nin sẽ không có Ai Cập như chúng ta được biết ngày nay. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 6 : Ai Cập cổ đại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Ai Cập cổ đại; những thuận lợi mà sông Nin mang lại cho người Ai Cập cổ đại. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. 45
  46. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 1. Điều kiện tự nhiên - GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ Ai Cập cổ đại để xác định vị trí hình thành nên quốc gia Ai Cập cổ đại và giới thiệu kiến thức: Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài nằm dọc hai bên bờ sông Nin. Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi sông Nin đổ ra Địa Trung Hải. Phía nam là vùng Thượng Ai Cập với nhiều núi và đối cát. Phía đông và phía tây giáp sa mạc. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 6.2 và trả lời câu hỏi: Sông Nin - Sông Nin đã đem lại những thuận lợi cho người Ai đã đem lại những thuận lợi Cập cổ đại: gì cho người Ai Cập cổ đại? + Nguồn nước dồi dào của sông Nin thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. + Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng. Dựa vào hướng chảy xuôi dòng từ nam đến bắc của sông, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hoá từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai - GV mở rộng kiến thức: Ở Ai Cập, nước sông Nin lên Cập. Khi di chuyển ngược dòng nước, họ tận dụng sức xuống hai mùa trong năm khá ổn định. Khi nước dâng gió thối từ biển vào, đẩy thuyền buồm đi từ Hạ Ai Cập cao, toàn bộ lưu vực sông trở thành một biển nước về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn. mênh mông. Khi nước rút đi, để lại hai bên bờ một lớp phù sa màu mỡ, rất 46
  47. mềm và xốp, dễ canh tác. Người ta chỉ cần dùng những công cụ bằng gỗ và đá, chọc lỗ, gieo hạt hoặc cuốc xới qua loa cũng thu hoạch được một mùa bội thu. Khi thu hoạch xong thì cũng bát đầu mùa khô, đất phù sa pha cát bị gió mạnh thổi mù trời Vì thế mà Hê-rô-đốt miêu tả rất hình ảnh rằng sông Nin luôn biến Ai Cập từ một bồn nước trở thành một vườn hoa và một đồng cát bụi. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 6.1 và Hình 6.3, em hãy cho biết chữ nào trong hai chữ tượng hình dưới đây được dùng để diễn tả hoạt động đi thuyền từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. Lí - Hình 1 diễn tả hoạt động đi thuyền từ Thượng Ai Cập giải sự lựa chọn của em? xuống Hạ Ai Cập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học - Lý giải sự lựa chọn: tập + Chữ tượng hình 1 diễn tả hoạt động đi thuyền từ - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. Thượng Ai Cập đến Hạ Ai Cập vì dòng chảy sông Nin từ - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. nam đến bắc - từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và đổ ra Địa Trung Hải. Như vậy thuyền đi xuôi dòng, Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận dùng sức nước, không dùng buồm. - GV gọi HS trả lời câu hỏi. + Chữ tượng hình 2 diễn tả hoạt động đi thuyền từ Hạ - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Ai Cập đến Thượng Ai Cập vì hướng gió thổi trên sông Nin là từ bắc đến nam, gió thổi từ Địa Trung Hải vào, Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học thuyền sẽ căng buồm để lợi dụng sức gió. Nếu thuyền tập không căng buồm sẽ đi ngược dòng chảy, làm việc đi GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang lại khó khăn. nội dung mới. 47
  48. Hoạt động 2: Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được Nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời dựa trên sự thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập; đứng đầu Ai Cập cổ đại là các Pha-ra-ông; năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 2. Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình - Quá trình thành lập nhà nước Ai Cập cổ đại: 6.4 SHS trang 34 và trả lời câu hỏi về quá trình thành + Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở vùng lưu vực sông Nin. lập nhà nước Ai Cập cổ đại: + Họ sống theo từng công xã, gọi là Nôm. Từ thiên niên + Cư dân Ai Cập cổ đại cư trú ở đâu? kỉ IV, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm + Họ sống riêng lẻ từng gia đình hay trong một cộng miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập. đồng? Họ tập hợp thành hai vùng cư trú chủ yếu là + Khoảng năm 3000 TCN, vua Namer, hay đã thống vùng nào? nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Nhà nước Ai Cập ra đời. + Tại sao phiến đá Namer - Quá trình thông nhất Ai Cập cổ đại bằng chiến tranh lại cho chúng ta ít nhiều được thể hiện trên phiến đá Namer: những thông tin về quá trình thống nhất này? + Vua Namer đội cả hai vương miện (vương miện ở Thượng Ai Cập màu trắng, ở Hạ Ai Cập màu đỏ). - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 34, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Quá trình thống 48
  49. nhất Ai Cập cổ đại bằng chiến tranh được thể hiện + Hình ảnh người đàn ông chỉ tay vào một người đang như thế nào trên phiến đá Namer? quỳ xuống bên dưới - mặt 1, hình ảnh người đàn ông dẫn đầu một hàng quân có vũ khí - mặt 2. - GV giới thiệu kiến thức: + Namer và những người kế vị đã cai trị Ai Cập theo hình thức cha truyền con nối. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cố đại là các pha-ra-ông (Kẻ ngự trong cung điện), có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải, có quân đội riêng. + Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp đổ. - GV mở rộng kiến thức: Trình chiếu cho HS quan sát Sơ đồ lịch sử nhà nước Ai Cập cổ đại: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 49
  50. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Những thành tựu văn hóa chủ yếu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết, toán học, kiến trúc và điêu khắc, y học (kĩ thuật ướp xác). b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu - GV giới thiệu kiến thức: Một số thành tựu văn hóa - Sơ đồ tư duy những thành tựu tiêu biểu của văn hóa chủ yếu của Ai Cập cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết, Ai Cập: toán học, kiến trúc và điêu khắc, y học (kĩ thuật ướp Ướp xác Y học Giỏi về giải phẫu Kĩ thuật ướp xác xác). Biết rõ các bộ phận cơ thể người - GV yêu cầu đọc thông tin mục III, quan sát các hình Khắc chữ tượng hình trên phiến đá từ Hình 6.5 đến 6.9, thiết kế sơ đồ tư duy những Chữ viết Những thành tựu tiêu biểu Giấy làm từ cây pa-pi-rút thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập. của văn hóa Ai Cập Giỏi về hình học Toán học Biết cách đo đạc diện tích Kiến trúc Điêu khắc Kim tự tháp 50
  51. - GV chia HS làm 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1: Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập cổ đại, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao? + Nhóm 2: Em biết từ “paper” (giấy viết trong tiếng - Nhóm 1: HS trả lời bất cứ thành tựu nào em thích, giải thích được tại sao các em có ấn tượng với thành Anh) có nguồn gốc từ từ nào? tựu đó. (GV cần định hướng cho HS về cách giải thích + Nhóm 3: Tại sao hình học ở Ai cập cổ đại lại phát hướng tới ý nghĩa ứng dụng, thành tựu đó vẫn có triển? những đóng góp cho hiện tại). Kim tự tháp và những tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập cổ đại là một nguồn Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập thu lớn của Ai Cập ngày nay trong ngành du lịch. - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - Nhóm 2: Từ “paper” có nguồn gốc từ gốc từ - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. "Papyrus" (pa-pi-rút). Người Ai Cập đã dùng thân cây Pa pi-rut để tạo giấy. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Nhóm 3: Hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển vì hằng - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. thửa ruộng bị xoá nhoà, nên mỗi khi nước rút, người Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 51
  52. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SHS trang 36: Em hiểu thế nào về câu nói của sử gia Hi Lạp cổ đại Hê-rô-dốt “Ai Cập là quà tặng của sông Nin”. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Câu nói của sử gia Hi Lạp cổ đại Hê- rô-dốt “Ai Cập là quà tặng của sông Nin”: Sông Nin mang đến sự sống cho Ai Cập trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Lời dặn của Hê-rô-dốt cách đây hơn 2.000 năm vẫn còn nguyên giá trị. Sông Nin mang đến phù sa màu đen màu mỡ cho lúa mì, con đường giao thông quan trọng, phát triển thuỷ sản. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 36: Giả sử lớp học em có chiều cao 3m, em hãy cùng các bạn trong lớp tìm hiểu xem chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp gấp bao nhiêu lần chiều cao lớp học? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: + Chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp là 147m. + Chiều cao của Kim tự tháp Kê-ốp gấp 49 lần chiều cao lớp học. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú 52
