Đề thi thử đợt 1 môn Lịch sử 9 (Mã đề 130)

doc 4 trang thienle22 5300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử đợt 1 môn Lịch sử 9 (Mã đề 130)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_dot_1_mon_lich_su_9_ma_de_130.doc

Nội dung text: Đề thi thử đợt 1 môn Lịch sử 9 (Mã đề 130)

  1. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM ĐỀ THI THỬ ĐỢT 1 – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN LỊCH SỬ 9 Thời gian làm bài : 60 Phút; (Đề có 40 câu) Khảo sát: 9/4/2019 (Đề có 4 trang) Họ tên : Số báo danh : Mã đề 130 Câu 1: Trận đánh mở màn chiến dịch Biên giới của quân ta diễn ra ở: A. Lạng Sơn B. Đông Khê C. Thất Khê D. Cao Bằng Câu 2: Dựa vào đâu thực dân Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-Xxi-nhi? A. Pháp bị thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950. B. Sự viện trợ của Mĩ. C. Nền kinh tế Pháp phát triển mạnh. D. Viện trợ của các nước tư bản khác Câu 3: Tổ chức tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là: A. Việt Nam Cứu quốc quân. B. Việt Nam Giải phóng quân. C. Quân đội quốc gia Việt Nam. D. Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân. Câu 4: Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận: A. Quyền được hưởng độc lập, tự do của nhân dân các nước Đông Dương. B. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do. C. Các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương. D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời. Câu 5: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong hội nghị thành lậpĐảng (3/2/1930) là gì? A. Truyền bá tư tưởng Mác - Lê nin vào Việt Nam B. Thống nhất các tổ chức cộng sản, soạn thảo cương lĩnhchính trị của Đảng. C. Thông qua cương lĩnh chính trị. D. Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng cộng sảnViệt Nam. Câu 6: Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 của nhân dân ta nhằm mục đích gì? A. Tập trung lực lượng cho toàn quốc kháng chiến. B. Giam chân địch ở nông thôn, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. C. Giam chân địch ở đô thị, chuẩn bị kháng chiến lâu dài. D. Tiến hành tổng lực giành thế chủ động chiến lược trênchiến trường. Câu 7: Nhạc sĩ nào là tác giả của bài Tiến quân ca? A. Đô Nhuận. B. Văn Cao. C. Nam Cao. D. An Thuyên. Câu 8: Chiến địch tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ViệtNam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là chiến dịch nào? A. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. B. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. C. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. D. Chiến dịch Thượng Lào năm 1954. Câu 9: Mục đích của Pháp - Mĩ trong việc thực hiện kế hoạch Na-va là: A. Buộc ta phải kí Hiệp định có lợi cho chúng. B. Khóa chặt biên giới Việt - Trung và cô lập căn cứ địa Việt Bắc C. Xây dựng lực lượng, bình định vùng tạm chiếm. D. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong vòng 18 tháng sẽ “kết thúc chiến tranh trong danh dự”. Câu 10: Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, nhân dân ta được thực hiện quyền công dân thông qua sự kiện nào dưới đây? A. Ngày 6/1/1946, hơn 90% dân số trong cả nước đi bầu cử Ủy ban nhân dân các cấp. B. Ngày 6/1/1946, hơn 90% dân số trong cả nước đi bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp C. Ngày 6/1/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bầu cử Quốc hội. D. Ngày 6/1/1946, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên. Câu 11: Nét nổi bật nhất về tình hình ở Việt Nam sau khi Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Trang 1/4
  2. Dương là A. hai miền không thể tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước B. đất nước bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị -xã hội khác nhau. C. miền Bắc được hòa bình và đi lên chủ nghĩa xã hội. D. quân Pháp đã rút khỏi miền Bắc Câu 12: Chiến thắng được đánh dấu như “mốc son bằng vàng của lịch sử dân tộc” A. Cuộc chiến đấu ở các đo thị phía Bắc vĩ tuyến 16 ( 1946- 1947) B. Chiến thắng Việt Bắc- thu đông 1946 - 1947 C. Chiến thắng điện biên phủ 1954 D. Chiến thắng Biên Giới Thu - đông 1950 Câu 13: Trong cao trào kháng Nhật cứu nước, khẩu hiệu nào sau đây đã đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân A. “giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công B. “cách mạng ruộng đất”. C. “tự do, dần chủ, cơm áo và hòa bình”. D. “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”. Câu 14: Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của A. Hồ Chí Minh. B. Võ Nguyên Giáp. C. Phạm Văn Đồng. D. Văn Tiến Dũng. Câu 15: Tổ chức cách mạng nào được coi là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam? A. An Nam Cộng sản đảng B. Đông Dương Cộng sản Đảng C. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn Câu 16: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? A. Có hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân. B. Tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương và sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với một đường lối chính trị, quân sự, kháng chiến đúng đắn, sáng tạo. D. Truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc Câu 17: Hành động khiêu khích trắng trợn nhất của thực dân Pháp sau Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) là: A. khiêu khích, tiễn công ở Hải Phòng, Lạng Sơn. B. gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội C. tiến công các vùng tự do ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. D. gây những cuộc xung đột vũ trang ở Hà Nội. Câu 18: Để thực hiện kế hoạch Na-va Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn A. 84 tiểu đoàn B. 86 tiểu đoàn C. 44 tiểu đoàn D. 80 tiểu đoàn Câu 19: Đêm ngày 19/12/1946 ở Hà Nội đã diễn ra sự kiện gì? A. Hội nghị bất thường Ban Thường vụ Trung ương ĐảngCộng sản Đông Dương mở rộng họp và quyết định phátđộng cả nước kháng chiến. B. Trung đoàn Thủ đô được thành lập. C. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dânkháng chiến“. D. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nô. Câu 20: Bước vào Đông-Xuân 1953 - 1954, Pháp - Mĩ đề ra kế hoạch: A. Đờ Cát-xtơ-ri B. Kế hoạch Na-va C. Đờ Lát đơ Tát-xi-nhi D. Xa-lăng Câu 21: Mục đích của Thực dân pháp khi đề ra kế hoạch Rơ - ve là A. “Khóa cửa biên giới Việt - Trung” B. Giành thắng lợi quân sự quyết định để kết thúc chiến tranh trong điều kiện có lợi cho pháp C. tấn công xóa bỏ căn cứ đại Việt Bắc của ta Trang 2/4
  3. D. Giành thắng lợi trên chiến trường chính Bắc Bộ Câu 22: Phương áp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương vác định trong thời kì 1936 - 1939 là A. hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai. B. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. C. công khai và hợp pháp. D. bí mật và bất hợp pháp. Câu 23.Trong chiến dịch Biên giới 1950, “Hành lang Đông - Tây” của địch bị quân ta chọc thủng ở: A. Sơn La B. Hải Phòng C. Hà Nội D. Hòa Bình Câu 24: Hiệp định Gio-ne-vơ 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyển 17 (dọc sông Bến Hải - Quảng Trị) làm: A. giới tuyến quân sự tạm thời B. vị trí tập kết của 2 bên. C. ranh giới tạm thời. D. biên giới tạm thời Câu 25: Khác nhau lớn nhất trong nội dung giữa Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về Đông Dương với Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 là A. Công nhận quyên độc lập của Việt Nam. B. Công nhận chủ quyền của Việt Nam. C. Công nhận quyền tự do, thống nhất của Việt Nam. D. Quy định các bên ngừng bắn. Câu 26: Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiếnchống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân ta? A. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. B. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phú. C. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. Câu 27: Tháng 6 năm 1950, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định? A. Đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô B. Mở chiến dịch biên giới C. Thành lập bộ chỉ huy chiến dịch Biên giới D. Đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc Câu 28: “Ai có súng dùng súng. Ai có ươm dùng gươm, không có gươm thi dùng cuốc, thuống, gây gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây? A. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ươngĐảng Cộng sản Đông Dương. B. “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa C. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ ChíMinh. D. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chỉnh. Câu 29: Hình thức và phương pháp của cách mạng tháng Támnăm 1945 là gì? A. Khởi nghĩa từ đô thị rồi lan ra các vùng nông thôn, đấutranh chính trị là chủ yếu. B. Là một cuộc cách mạng hòa bình có kết hợp đấu tranhchính trị và vũ trang. C. Khởi nghĩa từ nông thôn tiến vào thành thị, đấu tranh vũtrang là chủ yếu. D. Là một cuộc cách mạng bạo lực có kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang. Câu 30: Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tháng Tám năm 1945 là thắng lợi hoàn toàn? A. Giành chính quyền ở Sài Gòn (25 - 8). B. Khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội (19 - 8). C. Vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn tín cho cách mạng (30- 5) D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2- 9). Câu 31: Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 là gì? A. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động, phân tán và giam chân ở miền rừng núi B. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp- Mĩ C. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp D. Làm thất bại âm mưu mở rộng đại bàn chiếm đóng giành thế chủ động trên chiến trường Bác Bộ của Thực dân Pháp Trang 3/4
  4. Câu 32: Phương hướng chiến lược của quân đội và nhân dân Việt Nam trong Đông - Xuân 1953- 1954 là tiến công vào A. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. B. toàn bộ các chiến trường ở Việt Nam, Lào và Campuchia C. Điện Biên Phủ, trung tâm điểm của kế hoạch quân sự Nava D. vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tập trung quân cơ động của Pháp. Câu 33: Mục tiêu của Bộ Chính trị Trung ương Đảng trong việc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ là: A. Tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng toàn bộ vùng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào. B. Tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương của Pháp, buộc chúng phải kết thúc chiến tranh. C. Đánh sập quân chủ lực của địch, buộc chúng phải chấp nhận đàm phán, kết thúc chiến tranh. D. Tiêu diệt sinh lực địch, tiến tới giải phóng toàn bộ các tỉnh miền núi phí Bắc Câu 34 Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đối với dân tộc Việt Nam là A. ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Lào và Campuchia B. làm suy yếu chủ nghĩa đế quốc C. mở ra kỉ nguyên mới - độc lập, nhân dân lao động làm chủ. D. đưa Đảng Cộng sản Đông Dương lên chính đảng cầm quyền. Câu 35: Nội dung nào không thể hiện mục đích của thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu - đông năm 1947? A. Phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của ta B. Nhận viện trợ của MI C. Khóa chặt biên giới Việt - Trung. D. Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta Câu 36: Sau cách mạng tháng Tám thành công, khó khăn lớn nhấtcủa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là gì? A. Nông nghiệp lạc hậu. B. Ngoại xâm, nội phản. C. Nạn đói đe dọa D. Hơn 90% dân số mù chữ. Câu 37: Sau thất bại trong chiến dịch Biên giới, Với sự giúp đỡ ngày càng tăng của Mỹ , pháp đề ra kế hoạch chiến tranh mới đó là A. kế hoạch phòng thủ chung Đông Dương Pháp - mỹ B. kế hoạch Đác - giăng - li - ơ C. kế hoạch Na - va D. kế hoạch Đờ lát đơ Tát - xi - nhi Câu 38: Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh“ của thực dân Pháp đã bị phá sản hoàn toàn sau thắng lợi nào của quân và dân ta? A. Chiến dịch Tây Bắc thu đông năm 1952. B. Cuộc chiến đấu tại các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16. C. Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. D. Chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. Câu 39: Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947? A. Bộ đội chủ lực được giữ vững. B. Đánh tan kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. C. Ta giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trườngchính Bắc Bộ D. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Câu 40: Ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 là: A. Đánh bại chiến lược “Đánh nhanh thắng nhanh” của địch, buộc chúng phải chuyển sang đánh lâu dài với ta B. Buộc Pháp phải sớm nghĩ đến việc kí kết hiệp định rút quân khỏi Đông Dương. C. Tạo điều kiện cho chiến dịch tiến công địch ở Tây Nguyên giành thắng lợi. D. Chứng tỏ quân ta đã giành được quyền chủ động trên chiến trường. Trang 4/4