Đề thi kết thúc học kỳ II môn Lịch sử - Trường THCS Trung Mầu

doc 5 trang thienle22 4890
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kết thúc học kỳ II môn Lịch sử - Trường THCS Trung Mầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_ket_thuc_hoc_ky_ii_mon_lich_su_truong_thcs_trung_mau.doc
  • docMa trận 2.doc
  • docphieudapan.doc

Nội dung text: Đề thi kết thúc học kỳ II môn Lịch sử - Trường THCS Trung Mầu

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KỲII TRƯỜNG THCS TRUNG MẦU Tên môn: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 60 phút; Mã đề thi: 02 (40 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Mã số: Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục ? A. Bài từ các hủi tục mê tín, dị đoan B. Giáo dục ý thức chính trị cho quần chúng D. Tuyên truyền, phổ biến văn minh Phương C. Khuyến khích nhân dân học Quốc ngữ Tây Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933? A. Xuất khẩu đình đồn B. Nông nghiệp, công nghiệp suy sụp C. Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ D. Thoát khỏi sự lệ thuộc vào kinh tế Pháp Câu 3: Nhân dân Việt Nam hang hái tham gia phong trào dân chủ 1936 – 1939 là do đời sống của họ A. Không quá khó B. Có phần ổn định C. Khó khăn, cực khổ D. Được cải thiện hơn khắn Câu 4: Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam A. Phong trào công nhân đã phát triển đến trình độ hoàn toàn tự giác B. Phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn C. Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nêu ra yêu cấu hợp nhất D. Các tổ chức cộng sản trong nước đề nghị hợp nhất thành một đảng Câu 5: Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối cải cách kinh tế-xã hội vào A. tháng 12/1978 B. tháng 5/1966 C. tháng 10/1949 D. tháng 12/1958 Câu 6: Tờ báo nào dưới đây không xuất hiện trong phong trào cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam ? A. Lao động B. Người cùng khổ C. Tiền phong D. Bạn dân Câu 7: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam những năm 1929 – 1933 là giữa A. Địa chủ phong kiến với tư sản B. Nông dân với địa chủ phong kiến C. Giai cấp vô sản với tư sản D. Dân tộc Việt Nam vơi thực dân Pháp Câu 8: Nội dung nào dưới không phản ánh đúng những thủ đoạn thực dân Pháp thực hiện nhằm đàn áp phong trào cách mạng 1930 – 1931 của nhân dân Việt Nam? A. Chia rẽ, mua chuộc, dụ dỗ lực lượng cách B. Cử phái viên Pháp đến điều tra tình hình mạng C. Cho binh lính đi càn quét, bắn giết dân D. Đóng đồn nhiều bốt ở hai tỉnh Nghệ An, Hà chúng Tĩnh Câu 9: Đảng Cổng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của A. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân, phong trào nông dân B. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với tư tưởng Hồ Chí Minh, phong trào nông dân C. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước D. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trao tư sản yêu nước Câu 10: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 để lại bài học kinh nghiệm cho Cách mạng tháng Tám năm 1945? 1
  2. A. Kết hợp các hình thức đấu tranh bí mật, công khai và hớp pháp B. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền C. Thành lập ở mỗi nước Đông Dương một hình thức mặt trận riêng D. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phản ảnh nội dung trong Luận cương chính trị Đảng Cộng sản Đông Dương? A. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới B. Đảng phải mật thiết liên hệ với vô sản và các dân tộc thuộc địa, nhất là vô sản Pháp C. Vai trò lãnh đạo cách mạng thuộc về giai cấp nông dân qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản D. Đảng phải coi trọng việc tập hợp lực lượng đại đa số quần chúng tham gia đấu tranh cách mạng Câu 12: Trong giai đoạn 1936 – 1939, phong trào đấu tranh của Việt Nam chưa thực hiện A. Kết hợp các hình thức đấu tranh công khai và bí mật B. Chống chế đọ phản động thuộc địa, chống phát xít C. Đòi các quyền tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình D. Giành độc lập dân tộc và cách mạng ruộng đất Câu 13: Ở Việt Nam, đỉnh cao nhất của phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợ Nam Định B. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1/5/1930 C. