Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 16 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hương

doc 26 trang thienle22 3330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 16 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_hoc_lop_1_tuan_16_giao_vien_nguyen_thi_huong.doc

Nội dung text: Giáo án dạy học Lớp 1 - Tuần 16 - Giáo viên: Nguyễn Thị Hương

  1. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 TUẦN 16 Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2020 TIẾNG VIỆT: BÀI 16A: OAI, OAY (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng vần oai, oay đọc trơn các tiếng từ ngữ đoạn đọc. Hiểu từ ngữ qua tranh, hiểu ý chính của đoạn Chiếc điện thoại.( trả lời được câu hỏi đọc hiểu) - Viết đúng oai, oay, thoại, xoáy - Biết nói đoạn đối thoại khi mẹ đi làm về nhà bất ngờ có gió xoáy. *KT: đọc vần oai, oay. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh SHS phóng to HĐ 1, HĐ 4. Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập 1. - Vở tập viết 1, tập 1. - Mẫu chữ to viết trên bảng lớp để HD HS viết chữ. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: NGHE - NÓI: - GV treo tranh, yêu cầu HS quan sát và trả lời câu hỏi: Mẹ mua tặng bà cái gì? - HS cặp đôi thảo luận rồi chia sẻ trong cặp - HS chia sẻ trước lớp, Nhóm khác nhận xét - GV: Bài 10A: Trong tranh có điện thoại, gió xoáy hôm nay chúng ta học các vần oai, oay. HS nêu đề bài: cá nhân, nhóm, lớp *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: ĐỌC a, Đọc tiếng, từ khóa - Cá nhân HS chỉ từ: điện thoại, gió xoáy tranh ở HĐ 1 đọc tên 3 sự vật theo HD của GV * Học vần oai: - HS đọc: thoại ( đồng thanh, nhóm, cá nhân ). -HS nêu cấu tạo của tiếng thoại: có âm đầu th, vần oai, thanh nặng. - HS nêu cấu tạo vần oai: có âm o, âm a, âm i - HS đánh vần: o - a - i - oai ( đồng thanh, nhóm, cá nhân) đọc trơn: oai ( đồng thanh, nhóm, cá nhân) - HS đánh vần tiếng: thờ - oai - thoai. ( đồng thanh, nhóm, cá nhân) Đọc trơn: thoại ( lớp, nhóm, cá nhân) - HS đọc: điện thoại ( lớp, nhóm, cá nhân) - HS nghe GV giải thích: điện thoại: là đồ vật giúp chúng ta nghe và gọi để nói chuyện với người thân khi ở xa - HS đọc: oai, thoại, điện thoại ( lớp, nhóm, cá nhân). Đọc: điện thoại, thoại, oai ( lớp, nhóm, cá nhân) * Vần oay tiến hành tương tự * Hai vần: oai, oay có gì giống nhau? có gì khác nhau? b. Đọc tiếng từ ngữ chứa vần mới: Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 1
  2. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - HS nghe GV giao nhiệm vụ: đọc từ trong từng ô chữ: khoái chí, loay hoay, thoải mái. -HS đọc tiếng khoái chí( lớp. Nhóm, cá nhân) tìm tiếng chứa vần “oai”. HS: tiếng, chứa vần gì? ( HS: vần “oai”) - HS đánh vần: o- a- i oai. Thờ - oai – thoai – nặng - thoại * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c. Đọc hiểu: - Nhóm đôi: quan sát 3 tranh nói nội dung từng tranh - Tranh vẽ gì? - Dựa vào tranh để luyện đọc câu phù hợp mỗi tranh - Cá nhân HS đọc lại: Bin thích ngồi ghế xoay. Nhà Mai ở ngoại ô. - Tìm tiếng chứa vần hôm nay học: xoay, ngoại - HS chậm đánh vần từng tiếng trong câu HĐ 3. VIẾT: Cả lớp nghe GV nêu nhiệm vụ: - HS viết vần: oai, oay, vào bảng con - HS nhận xét bạn viết, GV bổ sung sủa nét nếu HS viết sai. - HS luyện viết: “thoại, xoay ” vào bảng con - HS viết bài vào vở ô ly, mỗi vần, mỗi tiếng viết 1 dòng. GV theo dõi, giúp đỡ HS viết bài - Nhận xét bài viết của HS 3 em, *Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 4. ĐỌC: a. Cặp đôi HS quan sát tranh trong SGK và trả lời câu hỏi - Trong tranh vẽ những ai? - Bà và bé đang làm gì? b. Luyện đọc trơn: - HS nghe GV đọc mẫu đoạn trước lớp, đọc theo HD của GV - Cặp đôi đọc nối tiếp câu, nối tiếp đoạn, đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. c. Đọc hiểu: - Cá nhân HS đọc và trả lời câu hỏi cuối đoạn Cặp đôi: 1 HS hỏi, 1 HS nêu câu trả lời - Bin đã dạy bài làm gì? HS: Bin dạy bà đặt chuông điện thoại có tiếng nói của Bin * GV nhận xét và chốt câu trả lời đúng. TOÁN: PHÉP TÍNH TRỪ DẠNG 17 - 3 I. MỤC TIÊU: - HS biết thực hiện phép tính trừ dạng 17 – 3, trừ đơn vị với đơn vị, giữ nguyên 1 chục. - HS biết trừ theo cột dọc - HS có ý thức tự giác học tập và đặt tính thẳng cột. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 2
  3. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 *KT: biết trừ đơn vị với đơn vị, giữ nguyên 1 chục. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: + tranh vẽ BT 3 SGK + Tranh minh họa, SGV, SGK, Bộ ĐDT. - HS: SGK, VBT Toán. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: *Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Cá nhân HS thực hiện HĐ trả lời câu hỏi - HS đếm và dán vào bảng con 17 hình, nói có “17 hình” - HS bớt đi 3 hình và nói “bớt đi 3 hình” - HS trả lời câu hỏi: “Còn lại bao nhiêu hình?” *GV giới thiệu bài mới: Hôm nay chúng ta sẽ hoạc phép trừ dạng 17 - 3 * Tổ chức HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1.Cá nhân HS thực hiện quan sát tranh - HS quan sát tranh SHS tìm hiểu cách nhổ, tính số củ su hào còn lại - HS trả lời: Trong vườn có 17 củ su hào gồm 1 luống 10 củ và 1 luống có 7 củ. Hai anh em nhổ 3 củ ở luống 7 củ - HS trả lời câu hỏi: người anh đã tính củ su hào còn lại bằng cách nào? 2. Cặp đôi nhận biết cách tính 17 – 3 - HS lấy 17 hình dán vào bảng con theo mô hình 1 chục và 7 đơn vị. Giơ bảng đọc số: 17 Cặp đôi thao tác trên bảng con để tìm kết quả 17 – 3 ( 1 HS lấy 3 hình từ cột đơn vị. 1 HS lấy 3 hình từ cột chục) - HS nhận xét cách làm nào thuận tiện nhất - HS quan sát mô hình tính 17 – 3 từ màn hình chiếu trên bảng GV viết pgheps tính dạng cột theo từng bước - HS viết 17 – 3 theo cột dọc vào vở và nói: + 7 trừ 3 bằng 4, viết 4 + giữ nguyên 1 chục, viết 1. Kết quả là 14. - Nhận xét bổ sung * Tổ chức HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1, Cá nhân thực hiện HĐ 1 trong SHS - Tự thực hiện viết vào vở từng bước tính trên bảng theo cột dọc Lưu ý: viết kết quả trừ các số đơn vị với nhau, hạ 1 chục xuống kết quả. - HS vừa nói vừa viết * GV theo dõi giúp đỡ HS còn chậm, đánh giá từng HS làm bài 2. Cá nhân HS thực hiện HĐ 2: Tự đặt tính rồi tính - HS tự đặt tính rồi viết kết quả về dưới gạch ngang, * GV nhắc HS viết kết quả đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột chục * Tổ chức HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 3. Cá nhân HS làm HĐ 3 SHS. - HS nêu lệnh BT 3 Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 3
