Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 7, 8 - Năm học 2014-2015 - Trường PTDTNT Buôn Hồ (Có đáp án)

doc 6 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 1510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 7, 8 - Năm học 2014-2015 - Trường PTDTNT Buôn Hồ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_chat_luong_dau_nam_mon_ngu_van_7_8_nam_hoc_2014.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra chất lượng đầu năm môn Ngữ văn 7, 8 - Năm học 2014-2015 - Trường PTDTNT Buôn Hồ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD & ĐTTX BUÔN HỒ TRƯỜNG PTDTNT – BUÔN HỒ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN 7 (Thời gian 60 phút) I. Phần trắc nghiệm (3 đ) Câu 1. Trong văn bản “Cổng trường mở ra” đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người con khác với tâm trạng của người mẹ như thế nào? A. Phấp phỏng lo lắng B. Vô tư, thanh thản C. Căng thẳng hồi hộp D. Thao thức, đợi chờ Câu 2. Trong văn bản “Mẹ tôi” tại sao bố của En-ri-co lại viết thư cho cậu ta khi En-ri-co phạm lỗi với mẹ? A. Vì bố thay mẹ giải quyết các công việc trong gia đình B. Vì con ở xa nên bố phải viết thư gửi cho con C. Bố nghiêm khắc và không tha thứ cho lỗi lầm của con D. Bố yêu thương, nghiêm khắc và tế nhị trong việc giáo dục con cái Câu 3. Các từ: bánh đa nem, máy hơi nước thuộc loại từ ghép nào? A. Từ ghép chính phụ B. Từ ghép đẳng lập Câu 4. Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đã không xảy ra cuộc chia tay nào? A. Giữa hai anh em Thành và Thủy B. Giữa bố mẹ của Thành và Thủy C. Giữa hai con búp bê “ Vệ Sĩ và Em Nhỏ” Câu 5. Ý nói đúng về bố cục trong văn bản là: A. Sự sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, hệ thống rành mạch, hợp lý. B. Nội dung các phần các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau. C. Giữa các phần các đoạn trong văn bản phải có sự phân biệt rạch ròi. Câu 6. Trong những từ ngữ sau, từ ngữ nào không thuộc nghĩa của từ “chín chữ cù lao” A. Sinh đẻ B. Nuôi dưỡng C. Dạy dỗ D. Tạc dạ II/ Phần tự luận( 7 đ) Câu 1.( 2 đ) Sắp xếp các từ sau vào bảng phân loại từ ghép dưới đây. Mặt mũi, bút bi, bàn ghế, áo mưa, xanh biếc, suy nghĩ, thước kẻ, giang sơn. Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Câu 3. ( 5 đ) Qua bài thơ “ Lượm” của nhà thơ Tố Hữu, em hãy tả hình ảnh chú bé Lượm .(Văn 6 tập 2) . Hết 1
  2. ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM VĂN 7 * Khung ma trận: Mức độ Nhận Biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng Vận dụng Câu thấp cao Điểm Lĩnh vực nội dung TN T TN T T TL TN TL L L N Chủ đề 1: Văn học Câu 1, Câu 2,4 3 (0,5 đ) (1 đ) (1,5 đ) Chủ đề 2: Tiếng Câu 3 Câu 6 Câu 7 3 việt (0,5 đ) (0,5 đ) (2 đ) (3đ) Chủ đề 3: Tập làm Câu 5 Câu 8 2 văn (0,5 đ) (5 đ) (5,5đ) 3 3 1 1 8 Tổng số câu 1,5 1,5 2 5đ 10 Tổng điểm I. Phần trắc nghiệm ( mỗi ý đúng 0,5 đ) Câu 1. B Câu 2. D Câu 3.A Câu 4. C Câu 5. A Câu 6. D II. Phần tự luận (7 đ) Câu 1: ( 2 điểm) Từ ghép chính phụ ( 1 đ) Từ ghép đẳng lập( 1 đ) bút bi, thước kẻ, áo mưa, xanh biếc mặt mũi, suy nghĩ, giang sơn, bàn ghế Câu 2: ( 5 điểm) 1. Yêu cầu chung. a. Về nội dung: - Xác định được đối tượng được tả. b. Về hình thức. - Lựa chọn những chi tiết tiêu biểu, miêu tả theo một trình tự. - Bài làm rõ ràng, đúng ngữ pháp, không sai lỗi chính tả. 2. Yêu cầu cụ thể. a. Mở bài (0,5 đ) - Giới thiệu nhân vật - Nhận xét chung về nhân vật 2
  3. b. Thân bài: ( 4 đ) - Đặc điểm của nhân vật : + Hình dáng: nhỏ nhắn, xinh xắn loắt choắt, như con chim chích. Mặt bầu bĩnh cười híp mí, má đỏ bồ quân Trang phục: quần áo thiếu sinh quân, mũ ca lô, mang xắc cốt. + Cử chỉ, tác phong: nhanh nhẹn thoăn thoắt + Tính nết: yêu đời, hồn nhiên, vui tươi, trong sáng, ngộ nghĩnh Ca lô đội lệch, mồm huýt sáo vang, cháu đi liên lạc, vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà. + Hành động: rất dũng cảm Vụt qua mặt trận, sợ chi hiểm nghèo - Hình ảnh Lượm lúc hi sinh: như một thiên thần nằm trên lúa, tay nắm chặt bông, hồn bay giữa đồng c. Kết bài:( 0,5đ) - Nêu cảm nghĩ: yêu mến và vô cùng cảm phục Lượm. - Ca ngợi, khẳng định: Lượm là một con người đẹp nhất trong tâm trí của em \ 3
  4. PHÒNG GD & ĐTTX BUÔN HỒ TRƯỜNG PTDTNT – BUÔN HỒ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN: NGỮ VĂN 8 (Thời gian 60 phút) I. Phần trắc nghiệm (3 đ) Câu 1: Trong văn bản “Tôi đi học”( Thanh Tịnh), nhân vật nào là nhân vật chính ? A. Bà mẹ B. “Tôi” C. Ông đốc D. Thầy giáo trẻ Câu 2: Trong các từ ngữ sau: đồ dùng học tập, sách, bút, vở, từ ngữ nào có nghĩa khái quát hơn? A. Đồ dùng học tập B. Sách C. Bút D. Vở Câu 3: Văn bản “Trong lòng mẹ” được trích từ tác phẩm nào của Nguyên Hồng? A. ) Bỉ vỏ B. Những ngày thơ ấu C. Cửa biển D. Khi đứa con ra đời Câu 4: Văn bản “Trong lòng mẹ”( Nguyên Hồng ) kể về nội dung gì ? A. Những cay đắng tủi cực của bé Hồng B. Tình yêu thương của chú bé Hồng với người mẹ của mình C. Những cay đắng tủi cực của bé Hồng cùng tình yêu thương của chú bé với người mẹ của mình. D. Nỗi thống khổ của mẹ chú bé Hồng Câu 5: “ Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh , đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn , mà nha i, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi .” ( Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng ) Câu văn trên sử dụng những biện pháp tu từ gì ? A. Ẩn dụ và so sánh B. So sánh và liệt kê C. Hoán dụ và liệt kê Câu 6. Bố cục của văn bản thường có. A. Hai phần B. Một phần C. Ba phần D. Cả A và B. II. Phần tự luận (7 đ) Câu 1: (2 đ ) Cho các từ: cây, cỏ, hoa. Yêu cầu: tìm các từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn cây, cỏ, hoa và từ ngữ có nghĩa rộng hơn ba từ đó. Câu 2: (5 đ ) Em hãy giải thích câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn” Hết 4
  5. ĐÁP ÁN & BIỂU ĐIỂM VĂN 8 * Khung ma trận: Mức độ Nhận Biết Thông hiểu Vận dụng Tổng Vận dụng Vận dụng Câu thấp cao Điểm Lĩnh vực nội dung TN T TN T T TL TN TL L L N Chủ đề 1: Văn học Câu 1, Câu 4 3 3(1 đ) (0,5 đ) (1,5 đ) Chủ đề 2: Tiếng Câu 2 Câu 5 Câu 7 3 việt (0,5 đ) (0,5 đ) (2 đ) (3đ) Chủ đề 3: Tập làm Câu 6 Câu 8 2 văn (0,5 đ) (5 đ) (5,5đ) 4 2 1 1 8 Tổng số câu 2 1 2 5đ 10 Tổng điểm I. Phần trắc nghiệm ( mỗi ý đúng 0,5 đ) Câu 1. B Câu 2. A Câu 3. B Câu 4. C Câu 5. B Câu 6. C II. Phần tự luận (7 đ) Câu 1: ( 2 điểm) + Từ ngữ có phạm vi nghĩa hẹp hơn cây, cỏ, hoa: cây cam, cây mít, cỏ gấu, cỏ gà, hoa cúc, hoa mai (1 đ) + Từ ngữ có nghĩa rộng hơn ba từ đó: thực vật (1đ) Câu 3: ( 5 đ) a. Hình thức - Kiểu bài nghị luận giải thích. - Bố cục rõ ràng, hợp lí. - Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, lỗi câu. - Diễn đạt lưu loát, mạch lạc. 5
  6. b. Nội dung : * Mở bài:( 0,5 đ) Giới thiệu luận điểm. - Lòng biết ơn là một truyền thống, đạo lí tốt đẹp của nhân dân ta. - Ông bà ta từng nhắc nhở con cháu về đạo lí đó qua nhiều câu tục ngữ, một trong số đó là: “Uống nước nhớ nguồn” * Thân bài: (4 đ) - Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là gì?( 2 đ) + Nghĩa đen: + Nghĩa bóng: + Nghĩa sâu: - Vì sao “uống nước” phải “nhớ nguồn”?(1 đ) - Nhớ nguồn ta phải làm gì?(1đ) * Kết bài : ( 0,5đ) - Khẳng định giá trị của câu tục ngữ, nhất là trong tình hình đạo đức ngày nay. - Rút ra bài học cho bản thân. . . 6