Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần 30

docx 20 trang thienle22 7260
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cac_mon_lop_1_tuan_30.docx

Nội dung text: Giáo án các môn Lớp 1 - Tuần 30

  1. TUẦN 30: Thứ 2, ngày 1 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1 – 2: TIẾNG VIỆT Luật chính tả về viết hoa I. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: G II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Nhận ra phụ âm, nguyên âm * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Biết luật chính tả phải viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam + Biết viết hoa phiên âm tên địa lí nước ngoài +Biết viết hoa để tỏ sự tôn trọng Việc 2: Đọc * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ; biết ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy. + Đọc đúng tốc độ bài: Hai Bà Trưng + Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. Việc 3: Viết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng đúng chữ G hoa (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ). Viết đúng câu ứng dụng: Gần nhà xa ngõ + Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. + H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 3) Việc 4: Viết chính tả * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. 1
  2. - Tiêu chí đánh giá: + HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc . + Biết cách trình bày đoạn văn theo quy định; biết viết hoa tên riêng, sau dấu chấm. + Nghe viết đúng chính tả 1 đoạn trong bài: Hai Bà Trưng + Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. III. Hoạt động ứng dụng: Cùng bạn đọc thuộc lòng bài “ Hai Bà Trưng”. ___ Tiết 4: TOÁN Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ) I. Mục tiêu: - Nắm được cách trừ số có hai chữ số. - Biết đặt tính và làm tính trừ (không nhớ) số có hai chữ số dạng 65 – 30, 36 – 4 (BT1; BT2 ; BT3 trang 159) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Đồ dùng dạy học: BĐDT; Tranh ảnh, bảng phụ; phiếu bài tập 2 III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính trừ: 65 – 30 - GV hướng dẫn học sinh thao tác trên que tính: lấy 65 que tính, bớt đi 30 que tính. - GV hướng dẫn học sinh tách các bó que tính với nhau và các que rời với nhau. - GV hỏi: + Còn lại bao nhiêu que tính? (35 que tính) + Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính, thực hiện phép tính gì? (phép trừ) - GV hướng dẫn học sinh thực hiện phép tính trừ: 65 – 30 - Học sinh thực hiện vào bảng con. - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Hướng dẫn cách thực hiện phép tính 36 - 4 - Học sinh thao tác trên que tính. - GV hướng dẫn học sinh thực hiện đặt tính. - HS quan sát, thực hiện vào bảng con. - GV quan sát, giúp đỡ. 4. Hoạt động thực hành: 2
  3. Bài 1: Tính. - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - GV hướng dẫn học sinh thực hiện ( lưu ý: viết các số thẳng cột). - Học sinh thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Đúng ghi đ, sai ghi s - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Thực hiện nhóm đôi trên phiếu bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Tính nhẩm - GV hướng dẫn học sinh thực hiện tính nhẩm nhanh. - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài. - Cùng chia sẻ với bạn kết quả. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Học sinh nắm được cách thực hiện phép trừ trong phạm vi 100 (không nhớ) + Thực hiện được tính nhẩm phép trừ. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân kết quả học tập của mình. ___ Buổi chiều Tiết 1: ÔN LUYỆN TOÁN Phép trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ) I.Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về đặt tính và thực hiện phép trừ trong phạm vi 100; giải toán có lời văn. - Giáo dục học sinh tính nhanh nhẹn, chính xác. II. Hoạt động dạy học: Bài 1: Tính - Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Cùng chia sẻ kết quả bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Tính nhẩm 3
  4. - Học sinh nêu yêu cầu bài toán. - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Cùng chia sẻ bài giải, nhận xét bài nhau. Bài 3: Giải bài toán - Yêu cầu học sinh đọc sinh đọc bài toán. - Tóm tắt và giải bài toán. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Điền số thích hợp vào ô trống: - Hướng dẫn học sinh thực hiện. - Thống nhất kết quả, nhận xét. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, thực hành , vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Tiêu chí đánh giá: + Biết đặt tính trừ không nhớ trong phạm vi 100; giải bài toán có lời văn. + Điền được số thích hợp vào ô trống. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân kết quả học tập trên lớp. ___ Tiết 2- 3: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Luật chính tả về viết hoa I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh nắm được luật chính tra về viết hoa. - Đọc và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài: Trời mưa (trang 16). - Ham học, yêu thích môn Tiếng Việt. II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Em luyện đọc - GV tổ chức cho học sinh đọc bài: “ Trời mưa ” trong sách BTTHTV. - GV hướng dẫn đọc theo quy trình. - Học sinh đọc cá nhân, nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Phát âm to, rõ ràng, đọc đúng các câu có trong bài, đọc đúng tốc độ. 4
  5. Việc 2: Em tìm hiểu bài Học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Nối cột A với cột B cho phù hợp. Câu 2: Khi trời mưa, mọi sự vật ra sao? Em nối cho phù hợp. Câu 3: Theo em, vì sao trời mưa, con bò tỏ vẻ thích thú? GV quan sát, hướng dẫn. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Trả lời được các câu hỏi của bài “ Trời mưa” III. Hoạt động ứng dụng: - Đọc thuộc lòng bài thơ “ Trời mưa” cho người thân nghe. ___ Thứ 3, ngày 2 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1- 2: TIẾNG VIỆT Mối liên hệ giữa các vần I. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: Gh II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Phân biệt âm – chữ * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Kể được các kiểu vần đã học. + Biết làm tròn môi âm a – oa + Biết làm tròn môi vần an – oan. Việc 2: Đọc * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Đọc to, ngắt hơi đúng nhịp thơ, diễn cảm bài: Ò ó o + Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. Việc 3: Viết * Đánh giá: 5
  6. - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng đúng chữ Gh hoa (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ). Viết đúng câu ứng dụng: Ghi lòng tạc dạ + Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. + H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 3) Việc 4: Viết chính tả * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc . + Biết trình bày thể thơ tự do + Nghe viết đúng chính tả một đoạn trong bài ( đoạn 1): Ò ó o + Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. III. Hoạt động ứng dụng: Cùng bạn luyện đọc thuộc bài “Ò ó o”. ___ Tiết 4: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố về đặt tính và thực hiện phép trừ không nhớ trong phạm vi 100. - Biết đặt tính, làm tính trừ, tính nhẩm các số trong phạm vi 100 (không nhớ) (BT1; BT2; BT3; BT5 trang 156) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Đồ dùng dạy học: Bộ đồ dùng Toán; phiếu bài tập 5. III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Đặt tính rồi tính - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập. ( lưu ý: viết các số thẳng cột). - Học sinh thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Nhận xét, tuyên dương. 6