  4. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - HS đọc lời thoại của bài toán: Nhà mình có 19 con vịt. Ở đây có 8 con, còn lại đã vào trong vườn cả rồi. - HS thảo luận cặp đôi về viết phép tính - HS tự viết phép tính vào bảng con: 19 – 8 = 11 Còn lại 11 con vịt đã vào trong vườn. - HS đối chiếu bài làm của mình với của bạn - Nhận xét sửa sai. - GV chỉ ra kết quả đúng. * Củng cố - dặn dò. - Hôm nay chúng ta học bài gì? - HS: Thực hiện phép trừ dạng 17 - 3 BUỔI CHIỀU ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN OAI, OAY I. MỤC TIÊU: - HS luyện đọc đúng các vần oai, oay đọc trơn các tiếng, từ ngữ: trong bài 16A - Hiểu nghĩa từ ngữ và nội dung câu đọc qua tranh - Tìm được tiếng mới từ các âm, dấu thanh Nối vần oai, oay đúng với từ ngữ, phù hợp hình minh họa. Chọn đúng từ ngữ cho chỗ chấm. Luyện đọc và viết theo mẫu câu: Mẹ biếu bà điện thoại. *KT: luyện đọc các vần oai, oay. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Bảng phụ hoặc màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG 1 : KHỞI ĐỘNG - Hs quan sát tranh, cặp đôi hỏi đáp về cuộc nói chuyện điện thoại - Các cặp đôi HS nói theo ý của mình. Nhận xét, tuyên dương HS nói to. HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các tiếng, từ: khoái chí, loay hoay, thoải mái . theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 157 và trả lời câu hỏi: - Bin đã dạy bà làm gì? HS: Bin dạy bà các cài chuông điện thoại có giọng nói của Bin. - HS tự trả lời theo ý mình HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần oai, oay (VBT TV trang 77). - khoái chí loay hoay thoải mái - HS đọc lại từ vừa nối - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối từ ngữ với hình (VBT TV trang 77) Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 4
  5. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - HS quan sát tranh và nói hoạt động ở mỗi tranh - HS đọc nhẩm câu ở dưới mỗi tranh - HS nối câu phù hợp nội dung mỗi tranh - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài: “Chiếc điện thoại”.Chọn đúng từ ngữ thích hợp cho chỗ trống để thành câu: (VBTTV trang 77) -HS đọc bài, chon đáp án thích hợp Đặt chuông điện thoại -GV giúp đỡ HS chậm. Bài 4: HS đọc và tập viết: Mẹ biếu bà điện thoại. - HS luyện viết GV giúp đỡ HS Thứ ba ngày 29 tháng 12 năm 2020 Buổi sáng TIẾNG VIỆT: Bài 16B: oan, oăn ( 2 Tiết) I. Mục tiêu: - Đọc đúng oan,oăn và những từ chứa vần oan,oăn. Đọc trơn đúng, rõ ràng đoạn bài kiến và ve sầu, biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu. - Đọc hiểu từ ngữ, câu trong bài; Trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn kiến và ve sầu. - Viết đúng vần oan, oăn và tiếng có chứa vần oan, oăn. *KT: Đọc vần oan,oăn. II. Chuẩn bị đồ dùng: - Tranh phóng to hoạt động 1,4. - Các thẻ từ để học hoạt động 2b kèm tranh. - Bảng con. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC * Khởi động. 1.HĐ1: Nghe- nói - Cho HS quan sát tranh. - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : - Em thấy gì ở trong tranh? - Nhận xét, khen ngợi. - Tranh vẽ có sách toán và búp bê tóc xoăn viết bảng dưới mô hình vẽ sẵn) - Đó là hai vần mới mà ta học hôm nay. - GV ghi đầu bài lên bảng: Bài 16 B :oan-oăn 2.HĐ2: Đọc a. Đọc tiếng, từ ngữ * Giới thiệu tiếng khóa toán - Nối tiếp đọc : toán - Y/c nêu cấu tạo tiếng toán HS: Tiếng toán có âm t vần oan và thanh thanh sắc Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 5
  6. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 -GV viết vào mô hình bảng lớp. - Vần oan có âm nào? - HS: âm o-a-n. - GV đánh vần o-a-n - Đọc trơn oan - HS đọc nối tiếp: cá nhân, cặp, lớp - GV đánh vần tiếp: t-o-a-n – sắc toán - Đọc trơn toán - Treo tranh: Tranh vẽ gì? - GV giải nghĩa sách toán - GV đưa từ khóa sách toán - Yêu cầu HS đọc trơn sách toán t oán toán - HS đọc trơn sách toán nối tiếp - HS đọc trơn:cá nhân oan – toán– sách toán * GV giới thiệu tiếng khóa xoăn - Cho HS đọc trơn xoăn - Y/c nêu cấu tạo tiếng xoăn - GV đánh vần o- ă-n. - Đọc trơn oăn - Vần oăn có âm nào? - GV đánh vần tiếp: x- oăn - xoăn - Đọc trơn xoăn - Treo tranh: Tranh vẽ gì? - GV giải nghĩa từ tóc xoăn - GV đưa từ khóa tóc xoăn - Yêu cầu HS đọc trơn tóc xoăn x oăn xoăn - Chúng ta vừa học 2 vần nào? - Hãy so sánh sự giống và khác nhau giữa hai vần oan, oăn. - Gọi HS đọc lại toàn bài trên bảng. * Giải lao: Tổ chức cho HS chơi trò chơi b. Đọc tiếng, từ chứa vần mới. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 6
