Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2018_2019_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRATHI HỌC KÌ I NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 6 Năm học: 2018–2019 Ngày kiểm tra:7/12/2018 Mã đề thi 001 Thời gian: 45 phút I. Phần trắc nghiệm (5 điểm): Trả lời các câu hỏi sau bằng cách tô đậm chữ cái đứng trước phương án đúng vào phiếu bài làm: Câu 1. Cách đây 4000 – 3500 năm, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các công cụ bằng đá, đồ gốm được cải tiến ở những đâu? A. Hoa Lộc, Quan Yên, núi Đọ B. Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Bắc Sơn C. Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Lung Leng D. Hoa Lộc, Bắc Sơn, Sơn Vi Câu 2. Kim loại được tìm thấy đầu tiên là gì? A. ĐồngB.Sắt C.ThépD.Nhôm Câu 3. Thuật luyện kim ra đời dựa trên cơ sở của nghề nào? A. Làm gốm B. Chăn nuôi C. Trồng lúa nước D. Làm đồ trang sức Câu 4. Rìu đá của cư dân Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Lung Leng có điểm gì khác so với rìu đá của thời kì trước? A. Rìu mài lưỡi sắc hơn B. Rìu được mài có vai C. Rìu còn thô sơ D. Rìu được mài nhẵn toàn bộ, có hình dạng cân xứng Câu 5. Lý do cơ bản nhất giúp con người có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn là? A. Xuất hiện nghề nông trồng lúa nước B. Của cải con người dư thừa C. Công cụ bằng đá được cải tiến D. Địa bàn cư trú được mở rộng Câu 6. Sự phân công lao động trong xã hội thị tộc phụ hệ dựa trên cơ sở nào? A.Theo độ tuổi B.Theo giới tính C.Theo năng lực D.Theo giới tính, nội dung công việc Câu 7. Văn hóa Sa Huỳnh được hình thành ở vùng đất nào? A. Vùng Tây Nam Bộ B. Vùng Nam Trung Bộ C. Vùng Đông Bắc Bộ D. Vùng Bắc Trung Bộ Câu 8. Chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn là ai? A. Người Lạc Việt B. Người Âu Lạc C. Người Tây Âu D. Người nguyên thủy Câu 9. Một trong những yếu tố tạo nên bước chuyển biến mới trong xã hôi của cư dân Lạc Việt là gì? A. Đồ gốm ra đời B. Đồ đá được cải tiến C. Nghề đúc đồng phát triển D. Đồ xương, sừng tăng lên
- Câu 10. Sự xuất hiện của các ngôi mộ chôn theo hình thức khác nhau đã nói lên điều gì? A. Tập tục của cư dân B. Quan niệm sống của con người C. Tình cảm trong gia đình D. Sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội Câu 11. Câu nói: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là của ai? A. Hồ Chí Minh B. Tôn Đức Thắng C. Phạm Văn Đồng D. Võ Nguyên Giáp Câu 12. Vua Hùng đã đặt tên nước là gì? A. Đại ViệtB.Văn Lang C.Đại Cồ Việt D.Âu Lạc Câu 13. Trong tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang, người đứng đầu các chiềng chạ là ai? A. Lạc HầuB.Lạc TướngC.Thục PhánD.Bồ chính Câu 14. Một trong những lý do cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang là? A.Dân số tăng B.Làm ra nhiều lúa gạo C.Xuất hiện người giàu, người nghèoD.Nhu cầu trị thủy và chống giặc ngoại xâm Câu 15. Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hóa của cư dân Văn Lang là gì? A. Lưỡi cày đồng B. Vũ khí bằng đồng C. Lưỡi cuốc đồng D. Trống đồng Câu 16. Phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang là gì? A. NgựaB.Voi C.ThuyềnD.Đi bộ Câu 17. Sau những ngày lao động vất vả, cư dân Văn Lang thường có hoạt động gì? A. Tổ chức lễ hội, vui chơi B. Thực hiện nghi lễ thờ cúng tổ tiên C.Tổ chức đi thăm người thân trong gia đình D. Nghỉ ngơi, chuẩn bị cho một mùa mới Câu 18. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Văn Lang là gì? A. Nông nghiệp B. Thủ công nghiệp C. Công nghiệp D. Thương nghiệp Câu 19. Yếu tố tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang? A.Tục ăn trầu, nhuộm răng B.Tục gói bánh chưng, bánh giày C.Tổ chức lễ hội và tín ngưỡng D.Đời sống vật chất và tinh thần Câu 20. Các câu chuyện Trầu, cau và bánh chưng, bánh giầy cho ta biết con người thời Văn Lang đã có những tục lệ gì? A.Tục ăn trầu, nhuộm răng B.Tục gói bánh chưng, bánh giầy C.Tục xăm mình, ăn trầu cau D.Tục ăn trầu cau và gói bánh chưng, bánh giầy II. Phần tự luận (5điểm): Câu 1 (2 điểm): Sự phân công trong lao động thời Tiền Đông Sơn được hình thành như thế nào? Câu 2 (3 điểm): Trình bày quá trình thành lập nhà nước Văn Lang? Theo em, em cần phải làm gì để giữ gìn và bảo vệ những thành quả của các vua Hùng? (Học sinh làm bài vào phiếu bài làm )
