Đề thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

doc 4 trang Thương Thanh 22/07/2023 2200
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_7_nam_hoc_2015_2016_truong.doc

Nội dung text: Đề thi học kì II môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 7 NHÓM NGỮ VĂN 7 Năm học: 2015 – 2016 Thêi gian : 90 phót Ngày thi: 28/4/2016 Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: “ Không gian yên tĩnh bỗng bừng lên những âm thanh của dàn hòa tấu, bởi bốn nhạc khúc lưu thủy, kim tiền, xuân phong, long hổ du dương, trầm bổng, réo rắt mở đầu đêm ca Huế. Nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như ngón nhấn, mổ, vỗ, vả, ngón bấm, day, chớp, búng, ngón phi, ngón rãi. Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.” ( Ca Huế trên sông Hương - Ngữ văn 7 tập II, trang 101 ) Câu 1: Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai ? A. Phạm Duy Tốn. B. Hà Ánh Minh. C. Hoài Thanh. D. Đặng Thai Mai. Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên là : A. Âm thanh phong phú của các khúc nhạc. B. Tài nghệ chơi đàn của các nhạc công. C. Nguồn gốc của ca Huế. D. Giá trị văn hóa to lớn của ca Huế. Câu 3: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn trên ? A. So sánh. B. Nhân hóa. C. Hoán dụ. D. Liệt kê. Câu 4: Câu văn “Tiếng đàn lúc khoan lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn người.” đã mở rộng thành phần nào ? A. Mở rộng thành phần chủ ngữ. B. Mở rộng thành phần vị ngữ. C. Mở rộng thành phần phụ ngữ của cụm động từ. D. Mở rộng thành phần phụ ngữ của cụm danh từ. Phần II: Tự luận ( 8 điểm ) Câu 1 ( 1,5 điểm ): Nêu ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của nhà văn Phạm Duy Tốn. Câu 2 ( 1,5 điểm ): Hãy chuyển đổi những câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng: a. Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim. b. Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn. Câu 3 ( 5 điểm ): Tập làm văn : Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí ‘‘Uống nước nhớ nguồn”. Chúc các con làm bài tốt !
  2. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học: 2015 – 2016 Thêi gian : 90 phót Ngày thi: 28/4/2016 Phần I: Trắc nghiệm ( 2 điểm ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm ( Với câu có hai đáp án đúng, HS phải trả lời đúng và đủ cả hai đáp án GV mới cho điểm. ) C©u 1 2 3 4 §¸p ¸n B A, B D A, C II. Tù luËn ( 8 ®iÓm ): Câu 1 ( 1,5 điểm ): Học sinh nêu được ý nghĩa nhan đề của truyện “Sống chết mặc bay” : - Nhan đề bắt nguồn từ câu nói: “ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”. ( 0,5 điểm ) - Nhan đề đã lên án quan phụ mẫu vô trách nhiệm bỏ mặc sinh mạng của cuộc sống người dân. ( 0,5 điểm ) - Nhan đề đã làm nổi bật lên chủ đề của truyện. ( 0,5 điểm ) Câu 2 ( 1,5 điểm ): Mỗi câu chuyển đổi đúng được 0,75 điểm. HS có thể chuyển đổi theo các cách khác nhau : VDa: Tất cả cánh cửa chùa được ( người ta ) làm bằng gỗ lim. VDb: Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được ( trào lưu đô thị hóa ) thu hẹp. Câu 3 ( 5 điểm ): Bài tập làm văn cần đảm bảo những yêu cầu chung sau: 1. Về hình thức: - Đúng thể loại văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh. - Bố cục 3 phần rõ ràng, liên kết chặt chẽ, làm rõ vấn đề nghị luận. - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp thông thường. 2. Về nội dung: HS có thể diễn đạt, lập luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý sau : a. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề. b. Thân bài: - Giải thích câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Người uống nước thì phải nhớ đến cội nguồn. + Nghĩa bóng: Người thừa hưởng thành quả phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả. + ý nghĩa câu tục ngữ: Thế hệ đi sau thừa hưởng thành quả của thế hệ đi trước thì phải biết ơn. - Lí lẽ: Vì sao con người phải biết ơn ? + Nhờ có người tạo dựng cho ta thành quả thì ta mới có cuộc sống tốt đẹp. + Biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. - Dẫn chứng - phân tích dẫn chứng + Các ngày lễ hội như giỗ tổ Hùng Vương
  3. + Các ngày cúng giỗ trong gia đình. + Các lễ kỉ niệm: ngày Thương binh liệt sĩ, ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày thầy thuốc Việt Nam + Các con phố mang tên các vị anh hùng, những người có công với đất nước. - Làm gì để thể hiện lòng biết ơn ? + Sống có hiếu với ông bà, cha mẹ. + Tri ân thầy cô, và những người đã giúp mình. + Không ngừng học tập để xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp xứng đáng với anh hùng đã hi sinh sương máu để giành độc lập 3. Kết bài: - Khẳng định luận điểm. - Liên hệ bản thân. * Biểu điểm: - Điểm 5: Đảm bảo đủ các yêu cầu trên, khuyến khích bài viết có sáng tạo, lời văn trong sáng. - Điểm 4: Đảm bảo các yêu cầu cơ bản, có thể mắc một số lỗi nhỏ. - Điểm 3: Đảm bảo của yêu cầu trên. - Điểm 2: Bài làm sơ sài, mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Bài làm chưa đạt yêu cầu, sơ sài, diễn đạt yếu kém. - Điểm 0: Bài làm lạc đề hoàn toàn, không làm được gì. * Chú ý: Căn cứ vào bài làm của HS, dựa vào thang điểm trên giáo viên cho điểm hợp lý.
  4. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NHÓM NGỮ VĂN 7 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7 Năm học 2015-2016 Thời gian : 90 phút Ngày kiểm tra : 28/04/2016 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kiến thức cơ bản về Văn bản, Tiếng Việt và Tập làm văn, cụ thể gồm các kiến thức sau : - Phần văn bản : Các văn bản nghị luận, truyện, văn bản nhật dụng : “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, “Sống chết mặc bay”, “Ca Huế trên sông Hương”. - Phần tiếng Việt : Câu đặc biệt, câu rút gọn, câu đơn mở rộng thành phần, biện pháp tu từ liệt kê, các dấu câu. - Phần Tập làm văn : Văn nghị luận giải thích kết hợp chứng minh. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức tiếng Việt để cảm thụ văn học, tạo lập văn bản và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. 3. Thái độ : - Yêu thích học tập môn Ngữ Văn. - Nghiêm túc trong học tập và kiểm tra đánh giá. II. Ma trận đề kiểm tra: NhËn biÕt Th«ng hiÓu VËn dông Vận Néi dung dụng Tæng TN TL TN TL TN TL cao I.C1,2 II.C1 Tác giả, tác phẩm 2,5 1đ 1,5đ Các biện pháp tu từ và tác I.C3 dụng của các biện pháp 0,5 0,5đ đó. Chuyển đổi câu, mở rộng II.C2 I.C4 2,0 thành phần câu, dấu câu 1,5đ 0,5đ Tạo lập văn bản nghị II.C3 II.C3 II.C3 5,0 luận. 0,5đ 4đ 0,5đ 1,0 1,5 1,0 2,0 4,0 0,5 Tæng 10,0 2,5 3,0 4,0 0,5 DUYỆT ĐỀ Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Trương Tố Uyên Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa