Đề đề xuất thi định kì cuối kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất thi định kì cuối kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_de_xuat_thi_dinh_ki_cuoi_ki_ii_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc.doc
Nội dung text: Đề đề xuất thi định kì cuối kì II môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Đại Nghĩa (Có ma trận + đáp án)
- # PHÒNG GD THỊ XÃ BUÔN HỒ ĐỀ THI ĐỊNH KÌ CUỐI KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN ĐẠI NGHĨA NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: Lịch sử - Lớp 6 Thời gian 45 phút(Không kể thời gian giao đề) ĐỀ ĐỀ XUẤT I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1. Kiến thức: - Hệ thống hoá kiến thức cho HS - Kiểm tra đánh giá được mức độ nhận thức của HS, phân loại HS - Phát triển nâng cao trình độ nhận thức cho HS, làm cơ sở đánh giá HS trong học kì II 2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ: - Biết trân trọng những gì mình đang có, biết ơn những vị anh hùng cách mạng, những người đã hi sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc - Có thái độ học tập đúng đắn, ý thức xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN 3. Kĩ năng: - Biết cách hệ thống hoá kiến thức lịch sử, trình bày bài thi - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận định, đánh giá sự kiện lịch sử 4. Định hướng phát triển năng lực, phẩm chất: - Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực đặc thù: Tư duy, vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học. - Phẩm chất: Chăm chỉ học tập, trung thực và trách nhiệm. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận. - Tỉ lệ: Trắc nghiệm khách quan 30%; Tự luận 70%. III. BẢNG MA TRẬN: Các cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao nhận thức Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề Biết nay 1. Lịch sử địa những phương: Khái dấu quát lịch sử tích Đắk Lắk từ của thời nguyên người thủy đến cuối nguyên thế kỉ XIX thủy ở Đắk Lắk
- Số câu: 4 4 Số điểm: 1,0 1,0 Tỷ lệ: 10% 10% 2. Thời kì Bắc Biết về Hiểu Rút ra Liên hệ Xác định Liên hệ ý thuộc và đấu một số được được những được nghĩa của tranh giành độc cuộc các điểm phong những việc gìn lập (từ năm 40 đấu cuộc giống tục tập cuộc đấu giữ đến thế kỉ IX) tranh đấu nhau cơ quán tranh những của tranh bản giữa của dân trong phong nhân giành cuộc tộc còn thời Bắc tục tập dân ta độc lập đấu giữ thuộc quán của trong thời tranh được diễn ra dân tộc thời Bắc của Hai sau hơn trên địa từ thời Bắc thuộc. Bà 1000 bàn Hà Bắc thuộc Trưng năm Nội ngày thuộc và Lí Bí Bắc là thuộc. 7 Số câu: 2 4 1 1/2 1 1/2 Số điểm: 0,5 1,0 0,25 0,75 0,25 1,75 4,5 Tỷ lệ: 5% 10% 2,5% 7,5% 2,5% 17,5% 45% 3.Nước Nêu Cham-pa từ được thế kỉ II đến những thế kỉ X thành tựu về văn hóa của nước Cham- pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X Số câu: 1 1 Số điểm: 2,5 2,5 Tỷ lệ: 25% 25% 4. Bước ngoặt Hiểu vì lịch sử ở đầu sao trận thế kỉ X chiến trên sông Bạch
- Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta Số câu: 1 1 Số điểm: 2,0 2,0 Tỷ lệ: 20% 20% 1+1/2 Tổngsố câu: 7 5 1+1/2 15 1,0đ Tổng số điểm 4.0đ 3,0đ 2,0đ 10đ Tỷ lệ 40% 30% 20% 10% 100% IV. ĐỀ KIỂM TRA: A. Phần trắc nghiệm(3,0 điểm): Chọn đáp án đúng hoặc đúng nhất: Câu 1. Tại Buôn Păn Lăm(thành phố Buôn Ma Thuột), các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều di chỉ thuộc thời A. hậu kì đồ đá cũ. B. sơ kì đá mới. C. đá mới. D. hậu kì đá mới. Câu 2. Vào năm 2002, tại Ea Đar(Ea Kar – Đắk Lắk), các nhà khảo cổ học đã phát hiện chiếc rìu làm từ đá cứng có niên đại cách đây khoảng bao nhiêu thời gian? A. Một nghìn năm. B. Một vạn năm. C. Một triệu năm. D. Một trăm triệu năm. Câu 3. Hoạt động kinh tế của cư dân Đắk Lắk thời hậu kì đồ đá cũ là gì? A. Săn bắt, hái lượm. B. Săn bắn, hái lượm. C. Thủ công nghiệp. D. Trồng trọt và chăn nuôi. Câu 4. Các hiện vật khảo cổ thuộc thời đại đồng thau và sắt được phát hiện ở Đắk Lắk chủ yếu là gì? A. Rìu đồng, lưỡi cày đồng. B. Trống đồng, lưỡi cuốc đồng. C. Trống đồng, rìu đồng. D. Trống đồng, dùi đồng. Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 248 do ai lãnh đạo? A. Hai Bà Trưng. B. Lý Bí. C. Bà Triệu. D. Mai Thúc Loan. Câu 6. Cuộc đấu tranh đầu tiên của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc là cuộc khời nghĩa nào? A. Hai Bà Trưng. B. Bà Triệu. C. Lý Bí. D. Mai Thúc Loan. Câu 7. Nhà Hán đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, bắt nhân dân ta theo phong tục tập quán của người Hán vì muốn: A. kiểm soát chặt chẽ dân ta. B. “Đồng hoá” dân tộc ta. C. tăng cường bóc lột dân ta. D. chiếm dần đất đai Âu Lạc. Câu 8. Vì sao dưới thời Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc thường chia nhỏ đơn vị hành chính nước ta? A. Để dễ dàng giúp đỡ dân ta phát triển kinh tế. B. Để dễ bề cai trị nước ta. C. Để thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân ta. D. Để tăng cường chính sách “đồng hóa” dân tộc. Câu 9. Lý Bí phất cờ khởi nghĩa bởi vì ông căm ghét quân đô hộ A. nhà Triệu. B. nhà Ngô. C. nhà Lương. D. nhà Đường. Câu 10. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được đông đảo nhân dân hưởng ứng bởi vì A. nhân dân rất yêu quý Hai Bà Trưng. B. Hai Bà Trưng là con gái lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. C. mọi người muốn nhân cơ hội nhà Hán đã suy yếu để dành lại độc lập. D. ách thống trị tàn bạo của nhà Hán khiến mọi người căm hận muốn nổi dậy chống lại. Câu 11. Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng và Lí Bí là:
- A. diễn ra qua hai giai đoạn kháng chiến và khởi nghĩa. B. chấm dứt ách thống trị, mở ra thời kì độc lập lâu dài. C. chống lại ách đô hộ của nhà Lương. D. chống lại ách đô hộ của nhà Hán. Câu 12. Trong các cuộc khởi nghĩa lớn ở nước ta từ thế kỷ I đến thế kỉ IX, những cuộc khởi nghĩa nào nổ ra ở các địa bàn thuộc Hà Nội ngày nay? A. Hai Bà Trưng, Bà Triệu. B. Hai Bà Trưng, Lý Bí, Phùng Hưng. C. Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan. D. Hai Bà Trưng, Mai Thúc Loan. B. Phần tự luận(7,0 điểm): Câu 1(2,5 điểm). Em hãy nêu những thành tựu về văn hóa của nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X? Câu 2(2,5 điểm). Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên của ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán gì ? Ý nghĩa của điều này? Câu 3(2,0 điểm). Vì sao nói trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta? V. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: A. Phần trắc nghiệm(3,0 điểm):(Mỗi câu đúng 0,25đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B A C C A B B C D A B B. Phần tự luận (7,0 điểm): Câu Nội dung Điểm Những thành tựu văn hóa của Cham-pa: - Chữ viết: sáng tạo ra chữ Chăm, bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ 0,5 - Tôn giáo-tín ngưỡng: Theo đạo Bà la môn, đạo Phật. 0,5 - Phong tục, tập quán: Hỏa táng người chết, ăn trầu 0,5 1(2,5 đ) - Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đặc sắc, tiêu biểu là tháp Chăm, đền, tượng 1,0 =>Đây là thành tựu văn hoá quan trọng nhất của người Chăm pa. *Sau hơn 1000 năm Bắc thuộc tổ tiên ta vẫn giữ được những phong tục tập quán: Tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những đặc trưng riêng của dân tộc như: 0.75 2(2,5) tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu cau, làm bánh chưng, bánh dày *Ý nghĩa : -Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc ta 0,75 -Thể hiện ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc của nhân dân ta 1,0 *Chiến thắng Bạch Đằng là chiến thắng vĩ đại vì: 3(2,0đ ) - Chiến thắng này đã đập tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán và phong kiến 1,0 phương Bắc đối với nước ta. - Tạo bước ngoặt lịch sử chấm dứt hơn 1000 năm đô hộ của phong kiến phương 1,0 Bắc, mở ra thời kì mới - Thời kì độc lập lâu dài của đất nước ta. GV ra đề Duyệt của tổ chuyên môn: Duyệt của chuyên môn Nguyễn Thị Thủy Võ Thị Thu Hiền Hồ Hoài Phước