Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí 11 - Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 4 trang thienle22 4500
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí 11 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_mon_dia_li_11_truong_thpt_nguyen_hue.doc

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí 11 - Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. SỞ GD VÀ ĐT TỈNH PHÚ YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: ĐỊA LÍ 11 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1. (4 điểm) Trình bày tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới. Vì sao cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra và tác động chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển? Câu 2. (4 điểm) Tại sao trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau? Vì sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít gây mưa, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? Câu 3. (4 điểm) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các nước đang phát triển khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Câu 4. (4 điểm) Cho bảng số liệu sau: Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên phân theo nhóm nước, thời kì 1960 – 2005 (Đơn vị: %) Thời kì 1960 - 1975 - 1985 - 1995 - 2001- Nhóm nước 1965 1980 1990 2000 2005 Phát triển 1,2 0,8 0,5 0,2 0,1 Đang phát triển 2,3 2,4 2,1 1,9 1,5 Thế giới 1,9 2,0 1,7 1,5 1,2 Nêu nhận xét và giải thích về tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên phân theo nhóm nước, thời kì 1960 – 2005. Câu 5. (4 điểm) Cho bảng số liệu sau: Giá trị GDP theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước năm 2004 ( Đơn vị: tỉ USD) GDP GDP phân theo khu vực kinh tế Nhóm nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Nhóm nước phát triển 695,1 9.383,8 24.675,8 Nhóm nước đang phát triển 1.533,0 1.962,6 2.637,6 a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của hai nhóm nước. b. Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của hai nhóm nước. Hết
  2. SỞ GD VÀ ĐT TỈNH PHÚ YÊN ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ NĂM HỌC: 2019 - 2020 MÔN: ĐỊA LÍ 11 Câu Nội dung chính Điểm 1 (4đ) Trình bày tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện 2,0 đại đến sự phát triển kinh tế - xã hội thế giới? - Khoa học và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp (sản xuất 1,0 phần mềm, công nghiệp điện tử, ), làm xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, các dịch vụ nhiều kiến thức. - Thay đổi cơ cấu kinh tế. Phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư 0,5 nước ngoài trên phạm vi toàn cầu. - Làm cho nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang 0,5 nền kinh tế tri thức. Vì sao cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra và tác động chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển? 2,0 - Các nước này sớm tiến hành công nghiệp hóa nên có tiềm năng về kinh tế 1,0 và nghiên cứu kĩ thuật. - Có khả năng đầu tư những nguồn kinh phí lớn cho việc nghiên cứu và 1,0 ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động. 2 (4đ) Trên thế giới có nhiều loại đất khác nhau vì: 2,0 - Bất kì loại đất nào cũng chịu tác động đồng thời của các nhân tố đá mẹ, 1,0 khí hậu, sinh vật, địa hình, thời gian, con người. - Ở các nước khác nhau trên thế giới, các nhân tố này không giống nhau 1,0 mà rất đa dạng, phong phú. Tác động của mỗi nhân tố và mối quan hệ giữa chúng cũng khác nhau trong việc hình thành mỗi loại đất. Vì sao cùng xuất phát từ áp cao chí tuyến, nhưng gió Mậu dịch nói chung khô và ít gây mưa, còn gió Tây ôn đới lại ẩm và gây mưa nhiều? 2,0 Nguyên nhân do: - Gió Mậu dịch di chuyển đến các vùng có nhiệt độ trung bình cao hơn nên 1,0 hơi nước càng tiến xa độ bão hòa, không khí càng trở nên khô. - Gió Tây ôn đới thổi về phía cực, vùng có khí hậu lạnh hơn nên hơi nước 1,0 nhanh chóng đạt tới độ bão hòa, vì thế gió Tây ôn đới luôn ẩm ướt và gây mưa. 3 (4đ) Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các nước đang phát triển khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. 2,0 * Thuận lợi: - Thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ từ các nước phát triển để tạo 0,75 sự tăng tốc trong các ngành kinh tế. 0,5 - Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và nguồn lao động trong nước. 0,75 - Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhận được sự giúp đỡ của của các tổ chức quốc tế về các vấn đề xã hội (dân số, dịch bệnh, môi trường, xóa đói giảm nghèo )
  3. * Khó khăn: 2,0 - Các nước phát triển thường đầu tư vào các nước đang phát triển các 0,75 ngành công nghiệp có trình độ công nghệ chưa cao, dễ gây ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. - Hàng hóa làm ra khó cạnh tranh với các nước phát triển, các nước phát 0,75 triển bảo hộ nền nông nghiệp của mình làm hạn chế sự xâm nhập nông sản của các nước đang phát triển. - Nền kinh tế bị lệ thuộc vào nước ngoài và bị tư bản nước ngoài chi phối, nạn chảy máu chất xám, tăng khoảng cách giàu nghèo 0,5 4 (4đ) Nhận xét: 2,0 - Tỉ suất gia tăng tự nhiên của toàn thế giới, các nước phát triển, các nước 1,0 đang phát triển có xu hướng giảm dần (dẫn chứng). - Có sự khác biệt lớn giữa hai nhóm nước: Nhóm nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên cao hơn (dẫn chứng). 1,0 * Giải thích: 2,0 - Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình; nhờ sự 1,0 phát triển kinh tế - xã hội và những thành tựu trong y tế làm cho mức sinh giảm nhanh, mức tử đạt thấp. - Nhóm nước phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp và giảm nhanh do mức sinh thấp lại giảm nhanh, mức tử cao vì cơ cấu dân số già. Nhóm 1,0 nước đang phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên ở mức cao và giảm chậm do tỉ suất tử giảm nhanh trong khi tỉ suất sinh giảm chậm. 5 (4đ) a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện quy mô và cơ cấu GDP phân theo 2,0 ngành kinh tế của hai nhóm nước. Xử lí số liệu: Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước năm 2004 0,5 (Đơn vị: %) GDP GDP phân theo khu vực kinh tế Nhóm nước Khu vực I Khu vực II Khu vực III Nhóm nước phát triển 2 27 71 Nhóm nước đang phát 25 32 43 triển - Tính bán kính: R nhóm nước đang phát triển = 1(đvbk) R nhóm nước phát triển = 2,4(đvbk) - Vẽ biểu đồ: 2 biểu đồ hình tròn. 1,5 b. Nhận xét và giải thích về quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành kinh tế của hai nhóm nước. Nhận xét: 1,0 - Tỉ trọng GDP của hai nhóm nước so với thế giới: + GDP nhóm nước phát triển chiếm tỉ trọng cao (dẫn chứng) 0,5
  4. + GDP nhóm nước đang phát triển chiếm tỉ trọng thấp (dẫn chứng) - Cơ cấu GDP theo khu vực có sự khác biệt lớn: 0,5 + Nhóm các nước phát triển chênh lệch lớn về tỉ trọng giữa các khu vực: (dẫn chứng) + Nhóm các nước đang phát triển sự chênh lệch giữa ba khu vực không lớn: (dẫn chứng) Giải thích: - Các nước phát triển đã hoàn thành công nghiệp hóa, đang phát triển mạnh 1,0 ngành dịch vụ nên tỉ trọng GDP tập trung chủ yếu ở khu vực III, tỉ trọng khu vực I rất thấp. 0,5 - Các nước đang phát triển đang bước vào thời kì công nghệp hóa, đã tập trung đầu tư vào khu vực II và III nên tỉ trọng của hai khu vực này trương đối lớn. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng nên 0,5 chiếm tỉ trọng khu vực I vẫn còn cao.