Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có ma trận + đáp án)

docx 5 trang Thủy Hạnh 12/12/2023 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_7_nam_hoc_2017_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân 7 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Hùng Vương (Có ma trận + đáp án)

  1. Phòng GD & ĐT Thị Xã Buôn Hồ KIỂM TRA HỌC KÌ I – Tiết 18 (2017 – 2018) Trường THCS Hùng Vương MÔN: Giáo Dục Công Dân 7 Tổ : Sử - Địa Thời gian: 45 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1. Xác định mục tiêu kiểm tra: Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh kịp thời. Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung của chủ đề : Khoan dung, Xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt dẹp của gia đình dòng họ và tự tin. 2. Xác định hình thức kiểm tra : Hình thức kiểm tra trắc nghiệm và tự luận 3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra : Trên cơ sở phân phối số tiết 4 (100%) kết hợp với xác định chuẩn quan trọng xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau: Tên chủ đề/ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng (Nội dung chương ) Mức độ thấp Mức độ cao TN TL TN TL TN TL TN TL Biết được Nêu Hiểu và các biểu hiện được giải thích sự khoan khái được ý dung niệm và nghĩa của ý nghãi các câu tục của tính ngữ khoan dung Khoan dung C1: 0,25đ C3: 1,5đ C5: 0,25đ Hiểu được cách thức rèn luyện lòng khoan dung TSĐ: 2,25đ C2: 0,25đ Tỉ lệ : 22,5 % Nêu Hiểu được Học sinh Học sinh được trách nhiệm thể hiện các áp dụng khái của mỗi việc làm cụ vào hực tế niệm về người tong thể vào học tập và gia đình việc xây việc xây công việc Xây dựng gia đình văn văn hóa dựng gia dựng gia hang ngày hóa đình văn đình văn hóa hóa C2 a: C3: 0,25đ C11: 0,25đ C2 b: 1,25đ 1,75đ
  2. Biết được các hành vi thể hiện việc tôn trọng mọi người trong gia đình C9: 0,25đ Biết được các biểu hiện của mỗi người vào việc xây dụng gia đình văn hóa TSĐ: 4,0đ C10: 0,25đ Tỉ lệ : 40% Hiểu được Hiểu và sự quan giải thích trọng của được các việc giữ gìn câu tục ngữ Giữ gìn và phát huy và phát huy có lien truyền thống tốt đẹp truyền quan đến của gia đình dòng họ thống tốt nội dung đẹp của gia bài học đình dòng họ TSĐ: 0,5đ C7: 0,25đ C12: 0,25đ Tỉ lệ : 5 % Biết được Hiểu được Hiểu được Giải thích nội một số biểu nội dung và khái niệm dung và ý hiện cuả tính giải thích về tính tự nghĩa của các tự tin được các tin câu tục ngữ câu tục ngữ có liên quan Tự tin C4: 0,25đ C6: 0,25đ C1 a: 1,75đ C1 b : 0,75đ Biết được tính tự tin được thể hiện cụ thể qua các hành vi TSĐ: 3,25đ C8: 0,25đ Tỉ lệ : 32,5 % TSĐ: 10,0 đ 4,0đ 3,0đ 3,0đ Tỉ lệ : 100 % 4.Viết đề từ ma trận
  3. Đề Bài I/Trắc nghiệm : (3 điểm ) Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc đúng nhất Câu 1: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung. A.Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn. C.Hay chê bai người khác . B.Đổ lỗi cho người khác . D.Che dấu khuyết điểm cho bạn. Câu 2: Biểu hiện nào thể hiện lòng khoan dung. A.Sống gần gũi, cởi mở. B.Cư xử chân thành, rộng lượng. C.Tôn trọng, chấp nhận cá tính của người khác. D.Gần gũi, cởi mở, chân thành, rộng lượng, tôn trọng và chấp nhận cá tính của người khác . Câu 3: Để xây dựng gia đình văn hóa mỗi người cần: A.Sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị. C.Vợ chồng bất hòa, không chung thủy. B.Không quan tâm giáo dục con cái. D.Lối sống thực dụng, quan liêu lạc hậu. Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự tự tin. A.Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. C.Tự giải quyết công việc không cần nghe ý kiến của ai. B.Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình. D.Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. Câu 5: Câu tục ngữ “ Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” thể hiện. A.Lòng khoan dung. C.Trung thực. B.Xây dựng gia đình văn hóa. D.Tự tin. Câu 6:Câu tục ngữ nào sau đây thể hiện sự tự tin. A.Giấy rách phải giữ lấy lề. C.Con hơn cha là nhà có phúc. B.Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. D.Thương người như thể thương thân. Câu 7: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ là: A.Chủ động trong mọi việc. B.Thông cảm, chia sẻ, giúp đỡ người khác. C.Xây dựng gia đình hòa thuận hạnh phúc, tiến bộ. D.Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ them truyền thống ấy. Câu 8: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây: A.Người tự tin không cần hỏi ý kiến ai. C.Người tự tin luôn đánh giá cao bản thân mình B.Người tự tin không cần hợp tác với ai. D.Người tự tin là người tự biết giải quyết công việc của mình. Câu 9:Em đồng ý với ý kiến nào sau đây. A.Gia đình nhiều con là gia đình hạnh phúc. C.Trong gia đình nhất thiết là phải có con trai. B.Việc nhà là việc của mẹ và con gái. D.Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình. Câu 10:Em đồng ý với biểu hiện nào sau đây. A.Thường xuyên cúp tiết. C.Liên tục không học bài cũ. B.Luôn là học sinh giỏi toàn diện. D.Hay trêu và đánh các bạn.