  7. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 Gắn thẻ từ lên bảng: Tìm tiếng có chứa vần oan,oăn xếp mô hình tiếng đó. Xếp xong đọc cặp đôi tiếng Đọc từ ngữ - Nhận xét, đánh giá. c) Đọc hiểu. - Cho HS quan sát 4 tranh và nói nội dung từng tranh. * Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng” - Mời đại diện 3 tổ lên chơi và quản trò - 2 em đọc toàn bộ từ ngữ Tổng kết nhóm thắng cuộc. Yêu cầu đọc từ ngữ dưới mỗi bức tranh - Nhận xét, khen ngợi. => Chốt: Vừa rồi các em đã tìm được tiếng mới chứa vần oai, oay. ? Hôm nay chúng ta học vần gì? - 1 em: Vần oan,oăn - 1 em và cả lớp đọc toàn bộ nội dung trên bảng lớp. * Giải lao HĐ3. Viết - Y/c HS giở SGK/tr158-159. - Y/c HS quan sát tranh /tr158- 159 và đọc thầm. - Yêu cầu đọc các từ ngữ trong bài . - Quan sát, sửa sai cho HS. - GV mời HS lật úp sách lại, đẩy bảng xuống dưới. - GV giới thiệu viết vần oan, oăn. + Chữ ghi vần oan được viết bởi con chữ nào? + Có độ cao bao nhiêu ly? - GV hướng dẫn viết chữ ghi vần oăn: Cô viết con chữ o trước rồi nối với con chữ ă và n lia bút viết dấu phụ trên đầu chữ a. - Y/c HS viết bảng con và lưu ý HS về khoảng cách nối liền chữ o,a,n - Y/c viết bảng - Y/c HS giơ bảng. - GV nhận xét 2 bảng của HS. - GV viết mẫu chữ toán,xoăn. Nhận xét, sửa sai cho học sinh. 4 .HĐ4. Đọc a. Quan sát tranh và đoán nội dung đoạn. - GV treo tranh ở bài đọc lên cho HS khai thác nội dung tranh. - Cho HS thảo luận cặp đôi: +Trong tranh có những nhân vật nào? Chúng đang làm gì?. b. Luyện đọc trơn. - GV đọc mẫu bài. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 7
  8. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - Cho HS luyện đọc nối tiếp từng câu - Đọc nối tiếp theo nhóm bàn. - Luyện đọc cả đoạn theo nhóm bàn - Luyện đọc cả đoạn theo nhóm 2 bàn - Cho HS thi đọc theo vai. c. Đọc hiểu - Y/c HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi + Vì sao ve sầu bị đói khi mùa đông đến? - Y/c HS thi đọc theo tổ trước lớp. - Nhận xét, khen ngợi. * Củng cố, dặn dò - Hôm nay các em học bài gì? - Về nhà học lại bài và xem tiếp bài 16C. TOÁN: ÔN TẬP 6 I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện thành thạo cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 20. - Rèn cho học sinh tính cẩn thận, chăm chỉ. * KT: Biết cộng trừ trong phạm vi 10. II. CHUẨN BỊ - Phiếu bài tập 4 - Bảng con - Bộ đồ dùng học Toán 1 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. HĐ Khởi động - Tổ chức trò chơi xì điện các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10. - Nhận xét tổng kết trò chơi. GV giới thiệu bài mới: GV ghi đầu bài 2. Hoạt động luyện tập. Bài 1 : Tính - Làm bảng con, nêu miệng kết quả cách làm. - Quan sát nhận xét sửa sai - Trò chơi ai nhanh ai giỏi. 10 13 12 5 6 4 14 18 18 3 7 8 - Quan sát và giúp đỡ học sinh. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 8
  9. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 Bài 2. Đặt tính rồi tính: 16 + 2 14 + 5 19 – 6 17 - 7 - Đọc yêu cầu. - thực hiện vào vở ô li. 3 học sinh làm bảng phụ,trình bày trước lớp. - Chia sẻ nói cách làm với bạn bên cạnh. - Nhận xét sửa sai. Bài 3 Tính 12 + 3 – 4 = 19 – 9 + 5= 19 – 3 – 2 = - Đọc yêu cầu. Học sinh làm vở.Một số hs trình bày cách làm của mình trước lớp. - Nhận xét bài của bạn. Bài 4 >< = 12 + 7 19 – 1 13 + 6 10 + 9 18 – 5 18 - 4 - Đọc yêu cầu . - Thực hiện trên phiếu bài tập cá nhân. 3 em chữa bài trước lớp.nêu cách so sánh . Bài 5 - Đọc yêu cầu, quan sát tranh. - Cá nhân viết vào vở phần a. - Một học sinh chữa bài trên bảng 10 + 8 =18 -Nhận xét bài cho bạn. - Đọc yêu cầu phần b, chia sẻ đề bài cặp đôi,. - Thực hiện viết phép tính vào vở - Chia sẻ N2.trước lớp. - Cách thực hiện các phép tính dạng 10 +3; 14 + 3; 17 – 3 cộng, (trừ ) số đơn vị, số chục giữ nguyên. Quan sát ,giúp đỡ học sinh. Nhận xét,sửa sai. - Sau bài học hôm nay củng cố cho em những kiến thức gi? Buổi chiều TIẾNG VIỆT: BÀI 16C: oat oăt I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng những từ chứa vần oat hoặc oăt. Đọc đúng tiếng, từ ngữ chứa vần oat, oăt, và đoạn Sóc nâu và thỏ trắng. - Đọc hiểu các từ ngữ, câu trong đoạn; Trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Sóc nâu và thỏ trắng. - Viết đúng oat, oăt, đoạt, ngoặt. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 9
  10. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 *KT: đọc vần oat, oăt. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Một số bộ thẻ có hình hạt thóc cho HĐ 1, ghi tiếng chứa vần oan hoặc oat, oăt, oai, oay. - 2 bộ tranh và thẻ chữ phóng to đọc hiểu câu. - Bảng phụ ghi nội dung đoạn đọc HĐ4. - Mẫu chữ phóng to. - Vở bài tập Tiếng Việt 1, tập một. - Bảng con. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ 1: Nghe – nói: Nhóm: - Nghe GV hướng dẫn cách chơi. - Mỗi nhóm HS cử 1 em làm chim sẻ, các HS khác cổ vũ. - Các HS trong vai chim sẻ nhanh chóng nhặt thóc, chim sẻ nào nhặt thóc nhanh thì thắng cuộc. - Nghe Gv giới thiệu về 2 hạt thóc chứa tiếng có vần mới: đoạt, ngoặt. - Nhìn GV viết đoạt, ngoặt lên bảng. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ 2: Đọc a, Đọc tiếng, từ ngữ. - Cả lớp: HS quan sát tranh ở HĐ 1, nghe Gv đọc trơn đoạt, HS đọc trơn theo GV. Học vần oat. - Cả lớp: + Nghe GV phân tích cấu tạo tiếng đoạt( âm đầu đ, vần oat, thanh nặng). + Đọc vần: oat. + Đánh vần: đờ - oat – đoat – nặng – đoạt. + Đọc trơn: đoạt. Học vần oăt tương tự như học vần oat. Nghỉ giữa tiết b. Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới. - Cả lớp: + Nghe GV giao nhệm vụ: đọc tiếng, từ ngữ trong từng ô chữ, timd tiếng chứa vần oat, oăt. + Quan sát GV làm mẫu: đọc từ hoạt bát; tìm tiếng chứa vần oat, hoạt. - Nhóm: + Từng HS đọc 3 từ ngữ còn lại. + Tìm tiếng chứa vần oat, oăt trong những tiếng đã đọc ( khoát, loắt, choắt, hoắt). Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 10