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh – Bến Thủy D. Sự thành lập các Xô viết Nghệ An và Hà Tĩnh Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, điều kiện khách quan nào có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh/ A. Sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô B. Sự xác lập trật tự hai cực I-an-ta C. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây D. Sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa Câu 15: Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. thúc đẩy các nước tư bản hòa hoãn với các nước xã hội chủ nghĩa B. góp phần hình thành các liên minh kinh tế-quân sự khu vực C. góp phần làm xói mòn và tan rã trật tự thế giới hai cực I-an-ta D. thúc đẩy Mĩ phải chấm dứt tình trạng Chiến tranh lạnh với Liên Xô Câu 16: Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có hạn chế trong việc xác định A. Quan hệ giữa cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới B. Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng C. Vai trò lãnh đạo cách mạng của Đẳng Cộng sản D. Phương pháp, hình thức đấu tranh cách mạng Câu 17: Bốn “con rồng” của kinh tế châu Á từ nửa thế kỉ XX đến nay là A. Xin-ga-po, Thái Lan, Việt Nam, Trung B. Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loạn, Xin-ga- Quốc po C. Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ D. Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ Câu 18: Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 ở Việt Nam kết thúc khi A. Liên Xô bị phát xít Đức tấn công B. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ D. Phái viên Chính phủ Pháp sang điều tra tình C. Quốc tế Cộng sản ngừng hoạt động hình Câu 19: Phương pháp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong thời kì 1936 – 1939 là 2
  3. A.Công khai và hợp pháp B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang C. Bí mật và bất hợp pháp D. Công khai và nửa công khai, hộp pháp và nửa hợp pháp Câu 20: Ngày 12/9/1930 diễn sự kiện lịch sự nào dười đây? A. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập B. Nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) nổi bật đấu tranh C. Việt Nam Quốc dân đảng phát đọng cuộc khổi nghĩa Yên Bái D. Cuộc bãi công của hơn một ngàn công nhân xưởng đóng tầu Ba Son Câu 21: Vì sao Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930) là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam? A. Kết thúc thời kì phát triển của khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản B. Đưa giai cấp công nhân và nông dân lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng C. Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo D. Chấm đứt tình trạng chia rẽ giữa các tổ chức chính trị ở Việt Nam Câu 22: Hệ thống thuộc đỉa của chủ nghĩa đế quốc-thực dân về cơ bản đã bị sụp đổ vào A. đầu những năm 90 của thế kỉ XX B. giữa những năm 60 của thế kỉ XX C. cuối những năm 80 của thế kỉ XX D. đầu những năm 60 của thế kỉ XX Câu 23: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là A. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột thậm tệ đối với nông dân B. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 C. Đảng Cổng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo cách mạng D. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái Câu 24: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, sự kiện lịch sử nào thể hiện tính đoàn kết của giai cấp công nhân Việt Nam với nhân dân lao động thế giới A. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam B. Tháng 5/ 1930, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao động C. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên (Nghệ An) D. Thành lập chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh Câu 25: Từ những năm 70 cảu thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực nhờ tiến hành cuộc cách mạng nào dưới đây? A. Cách mạng chất xám B. Cách mạng công nghiệp C. Cách mạng xanh D. Cách mạng công nghệ Câu 26: Với sự kiện 17 nước Châu Phi tuyên bố độc lập, lịch sử đã ghi nhận năm 1960 là A. Năm Châu Phi giải phóng B. Năm Châu Phi trỗi dậy C. Năm Châu Phi thức tỉnh D. Năm Châu Phi Câu 27: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, hình thức cuối cùng của chủ nghĩa thực dân-chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) chỉ còn tồn tại ở 3 nước miền Nam châu Phi là A. Rô-đê-di-a, Tây Nam Phi, Cộng hòa Nam B. Ai cập, An-giê-ri, Ăng-gô-la Phi C. Rô-đê-di-a, Xu-đăng, Mô-dăm-bích D. Tây Nam Phi, Ghi-nê Bít-xao, Xu-đăng Câu 28: Đến năm 1967, hệ thông thuộc địa của chủ nghĩa thực dân chỉ còn 5,2 triệu km2, tập trung chủ yếu ở B. khu vực Đông Nam C. khu vực Mĩ La- A. miền Bắc châu Á D. miền nam Châu Phi Á tinh. Câu 29: Ý nghĩa quan trọng cảu phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là A. Hình thành mặt trận dân tộc thống nhất cho cách mạng Việt Nam B. Tạo tiền đề trực tiếp cho Tổng khổi nghĩa tháng Tám năm 1945 C. Chứng minh trong thực tế khả năng lãnh đạo của chính đảng vô sản 3
