Giáo án Tự nhiên xã hội + Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 29

doc 6 trang thienle22 3020
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tự nhiên xã hội + Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tu_nhien_xa_hoi_dao_duc_lop_1_2_tuan_29.doc

Nội dung text: Giáo án Tự nhiên xã hội + Đạo đức lớp 1, 2 - Tuần 29

  1. TUẦN 29 TNXH 1: ÔN TẬP: TỰ NHIÊN I. Mục tiêu - Hệ thống lại những kiến thức đã học về tự nhiên. - Quan sát, đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về cảnh quan tự nhiên ở khu vực xung quanh trường. - Yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy - học - Tranh ảnh. - Vở bài tập TNXH 1. III. Các hoạt động dạy – học A. Khởi động - Lớp trưởng tổ chức cho các bạn hát bài “Bài Bống bống bang bang”. - Gv cho HS nhắc lại những chủ đề đã được học trong học kì 1. Sau đó, GV nhấn mạnh về chủ đề tự nhiên. - Lắng nghe GV giới thiệu bài. B. Hoạt động thực hành 1. Hoạt động 1: Quan sát thời tiết * Hoạt động cá nhân: - Cho HS đứng vòng tròn ở ngoài sân và quan sát thời tiết, hỏi đáp: + Bầu trời hôm nay màu gì? + Có mây không, mây màu gì? + Bạn có cảm thấy gió đang thổi không? Gió nhẹ hay gió mạnh? + Thời tiết hôm nay nóng hay rét?
  2. . - GV quan sát, hướng dẫn. * Hoạt động cả lớp: - Mời một số nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. - Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Lắng nghe GV nhận xét, kết luận. 2. Hoạt động 2: Quan sát cây cối (các con vật nếu có) ở khu vực xung quanh trường * Hoạt động cả lớp: - GV dẫn HS quan sát vườn trường hoặc đến những nơi có cây cối, con vật. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng + Phát cho mỗi nhóm 1 bảng phụ. + Yêu cầu các nhóm thảo luận, liệt kê nhanh các cây cối, con vật quan sát được. - GV quan sát, tổng kết trò chơi. - Lắng nghe GV nhận xét. C. Hoạt động ứng dụng. - Hôm nay chúng ta đã học bài gì? - Chia sẻ bài học với người thân.
  3. TNXH 2: BẦU TRỜI BAN NGÀY VÀ BAN ĐÊM I.Mục tiêu .  Nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm  Nêu được một số đặc điểm của Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao và vai trò của Mặt Trời đồi với sự sống trên Trái Đất.  Nói được tên bốn phương chính và biết tìm phương hướng của mặt trời  Biết được thời tiết để bảo vệ sức khỏe cho bản thân. II.Đồ dùng dạy học Sách hướng dẫn học Tự nhiên và xã hội 2. Phiếu học tập, một số tranh ảnh về bầu trời ban ngày và ban đêm. III.Hoạt động dạy học chủ yếu A.Khởi động: - Chủ tịch Hội đồng tự quản hoặc Trưởng ban văn nghệ cho cả lớp hát 1 bài như “Em yêu trường em” hoặc “Đi học”, - Giáo viên nhận xét. B. Hoạt động dạy học - Giáo viên giới thiệu bài mới, ghi tên bài học lên bảng - Đại diện 1 bạn lấy tài liệu cho các thành viên. 1. Hoạt động 1 - GV phân chia nhiệm vụ cho các em tìm hiểu bài theo cá nhân, liên hệ thực tế rồi lần lượt hỏi và trả lời câu hỏi. + Vào ban ngày, em có thể nhìn thấy gì trên bầu trời? ( Mặt Trời, mây, ) + Vào ban đêm, em có thể nhìn thấy gì trên bầu trời? (Mặt Trăng, mây, sao, ) - Sau khi các bạn thực hiện xong sẽ gọi một số em dại diện lên trình bày trước lớp, - Gọi một số bạn nhận xét. * Đánh giá: -Tiêu chí: - Nhận biết sự thay đổi của bầu trời PP: Quan sát, vấn đáp KT:Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời 2. Hoạt động 2 - GV yêu cầu các em quan sát các hình 3 sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi: + Mặt Trời có hình dạng và màu sắc như thế nào? ( Hình tròn, màu đỏ). + Mặt Trời ở gần hay xa Trái Đất? ( Xa Trái Đất).
  4. + Mặt Trời có tác dụng gì với cuộc sống của chúng ta? ( Chiếu sáng và sưởi ấm cho Trái Đất). + Mặt Trời mọc vào lúc nào và lặn vào lúc nào? ( Mọc vào buổi sáng và lặn vào buổi chiều) - Sau khi các em tìm hiểu xong, đại diện một số em trả lời kết quả cho cả lớp. - GV đánh giá nhận xét -Tiêu chí: - Nhận biết hình dạng – vị trí Mặt Trời trong ngày. Tác dụng của Mặt Trời với đời sống con người – thiên nhiên. PP: Nhận xét, đánh giá – quan sát, vấn đáp KT:Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. 3. Hoạt động 3 - GV gọi 1 vài bạn đọc đoạn văn. Sau khi cả lớp đã được nghe và đọc thì CTHĐTQ hỏi các thành viên: + Kể tên 4 phương hướng chính. ( Đông, Tây, Nam, Bắc). + Mặt Trời mọc ở phương nào và lặn ở phương nào? ( Mọc phía Đông, lặn phía Tây). + Nêu cách tìm phương hướng Mặt Trời. ( 2 tay dang ngang, nếu trước mặt nhìn về hướng Đông thì sau lưng là hướng Tây, tay phải là hướng Nam, tay trái là hướng Bắc, .). - Sau khi các bạn đều được trả lời, một số bạn đại diện trả lời trước lớp . - GV chốt lại câu trả lời – nhận xét. -Tiêu chí: - Biết được các phương hướng chính. Xác định vị trí chính xác. PP: Nhận xét, đánh giá – quan sát, vấn đáp KT:Ghi chép ngắn, trình bày miệng, nhận xét bằng lời. C. Hoạt động ứng dụng. - Giáo viên chốt lại kiến thức ở tiết học, yêu cầu học sinh liên hệ thực tế sau đó nói với các bạn về cách tìm phương hướng của mình.
  5. ĐẠO ĐỨC 2: BIẾT GIỮ AN TOÀN CHO BẢN THÂN I.MỤC TIÊU: - HS hiểu giữ an toàn cho bản thân trên đường đi học, ở nhà, ở trường, - Kĩ năng ứng phó, xử lí các tình huống để giữ an toàn cho bản thân. - Tích cực học tập, yêu thích môn học. - Vận dụng trong cuộc sống hằng ngày, II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách GDĐP III.HOẠT ĐỘNG HỌC: A HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Khởi động: TBVN cho cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết HS nhận xét 2.Hình thành kiến thức: - Giới thiệu bài- ghi đề bài. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH : Bài 4 : Quan sát để đảm bảo an toàn cho bản thân ; - HS đọc YC - GV điều hành các bạn quan sát tranh trao đổi về nội dung từng tranh. - GV tổ chức cho các bạn chia sẻ trước lớp . - GV t/c cho các em nhận xét, chốt Gv khen cá nhân, các bạn có khả năng quan sát và xử lí tốt. Tiêu chí đánh giá:: HS biết quan sát trên đường đi học, ở nhà, biết mà tránh để giữ an toàn cho bản thân. - Trao đổi, chia sẻ tích cực Phương pháp: Quan sát, Vấn đáp, viết Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời, trình bày miệng, tôn vinh học tập Bài 5: Những điều cần tránh khi đi học, : HS đọc YC - HS quan sát các bức tranh, trao đổi về nội dung các tranh và xác định tình huống sắp xảy ra để mà phòng tránh.
  6. - HS chia sẻ trước lớp. - GV cho HS nhận xét, kết luận: tuyên dương cá nhân, mhóm có cách xử lí tốt để giữ an toàn cho bản thân Tiêu chí đánh giá: HS biết những diều cần tránh khi đi học, - Tích cực trao đổi, chia sẻ. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời.tôn vinh học tập Bài 6: Ứng phó với những tình huống khẩn cấp: HS đọc YC, đọc tình huống - HS trao đổi về những việc cần làm để ứng phó các tình huống đó. - HS trình bày các cách ứng phó. - các bạn khác trao đổi, bổ sung ý kiến. - GV cho HS nhận xét, kết luận: tuyên dương cá nhân, các bạn đã có cách ứng phó cần thiết, kịp thời Tiêu chí đánh giá: HS biết những việc cần làm để ứng phó với các tình huống khẩn cấp để giữ được an toàn cho bản thân,. - Tích cực trao đổi, chia sẻ. Phương pháp: Quan sát, vấn đáp, viết Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, Nhận xét bằng lời.tôn vinh học tập C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: - Chia sẻ với người thân về việc giữ an toàn cho bản thân