Đề thi học sinh giỏi cấp trường - Môn Ngữ văn - Khối 11 - Trường THPT Nguyễn Huệ

docx 7 trang thienle22 4200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường - Môn Ngữ văn - Khối 11 - Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_ngu_van_khoi_11_truong_t.docx

Nội dung text: Đề thi học sinh giỏi cấp trường - Môn Ngữ văn - Khối 11 - Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. SỞ GD& ĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG - NĂM HỌC: 2019-2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ Môn: Ngữ văn - Khối 11 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ: Câu 1 (8,0 điểm) “Nên tha thứ cho kẻ khác nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình.” (Syrus) Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. Câu 2 (12,0 điểm) Hoài Thanh cho rằng: “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người ” (Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60) Anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình. Hết
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu/ Nội dung Điểm Ý 1 Nghị luận xã hội 8.0 “Nên tha thứ cho kẻ khác nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình.” (Syrus) Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói trên. 1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội. 0.5 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.5 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; có thể viết bài văn theo định hướng sau: a. Giải thích câu nói: 1.0 - “Nên tha thứ cho kẻ khác”: là lời khuyên (không áp đặt, ra lệnh) nên có lòng bao dung độ lượng trước lỗi lầm của người khác khi họ biết hối cải. “ .nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình”: Khẳng định dứt khoát cần có thái độ nghiêm túc với lỗi lầm của bản thân -> Câu nói khuyên mọi người nên biết khoan dung trước sai phạm của người khác, nhưng phải nghiêm khắc trước lỗi lầm của bản thân. 4.0 b. Bàn luận vấn đề: @ “Nên tha thứ cho kẻ khác” vì:
  3. - Sẽ mang lại niềm vui, sự thanh thản cho người mắc lỗi và tạo điều kiện giúp họ nhận thức sai trái, sửa chữa lỗi lầm. - Tạo tình đoàn kết thân ái giữa mọi người trong xã hội. - Mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, xóa bỏ những phiền muộn trong tâm hồn khiến trái tim ta nhân hậu giàu tình thương hơn. @“ .nhưng đừng bao giờ tha thứ cho chính mình”: - Phải trung thực, dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình để sửa chữa. - Khẳng định dứt khoát, phải đấu tranh để chống lại sự yếu mềm, nhân nhượng của bản thân trước những lỗi lầm. - Phải đấu tranh một cách tự giác và bền bỉ, không bao giờ bỏ cuộc, đầu hàng trước lỗi lầm của mình. - Đó là cách rèn luyện nghị lực sống mạnh mẽ, tránh được những sai lầm có thể mắc phải, hoàn thiện nhân cách, đạt được lí tưởng, mục đích cao đẹp mà mình đề ra. * Học sinh phân tích và nêu dẫn chứng để làm rõ vấn đề trên. c. Bài học nhận thức và hành động: 1.0 4. Sáng tạo: 0.5 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.5 câu. 2 Nghị luận văn học 12.0 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 1.0 Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân
  4. bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5 3. Có kĩ năng viết bài nghi luận văn học, huy động được các kiến thức về lí luận văn học, về tác giả và tác phẩm để làm bài. Biết vận dụng các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản cần đảm bảo các yêu cầu sau: a. Giới thiệu vấn đề nghị luận: 1.0 b. Giải thích: 1.0 - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương: cội nguồn của văn chương, nơi khởi nguồn, nơi từ đó nảy sinh ra các tác phẩm thơ văn. - Lòng thương người: là lòng nhân ái, một tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn học chân chính. => Tác phẩm là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc của người sáng tác, được hình thành, nảy nở từ tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, con người, quan trọng nhất là tình thương. Đó chính là giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. 6.0 c. Bàn luận và chứng minh: - Đối tượng sáng tác của văn chương là con người và cuộc sống. Thông qua phản ánh hiện thực, nhà văn bày tỏ tình cảm, tiếng lòng của mình với con người, với đối tượng được hướng đến. - Nói đến nguồn gốc cốt yếu của văn chương là đề cập đến giá trị nhân đạo, ý nghĩa nhân văn hay nói đến vấn đề con người, vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, trong mối quan tâm thường trực của các nhà văn. - Biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học trung đại Việt Nam rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: + Tấm lòng yêu thương, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn
  5. cảnh, những số phận bất hạnh, gặp nhiều bi kịch. + Lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. + Khẳng định, ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý. + Trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người. - Văn chương xuất phát từ lòng thương người mới có thể hướng con người tới cõi chân- thiện- mĩ, nếu văn chương không xuất phát từ lòng thương người thì văn chương sẽ không có giá trị, không có sức sống, sự trường tồn. * Học sinh lấy dẫn chứng trong văn học trung đại Việt Nam để phân tích, chứng minh làm rõ vấn đề trên. d. Đánh giá, mở rộng: 1.0 - Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương rất đúng đắn. Đã nói lên đặc trưng quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc “Văn học là nhân học” (M. Gorki). - Yêu cầu đối với nhà văn: + Nhà văn phải biết rung cảm trước cuộc đời, có tình cảm cao đẹp, nhân văn; phải có vốn sống, sự trải nghiệm; và phải luôn sáng tạo, tìm tòi những đề tài mới, hình thức mới. + Tác phẩm văn học phải thể hiện được những chức năng và sứ mệnh của văn chương đối với cuộc đời, với con người. 4. Sáng tạo: 1.0 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu : 0.5 Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
  6. Trường THPT Nguyễn Huệ MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2018-2019 Tổ: Ngữ văn Môn: Ngữ văn 11 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Nội dung Mức độ cần đạt Tổng số Nhận biết Thông Vận dụng Vận hiểu thấp dụng cao I. Đọc -Ngữ liệu: - Nhận diện phương Hiểu được Rút ra bài thức biểu đạt. ý nghĩa học có ý hiểu Văn bản của lời xin nghĩa cho - Nhận diện thái độ - Tiêu chí lựa lỗi. bản thân từ tác giả được biểu chọn ngữ liệu: văn bản. hiện trong đọan trích. + 01 đoạn trích + Độ dài khoảng 80-100 chữ. Tổng Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1,0 1,0 1,0 3,0 Tỉ lệ 10% 10% 10% 30% II. Làm Câu 1: Nghị luận Viết đoạn văn xã hội văn Trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong văn bản Câu 2: Nghị luận Viết bài văn học. văn Nghị luận về một đoạn thơ Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7,0 Tỉ lệ Số câu 1 2 2 1 6 Tổng cộng Số điểm 1,0 1,0 3,0 5,0 10,0 Tỉ lệ 10% 10% 30% 50% 100%