Đề đề xuất kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDTNT-THCS Buôn Hồ (Có đáp án)

docx 7 trang Thủy Hạnh 13/12/2023 2090
Bạn đang xem tài liệu "Đề đề xuất kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDTNT-THCS Buôn Hồ (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_de_xuat_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2018_2019.docx

Nội dung text: Đề đề xuất kiểm tra học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2018-2019 - Trường PTDTNT-THCS Buôn Hồ (Có đáp án)

  1. PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG PTDTNT-THCS BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 HKI ĐỀ ĐỀ XUẤT NĂM HỌC 2018– 2019 Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I/ XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ - Đánh giá năng lực tổng hợp của học sinh sau khi học xong chương trình Ngữ văn 6 học kì I - Nắm vững kiến thức ở các nội dung Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Tập làm văn. - Khả năng vận dụng kiến thức Đọc – hiểu, Tiếng Việt, Làm văn vào việc tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản. - Hình thức đánh giá: Tự luận II/ XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT 1. KIẾN THỨC - Hiểu được đặc trưng các thể loại truyện dân gian( truyện truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười) qua các tác phẩm cụ thể. - Nắm vững giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các văn bản truyện dân gian (Việt Nam và nước ngoài). - Nhận biết được tác phẩm. - Nhận ra được phương thức biểu đạt. - Biết ngôi kể và tác dụng của ngôi kể . - Xác định được nội dung của đoạn văn. Vận dụng được những hiểu biết của bản thân về lòng yêu nước bằng một đoạn văn. - Nhận ra được từ loại . - Nắm được cách viết một bài văn kể chuyện 2. KĨ NĂNG - Học sinh có kĩ năng Đọc – hiểu truyện dân gian biết nhận diện tác phẩm, ngôi kể, phương thức biểu đạt và hiểu được nội dung của đoạn văn. - Biết phân biệt từ loại, giá trị sử dụng các từ loại đó. - Biết viết đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không sai lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp. - Biết cách sử dụng từ đặtcâu trong nói và viết. - Học sinh có kĩ năng làm một bài văn kể chuyện . Bố cục rõ ràng. - Văn viết trong sáng, lưu loát, giàu hình ảnh, cảm xúc, không mắc lỗi hành văn. 3. THÁI ĐỘ - Bồi dưỡng niềm tự hào đối với nguồn gốc giống nòi, với truyền thống lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
  2. - Biết cảm thông số phận những con người bất hạnh; biết tin vào đạo đức, công lí, lí tưởng nhân đạo, những khả năng kì diệu, siêu việt của con người; sống yêu đời, lạc quan. III/ THIẾT LẬP MA TRẬN Nội dung Mức độ cần đạt Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao số I. Đọc hiểu Câu 1 - Nhận diệntên tác Hiểuđược nội - Ngữ liệu: Đoạn phẩm, phương thức dung của đoạn văn biểu đạt. văn . - Tiêu chí lựa - Chỉ ra ngôi kể Tác dụng của chọn ngữ liệu: trong đoạn văn. ngôi kể + 01 đoạn trích đã học trong chương trình NV 6 HKITruyện Thánh Gióng . Câu 2 - Nhận ra danh từ, Hiểu được và - Ngữ liệu: Đoạn động từ . biết đặt câu có văn( Phần I ) danh từ, động - Tiêu chí lựa từ chọn: Có liên quanđến danh từ, động từ . + Đặt câu với danh từ, động từ vừa tìm (2 câu) Tổng Số câu 2 2 4 Số điểm 2 2 4 Tỉ lệ 20% 20% 40% II. Tập làm văn Câu 1: Viết một đoạn Trình bày suy văn 3 đến 5 câu nghĩ về vấn đề đặt ra trong đoạn văn đọc hiểu ở phần I. Lòng yêu nước của người Việt Nam .
  3. Câu 2: Viết một bài Văn kể chuyện văn kể người -về người thân thân. Tổng Số câu 1 1 2 Số điểm 2 4 4 Tổng cộng Tỉ lệ 20% 40% 60% Số câu 2 2 1 1 6 Số điểm 2 2 2 4 10 Tỉ lệ 20% 20% 20% 40% 100% PHÒNG GD&ĐT TX BUÔN HỒ TRƯỜNG PTDTNT-THCS BUÔN HỒ ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 6 HKI ĐỀ ĐỀ XUẤT NĂM HỌC 2018– 2019 Môn: NGỮ VĂN Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I/ ĐỌC - HIỂU (4,0 điểm) Câu 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi bên dưới(2,0đ) Bấy giờ có giặc Ân xâm lược nước ta . Thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này” ( Ngữ văn 6 tập I) a . Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại truyện gì?.( 0,5đ)