  11. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - Cả lớp: + Đại diện 1 – 2 nhóm đọc từ ngữ trước lớp. + Thi gắn nhanh vần oat, oăt dưới 4 từ ngữ. III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP c, Đọc hiểu từ ngữ. - Cá nhân: HS nhìn tranh vẽ, xác định ND tranh. - Nhóm: + Trong nhóm HS thảo luận, chọn từ đúng để hoàn thành câu. + Thi gắn từ đúng: Đại diện 2 nhóm lên bảng gắn thẻ từ ( sinh hoạt, thoăn thoắt) để hoàn thành câu. Nhóm nào gắn đúng và nhanh là nhóm thắng. - Cá nhân: + HS đọc lại từ đã chọn. + Viết kết quả vào vở. TIẾT 2 HĐ 3: Viết - Cả lớp: HS nhìn GV viết mẫu oat, oăt, đoạt, ngoặt; nghe GV nhắc cách viết chữ , nối chữ, điền dấu thanh. - Cá nhân: viết bảng con. - Cặp: Sửa lỗi cho nhau. - Cả lớp: Nghe GV nhận xét, sửa lỗi cho những HS viết còn hạn chế. * TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ 4: Đọc Đọc hiểu đoạn Sóc nâu và thỏ trắng. a. Quan sát tranh và đoán nội dung bài đọc. Cá nhân: - Nói tên các con vật và cảnh vật trong tranh. - Đọc tên bài và đoạn ND đoạn. b. Luyện đọc trơn. - Cá nhân: + Nghe GV đọc bài và nhìn GV chỉ vào chữ. + HS đọc nối tiếp từng câu. - Nhóm: + Mối HS đọc một phần ngắn 9 (khoảng 20 chữ) c. Đọc hiểu. - Cá nhân: Tự đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi cuối đoạn. - Cặp: 1 em đọc câu hỏi – 1 em trả lời, cùng nhận xét câu tra lời của bạn. - Nhóm: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. HS và GV nhận xét câu trả lời Nghe Gv dặn dò làm BT trong vở BT. ÔN TIẾNG VIỆT: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN OAN, OĂN I. Mục tiêu - Đọc đúng và rõ ràng các vần oan, oăn; các tiếng, từ ngữ, các câu, đoạn. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 11
  12. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - Hiểu nghĩa các từ ngữ, nội dung các câu trong đoạn; trả lời đươc câu hỏi về đoạn đọc. - Viết đúng: oan, oăn, toán, xoăn. - Nêu được câu hỏi và câu trả lời về các sự vật và hoạt động trong tranh, nói được tên , con vật có tiếng chứa oan, oăn. - Giáo dục HS biết yêu thiên nhiên, yêu quý các con vật xung quanh mình. *KT: luyện đọc vần oan, oăn. II. Đồ dùng dạy học GV: - Tranh ở HĐ1 - Bảng phụ, bộ thẻ chữ, tranh ở HĐ2 HS: VTV, Vở BT, SGK, Bộ thẻ chữ. III. Các hoạt động dạy học A.Khởi động *Tố chức HOẠT ĐỘNG KHỞ1 ĐỘNG HĐ1. Nghe - nói - Cho HS quan sát tranh. - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : - Em thấy gì ở trong tranh? - Nhận xét, khen ngợi. - Tranh vẽ có sách toán và búp bê tóc xoăn viết bảng dưới mô hình vẽ sẵn) - Đó là hai vần mới mà ta học hôm nay. -GV viết tên bài trên bàng: oan, oăn. B. LUYỆN ĐỌC a. Đọc tiếng, từ - Hs đánh vần, đọc trơn các vần, tiếng, từ : oan, oăn, sách toán, tóc xoăn, ngoan ngoãn, băn khoăn, liên hoan, mũi khoan, phiếu bé ngoan, khỏe khoắn, hoa xoan, xoắn thừng; theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS quan sát tranh SGK trang 159 và trả lời câu hỏi: Em thấy gì ở bức tranh ?(con kiến và con ve) - HS đọc bài Kiến và ve sầu và trả lời câu hỏi: Vì sao ve sầu bị đói khi mùa đông đến? - HS trả lời C. LUYỆN TẬP Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần. (VBT TV trang 78). oan oăn ngoan ngoãn liên hoan băn khoăn mũi khoan - HS nối và đọc lại các từ trên. - GV giúp đỡ HS. Bài 2: Nối câu với hình. ( VBT TV trang 78) Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 12
  13. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - HS quan sát, đọc cụm từ dưới tranh - HS nối cụm từ với tranh thích hợp. Tranh 1 : khỏe khoắn Tranh 2 : phiếu bé ngoan Tranh 3 : xoắn thừng Tranh 4 : hoa xoan - Nghe GV nhận xét, tuyên dương HS Bài 3: HS đọc bài Kiến và ve sầu. Chọn đúng từ ngữ cho chỗ trống. Ve sầu bị đói khi mùa đông đến vì (VBTTV trang 78) - HS trả lời. - GV nhận xét Bài 4: Đọc và viết: Kiến chăm chỉ kiếm ăn. - HS viết tiếp câu vào vở - GV quan sát, giúp đỡ HS D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Nghe GV nhận xét tiết học, về nhà chia sẻ bài học với người thân. . Thứ tư ngày 30 tháng 12 năm 2020. Tiếng Việt: BÀI 16D: oang, oăng, oanh ( T1, T2) I.Mục tiêu - HS đọc đúng vần oang, oăng; oanh đọc đúng tiếng, từ ngữ, đoạn. Viết đúng: oang, oăng, oanh, choàng. Đọc hiểu các từ ngữ, câu trong đoạn; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Chị em hoẵng. Nói, nghe về các con vật. *KT: đọc vần oang, oăng. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: - Tranh phóng to về hình ảnh về nhân vật trong ảnh. Thẻ chữ, mẫu chữ oang, oăng, oanh. HS: SHS III. Hoạt động dạy - học : Hoạt động khởi động: HĐ1: Nghe – nói: - HS tìm nhanh tiếng có chứa vần mới trong thẻ: hoẵng, choàng, khoanh. - GV giới thiệu bài. Hoạt động khám phá: HĐ2: Đọc: a. Đọc tiếng, từ ngữ: - HS lắng nghe GV hướng dẫn đánh vần hoẵng, choàng, khoanh. Phân tích các tiếng trên để xác định cấu tạo tiếng. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 13
  14. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - HS đánh vần và đọc trơn tiếng hoẵng, choàng, khoanh theo CN, nhóm, dãy, lớp. Đọc lại từ áo choàng, con hoẵng, khoanh bánh. b. Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới: HS đọc lại tiếng, từ ngữ trong ô chữ chứa vần oang, oăng, oanh theo CN, cặp, nhóm, lớp. - Thi đọc lại các từ ngữ. Hoạt động luyện tập: c. Đọc hiểu: HS quan sát tranh và nêu những gì thấy trong tranh, cọn vần điền vào chỗ còn thiếu. - Đọc từ ngữ dươí mỗi tranh - Thi chọn từ ngữ phù hợp với tranh. HĐ3: Viết: - HS nghe Gv nêu cách viết vần oang, oăng, oanh, choàng. - HS viết bảng con oang, oăng, oanh, choàng. - GV quan sát, sửa lỗi. Hoạt động vận dụng: Đọc hiểu đoạn Chị em hoẵng - HS quan sát tranh, đoán nội dung bức tranh. - HS luyện đọc đoạn: Chị em hoẵng: “ Trong khu rừng . khỏi cánh rừng”” . GV hướng dẫn HS đọc theo CN, nhóm, lớp. Hoẵng chị và hoẵng em sống ở đâu? Dặn dò HS làm bài tập trong VBT. Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2020. Toán: ÔN TẬP CHUNG (T1) I.Mục tiêu - Học sinh nhuần nhuyễn các kĩ năng đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 20 và kĩ năng cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 20. *KT: đếm, đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 20. II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: - Bộ đồ dùng học toán . - Máy tính , ti vi HS : Bộ đồ dùng học toán, SGK III. Hoạt động dạy – học : 1. Hoạt động khởi động: a, HS trả lời 2 dạng câu hỏi " Có tất cả bao nhiêu hình? Có tất cả bao nhiêu hình? GV chuẩn bị các cặp bảng con gắn 10 hình vuông màu vàng và 2 hình tam giác màu vàng, 1 bảng gắn 5 hình tam giác màu xanh - HS nghe gv hướng dẫn rồi lên tham gia và trả lời câu hỏi Nhận xét , tuyên dương b.HS trả lời có tất cả bao nhiêu hình ?Ai nhiều hình hơn? Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 14
