Giáo án Địa 11 - Tiết 22, Bài 9: Nhật Bản (tt) - Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

doc 3 trang thienle22 5560
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa 11 - Tiết 22, Bài 9: Nhật Bản (tt) - Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_11_tiet_22_bai_9_nhat_ban_tt_tiet_2_cac_nganh_ki.doc

Nội dung text: Giáo án Địa 11 - Tiết 22, Bài 9: Nhật Bản (tt) - Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế

  1. Địa 11 - Tiết 22. Bài 9: NHẬT BẢN (TT) Tiết 2- CÁC NGÀNH KINH TẾ VÀ CÁC VÙNG KINH TẾ I. Kiến thức cần nắm: - Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt của Nhật Bản. - Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất tại vùng kinh tế phát triển ở đảo Hôn-su và đảo Kiu-xiu. - Ghi nhớ một số địa danh. II. Nội dung bài học: Nội dung (Học sinh chép vào vở) Hướng dẫn I. CÁC NGÀNH KINH TẾ * Yêu cầu HS đọc SGK kết hợp với bản 1. Công nghiệp: đồ kinh tế chung Nhật Bản hãy trả lời * Tình hình phát triển: các câu hỏi sau: + Giá trị sản lượng CN đứng thứ hai thế giới - Nhận xét cơ cấu ngành công nghiệp của (sau Hoa Kì). Nhật? - Giải thích tại sao Nhật có khả năng + CN chiếm 30% GDP, thu hút 30% lao động. phát triển cả những ngành không có lợi + Cơ cấu ngành CN đa dạng, có đầy đủ các thế về tài nguyên? ngành CN kể cả các ngành không có lợi thế về tài nguyên. - Dựa vào bảng 9.4 hãy cho biết những + Cơ cấu CN có sự thay đổi: Các ngành công sản phẩm CN nào của Nhật Bản nổi tiếng nghiệp truyền thống giảm, công nghiệp hiện thế giới hiện nay? đại tăng. + Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về nhiều - Dựa vào hình 9.5, hãy nhận xét mức độ ngành CN. tập trung và phân bố CN nghiệp của * Phân bố: Nhật Bản? Kể tên các trung tâm CN lớn + Mức độ tập trung cao nhiều nhất trên đảo của Nhật Bản? Hôn-su. + Các trung tâm công nghiệp tập trung chủ yếu ven biển phía đông. * HS nghiên cứu SGK để nhận xét: 2. Dịch vụ: - Tình hình phát triển và vai trò của của - Là ngành kinh tế quan trọng, chiếm 68% thương mại, GTVT, tài chính của Nhật GDP. Bản? - Trong đó thương mại, tài chính và GTVT có - Liên hệ với Việt Nam: Mối quan hệ vai trò to lớn. buôn bán với Nhật Bản? * Thương mại: + Là cường quốc thương mại đứng thứ 4 thế giới. + Bạn hàng rộng khắp trên thế giới: Hoa Kì, Trung Quốc, EU, các nước ĐNÁ, Ô-xtrây-li- a * Tài chính: Có dự trử tài chính lớn nhất thế giới (837,9 tỉ USD). * GTVT: Có hệ thống GTVT hiện đại bậc nhất thế giới (Đường biển, hàng không). 3. Nông nghiệp: * HS dựa vào SGK và kiến thức đã học * Tình hình phát triển: để nhận xét đặc điểm phát triển nền nông
  2. - Giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế (Chiếm nghiệp của Nhật Bản và giải thích 1% trong GDP). nguyên nhân? - Nề nông nghiệp có trình độ thâm canh cao. - Nguyên nhân: Do đất nông nghiệp ít, điều kiện TN khó khăn, CN và DV rất phát triển. * Một số nông sản chính: HS dựa vào hình 9.7 để nhận xét về sự - Trồng trọt: Lúa gạo (chiếm 50% diện tích), phân bố các sản phẩm nông nghiệp chính chè, thuốc lá, dâu tằm, hoa quả. của Nhật Bản. - Chăn nuôi: bò, lợn, gà. - Đánh bắt hải sản:Cá thu,cá ngừ,tôm,cua. - Nuôi trồng hải sản: Tôm, sò huyết,cua, rau câu, trai lấy ngọc II. BỐN VÙNG KINH TẾ CHÍNH: (Giảm tải) III. Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà: - Trả lời câu hỏi 1,2 và làm bài tập 3 ở SGK. * Bài tập: Câu 1. Các ngành chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của Nhật Bản hiện nay là: A. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim đen, dệt. B. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, xây dựng và công trình công cộng, dệt. C. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, luyện kim màu, dệt. D. Công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử, hóa chất, dệt. Câu 2. Nhật Bản tập trung vào các ngành công nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao là do A. Có nguồn lao động dồi dào. B. Hạn chế sử dụng nhiều nguyên liệu, lợi nhuận cao. C. Không có khả năng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao. D. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú. Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ vủa Nhật Bản? A. Chiếm tỉ trọng GDP lớn. B. Thương mại và tài chính có vai trò hết sức to lớn. C. Nhật Bản đứng hàng đầu thế giới về thương mại. D. Hoạt động đầu tư ra nước ngoài ít được coi trọng. Câu 4. Ngành vận tải biển của Nhật Bản phát triển mạnh là do A. Vị trí địa lí và đặc điểm lãnh thổ. B. Công nghiệp cơ khí phát triển từ lâu đời.
  3. C. Số dân đông, nhu cầu giao lưu lớn. D. Ngành đánh bắt hải sản phát triển. Câu 5. Sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản hoàn toàn phát triển theo hướng thâm canh vì A. Đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng. B. Sản xuất thâm canh có chi phí cao. C. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp. D. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.