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRAHỌC KÌ I NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 6 Năm học: 2018-2019 Ngày kiểm tra:7/12/2018 Thời gian: 45 phút I. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức : -Kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh trọng tâm là: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội; Nước Văn Lang, đời sống vật chất và tinh thần của của cư dân Văn Lang. - Rút ra bài học cho bản thân trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện và hiện tượng lịch sử. - Vận dụng kiến thức đã học để làm bài. 3. Thái độ: - Tự hào về bề dày lịch sử dân tộc. - Trân trọng những thành quả mà cha ông ta đã xây dựng và để lại cho chúng ta ngày hôm nay . - Thái độ làm bài nghiêm túc. II. Ma trận : Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụngcao Tổng Nội dung I. Trắc - Biết được đặc - Hiểu được nghiệm: điểm cơ bản về nguyên nhân, ý - Những sản xuất và xã nghĩa dẫn đến việc chuyển biến hội của cư dân cải tiến trong công trong đời Lạc Việt cụ, phân công sống kinh tế - Nêu được hoàn trong lao động và và xã hội cảnh ra đời, sự những bước - Nước Văn thành lập và đời chuyển mới trong Lang và đời sống của cư dân xã hội nguyên thủy sống của cư Văn Lang trên đất nước ta dân Văn - Giải thích được Lang đặc điểm cơ bản của nhà nước Văn Lang, đời sống của cư dân Văn Lang
- Số câu 12 câu 8câu 20 câu Số điểm 3 2 5 Tỉ lệ % 30% 20% 50% II.Tự luận - Những - Khái quát được - Trình bày được Liên hệ trách chuyển biến quá trình hình quá trình thành lập nhiệm bản trong đời thành sự phân nhà nước đầu tiên thân trong sống kinh tế công lao động ở Việt Nam việc giữ gìn, và xã hội trong xã hội Tiền phát huy - Nước Văn Đông Sơn thành quả mà Lang và đời cha ông ta đã sống của cư gây dựng nên dân Văn Lang Số câu 1 câu 1ý/câu 1 ý/câu 2 câu Số điểm 2 2 1 5 Tỉ lệ % 20% 20% 10% 50% Tổng: Số câu 13 câu 8 câu + 1ý/ câu 1ý/câu 22câu Số điểm 5 4 1 10 Tỉ lệ % 50% 40% 10% 100% III. Duyệt ma trận đề Nhóm trưởng Tổ trưởng CM BGH duyệt Nguyễn Thị Tơ Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa
- TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIÊM TRAHỌC KÌ I NHÓM LỊCH SỬ MÔN LỊCH SỬ 6 Năm học: 2018-2019 Ngày kiểm tra: 7/12/2018 Thời gian: 45 phút I. Trắc nghiệm (5 điểm): Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A A D A D B A C D Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B D D D C A A D D II. Tự luận (5điểm): Câu Nội dung Điểm 1 ❖Sự phân công trong lao động được hình thành: - Thuật luyện luyện kim ra đời làm chosản xuất nông nghiệp ngày 0.5 càng phát triển. - Sự xuất hiện của một số nghề thủ công mới đã dẫn đến sự phân 0.5 công lao động hình thành: + Nam giới: Một bộ phận tham gia sản xuất nông nghiệp (cày), săn bắt và đánh 0.5 cá. Một bộ phận chuyên hơn thì phụ trách việc chế tác công cụ. + Phụ nữ: Tham gia sản xuất nông nghiệp, dệt vải, làm gốm 0.5 2 ❖ Quá trình thành lập nhà nước Văn Lang: - Thời gian: Vào thế kỉ VII TCN 0.5 - Địa điểm: Vùng đất Gia Ninh (Phú Thọ) 0.25 - Tên nước: Văn Lang 0.25 - Người đứng đầu: Hùng Vương (theo hình thức cha truyền con 0.5 nối) - Kinh đô: Vùng đất Bạch Hạc (Việt Trì – Phú Thọ) 0.5 ❖ Để giữ gìn và bảo vệ thành quả vua Hùng các em cần: - Học sinh có thể liên hệ một số việc làm cụ thể của cá nhân như: 1.0 Tích cực học tập, rèn luyện bản thân; tuyên truyền và tiếp thu có chọn lọc văn hóa .
- Ghi chú: Căn cứ vào đối tượng học sinh và mức độ làm bài thực tế, dựa vào thang điểm trên giáo viên có thể điều chỉnh và cho các điểm còn lại. III. Duyệt đề Người ra đề Tổ trưởng CM BGH duyệt Nguyễn Văn Bằng Phạm Thị Mai Hương Lê Thị Thu Hoa