  53. Đánh giá thường xuyên - Vấn đáp. (GV đánh giá HS, - Các loại câu hỏi - Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp. HS đánh giá HS) thực hành. V. Hồ sơ học tập (Đính kèm Phiếu học tập số 1) Phiếu học tập số 1 Lớp: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 1: Câu hỏi: Trong các thành tựu văn hóa của người Ai Cập cổ đại, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Vì sao? Trả lời: Lớp: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 2: Câu hỏi: Em biết từ “paper” (giấy viết trong tiếng Anh) có nguồn gốc từ từ nào? Trả lời: Trường THCS Lớp: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 3: 53
  54. Câu hỏi: Tại sao hình học ở Ai cập cổ đại lại phát triển? Trảlời: . Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / BÀI 7: LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại. - Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại. - Những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Nêu được những tác động của điều kiện tự nhiên với sự hình thành Lưỡng Hà cổ đại. • Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Lưỡng Hà. • Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Lưỡng Hà. 3. Phẩm chất Trân trọng những cống hiến mang tính tiên phong của nhân loại và bảo vệ những giá trị văn hóa của nhân loại. 54
  55. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Lược đồ Lưỡng Hà cổ đại phóng to. - Một số hình ảnh về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV dẫn dắt vấn đề: Khác với sự hình thành vương quốc thống nhất ở Ai Cập, Lưỡng Hà phải triển với sự ra đời của nhiều vương quốc do các tộc người khác nhau cai trị, nên lịch sử Lưỡng Hà triền miên những cuộc chiến tranh. Tuy nhiên, hơn tất cả, cư dân Lưỡng Hà cổ đại đã tạo nên một nền văn hoá độc đáo và có những đóng góp đáng kế cho văn mình nhân loại. Chúng ta cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay - Bài 7 : Lưỡng Hà cổ đại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Lưỡng Hà cổ đại; những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên đã mang lại cho người Lưỡng Hà cổ đại. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. 55
  56. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 1. Điều kiện tự nhiên - GV giới thiệu kiến thức: Lưỡng Hà là vùng đất nằm - Điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập cổ trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, đại và Lưỡng Hà cổ đại: người Hy Lạp cổ đại gọi là Mê-dô-pô-ta-mi, có nghĩa + Ai Cập cổ đại có sự cô lập khá nhiều về địa hình với là “vùng đất giữa hai con sông” (Lưỡng Hà). sa mạc bao quanh tạo thành các ranh giới tự nhiên. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: + Lưỡng Hà là vùng bình nguyên rộng mở, bằng phẳng + Quan sát Hình 7.1 và Hình không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, người Lưỡng 7.2 SHS trang 37, 38 và trả Hà đi lại dễ dàng và hoạt động buôn bán, trao đổi hàng lời câu hỏi: Em hãy chỉ ra hoá với những vùng xung quanh. điểm khác nhau về điều kiện - Những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên mang lại cho tự nhiên giữa Ai Cập cổ đại cư dân Lưỡng Hà cổ đại: và Lưỡng Hà cổ đại? + Nông nghiệp phát triển: trồng chà là, ngũ cốc, rau củ, thuần dưỡng động vật. + Nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân do việc đi lại dễ dàng, họ đi khắp Tây Á với những đàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng. + Điều kiện tự nhiên đó đã mang lại những thuận lợi gì cho cư dân Lưỡng Hà cổ đại? - GV mở rộng kiến thức: Giống như sông Nin, sông Ơ- phơ-rát và Ti-gơ-rơ cũng có hai mùa nước lên xuống trong năm, mang lượng phù sa khổng lồ bồi đắp cho vùng châu thổ và đặc biệt là vùng cửa sông, mở rộng vùng đất này ra biển tới 200km. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. 56
