Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy

doc 4 trang Thương Thanh 22/07/2023 2630
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_9_nam_hoc_2016_2017_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 9 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học 2016-2017 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 08/12/2016 I. Trắc nghiệm (2 điểm) Trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đứng trước câu trả lời đúng: Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản gặp những khó khăn gì? A. Bị quân đội nước ngoài chiếm đóng. B. Mất hết thuộc địa. C. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. D. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân bùng lên dữ dội. Câu 2: Nền kinh tế Nhật Bản đạt sự tăng trưởng “thần kì” vào khoảng thời gian nào? A. Từ những năm 50 thế kỉ XX. C. Từ những năm 70 thế kỉ XX. B. Từ những năm 60 thế kỉ XX. D. Từ những năm 80 thế kỉ XX. Câu 3: Năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch nào? A. Kế hoạch châu Âu. B. Kế hoạch phục hưng. C. Kế hoạch phục hưng châu Âu. D. Kế hoạch phát triển châu Âu. Câu 4: Nguyên nhân nào khiến các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau sau chiến tranh thế giới thứ hai? A. Các nước có chung nền văn minh, nền kinh tế không cách biệt nhau lắm. B. Các nước muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ. C. Các nước muốn khôi phục lại địa vị thống trị đối với các thuộc địa trước đây. D. Các nước muốn ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ. II. Tự luận (8 điểm): Câu 1 (3 điểm): Nêu những dẫn chứng tiêu biểu cho sự phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới tư bản của nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Vì sao sau chiến tranh, Mĩ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tư bản? Câu 2 (3 điểm): Em hãy nêu lên các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói: Xu thế hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức của các dân tộc? Câu 3 (2 điểm): Cách mạng KH-KT đã có những tác động tiêu cực nào? Liên hệ trách nhiệm của bản thân em đối với sự phát triển của nền khoa học - kĩ thuật nước nhà và hạn chế những hậu quả tiêu cực của cuộc cách mạng này. (Ghi chú: Học sinh làm bài vào giấy kiểm tra)
  2. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học 2016-2017 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 8/12/2016 I. Trắc nghiệm (2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm. Với câu hỏi có hai đáp án trở lên, giáo viên chỉ cho điểm khi học sinh trả lời đúng, đủ các đáp án . Câu 1 2 3 4 Đáp án A,B,C B C A, B II. Tự luận (8 điểm): Câu Nội dung Thang điểm 1 * Dẫn chứng tiêu biểu cho sự phát triển kinh tế mạnh nhất thế giới tư (3đ) bản của nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai: - Từ những năm 1945-1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng 0,5 đ. công nghiệp toàn thế giới. - Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 0,5 đ năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản cộng lại. 0.5 đ - Chiếm ¾ trữ lượng vàng của thế giới. 0,5 đ - Là chủ nợ duy nhất trên thế giới. * Giải thích: - Nước Mĩ ở xa chiến trường, không bị chiến tranh tàn phá. 0,5 đ - Được hai đại dương là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, 0,5 đ được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến 2 * Xu thế phát triển của thế giới ngày nay: (3đ) - Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế. 0,5 đ - Thế giới đang tiến tới xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều 0,5 đ trung tâm. - Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm 0,5 đ trọng điểm. - Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, nhiều khu vực lại xảy ra xung 0,5 đ
  3. đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái. Tuy nhiên, xu thế chung hiện nay của thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển kinh tế. *Giải thích: - Thời cơ: các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và 0,5 đ khu vực, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất, - Thách thức: nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hâu, hội nhập sẽ hòa tan. 0,5 đ 3 * Những tác động tiêu cực của cuộc Cách mạng KH-KT: (2đ) - Chế tạo, sử dụng các loại vũ khí mang tính huỷ diệt. 0.5 đ - Nạn ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mới đe dọa cuộc sống của nhân loại 0.5 đ * Liên hệ: HS trình bày suy nghĩ cá nhân. Có thể nêu ra: - Nhận thức đúng vai trò, vị trí của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật 0.5 đ - Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để chiếm lĩnh tri thức nhân loại, nâng cao khả năng vận dụng kiến thức đã học, áp dụng vào cuộc sống, 0.5đ * Ghi chú: Dựa vào thang điểm trên, căn cứ vào bài làm thực tế của HS, GV cho các mức điểm còn lại.
  4. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 9 Năm học 2016-2017 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 8/12/2016 I.Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Kiểm tra, đánh giá kiến thức Lịch sử đã học trong học kì I, cụ thể: Sự phát triển của nền kinh tế nước Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai; quan hệ quốc tế sau chiến tranh; thành tựu cách mạng KH-KT. 2. Kĩ năng: - HS trình bày, phân tích, tổng hợp kiến thức, đánh giá sự kiện lịch sử. - HS vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề trong thực tế. 3. Thái độ: - HS có lòng yêu chuộng hòa bình, chống tư tưởng chiến tranh, tôn trọng những thành quả của cuộc cách mạng KH-KT. - HS có thái độ làm bài nghiêm túc. II. Ma trận đề: Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng Nội dung cao số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL I.C1 I.C2 Mĩ, Nhật Bản II.C1 II.C1 (0,5đ) (0,5đ) 4.0 đ (2đ) (1đ) I.C3 I.C4 Các nước Tây Âu 1.0 đ (0,5đ) (0,5đ) Trật tự thế giới mới sau II.C2 II.C1 3.0 đ chiến tranh thế giới thứ hai (2đ) (1đ) Liên hợp quốc/ Cuộc II. C3 II. C3 2.0 đ cách mạng KH-KT. (1đ) (1đ) Tổng số điểm 1.0đ 4.0đ 1.0 đ 2.0 đ 1.0 đ 1.0 đ 10 đ 5.0 đ 3.0 đ 1.0 đ 1.0 đ III. Duyệt đề: Người ra đề Tổ trưởng CM Ban giám hiệu Trịnh Thị Giang Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa