Đề kiểm tra lần 1 - Môn ngữ văn - Khối 11 Trường THPT Nguyễn Huệ

doc 6 trang thienle22 4610
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra lần 1 - Môn ngữ văn - Khối 11 Trường THPT Nguyễn Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_lan_1_mon_ngu_van_khoi_11_truong_thpt_nguyen_hue.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra lần 1 - Môn ngữ văn - Khối 11 Trường THPT Nguyễn Huệ

  1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1 - NĂM HỌC 2019-2020 TỔ NGỮ VĂN Môn NGỮ VĂN - Khối 11 Thời gian: 90 PHÚT(không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 01 trang) I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu: Chủ đề của Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm nay là “Cộng đồng liên kết chống lại biến đổi khí hậu”. Đó không chỉ là lời kêu gọi, mà còn là một đòi hỏi của cuộc sống, vì sự phát triển bền vững của hành tinh trái đất, ngôi nhà chung của mỗi chúng ta. Thế giới đang chứng kiến những thành tựu vượt bậc, những thay đổi lớn lao về phát triển kinh tế - xã hội, về công nghiệp hóa và đô thị hóa ở quy mô toàn cầu. Tuy nhiên thế giới cũng đang phải đối mặt với một thực tế đáng báo động - đó là biến đổi khí hậu mà đặc trưng của nó là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng. Biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và được dự báo sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. (Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Xuân Cường tại Lễ phát động Quốc gia Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2009) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 2: Theo tác giả của đoạn trích: Thế giới đang phải đối mặt với điều gì khi chứng kiến những thành tựu vượt bậc, nhưng thay đổi lớn lao về phát triển kinh tế - xã hội, về công nghiệp hóa và đô thị hóa ở quy mô toàn cầu. (0,5 điểm) Câu 3: Nêu khái quát nội dung của đoạn trích? (1,0đ) Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với ý kiến của tác giả “Biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và được dự báo sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.”không? vì sao? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của nhân loại. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh của bà Tú trong tác phẩm “ Thương vợ”(Trần Tế Xương). __Hết__
  2. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1 - NĂM HỌC 2019-2020 TỔ NGỮ VĂN Môn NGỮ VĂN - Khối 11 Thời gian: 90 PHÚT(không kể thời gian phát đề) (Hướng dẫn chấm có 03 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐÁP ÁN ĐIỂM I. PHẦN ĐỌC HIỂU 3,0 Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0,5 Câu 2 - Theo tác giả thế giới đang phải đối mặt với một thực tế đáng báo động - 0,5 đó là biến đổi khí hậu mà đặc trưng của nó là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng. Câu 3 Nội dung của đoạn trích gửi đến độc giả: Nói về biến đổi khí hậu, về 1,0 những hậu quả nặng nề mà biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây ra cho nhân loại. Kêu gọi mọi người hãy cùng nhau liên kết để có thể chống lại biến đổi khí hậu. Câu 4 - Đồng tình/ không đồng tình/ vừa đồng tình vừa không đồng tình. (0,25 1,0 điểm) - Lí giải: sâu sắc, hợp lí, thuyết phục. (0,75 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1. Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn 2,0 (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của nhân loại. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Suy nghĩ của học sinh về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của nhân loại. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ yêu cầu của đề bài. Có thể theo hướng sau: - Giải thích: khái niệm biến đổi khí hậu và tác hại của biến đổi khí hậu. - Bàn luận: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của nhân loại. + Cần có những hiểu biết cần thiết về biến đổi khí hậu (Nguyên nhân, hậu quả, giải pháp) + Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ môi trường để làm giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu: tham gia trồng cây, bảo vệ rừng và biển, tham gia các hoạt động 1
  3. tình nguyện, các hoạt động cộng đồng trong bảo vệ môi trường. - Bài học nhận thức và hành động: Môi trường sống có vai trò rất quan trọng đối với nhân loại nói chung và mỗi người nói riêng, vì thế mỗi người đều phải có ý thức, có hành động cụ thể trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường sống . d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Câu 2. Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh của bà Tú trong tác phẩm“ Thương 5,0 vợ”(Trần Tế Xương). a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn 0,25 đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh của bà Tú trong tác phẩm“Thương 0,25 vợ” (Trần Tế Xương). c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 0,5 * Cảm nhận được hình ảnh bà Tú qua những đức tính cao đẹp sau: 2,5 - Người vợ tần tảo, đảm đang tháo vát với gánh nặng mưu sinh. Công việc làm ăn (Quanh năm buôn bán ở mom sông), gánh nặng gia đình bà Tú phải đảm đương (Nuôi đủ . chồng), những vất vả mưu sinh mà bà Tú phải trải qua hàng ngày (lặn lội, eo sèo, thân cò, khi quãng vắng, buổi đò đông) - Người phụ nữ giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó. Bà Tú không một lời phàn nàn, hay than vãn mà lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con (Một duyên công) => Hình ảnh bà Tú với thân phận và những phẩm chất tốt đẹp được thể hiện rõ nét, chân thực, sinh động qua tình cảm yêu thương và trân quí của ông Tú. - Nghệ thuật: +Vận dụng sáng tạo ngôn ngữ và thi liệu văn hóa dân gian (Từ láy, cách diễn đạt 0,75 mang dáng dấp thành ngữ, ). +Kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và trào phúng. * Đánh giá chung: Với cảm xúc yêu thương cùng tiếng cười tự trào và một cách nhìn về thân phận người phụ nữ ,Tú Xương đã vẽ nên bức chân dung bà Tú đảm 0,25 đang, tần tảo và giàu đức hi sinh vì gia đình, vì chồng vì con. Hình ảnh của bà Tú cũng chính là hiện thân của những người phụ nữ Việt Nam thời xưa đầy khó nhọc nhưng cũng đầy cao quí. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. __Hết__ 2
  4. TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA LẦN 1 TỔ NGỮ VĂN NĂM HỌC 2019-2020 Môn NGỮ VĂN 11- Khối 11 Thời gian: 90 PHÚT(Không kể thời gian phát đề) MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao NỘI DUNG – NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ I. Phần - Ngữ liệu: văn bản - Nhận diện phương - Khái quát nội dung chính - Trình bày quan đọc nhật dụng. thức biểu đạt chính. mà văn bản đề cập. điểm của bản thân về hiểu - Tiêu chí lựa chọn - Chỉ ra chi tiết nổi bật một vấn đề đặt ra ngữ liệu: 01 đoạn trong văn bản. trong văn bản. trích. Tổng Số câu 2 1 1 Số điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 1,0 điểm Tỉ lệ % 10% 10% 10% II. Câu 1:Nghị luận xã Viết đoạn văn Phần hội 2,0 điểm = 20% làm - Khoảng 200 chữ. văn - Học sinh trình bày suy nghĩ của anh /chị về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với cuộc sống của nhân loại. Câu 2:Nghị luận văn Viết bài văn học 5,0 điểm = 50% Cảm nhận hình ảnh của 4
  5. Bà Tú trong tác phẩm “ Thương vợ”(Trần Tế Xương). Tổng Số câu 2 Số điểm 7,0 điểm Tỉ lệ % 70% 5