  15. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - GV chuẩn bị như hđ a , gọi 2 hs lên bảng giơ bảng con lên và hỏi cả lớp Có tất cả bao nhiêu hình , vậy ai có nhiều hình hơn? GV nhận xét , tuyên dương. GV giới thiệu bài 2. Hoạt động luyện tập a.Hoạt động thực hiện HĐ 1 trong SHS. - HS thực hiện đếm số chấm trong mỗi khung - GV quan sát , hỗ trợ hs - GV hỏi hs trả lời , lớp xác định câu trả lời đúng bằng cách đếm lại Nhận xét.Tuyên dương b. Hoạt động thực hiện HĐ 2 trong SHS - HS tự thực hiện viết vào vở - GV quan sát kĩ năng đọc viết số của hs, hỗ trợ hs còn hạn chế - Đổi chéo kiểm tra kết quả - Gọi 3 -4 hs nêu kết quả Nhận xét , tuyên dương - Yêu cầu hs đọc xuôi , đoc ngược các số từ 0 đến 20 , từ 20 đến 0 c. Hoạt động thực hiện HĐ 3 trong SHS - HS tự thực hiện tính vào vở , đếm số chục và đơn vị viết kết quả GV theo dõi , hỗ trợ hs Huy động kết quả, yêu cầu hs nêu cách đếm - Nhận xét , tuyên dương d. Hoạt động thực hiện HĐ 4 trong SHS - HS thực hiện đếm số hạt ở 2 chiếc vòng tròn, sau đó viết phép tính vào vở.Trả lời câu hỏi :Cả hai chiếc vòng có bao nhiêu hạt - Huy động kết quả. Nhận xét , tuyên dương hs làm đúng TIẾNG VIỆT: BÀI 16E: OAC, OĂC, OACH (2T) I. MỤC TIÊU: - HS đọc đúng những từ chứa vần oac hoặc oăc, oach. Đọc đúng tiếng, từ ngữ, đoạn. - Đọc hiểu các từ ngữ, câu trong bài; trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn Quạ và công. - Viết đúng: oac, oăc, oach, khoác. - Biết yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: - Tranh phóng to HĐ1. - Thẻ từ và tranh phóng to đọc hiểu từ. - Bảng phụ ghi nội dung đoạn HĐ4. - Mẫu chữ phóng to, mẫu chữ viết trên bảng lớp phần mềm HD HS viết chữ. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 15
  16. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - Vở BT TV1. - Tập viết 1, tập 1. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1: Nghe - nói - Nhóm: + Nhìn tranh SHS. + 3 nhóm đại diện lớp hỏi – đáp về hoạt động trong tranh. - Cả lớp: + GV chốt đáp án đúng: + Nhìn từ khoác áo, thu hoạch, ngoắc tay GV viết trên bảng và nghe GV giới thiệu từ mới bài 16E. *HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Đọc a. Đọc tiếng, từ ngữ. - Cả lớp: HS QS tranh ở HĐ1, nghe GV đọc trơn khoác, HS đọc trơn theo GV . Học vần oac. - Cả lớp: + Nghe GV phân tích cấu tạo tiếng khoác(âm đầu kh, vần oac, thanh sắc). + Đọc vần: oac. + Đánh vần: khờ-oac-khoác. + Đọc trơn: khoác . Học vần oăc và oach tương tự như vần oac. - Căp/nhóm: đọc trơn khoác, ngoắc, hoạch. - Cả lớp đọc từ khoác áo, ngoắc tay, thu hoạch. GV có thể kết hợp giảng thêm về từ. b) Đọc tiếng, từ ngữ chứa vần mới. - Cả lớp: + Nghe GV giao nhiệm vụ: Đọc từ, từ ngữ trong từng ô chữ, tìm tiếng chứa vần oac, oăc, oach. + QS GV làm mẫu: đọc từ khoác lác. Tìm tiếng chứa vần oac: khoác. - Nhóm/cặp: + Từng học sinh đọc 2 từ ngữ còn lại. + Tìm tiếng chứa vần oac, oăc, oach trong những tiếng đã đọc(hoắc, oạch). - Cả lớp: + Đại diện 1-2 nhóm/cặp đọc từ ngữ trước lớp. + Thi gắn nhanh vần oac, oăc, oach dưới 4 từ ngữ. Nghỉ giữa tiết 1 *HOẠT ĐỘNG LYỆN TẬP c) Đọc hiểu. - Cá nhân: Học sinh nhìn tranh vẽ được phóng to từ sách học sinh treo trên bảng, xác định nội dung tranh. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 16
  17. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - Nhóm: + trong nhóm học sinh thảo luận, chọn từ đúng với hình. + Thi gắn từ đúng: đại diện 2 nhóm lên bảng gắn thẻ từ đúng với chanh. Nhóm nào gắn đúng và nhanh là nhóm Thắng. - Cá nhân: + Học sinh đọc lại từ đã chọn. + Viết kết quả vào vở. HĐ 3: Viết - Cả lớp: học sinh nhìn giáo viên viết mẫu: oac, oăc, oach, khoác; nghe Giáo viên nhắc cách viết chữ, nối chữ, điền dấu thanh. - Cá nhân: Viết bảng con(hoặc viết vở). - Cặp/ nhóm: Sửa lỗi cho nhau. - Cả lớp: HS nghe GV nhắt các lỗi khi viết vởhoặc viết bảng con. Nghỉ giữa tiết 2 *HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG HĐ4: Đọc. Đọc hiểu đoạn Quạ và công. a) Quan sát tranh và đoán nội dung bài thơ. - Cá nhân: + Nói tên mộtcon vật và cảnh vật tron g tranh. + Đọc tên đoạn và đoán nội dung đoạn. b) Luyện đọc trơn: - Cá nhân: HS nghe GV đọc đoạn và nhìn GV chỉ vào chữ. Từng học sinh đọc câu. - Cặp: mỗi học sinh đọc một phần ngắn. c) Đọc hiểu: - Cá nhân: tự đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi cuối đoạn. - Cặp/ nhóm: 1 học sinh đọc câu hỏi, một học sinh trả lời, cùng nhận xét câu trả lời của bạn. - Nhóm: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi trước lớp. Học sinh và giáo viên nhận xét câu trả lời. - Cả lớp: Thi đọc nối tiếp từng phần giữa các nhóm. *Nghe GV dặn dò làm BT trong vở BT. TN&XH: Bài 16: CÂY VÀ CON VẬT QUANH TA(T1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Nói được tên một số cây và con vật quen thuộc ở xung quanh qua quan sát thực tế. - Đặt được câu hỏi và trả lời về đặc điểm nổi bật bên ngoài của một số cây và con vật quen thuộc. - Phân biệt được thực vật và động vật qua quan sát sự tự di chuyển của động vật. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 17