  57. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà, họ xây dựng những quốc gia thành thị, đó là nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà; nhiều tộc người đã thay nhau lên làm chủ vùng đất này; người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà, lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà kết thúc. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 2. Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình - Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại: 7.2 SHS trang 38, 39 và trả lời câu hỏi: + Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở + Trình bày quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà Lưỡng Hà. Khoảng 3500 năm TCN, họ xây dựng những cổ đại? quốc gia thành thị, Đó là những nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà. Mỗi quốc gia thành thị bao gồm một + Kể tên những thành thị thành phố và vùng đất xung quanh lệ thuộc vào nó, tập gắn với những nhà nước ra trung chủ yếu ở lưu vực hai con sông. đời sau giai đoạn Xu-me. 57
  58. + Sau người Xu-me, nhiều tộc người khác thay nhau làm chủ vùng đất này và lập nên những vương quốc, những đế chế hùng mạnh. - Những thành thị gắn với những nhà nước ra đời sau giai đoạn Xu-me: Mari, Ashur, Babylon. - GV giới thiệu kiến thức: Cũng giống với nhà nước Ai Cập cổ đại, lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà cũng kết thúc khi bị xâm lược bởi người Ba Tư vào năm 539 TCN. - GV mở rộng kiến thức: trình chiếu giới thiệu cho HS Sơ đồ tiến trình lịch sử nhà nước Lưỡng Hà cổ đại: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. 58
  59. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Những thành tựu văn hóa tiêu biểu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của người Lưỡng Hà trên các lĩnh vực: chữ viết và văn học, luật pháp, toán học, kiến trúc và điêu khắc. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu - GV giới thiệu kiến thức: Một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Lưỡng Hà cổ đại trên các lĩnh vực: chữ viết và văn học, luật pháp, toán học, kiến trúc và điêu khắc. - GV yêu cầu đọc thông tin mục III, quan sát các hình từ Hình 7.3 đến 7.7, thiết kế sơ đồ tư duy những - Sơ đồ tư duy những thành tựu tiêu biểu của văn hóa thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập. Lưỡng Hà: Chữ hình nêm Chữ viết và Văn học Sử thi Gin-ga-mét Bộ luật thành văn Luật pháp Ha-mu-ra-bi Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Lưỡng Hà Giỏi về số học Toán học Hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở Kiến trúc và Vườn treo Điêu khắc Ba-bi-lon59
  60. - GV chia HS thành 3 nhóm, yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: + Nhóm 1: Quan sát Hình 7.3, em hãy cho biết tại sao người Xu-me không dùng dụng cụ đầu hình tròn hay lông mềm để khắc chữ trên những phiến đất sắt? + Nhóm 2: Đọc tư liệu Hình 7.4, em hãy cho biết vua - Nhóm 1: Không thể dùng dụng cụ đầu hình tròn hay Ha-mu-ra-bi ban hành bộ luật để làm gì? lông mềm để khắc chữ trên những phiến đất sắt vì không viết được như vậy. Người Lưỡng Hà dùng dụng + Nhóm 3: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất của cụ có đầu hình nhọn để khắc chữ viết có hình dạng Lưỡng Hà cổ đại, vì sao? giống như những chiếc đinh hay góc nhọn. + Nhóm 2: Vua ban hành bộ luật để phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ kẻ gian ác, không tuân theo luật pháp, làm cho kẻ mạnh không hà hiếp kẻ yếu. + Nhóm 3 (tùy theo sở thích của HS, tuy nhiên HS phải đưa ra được lý do sự lựa chọn của mình): Em ấn tượng với thành tựu Vườn treo Ba-bi-lon nhất. Đây là công trình kiến trúc được liệt vào hàng kiệt tác của nhân loại, luôn luôn gắn liền với tên của một phụ nữ, đó là - GV mở rộng kiến thức: vườn treo Ba-bi-lon (vườn treo Se-mi-ra-mit). Vườn + Một số điều của bộ luật của Ha-mu-ra-bi: treo từng được coi là một trong bảy kì quan của thế giới cổ đạiVườn treo là một khoảng xanh tươi mát, là • Điều 1. Nếu một người tố cáo và buộc tội một niềm hi vọng và điểm định hướng cho những đoàn lạc người khác mà không chứng minh được, anh đà hành trình trên sa mạc mênh mông và nóng bỏng. ta sẽ bị buộc tội chết. • Điều 195. Nếu con trai đánh bố của anh ta tay anh ta phải bị chặt đi. • Điều 196. Nếu đàn ông móc mắt của người đàn ông khác, mắt anh ta cũng bị móc. • Điều 197. Nếu đàn ông đánh vỡ xương người đàn ông khác, xương của anh ta cũng bị đánh vỡ. • Điều 229. Nếu một người xây dựng một ngôi nhà cho một người đàn ông mà ngôi nhà bị 60
