Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

doc 5 trang Thương Thanh 22/07/2023 2820
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mon_dia_ly_lop_6_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Địa lý Lớp 6 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Ngọc Thụy (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY MỤC TIÊU - MA TRẬN KIỂM TRA Tổ: Hóa – Sinh – Địa HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ 6 NHÓM ĐỊA 6 Năm học: 2016 – 2017 Ngày kiểm tra: 09/12/2016 (Thời gian làm bài: 45 phút) I.Mục tiêu: 1. Kiến thức: Đánh giá sự tiếp thu của học sinh về nội dung các bài đã học: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả, Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, Cấu tạo bên trong của Trái Đất, Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất, Địa hình bề mặt Trái Đất. 2. Kĩ năng: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tế. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ kiểm tra.Ý thức tự giác, chủ động làm bài. II. Ma trận đề kiểm tra: Mức độ, kiến thức, kĩ năng Vận dụng Vận dụng Biết 50% Hiểu 30% Tổng Chủ đề/ Tên bài 15% cao 5% TL TN TL TN TL TN TL TN 1. Sự vận động tự ½ ½ 1 câu quay quanh trục của câu câu 1.5đ Trái Đất và các hệ quả 1.0đ 0.5đ 2. Sự chuyển động của 1 câu 1 câu 2 câu Trái Đất quanh Mặt 0.5đ 0.5đ 1.0đ Trời. 3. Hiện tượng ngày 1 câu 1 câu đêm dài ngắn theo 0.5đ 0.5đ mùa. 4. Cấu tạo bên trong 1 câu 1 câu của Trái Đất. 3.0đ 3.0đ 5. Tác động của nội ½ ½ lực và ngoại lực trong 1 câu 2 câu câu câu việc hình thành địa 0.5đ 3.0đ 1.0đ 1.5đ hình bề mặt Trái Đất. 6. Địa hình bề mặt 1 câu 1câu Trái Đất. 1.0đ 1.0đ 8 câu Tổng 5.0đ 3.0đ 2.0đ 10đ III. Nội dung đề kiểm tra (đính kèm): Người ra đề Nhóm trưởng Tổ trưởng Ban giám hiệu Nguyễn Thị Phương Lê Thị Kim Oanh Cung Lan Hương Lê Thị Thu Hoa
  2. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ6 Tổ: Hóa – Sinh – Địa Năm học: 2016 – 2017 NHÓM ĐỊA 6 Ngày kiểm tra: 09/12/2016 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ CHÍNH THỨC I. Trắc nghiệm (3 điểm): Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng: Câu 1: Hai ngày xuân phân và thu phân là 2 ngày có hiện tượng: A. Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào chí tuyến Nam. B. Tia sáng Mặt Trời chiếu vuông góc vào chí tuyến Bắc. C. Hai nửa cầu Bắc và Nam nhận được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau. D. Chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh ở hai nửa cầu của Trái Đất. Câu 2: Ngày nào dưới đây nửa cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất? A. 22 – 12. C. 21 – 3. B. 23 – 9. D. 22 – 6. Câu 3: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất đã tạo ra hiện tượng: A. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. C. Hiện tượng các mùa. B. Lệch hướng chuyển động các vật thể. D. Ngày đêm nối tiếp nhau. Câu 4: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt đất là: A. Địa hình bề mặt trái đất thêm gồ ghề. C. San bằng, hạ thấp địa hình. B. Tạo ra các nếp uốn. D. Tạo ra các đứt gãy. Câu 5: Chọn các cụm từ cho trước trong ngoặc (500m, 200m, nổi lên rất cao, mực nước biển, độ cao) điền vào những chỗ chấm ( ) để có khái niệm đúng về núi. Núi là một loại địa hình (a) trên mặt đất, thường có ( b) trên ( c) .so với (d) . II. Tự luận (7 điểm): Câu 1: (1.5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: a) Khu vực giờ gốc là gì? Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ mấy? b) Khi ở Luân Đôn là 7 giờ thì lúc đó ở Mát – xcơ – va là mấy giờ? Ở Thành phố Hồ Chí Minh là mấy giờ? Câu 2: (2.5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trình bày: a) Động đất là gì? Những tác hại của động đất? b) Để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra, con người đã có những biện pháp gì? Câu 3: (3 điểm) Quan sát hình vẽ bên: Cho biết cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm những lớp nào? Em hãy trình bày cấu tạo và vai trò của lớp vỏ Trái Đất? (Lưu ý: Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra) Chúc các con làm bài tốt!
  3. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Tổ: Hóa – Sinh – Địa KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ 6 NHÓM ĐỊA 6 Năm học: 2016 – 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0.5đ. Với câu có nhiều đáp án GV chỉ cho điểm khi HS trả lời đúng tất cả các đáp án. Câu 1 2 3 4 Đáp án C,D A B,D C Câu 5: ( 1 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 0.25đ a - nổi lên rất cao. b - độ cao. c - 500m. d - mực nước biển. II. Phần tự luận ( 7 điểm ): Câu Nội dung Điểm 1 a. - Khu vực giờ gốc: là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi qua 0.5đ (1.5 đ) và đánh số 0. (Giờ GMT) - Nước ta nằm ở khu vực giờ số 7. 0.5đ b. Khi ở Luân Đôn là 7 giờ thì lúc đó ở Mát – xcơ – va là 10 giờ. 0.5đ Ở Thành phố Hồ Chí Minh là 14 giờ. 2 Động đất. Tác hại của động đất, biện pháp. (2.5 đ) a. - Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung 0.5đ chuyển. - Những trận động đất lớn làm cho nhà cửa, đường sá, cầu 0.5đ cống bị phá hủy và làm nhiều người chết. b. Biện pháp: - Xây nhà chịu được các chấn động lớn. 0.75đ - Lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra 0.75đ khỏi vùng nguy hiểm. 3 * Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng là 0.75đ ( 3đ) vỏ Trái Đất, lớp ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi. * Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất : - Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng Trái Đất, mỏng, 0.75đ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất. - Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau, các địa mảng này có thể tách dãn, xô hoặc chờm lên nhau. 0.75đ * Vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của 0.75đ con người: Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác (không khí, nước, sinh vật, ) là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.
  4. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ 6 Tổ: Hóa – Sinh – Địa Năm học: 2016 – 2017 NHÓM ĐỊA 6 Ngày kiểm tra: /12/2016 (Thời gian làm bài: 45 phút) ĐỀ DỰ PHÒNG I. Trắc nghiệm (3 điểm): Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đứng đầu đáp án đúng: Câu 1: Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là: A. 365 ngày. C. 366 ngày 6 giờ. B. 366 ngày. D. 365 ngày 6 giờ. Câu 2: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt đất là: A. Tạo ra các nếp uốn. C. Địa hình bề mặt trái đất thêm gồ ghề. B. San bằng, hạ thấp địa hình. D. Phong hóa và xâm thực. Câu 3: Ngày nào dưới đây nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất? A. 22- 6 C. 23- 9. B. 21- 3. D. 21- 3. Câu 4: Trong khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục của Trái Đất luôn: A. Giữ nguyên độ nghiêng. C. Thay đổi độ nghiêng và hướng. B. Không nghiêng, đổi hướng. D. Không đổi hướng. Câu 5: Chọn các cụm từ cho trước trong ngoặc (500m, 200m, nổi lên rất cao, mực nước biển, độ cao) điền vào những chỗ chấm ( ) để có khái niệm đúng về núi. Núi là một loại địa hình (a) trên mặt đất, thường có ( b) trên ( c) .so với (d) II. Tự luận (7 điểm): Câu 1: (2.5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy trình bày: a) Thế nào là hiện tượng động đất? Nêu tác hại của động đất? b) Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra? Câu 2: (1.5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết: a) Khu vực giờ gốc là gì? Nước ta nằm ở khu vực giờ thứ mấy? b) Khi ở Luân Đôn là 11 giờ thì lúc đó ở Mát – xcơ – va là mấy giờ? Ở Hà Nội là mấy giờ? Câu 3: (3 điểm) Quan sát hình vẽ bên: Cho biết cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm những lớp nào? Em hãy trình bày đặc điểm và vai trò của lớp vỏ Trái Đất? (Lưu ý: Học sinh làm bài ra giấy kiểm tra) Chúc các con làm bài tốt!
  5. TRƯỜNG THCS NGỌC THỤY ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Tổ: Hóa – Sinh – Địa KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ 6 NHÓM ĐỊA 6 Năm học: 2016 – 2017 ĐỀ DỰ PHÒNG I. Phần trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0.5đ. Với câu có nhiều đáp án GV chỉ cho điểm khi HS trả lời đúng tất cả các đáp án. Câu 1 2 3 4 Đáp án D A,C A A,D (Câu 5: (1 điểm) Mỗi ý trả lời đúng được 0.25đ a - nổi lên rất cao. b - độ cao. c - 500m. d - mực nước biển. II. Phần tự luận ( 7 điểm ): Câu Nội dung Điểm 1 Động đất. Tác hại của động đất, biện pháp: (2.5đ) a. - Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung 0.5đ chuyển. - Những trận động đất lớn làm cho nhà cửa, đường sá, cầu 0.5đ cống bị phá hủy và làm nhiều người chết. b. - Biện pháp: - Xây nhà chịu được các chấn động lớn. 0.75đ - Lập các trạm nghiên cứu dự báo trước để kịp thời sơ tán dân ra 0.75đ khỏi vùng nguy hiểm. 2 a. - Khu vực giờ gốc: Là khu vực có đường kinh tuyến gốc đi 0.5đ (1.5đ) qua và đánh số 0. (Giờ GMT) - Nước ta nằm ở khu vực giờ số 7. 0.5đ b. Khi ở Luân Đôn là 11 giờ thì lúc đó ở Mát – xcơ – va là 14 0.5đ giờ. Ở Hà Nội là 18 giờ. 3 * Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng là 0.75đ (3đ) vỏ Trái Đất, lớp ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi. * Đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất : - Lớp vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng Trái Đất dày 0.5đ từ 5 – 70 km, càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ đến 1000ºC. - Chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất. 0.5đ - Được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau; các địa mảng 0.5đ này có thể tách dãn, xô hoặc chờm lên nhau. * Vai trò của lớp vỏ Trái Đất đối với đời sống và hoạt động của con người: Là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác 0.75đ (không khí, nước, sinh vật, ) và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.