  18. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Đặt được câu hỏi về cây và con vật quen thuộc ở xung quah, quan sát và mô tả được đặc điểm bên ngoài của cây và con vật quen thuộc. - Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây và con vật II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Giáo viên: + Video bài hát “ Lí cây xanh” + 2 hình cây, 2 hình con vật quen thuộc có hình dạng bên ngoài khác nhau. + Bộ thẻ hình - Học sinh: Giấy khổ lớn, bút chì, bút màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Hoạt động khởi động: * Hoạt động 1: Xung quanh chúng mình có những cây và con vật nào? - GV cho HS nghe nhạc bài “ Lí cây xanh” -HS trả lời câu hỏi: Trong bài hát có cây nào, con vật nào? - Gv yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xung quanh chúng mình có những cây nào, con vật nào? - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt qua hoạt động tiếp theo(các em đã biết và kể được tên một số cây, con vật xung quanh mình, vậy để tìm hiểu thêm về một só cây, con vật cũng như đặc điểm nổi bật bên ngoài của chúng thì cô và các em cùng tìm hiểu hoạt động tiếp theo nhé.) 2. Hoạt động khám phá: *Hoạt động 2: Quan sát và trả lời a. Chuẩn bị học qua trải nghiệm thực tế - GV cho HS quan sát cây ở khu vực bồn hoa cây cảnh , cây cho bóng mát trong trường học, nơi có kiến hoặc một số con vật khác. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi: + Cần làm gì để giữ an toàn khi học ở ngoài vườn trường? - GV đưa ra một số câu hỏi để HS nắm bắt được nhiệm vụ khi học ngoài vườn trường: + Bạn nhìn thấy cây nào, con vật nào? + Bạn nhìn thấy chúng ở đâu? + Hình dáng, màu sắc, độ lớn của chúng như thế nào? + Cây có thể tự di chuyển được không? b. Học trải nghiệm thực tế ngoài lớp học - Mỗi nhóm HS quan sát theo những khu vực khác nhau ở vườn trường, chọn một cây và một con vật mình thích, nhớ đặc điểm của chúng về màu sắc, hình dáng, độ lớn của cây và con vật. - Tại khu vực được phân công , HS quan sát, trao đổi trong nhóm , nói cho nhau tên cây, tên con vật quan sát được. - Các nhóm báo cáo kết quả quan sát được Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 18
  19. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - HS lắng nghe - GV quan sát giúp đỡ HS - Gv hướng dẫn HS so sánh để nêu được: + Tên cây, tên con vật( hoặc chỉ mô tả về màu cây, màu hoa, độ lớn của cây; hình dạng , độ lớn của con vật + Cây không tự di chuyển được - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS - GV kết luận: Xung quanh chúng ta có rất nhiều những cây, con vật chúng có tên gọi, màu săc, hình dáng , độ lớn khác nhau. Động vật di chuyển được còn cây không thể di chuyển được. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét, tuyên dương - Nhận xét tiết học - Dặn dò: xem lại nội dung bài đã học hôm nay và chuẩn bị đồ dùng cho bài học tiếp theo: Các bộ phận của cây Buổi chiều TNXH: Bài 16: CÂY VÀ CON VẬT QUANH TA (T2) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Đặt được câu hỏi và trả lời về đặc điểm nổi bật bên ngoài của một số cây và con vật quen thuộc. - Phân biệt được thực vật và động vật qua quan sát sự tự di chuyển của động vật. 2. Năng lực - Năng lực giao tiếp hợp tác: Lắng nghe bạn nói và bước đầu biết sử dụng lời nói và kết hợp hình ảnh để trình bày,giới thiệu được về tên gọi, đặc điểm bên ngoài của động vật và thực vật. - Năng lực tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh: Đặt được câu hỏi về cây và con vật quen thuộc ở xung quah, quan sát và mô tả được đặc điểm bên ngoài của cây và con vật quen thuộc. 3. Phẩm chất - Biết yêu quý, chăm sóc, bảo vệ cây và con vật II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Giáo viên: + 2 hình cây, 2 hình con vật quen thuộc có hình dạng bên ngoài khác nhau. + Bộ thẻ hình - Học sinh: Giấy khổ lớn, bút chì, bút màu. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 19
  20. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: * Hoạt động khám phá: * Hoạt động 3: Vẽ và nói với bạn về một cây hoặc con vật mà bạn đã quan sát. - HS nghe GV nêu yêu cầu - GV quan sát hỗ trợ HS - GV cho một cặp HS lên làm mẫu cách hỏi – trả lời. - GV khuyến khích HS khác trong nhóm có thể đặt thêm câu hỏi để hiểu rõ hơn đặc điểm nổi bật của cây, con vật. - GV mời một số HS giới thiệu về cây hoặc con vật đã vẽ trước lớp. - GV tổ chức cho HS nhận xét riêng từng nhóm cây hoặc nhóm con vật vừa trưng bày trên bảng. a. Nhận xét về cây -HS nghe GV nêu yêu cầu - GV sử dụng các hình ảnh cây đã chuẩn bị để HS quan sát cùng với bài của HS đã vẽ. - GV quan sát hỗ trợ HS - HS nghe GV giới thiệu: Xung quanh chúng ta có rất nhiều cây khác nhau, chúng có tên gọi, hình dáng, màu sắc , độ lớn khác nhau. Cây được gọi chung là thực vật. b. Nhận xét về con vật - HS nghe GV nêu yêu cầu - GV quan sát giúp đỡ HS - HS nghe GV giới thiệu: Xung quanh chúng ta có rất nhiều con vật khác nhau , chúng có ở sân trường, vườn trường, trên cây, lớp học và tự di chuyển được. Các con vật được gọi chung là động vật. - GV quan sát, giúp đỡ đưa ra câu hỏi gợi ý cho HS 3.Hoạt động luyện tập * Hoạt động 4: Chọn hình vào nhóm phù hợp và giới thiệu với bạn - HS nghe GV nêu yêu cầu - GV quan sát hỗ trợ HS - GV mời một số nhóm chia sẻ kết quả trước lớp - HS nghe GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương HS - GV tổ chức cho HS liên hệ thực tế - GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi nhóm kể được nhiều tên cây và con vật sắp xếp đúng vào nhóm. *Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét, tuyên dương ĐẠO ĐỨC: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Thứ bảy ngày 02 tháng 01 năm 2021 Buổi sáng Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 20