  7. Bài 2: Tính nhẩm - Học sinh đọc yêu cầu bài toán - Thực hiện bài tập theo nhóm đôi; đổi vở nhận xét nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 3: >, <, = - GV yêu cầu học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập. - Thực hiện so sánh các số. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 5: Nối (theo mẫu) - GV hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập. - Thực hiện bài tập trên phiếu. - Thống nhất kết quả, chia sẻ cùng nhau. - GV nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Thực hiện đặt tính và tính nhẩm phép trừ trong phạm vi 100. + Thực hiện được so sánh các số. III. Hoạt động ứng dụng: Chia sẻ cùng bạn kết quả học tập của mình. ___ Thứ 4, ngày 3 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1: TOÁN Các ngày trong tuần lễ I. Mục tiêu: - Bước đầu làm quen với các ssơn vị đo thời gian: ngày và tuần lễ. - Biết tuần lễ có 7 ngày, biết tên các ngày trong tuần; biết đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch bóc hằng ngày (BT1; BT2; BT3 trang 161) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Ai nhanh ai đúng. 2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học. 3. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1: Giới thiệu quyển lịch bóc hằng ngày. 7
  8. - GV hướng dẫn học sinh quan sát vào quyển lịch. - Học sinh quan sát tờ lịch. - GV hỏi: + Hôm nay là thứ mấy? - Học sinh quan sát tờ lịch, cùng nhau hỏi và trả lời về các ngày. - GV nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Giới thiệu về tuần lễ. - GV hướng dẫn học sinh đọc tờ lịch. - Giới thiệu tên các ngày trong tuần: chủ nhật, thứ hai, thứ bảy. - Học sinh nối tiếp nhau đọc tên các ngày. - GV kết luận: Một tuần lễ có 7 ngày. Hoạt động 3: Giới thiệu về ngày trong tháng. - Yêu cầu học sinh quan sát tờ lịch. - GV giới thiệu các ngyà trong tháng. - Thảo luận nhóm hỏi đáp về các ngày trong tháng. 4. Hoạt động thực hành: Bài 1: Trong một tuần lễ: - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Chia sẻ với bạn về kết quả bài tập. - GV quan sát, nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - GV hướng dẫn học sinh thực hiện theo nhóm đôi - Thực hiện nhóm đôi: đọc tờ lịch ngày và trả lời các câu hỏi. - Thống nhất kết quả, chia sẻ cùng nhau. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Đọc thời khóa biểu lóp em. - GV yêu cầu học sinh đọc thời khóa biểu. - Nối tiếp nhau đọc. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Biết được các ngày trong một tuần lễ; biết đọc trên tờ lịch. +Đọc được thời khóa biểu của lóp mình. III. Hoạt động ứng dụng: Đọc thứ, ngày, tháng trên tờ lịch ngày hôm nay cho người thân nghe. 8
  9. Tiết 3 - 4: TIẾNG VIỆT Viết đúng chính tả I. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: Gi II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Các loại vần * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Nắm chắc luật chính tả theo âm + Một âm có thể ghi bằng 1 chữ : a - a + Một âm có thể ghi bằng 2 chữ : ng - ng, ngh + Nắm chắc luật chính tả theo nghĩa. Việc 2: Đọc * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ; biết ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy. + Đọc đúng tốc độ bài: Người ăn xin + Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. Việc 3: Viết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng đúng chữ Gi hoa (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ). Viết đúng câu ứng dụng: Giàu nứt đổ vách + Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. + H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 3) Việc 4: Viết chính tả * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc . 9
