Đề luyện tập Ngữ văn 7 số 1

doc 3 trang thienle22 5020
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện tập Ngữ văn 7 số 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_luyen_tap_ngu_van_7_so_1.doc

Nội dung text: Đề luyện tập Ngữ văn 7 số 1

  1. Các con 7đ làm tiếp 2 đề LT này nhé! ĐỀ LUYỆN TẬP NGỮ VĂN 7 SỐ 1 Phần 1: Văn bản Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: “ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước ” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Câu 2: Nêu nội dung đoạn trích? Phần 2: Tiếng việt Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: “Bố em đi cày về. Đội sấm Đội chớp Đội cả trời mưa ” (Mưa – Trần Đăng Khoa) a, Xác định câu rút gọn có trong đoạn thơ trên? b, Khôi phục lại thành phần câu được rút gọn? Câu 2: Trong các tình huống sau, theo em tình huống nào không nên sử dụng câu rút gọn? Vì sao? a, - Mai: Bao giờ lớp mình đi lao động? - Nam: Ngày mai. b, - Cô giáo: Em làm bài tập về nhà chưa? - Học sinh: Chưa. c, - Mẹ: Con ơi! sắp muộn giờ học rồi, nhanh lên. - Con: Hôm nay được nghỉ học. Câu 3: Tìm câu đặc biệt có trong các đoạn văn sau và cho biết tác dụng: “Than ôi! Sức người khó lòng địch nổi với sức trời! Thế đê không sao cự lại với thế nước! Lo thay! Nguy thay! Khúc đê hỏng mất ” (Sống chết mặc bay – Phạm Duy Tốn) Câu 4: Hãy xác định thành phần trạng ngữ và nêu công dụng của trạng ngữ trong mỗi câu sau: a, Trong lớp, một số bạn chưa tích cực học tập. b, Vì lười biếng nên tôi bị điểm kém môn Toán. c, Để có kết quả tốt, chúng ta phải tích cực học tập. d, Vào đêm trước ngày khai trường, tôi rất hồi hộp. Phần 3: Làm văn
  2. Câu 1: Chép một bài ca dao ca ngợi cảnh đẹp, con người, phong tục tập quán ở Thái Nguyên mà em biết. Câu 2: Dựa vào văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – Hồ Chí Minh, em hãy viết một đoạn văn ngắn, nêu suy nghĩ của mình về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. ĐỀ LUYỆN TẬP NGỮ VĂN 7 SỐ 2 Phần 1: Văn bản Câu 1: Chép thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao đông sản xuất đã học trong chương trình Ngữ văn 7, tập 2. Câu 2: Nội dung của hai câu tục ngữ "Học thày không tày học bạn" và "Không thầy đố mày làm nên" có quan hệ như thế nào? Vì sao? Câu 3: Phân biệt tục ngữ và ca dao? Phần 2: Tiếng Việt Câu 1: Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn. Vậy việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm những mục đích gì? Câu 2: Hãy rút gọn hai câu sau, và cho biết thành phần được rút gọn là gì? a) Anh trai tôi học đi đôi với hành. b) A: - Hôm nào cậu đi Nha Trang? B: - Ngày mai, tôi đi du lịch Nha Trang. Câu 3: Chỉ ra thành phần được rút gọn và nêu tác dụng của câu rút gọn trong các trường hợp sau: a. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (Hồ Chí Minh) b. Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung. (Lê Minh Khuê) c. Muốn no thì phải chăm làm/ Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi. (Tục ngữ) d. Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm. (Khẩu hiệu) Câu 4: Hãy cho biết cấu tạo của các câu đặc biệt in đậm dưới đây và nêu tác dụng của chúng. a. Có thói quen tốt và thói quen xấu. (Băng Sơn)
  3. b. Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong biển Chết (Quà tặng cuộc sống) c. Trong lòng tôi, tiếng lá lao xao như không bao giờ tắt. Giá buốt quá! (Nguyên Hồng) d. Cây tre Việt Nam!Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. (Thép Mới) Phần 3: Tập làm Văn Câu 1: Trình bày đặc điểm chung của một văn bản nghị luận? Nêu hai văn bản nghị luận mà em đã được học. Câu 2: Xác định luận điểm, luận cứ cho đề bài sau: Vai trò của người thầy trong quá trình học tập Câu 3: Xác định tính chất của đề bài sau và tìm hiểu đề, lập dàn ý cho đề bài đó: Có ý kiến cho rằng: Cần cù bù thông minh.