  4. D. Đảng Cộng sản Việt Nam được công nhận là một phân bố độc lập Câu 30: Khẩu hiểu:“ Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến” của nhân dân Việt Nam phong trào Cách mạng 1930 – 1931 thể hiên mục tiêu đấu tranh về A. Xã hội B.Văn hóa C. Chính trị D. Kinh tế Câu 31: Nhân tố chủ yếu nào quyết định đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Thắng lợi của phe đồng minh trong chiến tranh chống phát xít B. Sự suy yếu của các nước thực dân C. Ý thức động lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tôc D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển Câu 32: Kẻ thù trực tiếp, trược mắt của nhân dân Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 là A. Lực lượng phong kiến vào tay sai B. Bọn phản động thuộc địa và tay sai C. Địa chủ phong kiến D. Thực dân Pháp nói chung Câu 33: Nhận xét nào dưới đây không phù hợp với phong trào giải phóng dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ La- ting B. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu tiên diễn ra ở Bắc Phi C. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới D. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã góp phần làm xói mòn trật tự hai cực I-an-ta Câu 34: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là tác giả của một số tác phẩm, văn kiện sau 1. Bản án chế độ thực dân Pháp 2. Nhật kí trong tù 3. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 4. Bản yêu sách của nhân dân An Nam Sắp xếp các tác phẩm, văn kiện trên theo trình tự thời gian xuất hiện A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 2, 4 C. 4, 1, 3, 2 D. 2, 4, 3, 1 Câu 35: Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, lần đầu tiên nhân dân Việt Nam đã thật sự nắm được chính quyền ở một số huyện thuộc hai tỉnh A. Quảng Bình và Quảng Trị B. Thanh Hóa và Quảng Bình C. Nghệ An và Hà tĩnh D. Thái Bình và Hà Nam Câu 36: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936)chủ trương thành lập A. Mặt trận Dân chủ Đông Dương B. Mặt trận Dân tộc phản đế Đông Dương C. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương D. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh Câu 37: Phong trào đấu tranh công khai rộng lớn của quần chúng trong cao trào cách mạng 1936 – 1939 ở Việt Nam được mở đầu bằng sự kiện nào A. Đón phái viên Chính phủ Pháp và Toàn quyền Pháp mới B. Vận động thành lập Ủy ban trù bị Đông Dương Đại hội C. Cuộc mít tinh của hơn 2,5 vạn người tại Khu Đấu xảo (Hà Nội) D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập Câu 38: Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh quần chúng năm 1938 ở Việt Nam là A. Cuộc mít tinh của 2,5 vạn người tại khu Đấu Xảo – Hà Nội B. Cuộc tổng bãi công của công nhân công ti than Hòn Gai C. Phong trào đón Gôđa và Brêviê D. Phong trào Đông Dương Đại hội 4
  5. Câu 39: Ngày 1/10/1949 diễn ra sự kiện gì trong lịch sử Trung Quốc? A. Vua Phổ Nghi tuyên bố thoái vị, chế độ phong kiến chuyên chế sụp đổ B. Viên Thế Khải nhậm chức Đại Tổng thống Trung Hoa Dân quôc C. Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua đường lối cải cách-mở cửa D. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Câu 40: Cho các dữ kiện sau: 1. Nhân dân Việt Nam, Lào, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập 2. Bồ Đào Nha tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi-nê Bít-xao, Mô-dăm-bích, Ăng-gô-la 3. Chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) bị xóa bỏ ở Cộng hòa Nam Phi 4. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập. Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo trình từ thời gian A. 4,1,3,2 B. 1,4,2,3 C. 3,2,4,1 D. 1,2,4,3 HẾT 5