  10. + Biết cách trình bày một đoạn văn trong bài: Người ăn xin + Nghe viết đúng chính tả bài: Người ăn xin + Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. III. Hoạt động ứng dụng: Đọc thật diễn cảm bài “ Người ăn xin” cho người thân nghe. ___ Thứ 5, ngày 4 tháng 4 năm 2019 Buổi sáng Tiết 1 -2: TIẾNG VIỆT Viết đúng chính tả âm đầu tr/ch I. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: H II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Luật chính tả về phiên âm * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Biết đọc phân biệt đúng âm đầu tr/ ch + Tìm và viết được các tiếng chứa âm đầu tr/ ch + Nắm chắc và viết được đúng chính tả phiên âm người nước ngoài Việc 2: Đọc * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Đọc từ tròn rõ, đúng âm, đúng tiếng, đúng từ; biết ngắt nghỉ hơi ở dấu chấm, dấu phẩy. + Đọc đúng tốc độ bài: Con bù nhìn + Trả lời được câu hỏi về nội dung bài. Việc 3: Viết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng đúng chữ H hoa (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ). Viết đúng câu ứng dụng: Há miệng chờ sung 10
  11. + Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. + H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 3) Việc 4: Viết chính tả * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc . + Nghe viết đúng một đoạn trong bài: Con bù nhìn + Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. III. Hoạt động ứng dụng: Cùng bạn luyện đọc bài “ Con bù nhìn ” ___ Tiết 4: TOÁN Cộng, trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ) I. Mục tiêu: - Củng cố về làm tính cộng và tính trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ) - Rèn kỹ năng tính nhẩm; nhận biết được mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; vận dụng để giải toán có lời văn (BT1; BT2 ; BT3; BT4 trang 162) - Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học. II. Đồ dùng dạy học: BĐDT; Tranh ảnh, bảng phụ; phiếu bài tập 2 III. Hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Trò chơi: Đố bạn 2. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học. 3. Hoạt động thực hành: Bài 1: Tính nhẩm - Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu học sinh thực hiện. - Học sinh thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Đặt tính rồi tính - Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Cùng chia sẻ với bạn kết quả bài làm. - GV nhận xét, kết luận: Mối liên hệ giữa phép tính cộng và phép tính trừ. Bài 3: Giải bài toán. - Yêu cầu học sinh đọc bài toán. 11
  12. - Học sinh tóm tắt; giải bài toán vào vở. - Cùng chia sẻ bài toán. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 4: Giải bài toán. - Yêu cầu học sinh đọc bài toán. - Học sinh tóm tắt; giải bài toán vào vở. - GV nhận xét, tuyên dương * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Học sinh nắm được cách thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 100 (không nhớ, biết tính nhẩm. + Giải bài toán có lời văn . III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với bạn cách tính nhẩm nhanh mà em biết. ___ Buổi chiều Tiết 1: ÔN LUYỆN TOÁN Cộng, trừ trong phạm vi 100 (trừ không nhớ) I.Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ trong phạm vi 100; giải toán có lời văn. - Giáo dục học sinh tính nhanh nhẹn, chính xác. II. Hoạt động dạy học: Bài 1: Tính nhẩm - Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Cùng chia sẻ kết quả bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương. Bài 2: Đặt tính rồi tính - Học sinh nêu yêu cầu bài toán. - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập. - Cùng chia sẻ bài giải, nhận xét bài nhau. Bài 3: Giải bài toán - Yêu cầu học sinh đọc sinh đọc bài toán. - Tóm tắt và giải bài toán. - Nhận xét, tuyên dương. 12