  61. sụp đổ làm người chủ nhà bị thiệt mạng, người xây nhà sẽ bị buộc tội chết. + Ngoài những thành tựu nổi bật trên, người Lưỡng Hà còn phát minh ra bánh xe, ngày nay được ứng dụng trong lĩnh vực làm bánh xe ô tô, xe máy, Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SHS trang 40: Quan sát Lược đồ Hình 7.2, em hãy cho biết các thành thị của người Xu-me phân bố chủ yếu ở khu vực nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: các thành thị của người Xu-me phân bố chủ yếu ở khu vực: trung và hạ lưu sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phrat. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. 61
  62. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 40: Kể tên những đồ vật xung quanh em có ứng dụng thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Những đồ vật xung quanh em có ứng dụng thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại: bánh xe, đồng hồ, compa, la bàn cơ học. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên - Vấn đáp. - Các loại câu hỏi (GV đánh giá HS, - Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp. HS đánh giá HS) thực hành. V. Hồ sơ học tập (Đính kèm Phiếu học tập số 1) Phiếu học tập số 1 Lớp: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 1: Câu hỏi: Quan sát Hình 7.3, em hãy cho biết tại sao người Xu-me không dùng dụng cụ đầu hình tròn hay lông mềm để khắc chữ trên những phiến đất sắt? Trả lời: 62
  63. Lớp: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 2: Câu hỏi: Đọc tư liệu Hình 7.4, em hãy cho biết vua Ha-mu-ra-bi ban hành bộ luật để làm gì? Trả lời: Trường THCS Lớp: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm 3: Câu hỏi: Em ấn tượng với thành tựu nào nhất của người Lưỡng Hà cổ đại, vì sao? Trả lời: . Ngày soạn: / / Ngày dạy: / / 63
  64. BÀI 8: AI CẬP CỔ ĐẠI (2 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Mức độ, yêu cầu cần đạt Thông qua bài học, HS nắm được: - Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại. - Xã hội Ấn Độ cổ đại. - Những thành tựu văn hoá tiêu biểu. 2. Năng lực - Năng lực chung: • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. - Năng lực riêng: • Nêu được được điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng. • Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ. • Nêu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ. 3. Phẩm chất Giáo dục sự tôn trọng những tín ngưỡng tôn giáo khác nhau khi nó trở thành niềm tin của một cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Lược đồ Ấn Độ cổ đại phóng to. - Sơ đồ các đẳng cấp trong xã hội cổ đại. - Một số hình ảnh về những thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ cổ đại. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh 64
  65. - SHS Lịch sử và Địa lí 6. - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh sông Hằng (Ấn Độ) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tắm nước sông Hằng (Cum Me-la) là một trong những lễ hội tôn giáo cổ và lớn nhất thế giới. Tín đồ Ấn Độ giáo tin tưởng nước ở sông Hằng (sông Mẹ) linh thiêng sẽ tẩy rửa mọi tội lỗi của họ. Vì sao ở Ấn Độ - một cường quốc kinh tế hiện nay mà vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa như thế? Các con sông lớn đã có vai trò ra sao trong việc hình thành, phát triển nền văn minh Ấn Độ cổ đại? - HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi (HS có thể không trả lời được, GV khuyến khích HS trả lời): + Ở Ấn Độ - một cường quốc kinh tế hiện nay mà vẫn còn duy trì những phong tục cổ xưa như thế vì: đó là một nghi lễ tôn giáo thiêng liêng, người Ấn tin rằng khi tắm nước sông Hằng thì tội lỗi của họ sẽ được gột rửa. + Sông Hằng và sông Ấn là những con sông lớn nhất thế giới, Ấn Độ được phù sa màu mỡ của hai con sông này bồi tụ. - GV đặt vấn đề: Lễ hội tắm nước sông Hằng có nguồn gốc từ xa xưa, cho đến ngày nay vẫn được duy trì và là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới. Lưu vực sông Ấn và sông Hằng là nơi xuất hiện một trong những trung tâm văn minh lớn của phương Đông cổ đại. Đây cũng là nơi chứng kiến sự ra đời của hai tôn giáo lớn trên thế giới là Hin-đu giáo và Phật giáo. Những thành tựu của cư dân vùng này đã 65
  66. góp phần đặt nền tảng văn hoá cho những quốc gia hiện đại như Băng-la-đét, Bu- tan, Ấn Độ, Nê-pan, Pa-ki-xtan và Xri Lan-ca. Để tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học ngay hôm nay - Bài 8: Ấn Độ cổ đại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại; những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên đã mang lại cho người Ấn Độ cổ đại. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 1. Điều kiện tự nhiên - GV yêu cầu HS quan sát Lược đồ Hình 8,1 và trả lời - Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ: câu hỏi: Nêu điều kiện tự nhiên của Ấn Độ. + Vị trí địa lí: Bán đáo Án Độ nằm ở khu vực Nam Á, có ba một giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông. Phía bắc được bao bọc bởi dãy núi Hi-ma- lay-a, dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn. + Địa hình: Ấn Độ có đồng bằng sông Ấn, sông Hằng lớn vào loại bậc nhất thế giới, được phù sa màu mỡ của hai con sông này bối tụ. Có sơn nguyên Đê-can với núi đá hiểm trở, đất đai khô càn. Vùng cực Nam và đọc hai bờ ven biển là những đồng bằng nhỏ hẹp. + Khí hậu: Ở lưu vực sống Ấn khô nóng, ít mưa. Ở lưu vực sông Hằng, có gió mùa nên lượng mưa nhiều. - Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại: 66
  67. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và + Giống nhau: Đều có những dòng sông lớn (sông Nin, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Điều kiện tự sông Ti-gơ-rơ, sông Ơ-phơ-rát, sông Ấn, sông Hằng) bồi tụ nên các đồng bằng rộng lớn. nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? + Khác nhau: • Lãnh thổ Ấn Độ thời cổ đại là một vùng rộng lớn. • Ấn Độ có địa hình và khí hậu khác nhau ở mỗi miền. • Ấn Độ có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ Tây sang Đông. - Điều kiện tự nhiên của sông Ấn, sông Hằng đã đem lại thuận lợi cho Ấn Độ: cư dân cổ đại chủ yếu sinh sống ở lưu vực hai con sống, sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Điều kiện tự nhiên của sông Ấn, sông Hằng đã đem lại thuận lợi gì cho Ấn Độ? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Xã hội Ấn Độ cổ đại a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được xã hội được chia thành các đẳng cấp với những điều luật khắt khe. 67
  68. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 2. Xã hội Ấn Độ cổ đại - Gv giới thiệu kiến thức: Khoảng 2500 năm TCN, - Người A-ri-a lại thiết lập chế độ đẳng cấp vì: buộc người bản địa Đra-vi-đa đã xây dựng những thành thị những người Đra-vi-đa phải phục tùng hoàn toàn sự dọc hai bên bờ sông Ấn. Đến khoảng 1500 năm TCN cai trị của người A-ri-a. Đây là hai chủng tộc khác nhau. người A-ri-a từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống Người Đra-vi-đa là những người Ấn Độ bản địa. Người trị người Đra-vi-đa. A-ri-a di cư từ châu Âu đến và cai trị Ấn Độ. Họ đã phân chia xã hội thành các đẳng cấp trong đó người Đra-vi- - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tại sao người A-ri-a lại đa ở những đẳng cấp thấp và phải phục tùng người A- thiết lập chế độ đẳng cấp? ri-a ở những đẳng cấp cao hơn. - Đẳng cấp Brahman (tăng lữ) có vị thế cao nhất, đẳng - GV yêu cầu HS quan sát Sơ đồ 8.2 SHS trang 42 và cấp Sudra có vị thế thấp nhất. trả lời câu hỏi: em hãy cho biết đẳng cấp nào có vị thế + Tăng lữ lại có vị thế cao nhất vì: trong xã hội cổ đại, cao con người rất sợ các thần linh vì họ cho rằng thần linh nhất, quyết định hết các hiện tượng xã hội như mưa lớn, lũ đẳng cấp lụt, hạn hán, thiên tai. Brahman được xem là những nào có vị người đại diện cho thần linh, truyền lời của thần linh thế đến với loài người, nên được tôn trọng và có quyền thấp lực. nhất? Tại sao tăng lữ lại có vị thế cao nhất? - Nhận xét gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp: + Sự phân chia xã hội hết sức hà khắc, khắt khe, bất công (người khác đẳng cấp không được kết hôn với 68