  21. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 TIẾNG VIỆT: TẬP VIẾT TUẦN 16 (2 TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Biết viết tổ hợp chữ ghi vần: oai, oay, oan, oăn, oat, oăt, oang, oăng oanh, oac, oăc, oach. - Biết viết từ ngữ: điện thoại, gió xoáy, ngoắc tay, khoác áo, sách toán, tóc xoăn, đoạt giải, chỗ ngoặt, áo choàng, con hoẵng, khoanh bánh, thu hoạch. - Thích luyện viết chữ đẹp. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: GV: - Bảng mẫu các chữ cái tiếng Việt viết thường. - Bộ thẻ các chữ kiểu in thường và viết thường, thẻ từ ngữ: oai, oay, oan, oăn, oat, oăt, oang, oăng oanh, oac, oăc, oach, điện thoại, gió xoáy, ngoắc tay, khoác áo, sách toán, tóc xoăn, đoạt giải, chỗ ngoặt, áo choàng, con hoẵng, khoanh bánh, thu hoạch. - Tranh ảnh: điện thoại, gió xoáy, ngoắc tay, khoác áo, sách toán, tóc xoăn, đoạt giải, chỗ ngoặt, áo choàng, con hoẵng, khoanh bánh, thu hoạch. HS: Tập viết 1-Tập 1. Bút mực. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG *HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HĐ1. Chơi trò Đọc truyện điện các vần. - Cả lớp: Nghe GV HD cách chơi: mỗi học sinh sẽ lên bạn giáo viên nhặt một thẻ rồi đọc vần hoặc từ trên thẻ đó. Sau đó đó đó là gắn thẻ từ lên bảng lớp cho đúng ô. - Nhóm: Từng nhóm HS thực hiện trò chơi theo HD của GV bằng các thẻ ghi vần. * HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ HĐ2: Nhận diện các tổ hợp chữ cái ghi vần - Cả lớp: Nghe GV đọc từng chữ và nhìn vào chữ GV chỉ rồi đọc: oai, oay, oan, oăn, oat, oăt, oang, oăng oanh, oac, oăc, oach, mỗi vần viết 1-2 lần. * HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP HĐ3: Viết chữ ghi vần. - Cả lớp: Nghe GV làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ ngữ: uc, ưc, ich, êch, ach, iêc, uôc, ươc, oa, oe(mỗi từ viết 2 lần). - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từng vần. Nghỉ giữa tiết * HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG *HĐ 4: Viết từ, từ ngữ. - Cả lớp: Nghe GV đọc từng từ ngữ và làm mẫu, hướng dẫn viết từng từ ngữ: điện thoại, gió xoáy, ngoắc tay, khoác áo, sách toán, tóc xoăn, đoạt giải, chỗ ngoặt, áo choàng, con hoẵng, khoanh bánh, thu hoạch. - Cá nhân: Thực hiện viết đúng từ ngữ - Cả lớp: Xem bài viết của các bạn và nghe GV nhận xét. Buổi chiều Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 21
  22. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 ÔL Toán: ÔN LUYỆN : ÔN TẬP 6 I.Mục tiêu: - Thành thạo cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 20. - Bài tập cần làm : BT 1,2 ( trang 76). HS nổi trội làm thêm BT3 ( trang 67) II. Chuẩn bị ĐDDH: GV: máy chiếu HS : VBT Toán Tập 1 III. Hoạt động dạy – học : 1.Khởi động: Hs chơi trò chơi " Ai nhanh ai đúng" GV cho sẵn các phép tính yêu cầu hs đặt tính: 17 - 2 15 + 3 19 - 6 18 + 1 18 - 5 HS nào thực hiện nhanh và đúng thì sẽ được thưởng Nhận xét , tuyên dương 2.Hoạt động luyện tập: - HS hoàn thành các bài tập 1,2( trang 76) +HS thực hiện đặt tính theo hàng dọc sao cho thẳng cột đơn vị với nhau,tính từ phải sang trái cộng hàng đơn vị , giữ nguyên 1 chục. +HS đọc bài toán rồi viết phép tính tương ứng, trả lời câu hỏi GV quan sát hỗ trợ hs còn hạn chế , giúp hs làm bài tốt hơn - Học sinh nổi trội làm được bài 3( trang 76) +HS tính những phép tính nào có kết quả lớn hơn 16 thì tô màu đỏ, phép tính nào bé hơn 14 là màu xanh Quan sát , hỗ trợ hs Nhận xét , tuyên dương 3. Hoạt động vận dụng - Thực hiện làm các bài sau : 17 - 7 + 2 = 12 + 3 - 5 = 9 + 10 - 7 = ÔL Tiếng Việt: LUYỆN ĐỌC CÁC VẦN oat, oăt I. Mục tiêu: *Kến thức: - Đọc đúng các oat, oăt, đọc trơn các tiếng, từ ngữ, câu, đoạn chứa các vần đã học. - Đọc và hiểu nghĩa của từ, câu, hiểu bài đọc dựa vào câu hỏi gợi ý. - Nối đúng vần với từ ngữ có tiếng chứa vần, chọn được từ thích hợp viết vào chỗ trống, đọc bài và tìm từ trong bài điền vào chỗ trống, đọc và viết theo câu *Phẩm chất; Rèn cho học sinh tính chăm chỉ, cẩn thận khi làm bài. *Năng lực: Hình thành ở học sinh năng lực ngôn ngữ, giao tiếp hợp tác. II. Đồ dùng dạy học: Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 22
  23. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - GV: Bảng phụ , màn hình tivi. - HS: VBT, SGK III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: A. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Hoạt động 1 : Khởi động - Chơi trò chơi Đi chợ. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hoạt động 1 : Luyện đọc a. Đọc tiếng, từ, câu. - HS đọc trơn các tiếng, từ , câu: đoạt, ngoặt, hoạt bát, dứt khoát, loắt choắt, nhọn hoắt, - GV sửa lỗi, giúp đỡ HS. b. Đọc hiểu - HS đọc bài: sóc nâu và thỏ trắng và trả lời câu hỏi theo yêu cầu . - Nghe giáo viên nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1 : Nối vần với từ ngữ có tiếng chứa vần. (VBT T79). -HS quan sát bảng phụ (màn hình). Đọc các vần và các từ ngữ đã cho: oat, oăt, hoạt bát, dứt khoát, loắt choắt, nhọn hoắt - HS nối vần với từ ngữ, giáo viên giúp đỡ học sinh. - Gọi học sinh trình bày trước lớp. Học sinh khác nhận xét bạn. GV nhận xét, tuyên dương, chốt kết quả đúng. Bài 2 : Chọn từ ngữ thích hợp viết vào chỗ trống. (VBT T79). - Nghe GV nêu yêu cầu. - HS đọc từ ngữ trên tranh: sinh hoạt, thoăn thoắt - HS quan sát tranh, chọn từ ngữ thích hợp viết vào chỗ trống. GV giúp đỡ HS . - Nghe GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3 : Đọc bài: Sóc nâu và thỏ trắng. Chọn từ ngữ trong bài điền vào chỗ trống trong câu.(VBT T79). - Nghe GV nêu yêu cầu. - HS đọc bài trước lớp. - HS chọn câu trả lời đúng, HS khác nhận xét. - Nghe GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài 4 : Đọc và viết (VBTT79). - Nghe GV nêu yêu cầu. - HS đọc trước lớp: Sóc nâu hoạt bát - HS viết vào vở - GV nhận xét. C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Chia sẻ với người thân những gì học được ở lớp - Nghe GV nhận xét tiết học. dặn dò HS chuẩn bị bài sau. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 23