  4. Câu 11: Theo em gia đình nào sau đây có ảnh hưởng xấu đến cộng đồng và xã hội. A.Gia đình hòa thuận, hạnh phúc. C.Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu. B.Gia đình có con cái chăm ngoan. D.Mỗi người trong gia đình luôn quan tâm tới nhau. Câu 12: Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” có nghĩa là: A.Luôn tin tưởng chính bản thân mình. B.Luôn ân cần giúp đỡ người khác trong mọi hoàn cảnh. C.Biết tha lỗi cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. D.Dù sa sút nghèo khó cũng phải giữ được truyền thống nề nếp , đạo đức, gia phong. II/Tự luận : 7 điểm Câu 1:( 2,5 điểm ) a/ Em hiểu thế nào là tự tin? b/ Từ những hiểu biết của mình em hãy giải thích câu tục ngữ “ Có cứng mới đứng đầu gió”. Câu 2: (3,0 điểm) a/ Thế nào là gia đình văn hóa b/ Theo em học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa ? Câu 3: ( 1,5 điểm )Khoan dung là gì? Khoan dung có ý nghĩa như thế nào? 5.Đáp án và thang điểm I/Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi câu tră lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ý A D A D A B D D D B C D đúng II/Tự luận ( 7 điểm) Câu Nội dung Điểm 1. a/ 0,75đ (2,5đ) -Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. 0,5đ -Tự quyết định một cách chắc chắn không hoang mang dao động. 0,5đ -Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. b/ Có năng lực và bản lĩnh vững vàng mới đương đầu được với khó khăn, thử thách. 0,75đ 2. a/ -Gia đình văn hóa là: (3,0đ) +Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ. 0,5đ +Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình. 0,25đ +Thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân. 0,25đ +Đoàn kết với xóm giềng. 0,25đ b/ -Chăm ngoan, học giỏi 0,5đ
  5. -Kính trong, giúp đỡ ông bà, cha me, yêu thương anh chị em. 0,5đ -Không đua đòi ăn choi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. 0,5đ -Học sinh có thể làm các công việc vừa sức trong gia đình, góp phần làm gia đình ấm 0,25đ no. 3. -Khoan dung là rộng long tha thứ, luôn tôn trọng và thong cảm với người khác, tha thứ 0,75đ (1,5đ) khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. -Ý nghĩa: luôn được mọi người yêu mến, tin cậy, có nhiều bạn tốt, quan hệ giữa mọi 0,75đ người gần gũi và thân ái hơn. Duyệt tổ chuyên môn Giáo viên ra đề Nguyễn Thị Hoàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKI - MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 Năm học 2017 -2018 Câu 1: a/Tự tin là gì? Tự tin có ý nghĩa như thế nào? b/Cần rèn luyện tính tự tin như thế nào? c/Em hãy giải thích các câu tục ngữ sau : -Chớ thấy song cả mà ngã tay chèo -Có cứng mới đứng đầu gió Câu 2: Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ? em hãy lấy 1 ví dụ để chứng minh. Câu 3: Thế nào là gia đình văn hóa? Là học sinh em sẽ làm gì để gia đình mình trở thành gia đình văn hóa? Câu 4: Khoan dung là gì? Là học sinh em sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa? Câu 5: em hãy tìm các hành vi thể hiện long khoan dung, xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.