Đề kiểm tra môn Ngữ văn 7 - Tiết 90 - Trường THCS Phú Thị

docx 4 trang thienle22 2570
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ văn 7 - Tiết 90 - Trường THCS Phú Thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_7_tiet_90_truong_thcs_phu_thi.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ văn 7 - Tiết 90 - Trường THCS Phú Thị

  1. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7-Tiết 90 Năm học: 2018- 2019. Thời gian: 45 phút . Nhận biết Thông hiểu NỘI Vận dụng Cộng DUNG TN TL TN TL Nhận biết các Chỉ ra : Câu rút câu rút gọn gọn trong đoạn trong ví dụ sau và nêu tác dụng Câu rút và cho biết nội gọn dung thông báo của câu Số câu 1 1 2 Số điểm 0.75 1,5 1.75 Tỉ lệ % Khái niệm Nhận biết các Chỉ ra - Em hãy viết về câu: Câu câu đặc bịêt câu đặc một đoạn văn ( đặc biệt trong ví dụ sau biệt. 6 đến 8 theo chủ Câu đặc và cho biết nội đề) có sử dụng biệt dung thông câu đặc biệt, báo của câu Số câu 1 1 1 2 4 Sđ 0,25 0.25 0,25 + 1 1,5 3.75 Tỉ lệ % Thêm Nắm được cơ Tìm trạng Đặt câu có trạng ngữ sở phân loại ngữ trong trạng ngữ cho câu trạng ngữ. câu Số câu 1 1 1 1 4 Sđ 0.25 0,25 2 2 4.5 Tỉ lệ % Số câu 10 1 3 3 1 4 Sđ 10 0.25 1,25 1,5 2 5 Tỉ lệ %
  2. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7 -Tiết 90 Năm học: 2018- 2019. Thời gian: 45 phút . ĐỀ SỐ 1 I/ TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng. Câu 1: Câu đặc biệt là: A. Câu cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. B. Câu chỉ có chủ ngữ. C. Câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ. D. Câu chỉ có vị ngữ. Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Một đêm mùa xuân. (Trên dòng sông êm ả, cái đò cũ của bác Tài Phán từ từ trôi.) B. - Chị gặp anh ấy bao giờ? - Một đêm mùa xuân. C. Ôi mùa xuân! D. Vào một đêm mùa xuân, Mai nhận được thư của bố. Câu 3: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào? A. Chủ ngữ B.Trạng ngữ C. Vị ngữ D. Chủ ngữ và vị ngữ Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn? A. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ B. Đêm đã về khuya C. Ngày mai, tôi đến trường D. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng. Câu 5: Có thể phân loại trạng ngữ dựa trên cơ sở nào? A. Theo các nội dung mà chúng biểu thị B. Theo vị trí của chúng ở trong câu C.Theo thành phần chính nào mà chúng bổ sung ý nghĩa D.Theo mục đích nói của câu Câu 6: Dòng nào là trạng ngữ trong câu “Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào”. (Nam Cao) A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai. .B. Khi ấy C. Đầu nó còn để hai trái đào D Cả a, b, c đều sai PHẦN II. TỰ LUẬN (8đ) Câu 1: (2đ) Hãy xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của những câu đó? Buổi sáng mùa hè. Trời trong vắt. Họa mi cất tiếng hót ríu ran. Họa mi gọi gió: - Gió ơi! Hãy mang tiếng hát của tôi đến với mẹ. Cám ơn bạn nhiều! Câu 2: (2đ) Hãy đặt câu có trạng ngữ chỉ mục đích, một câu có trạng ngữ chỉ nguyên nhân. ( Gạch chân thành phần trạng ngữ trong các câu em vừa đặt.) Câu 3: (4đ). Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu tả cảnh mùa xuân. Trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt. (Gạch chân câu đặc biệt em đã sử dụng)