  13. Bài 4: Gi ải bài toán: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán. - Thực hiện tóm tắt giải bài toán. - Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi (b). - Thống nhất kết quả, nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát, thực hành , vấn đáp, viết - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, trình bày miệng - Tiêu chí đánh giá: + Biết đặt tính cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 100; giải bài toán có lời văn. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với người thân kết quả học tập trên lớp. ___ Tiết 2: ÔN LUYỆN TOÁN Cộng, trừ các số trong phạm vi 100 (không nhớ) I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh về thực hiện cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100; giải bài toán có lời văn. - Thực hiện hoàn thành các bài tập ( 1, 2, 3,4 ) trong vở ôn luyện. - Học sinh ham học hỏi, yêu thích môn học. II. Hoạt động dạy học: GV yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập: 1, 2, 3, 4 (trang 62, 63) trong vở em tự ôn luyệnToán. Bài 1: Em và bạn cùng làm bài: - Học sinh thực hiện nhóm đôi thực hiện cộng, trừ. - Chia sẻ, nhận xét bài nhau. - GV quan sát, nhận xét. Bài 2: Em đọc, bạn ghi - Thực hiện cộng, trừ nhẩm - Cùng chia sẻ kết quả. - GV quan sát, nhận xét. Bài 3: Em nêu dấu -Thực hiện nhóm đôi điền dấu thích hợp. - Cùng thống nhất kết quả bài làm. - GV nhận xét, tuyên dương. 13
  14. Bài 4: Em và bạn đọc bài toán - Cùng đọc bài toán, tóm tắt và giải bài toán. - Đổi vở nhận xét bài nhau. - GV nhận xét. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Cộng, trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. + Giải và trình bày được bài toán có lời văn. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ với bạn kết quả bài tập của mình. ___ Tiết 3: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Viết đúng chính tả âm đầu tr/ch I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh nắm được cách viết đúng chính tả âm đầu tr /ch - Đọc và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài: Chú dế sau lò sưởi. - Ham học, yêu thích môn Tiếng Việt. II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Em luyện đọc - GV tổ chức cho học sinh đọc bài: “Chú dế sau lò sưởi” trong sách BTTHTV. - GV hướng dẫn đọc theo quy trình. - Học sinh đọc cá nhân, nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Phát âm to, rõ ràng, đọc đúng các câu có trong bài, đọc đúng tốc độ. Việc 2: Em tìm hiểu bài Học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Khi đang ngủ trên ghế bành, cậu bé Mô – da đã nghe thấy gì ? Câu 2: Mô – da ước mình trở thành ai? GV quan sát, hướng dẫn. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. 14
  15. - Tiêu chí đánh giá: Trả lời được các câu hỏi của bài “ Chú dế sau lò sưởi” III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cùng bạn điều mình muốn làm khi sau này lớn lên. ___ Thứ 6, ngày 5 tháng 4 năm 2018 Buổi sáng Tiết 1- 2: TIẾNG VIỆT Đọc I. Đồ dùng dạy học: Chữ hoa mẫu: I II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Luật chính tả về phiên âm * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Biết tách tiếng thanh ngang ra 2 phần : phần đầu , phần vần + Nếu chưa đọc được vần thì dùng tiếp phương pháp tách đôi vần, đọc tròn được tiếng Việc 2: Đọc * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Đọc theo nhịp 2/2 trong bài đồng dao. + Tìm được những cặp tiếng ăn vần với nhau trong bài đồng dao Việc 3: Viết * Đánh giá: - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, trình bày bằng miệng - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng đúng chữ I hoa (cỡ nhỡ, cỡ nhỏ). Viết đúng câu ứng dụng: Im hơi lặng tiếng + Biết nối nét, khoảng cách giữa các con chữ, các chữ đều, đẹp. + H viết đúng mẫu, trình bày cẩn thận. ( Viết vở Em tập viết – Tập 3) Việc 4: Viết chính tả * Đánh giá: 15
  16. - Phương pháp: Quan sát,vấn đáp, luyện tập thực hành. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + HS nghe đúng tiếng, từ GV đọc . + Nghe viết đúng một khổ thơ trông bài: Con công nó múa + Viết nắn nót, cẩn thận, đúng tốc độ,trình bày đẹp. III. Hoạt động ứng dụng: Cùng bạn luyện đọc thuộc lòng bài “Con công nó múa” ___ Tiết 4: ÔN LUYỆN TIẾNG VIỆT Đọc I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc nhanh cho học sinh. - Đọc và trả lời được các câu hỏi về nội dung bài: Ông Trạng Nồi - Ham học, yêu thích môn Tiếng Việt. II. Hoạt động dạy học: Việc 1: Em luyện đọc - GV tổ chức cho học sinh đọc bài: “Ông Trạng Nồi” trong sách BTTHTV. - GV hướng dẫn đọc theo quy trình. - Học sinh đọc cá nhân, nhóm. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Phát âm to, rõ ràng, đọc đúng các câu có trong bài, đọc đúng tốc độ. Việc 2: Em tìm hiểu bài - GV hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi. - Thực hiện trả lời các câu hỏi - GV quan sát, hướng dẫn. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, vấn đáp, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, nhận xét bằng lời. - Tiêu chí đánh giá: Trả lời được các câu hỏi của bài “Ông Trạng Nồi” III. Hoạt động ứng dụng: - Kể cho người thân nghe câu chuyện: Ông Trạng Nồi 16
  17. Buổi chiều Tiết1: BD TIẾNG VIỆT Luyện viết I.Mục tiêu: - Rèn cho học sinh viết đúng độ cao, độ rộng; viết đúng luật chính tả. - Có kĩ năng luyện viết đúng, đều, đẹp. - Có tính cẩn thận, yêu thích môn Tiếng Việt. II. Hoạt động dạy học: GV đọc đoạn 1 bài: Con bù nhìn. Học sinh lắng nghe. GV đọc bài cho học sinh viết. Thực hiện viết theo quy trình. Nhận xét, sửa lỗi chính tả. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Viết đúng độ cao, độ rộng của con chữ, viết đúng chính tả. + Biết trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát. + Viết đều, đẹp, trình bày sạch sẽ. III. Hoạt động ứng dụng: - Nhờ bố (mẹ) đọc đoạn 2 bài “ Con bù nhìn ” nghe và viết lại. ___ Tiết 2: BD TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố cho học sinh biết được tuần lễ có 7 ngày, tên các ngày trong tuần; đọc được thứ, ngày, tháng trong tuần. - Thực hiện hoàn thành các bài tập (5, 6, 7, 8) trong vở ôn luyện. - Học sinh ham học hỏi, yêu thích môn học. II. Hoạt động dạy học: GV yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập: 5, 6, 7, 8 (trang 63, 64) trong vở em tự ôn luyện Toán. Bài 5: Viết tiếp vào chỗ chấm - Hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi. - Thực hiện cá nhân viết tiếp vào chỗ chấm. - GV nhận xét, tuyên dương. 17
  18. Bài 6: Viết tiếp vào chỗ chấm - GV yêu cầu học sinh thực hiện bài tập theo nhóm đôi. - Thực hiện theo nhóm đôi, hoàn thành bài tập. - Cùng chia sẻ, nhận xét. - GV quan sát, nhận xét. Bài 7: Nếu chủ nhật là ngày - Thực hiện cá nhân hoàn thành bài tập - Thống nhất cùng bạn kết quả. - GV nhận xét bài nhau. Bài 8: Cho các số 42; 78; 36 và các dấu +, -, =. Hãy viết . - Hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập. - Thực hiện bài tập. - GV nhận xét, tuyên dương. * Đánh giá: - Phương pháp: Viết, thực hành luyện tập. - Kĩ thuật: Nhận xét bằng lời, viết nhận xét. - Tiêu chí đánh giá: + Biết được số ngày trong 1 tuần lễ. + Viết được phép tính thích hợp. III. Hoạt động ứng dụng: - Chia sẻ cùng người thân kết quả học tập. ___ Tiết 3: SINH HOẠT TUẦN 30 I. Mục tiêu: - Nắm được tình hình lớp trong tuần qua. - Biết được kế hoạch tuần 31 - Sinh hoạt, vui chơi II. Nội dung: Khởi động: Hát. 1. Đánh giá tình hình tuần qua: * Ưu điểm: - Duy trì sĩ số học sinh trên từng buổi học: 24/ 24 em. - Đảm bảo vệ sinh trường lớp. - Có ý thức trong học tập: Gia Nghĩa, Thanh Bình - Biết giúp đỡ bạn trong học tập. - Tham gia làm vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo. * Tồn tại: 18
  19. - Một số bạn còn vắng học do ốm đau: Kiều Oanh. - Một số bạn còn chưa chú ý học bài: Bảo, Quỳnh - Còn chưa làm bài tập ở nhà. 2. Nhiệm vụ tuần tới: - Duy trì sĩ số, đi học đúng giờ. - Dạy học hoàn thành chương trình tuần 31. - Học và chuẩn bị bài chu đáo. - Tăng cường rèn đọc, rèn viết. - Tiếp tục xây dựng đôi bạn cùng tiến. - Thực hiện tốt các kĩ năng: chào hỏi, lễ phép; thực hiện tốt ATGT. - Các hoạt động khác thực hiện theo lịch trường. 3. Hoạt động tập thể: - Tổ chức cho HS hát tập thể, chơi trò chơi. - Tham gia HĐNGLL đầy đủ. - Nhổ cỏ chăm sóc bồn hoa cây cảnh. ___ Ký duyệt giáo án ngày 01 tháng 4 năm 2019 P.Hiệu Trưởng Trần Thị Mỹ Dạ 19