  24. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 SHTT: SINH HOẠT LỚP: SỐNG NGĂN NẮP VỠ KỊCH “ĐỒ ĐẠC Ở ĐÂU” HAY “CHÚ BÉ KHÔNG GỌN GÀNG” I. MỤC TIÊU: HS chia sẻ cảm xúc sau tiết trải nghiệm trước, nhắc lại bí kíp “ Ba bước Nhớ đồ”; học sinh nhận biết được cảm xúc tích cực trong quá trình làm việc nhóm. II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG: Giáo viên chuẩn bị một vài món đồ: quần, áo, áo mũ, đôi tất, giày, cặp hoặc ba lô, đồng hồ báo thức( có thể mượn của học sinh). III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HĐ1. HĐ tổng kết tuần . *GV tổng kết nhận xét hoạt động trong tuần 16. - GV nhận xét về các nề nếp: Ưu điểm: + Các em đã dùy trì được sĩ số, đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ. + Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. + Trực nhật vệ sinh lớp học cũng như khu vực trường tốt. + Đã biết cách thực hiện ôn bài đầu giờ. + Thực hiện các HĐ trong giờ học nghiêm túc. Chữ viết đã dần ổn định. + Đã biết làm quen với HĐ sao nhi. + Biết mặc đủ ấm khi trời lạnh. Tồn tại: + Một số em tính tự học chưa cao, còn mất tập trung trong giờ học, chữ viết chưa đúng mẫu. - GV giáo dục HS phòng chống rác thải nhựa, không vút rác thải nhựa ra đường, hạn chế dùng rác thải nhựa như hộp sữa, hộp nước ngọt, bao bóng, - GV HD HS tìm hiểu ATGT: đi bộ về phía bên phải, ngồi trên xe mô tô, xe máy ngay ngắn, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. - GV tuyên truyền và HD cách phòng chống dịch Covid. - Nhắc nhở an toàn đuối nước mùa mưa lũ. - Nhắc nhở một số HS còn non cần cố gắng hơn. * GV nêu phương hướng tuần tới - Tổng kết các hoạt động tháng 12 với chủ đề Thi đua lập thành tích Chào mừng ngày Quân đội nhân dân VN 22/12. - Tích cực học và ôn luyện để chuẩn bị kiểm tra cuối học kì 1. - Các em duy trì được sĩ số hiện có. Thực hiện tốt các nề nếp ra vào lớp và nề nếp học tập. - Mặc đủ ấm khi thời tiết lạnh. - Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở. Thi đua DT-HT - Tích cực tham gia sinh hoạt sao, thực hiện đi bộ an toàn, giữ gìn vệ sinh răng miệng. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 24
  25. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 - Giáo dục HS kính trọng, yêu quý Bác Hồ, thương binh, bộ đội, những anh hùng liệt sĩ, người có công với cách mạng. HĐ2. Chia sẻ cảm xúc cá nhân sau trải nghiệm lần trước Học sinh chia sẻ cảm xúc tiết học trước với các bạn. HĐ3. HĐ nhóm Tập vở kịch “đồ đạc ở đâu?” Bản chất: Giáo viên hướng dẫn học sinh tập vở kịch “đồ đạc ở đâu đâu?” để chuẩn bị cho tiết sinh hoạt dưới cờ tuần sau. Mỗi tổ/đội cử một hoặc hai học sinh tham gia vở kịch. Dẫn dắt và tổ chức hoạt động: Phân vai nhân vật: - Người kể chuyện: giáo viên chính là người dẫn dắt câu chuyện, đồng thời hỗ trợ và gợi ý học sinh lời thoại theo cách ứng tác; - Cậu bé nhân vật chính; - Chiếc đồng hồ báo thức; - Áo; - Quần; - Hai chiếc tất; - Mũ; - Hai chiếc giày; - Balô hoặc cặp sách đi học Lưu ý: tùy lượng học sinh mà giáo viên có thể thêm hoặc bớt số lượng nhân vật. Diễn lại vở kịch với nguyên tắc: học sinh được quyền đưa ra lời thoại riêng của mình một cách sáng tạo, giáo viên chỉ gợi ý thêm hoặc bớt ý. (Không cần viết kịch bản ra giấy. Học sinh không cần thuộc lời thoại mà ứng tác tại chỗ một cách dễ dàng nhờ sự tương tác cùng người kể chuyện và nương theo lôgic mạch câu chuyện. Vì thế, lời thoại có thể thay đổi mỗi lần diễn). Giáo viên mời 1 học sinh lên thể hiện vai chính: nhân vật cậu bé An. Giáo viên dẫn chuuện: “Có một bạn nhỏ tên là An. An thích nhất là ngủ.( chỉ định một bạn lên diễn đang ngủ). Và buổi sáng, An sợ nhất là tiếng ( dừng lại để học sinh đoán) chuông đồng hồ.(Giáo viên vặn cho chuông reo). An thò tay ai nhét đồng hồ xuống gối( đóng hài hước gây cười). Chuông lại reo. An đành tỉnh dậy vươn vai(học sinh đóng theo lời kể của cô cô). Rồi mắt mãi mới mở ra được, nhìn lên đồng hồ, thấy đã sắp muộn rồi. An cuống cả lên đi tìm đồ đạc. An đi tìm quần không thấy, bèn hỏi. “ Quần của tôi đâu rồi?”( đề nghị học sinh nhắc lại: Quần của tôi đâu rồi? Chỉ định một bạn làm quần trả lời). Quần đang ở dưới gầm giường, vội kêu lên: Đây, tôi đây! Hôm qua anh vứt tôi xuống dưới gầm giường này! Huhu tối quá.”(đề nghị nhân vật nhắc lại. Cứ như thế đến các đồ vật khác, giáo viên giới thiệu đồ vật đang nằm ở đâu, đâu có học sinh tự nghĩ ra câu nói theo tinh thần trên) Đôi tất đồng thanh: “ Chúng tôi đây”, Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 25
  26. TuÇn 16 N¨m häc : 2020 -2021 Tất trái: “Tôi ở bệ cửa sổ!” Tất phải: “Còn tôi, anh vứt tôi dưới sàn lạnh lẽo này này.” - Mủ: chiều qua ném tôi lên nóc tủ sợ ngã quá”. Giày ba lô Giáo viên dẫn: Cuối cùng, có chuyện gì xảy ra với An? học sinh trả lời ).nhân vật An theo ý tưởng diễn tiếp theo cách của mình diễn tiếp theo cách của mình. kết quả là chạy cuống lên và đi học muộn. KL: Giáo viên cảm ơn các bạn diễn viên, đọc tên các diễn viên để cho học sinh cúi chào khán giả, nhắc to tên độii trải nghiệm để các đội cổ vũ cho thành viên đội mình. HĐ4. Tổng kết và vĩ thanh GV Phân công người dẫn chương trình cùng cô vào tiết sinh hoạt dưới cờ, nhắc lại các vai diễn và đề nghị cả lớp cùng hỗ trợ nhóm diễn khi cần. Giáo viên có thể thu âm lại đại học quay video quá trình tập kịch của học sinh, góp ý thêm để học sinh về luyện câu thoại của mình ở nhà, chuẩn bị cho buổi biểu diễn dưới cờ. Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ H­¬ng 26