  3. TRƯỜNG THCS PHÚ THỊ ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 7 - Tiết 90 Năm học: 2018- 2019. Thời gian: 45 phút. ĐỀ SỐ 2 I/ TRẮC NGHIỆM: (2 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng. Câu 1: Câu rút gọn là câu: A. Chỉ có thể vắng chủ ngữ. B. Chỉ có thể vắng vị ngữ. C. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ. D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ. Câu 2: Trong các câu sau, câu nào là câu rút gọn? A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Mùa hè, cây nhãn gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. C. Mong các em cố gắng! D. Học tập là nhiệm vụ của học sinh. Câu 3: Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt? a. Bộc lộ cảm xúc. b Gọi đáp. c.Làm cho lời nói được ngắn gọn. d. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt? A. Đêm trăng! B. Trên giàn thiên lí, vài con ong đang đi kiếm mồi C. Tôi sẽ đến Hà Nội vào ngày mai. D. Huyện Nam Đàn. Tỉnh Nghệ An. (Đoàn kịch lưu động chúng tôi dừng chân.) Câu 5: Người ta tách trạng ngữ thành một câu riêng nhằm mục đích gì? A. Làm cho câu ngắn gọn hơn B. Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định C. Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ D. Làm cho nội dung câu dễ hiểu hơn Câu 6: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn? A. Ai cũng phải học đi đôi với hành . C. Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành. B. Học đi đôi với hành. D. Nhiều người học đi đôi với hành. PHẦN II. TỰ LUẬN (8đ) Câu 1: (2đ) Hãy xác định câu đặc biệt và câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết tác dụng của những câu đó? Một đêm thu. Trăng sáng vằng vặc. Bụi tre xào xạc đu mình trong gió. Trăng thầm thì: - Gió ơi! Hãy thổi mạnh hơn chút nữa. Cố gắng lên nhé! Câu 2: (2đ) Hãy đặt câu có trạng ngữ chỉ phương tiện, một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn. ( Gạch chân thành phần trạng ngữ trong các câu em vừa đặt.) Câu 3: (4đ) Hãy viết một đoạn văn khoảng 7 đến 10 câu tả cảnh mùa thu. Trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt. (Gạch chân câu đặc biệt em đã sử dụng)
  4. ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 7 – TIẾT 90 Đề 1: Phần 1: trắc nghiệm: 2đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A,C A A,D A B Phần 2: Tự luận 8đ Câu 1: 2đ - Xác định chính xác hai câu đặc biệt và hai câu rút gọn 1đ (Mỗi câu 0,25đ’) - Nêu được tác dụng: 1đ + Câu đặc biệt: Xác định thời gian + Gọi đáp + Câu rút gọn: thông tin nhanh, tránh lặp từ Câu 2: 2đ Đặt câu đúng yêu cầu mỗi câu đúng được 0,5 đ Gạch chân đúng (0,5đ’) Câu 3: 4đ Viết đoạn văn - Hình thức: (1,5đ’) + Đủ số câu theo quy định, các câu có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng + Có sử dụng một câu có thành phần một câu đặc biệt – gạch chân (0,5đ’) - Nội dung: (2,5đ’) miêu tả cảnh mùa xuân Đề 2: Phần 1: trắc nghiệm: 2đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án C A,C C A,D B B Phần 2: Tự luận 8đ Câu 1: 2đ - Xác định chính xác hai câu đặc biệt và hai câu rút gọn 1đ(Mỗi câu 0,25đ’) - Nêu được tác dụng: 1đ + Câu đặc biệt: Xác định thời gian, nơi chốn + Gọi đáp + Câu rút gọn: thông tinh nhanh, tránh lặp từ Câu 2: 2đ Đặt câu đúng yêu cầu mỗi câu đúng được 0,5 đ Gạch chân đúng (0,5đ’) Câu 3: 4đ Viết đoạn văn - Hình thức: (1,5đ’) + Đủ số câu theo quy định, các câu có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt trong sáng + Có sử dụng một câu có thành phần một câu đặc biệt – gạch chân (0,5đ’) - Nội dung: (2,5đ’) miêu tả cảnh mùa thu.