  4. b .Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? Nêu phương thức biểu đạt của đoạn trích ? (0,5đ) c .Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng có ý nghĩa gì ?( 1,0đ ) Câu 2 ( 2,0 đ ) Thế giặc rất mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. a. Xác định danh từ, động từ trong đoạn văn trên: (1,0đ) b.Đặt 2 câu có chứa động từ, danh từ vừa tìm được. (1,0đ) II. Tạo lập văn bản (6,0 đ) Câu 1: Từ nội dung của đoạn văn ở phần 1.I,em hãy viết đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về lòng yêu nước của dân tộc ta ( 2đ) Câu 2:Kể về người thân của em (ông bà, cha mẹ, anh chị ) ( 4,0 đ) Hết V/ XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn theo quy đinh hiện hành . B. Đề và đáp án: Phần Đáp án và biểu điểm Điểm I. ĐỌC- HIỂU ( 4,0 điểm) 1a - Văn bảnThánh Gióng . 0.25 - Thể loại truyền thuyết 0.25
  5. 1b - HS nêu được 0.25 - Ngôi kể : ngôi thứ ba 0.25 - Phương thức biểu đạt :tự sự 1c Câu nói đầu tiên của Thánh Gióng là đòi đi đánh giặc: . Tiếng nói ấy bộc lộ 1.0 lòng yêu nước của Thánh Gióng cũng là của nhân dân ta.Nó thể hiện ý chí và niềm tin chiến thắng . Thái độ tự cường, tự chủ của dân tộc Việt Nam . 2 a/HS tìm được :Danh từ : Giặc, nhà vua, sứ giả người, nước. 0,5 đ HS tìm được :Động từ : lo sợ, sai , đi , rao, tìm , cứu . 0,5 đ I b/ HS đặt được hai câu có động từ và danh từ vừa tìm được 1,0đ II. TẠO LẬP VĂN BẢN ( 6,0 điểm) 1 Từ nội dung của đoạn văn ở phần 1.I em hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày 2.0 suy nghĩ của em về lòng yêu nước. ( 3 đến 5 câu ) a. Đúng hình thức đoạn văn.(mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn) 0.25 b. Xác định đúng nội dung trình bày trong đoạn văn. Truyền thống yêu nước 0.25 quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử để bảo vệ đất nước. c. Triển khai nội dung đoạn văn hợp lý. Có thể theo các ý sau: 1.0 Lòng yêu nước là tình cảm mang tính truyền thống của người Việt Nam. Khi đất nước có chiến tranh, lòng yêu nước thể hiện ở lòng căm thù giặc, ý chí bất khuất kiên cường chống giặc ngoại xâm, ý thức về chủ quyền dân tộc .Ngày nay,tiếp nối truyền thống cha ông , nhân dân ta phải bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới. d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu 0.25 e. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo , có suy nghĩ riêng 0.25 2 4.0 *Yêu cầu Học sinh có thể chọn người thân là: Ông,bà,cha,mẹ,anh, chị ,em - những người trong gia đình. Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần
  6. đảm bảo những nội dung cơ bản sau: a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn kể chuyện 0.5đ - Biết cách viết văn kể chuyện không nhầm lẫn với văn miêu tả . - Bố cục mạch lạc, cách kể hợp lý, dùng từ đặt câu chính xác, văn phong sáng rõ. b.Xác định đúng kiểu bài kể chuyện và đối tượng sẽ kể c. Triển khai hợp lí nội dung, trình tự của bài kể chuyện ( MB, TB, KB) 3,0đ Thí sinh có thể cấu trúc bài làm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những nội dung sau: II I/ Mở bài: – Giới thiệu về người thân và những ấn tượng chung về người ấy – Người em kể là ai,có quan hệ với em như thế nào? – Ấn tượng chung về phẩm chất, tính cách II/.Thân bài; *Giới thiệu đôi nét về hình dáng( Qua quan sát trực tiếp hoặc nhớ lại) *Kể về những nét tính cách đáng quý thể hiện qua hành động việc làm: – Thói quen,sở thích -Mối quan hệ đối với những người xung quanh,trong gia đình,người ngoài. . + Thương yêu, lo lắng,chăm sóc. + Nhiệt tình,sẵn lòng giúp đỡ * Kỷ niệm đáng nhớ về người thân: đó là những kỷ niệm gì?
  7. Kỷ niệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với em? III. Kết bài : Nêu tình cảm,suy nghĩ đối với người thân – Tình cảm của em đối với người thân – Mong ước những điều tốt đẹp cho người thân – Làm cho người thân vui lòng d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của câu, 0.5 ngữ nghĩa của từ e. Sáng tạo: kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Lời văn mạch lạc, trong sáng. Tổng điểm 10.0 Lưu ý chung 1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung lớn nhất thiết phải có. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải hợp lý. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ giải thích chung chung, sắp xếp ý lộn xộn. 5. Cần trừ điểm đối với những lỗi về hành văn, ngữ pháp và chính tả. HẾT