  69. nhau, ) đã tạo ra vết rạn nứt sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại. - GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2: Em có nhận xét + Việc phân chia xã hội theo đẳng cấp đã tạo thành gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp? những tập đoàn khép kín, biệt lập, làm xã hội Ấn Độ cổ đại thêm chia cắt, phức tạp và nó còn tồn tại dai dẳng Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập tới tận ngày nay. - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi. - GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 3: Những thành tựu văn hóa chủ yếu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số thành tựu văn hóa chủ yếu của Ấn Độ cổ đại trên những lĩnh vực: tôn giáo, chữ viết và văn học, khoa học tự nhiên, kiến trúc và điêu khắc. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao NV học tập 3. Những thành tựu văn hóa chủ yếu - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục III và quan sát các - Những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ấn Độ hình từ Hình 8.3 đến Hình 8.5 SHS trang 43-45. cổ đại: 69
  70. + Tôn giáo: Đạo Bà La Môn (sau cải biến thành Hin-đu), Phật giáo là các tôn giáo lớn trên thế giới. + Chữ viết và văn học: Người Ấn Độ đã có chữ viết từ sớm. Đó là chữ Phạn. Chữ Phạn dùng để viết các tác phẩm tôn giáo lớn như kinh Vê-đa (Veda) và các tác phẩm văn học, tiêu biểu là hai bộ sử thi Ra-ma-y-a-na và Ma-ha-bha-ra-ta. - GV chia + Khoa học tự nhiên: Phát minh ra các số từ 0 đến 9; HS thành sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, thảo mộc các nhóm, trong chữa bệnh. thực hiện + Kiến trúc và điều khắc: Chủ yếu là kiến trúc tôn giáo trò chơi Ai với những công trình kì vĩ. nhanh hơn - mời đại diện các nhóm lên bản viết tên những thành tựu, nhóm nào viết nhanh và đúng sẽ giành chiến thắng. - GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 45 để biết thêm về chùa hang A-gian-ta vô cùng kì vĩ và tinh tế. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết . 70
  71. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SHS trang 45: Tại sao cư dân ở vùng Ấn Độ cổ đại sống nhiều ở Bắc Ấn? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Cư dân ở vùng Ấn Độ cổ đại sống nhiều ở Bắc Ấn vì: miền Bắc Ấn, nơi có hai con sông lớn - sông Ấn và sông Hằng thuận tiện cho cư dân sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt sông Hằng có đất đai màu mỡ, mưa nhiều và không có sa mạc. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. b. Nội dung: HS sử dụng SHS, kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, GV hướng dẫn (nếu cần thiết) để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 phần Vận dụng SHS trang 45: Viết một đoạn văn ngắn mô tả một thành tựu văn hóa của Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm và lâu dài. Trong quá trình phát triển, Phật giáo Ấn Độ với tư cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng góp cho Văn hoá Việt Nam. Phật giáo Ấn Độ ảnh hưởng đến một nền kiến trúc chùa, tháp phong phú. Buổi đầu chùa Việt mô phỏng chùa hang Ấn Độ cho nên hình thành kiến trúc chuôi vồ rất phổ biến trong các chùa làng. Chùa Ấn Độ là mô hình một hang đá gồm có tiền đường và một hậu cung đặt biểu tượng Phật và một số tăng phòng xung quanh. Chuyển sang kiến trúc gỗ thì ngôi nhà ba gian được nối thêm một chuôi vồ, còn các thiền 71
  72. phòng thành những hành lang và nhà Tổ. Một số ngôi chùa tiêu biểu ở Hà Nội hiện nay thuộc mô hình này như chùa Hồng Phúc (chùa Hoè Nhai), chùa Liên Phái, Chùa Linh Quang. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. IV. Kế hoạch đánh giá Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú Đánh giá thường xuyên - Vấn đáp. - Các loại câu hỏi (GV đánh giá HS, - Kiểm tra viết, kiểm tra vấn đáp. HS đánh giá HS) thực hành. V. Hồ sơ học tập (Đính kèm Phiếu học tập số 1) Phiếu học tập số 1 Lớp: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm .: Câu hỏi: Điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại có điểm gì giống và khác nhau so với Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại? Trả lời: Phiếu học tập số 2: Lớp: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm : Câu hỏi: Em có nhận xét gì về sự phân chia xã hội Ấn Độ theo đẳng cấp? 72