Đề cương ôn tập thi học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2016-2017

doc 10 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 2130
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập thi học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_thi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2016_2017.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập thi học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2016-2017

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2016–2017 I. Phần Văn A. Truyện dân gian Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười - Thánh Gióng - Thạch Sanh - Ếch ngồi đáy giếng - Treo biển - Sơn Tinh, Thủy Tinh - Em bé thông minh - Thầy bói xem voi B. Truyện trung đại - Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. * Yêu cầu * Xác định được thể loại, nắm được điểm khác nhau giữa các loại truyện này, kể tên các truyện đã được học trong chương trình, nắm được nội dung, nghệ thuật của truyện. 1. Nêu điểm giống nhau và khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích, giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười. • Giống nhau + đều là loại truyện dân gian + có yếu tố tưởng tượng, kì ảo + có nhiều chi tiết giống nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có tài năng phi thường (Thánh Gióng, Thạch Sanh ) Khác nhau Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích - kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến - kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen lịch sử thời quá khứ thuộc như : mồ côi, bất hạnh, dũng sĩ, tài năng - Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử. - thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với các - Người đọc tin là có thật ác, giữa sự công bằng đối với sự bất công . - Người đọc không tin là có thật 1
  2. * Giống nhau + đều là truyện dân gian + đều có chi tiết gây cười và tình huống bất ngờ + đều mang ý nghĩa phê phán Khác nhau Truyện ngụ ngôn Truyện cười - mượn chuyện về loài vật, đề vật hoặc về chính - Kể về những hiện tượng đáng cười trong người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. XH - nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào - Mục đích của truyện cười là gây cười để đó trong cuộc sống. mua vui hoặc phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội * Nêu nội dung, ý nghĩa, đăc sắc nghệ thuật của từng truyện Tên văn bản Nội dung, ý nghĩa truyện Nghệ thuật Thánh Gióng Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người - Xây dựng người anh hùng cứu nước anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi mang màu sắc thần kì với những chi dậy của truyền thống yêu nước , đoàn kết, tiết kì ảo. tinh thần anh dũng, kiên cường của dân - Cách thức xâu chuỗi các sự kiện lịch tộc ta sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước (lí giải ao hồ, tre đằng ngà ) Sơn Tinh, - Sơn Tinh – Thuỷ Tinh giải thích hiện - Xây dựng hình tượng nhân vật mang Thủy Tinh tượng mưa bão, lũ lụt xảy ra ở đồng bằng dáng dấp thần linh( ST, TT) với nhiều Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước chi tiết tưởng tượng, kì ảo(dời non lấp đồng thời thể hiện sức mạnh, ước mơ chế biển, hô mưa gọi gió) ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống của người - Tạo sự việc hấp dẫn (cả 2 vị thần Việt cổ đều đến cầu hôn Mị Nương); dẫn dắt, kể chuyện lôi cuốn, sinh động. Thạch Sanh Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về - Sắp xếp tình tiết tự nhiên, khéo léo. sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện - Có nhiều chi tiết thần kì(đàn thần, niêu cơm thần) Em bé thông - Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh - Dùng câu đố thử tài- tạo ra tình 2
  3. minh nghiệm đời sống dân gian . huống thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, phẩm chất. - Tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống thường ngày. - Xây dựng các sự việc tăng tiến, cách giải đố tạo tiếng cười hài hước. Ếch ngồi đáy - Ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết hạn - Xây dựng hình tượng nhân vật gần giếng hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời gũi với đời sống. khuyên như chúng ta phải mở rộng tầm hiểu biết, không chủ quan, kiêu ngạo - Cách giáo huấn tự nhiên. - Cách kể bất ngờ, hài hước, kín đáo. Thầy bói xem Truyện khuyên nhủ con người khi tìm -Cách giáo huấn tự nhiện, sâu sắc. voi hiểu về một sự vật, sự việc nào đó phải xem xét chúng một cách toàn diện. - Dùng đối thoại, tạo tiếng cười hài hước, kín đáo - Lặp lại các sự việc. Treo biển - Truyện tạo tiếng cười hài hước , vui vẻ, - Xây dựng tình huống cực đoan, vô phê phán những người hành động thiếu lí(cái biển bị bắt bẻ) và cách giải chủ kiến và nêu lên bài học về sự cần thiết quyết 1 chiều không suy nghĩ, đắn đo phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của của chủ nhà hàng. người khác . - Kết thúc bất ngờ: chủ nhà hàng cất luôn tấm biển. Thầy thuốc giỏi - Truyện ca ngợi vị Thái ý lệnh họ Phạm - Tình huống truyện gay cấn. cốt nhất ở tấm không những giỏi về chuyên môn mà còn - Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác lòng có tấm lòng nhân đức, thương xót người dụng làm sáng lên chủ đề truyện(nêu bệnh . cao gương sáng về 1 bậc lương y chân - Câu chuyện là bài học về y đức cho chính). những người làm nghề y hôm nay và mai sau • Ý nghĩa của 1 số chi tiết tưởng tượng, kì ảo: + Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng: cho thấy nhân dân ta có chung một mẹ, chung dòng máu, vì thế cần phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. + Đàn thần: giải oan cho TS, vạch tội LT, cơ duyên giúp TS gặp công chúa, cảm hóa kẻ thù => đại diện cho công lí, lẽ phải, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta + Niêu cơm thần: thết đãi quân 18 nước chư hầu -> ước mơ cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, thể hiện lòng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân. + Thánh Gióng lên 3 cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc: thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng 1 lòng yêu nước. 3
  4. + Gióng ăn nhiều lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân và ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. + Sức mạnh của Sơn Tinh: tượng trưng cho sức mạnh, ước mơ của nhân dân trong việc chế ngự thiên tai; sức mạnh của Thủy Tinh: tượng trưng cho sức mạnh ghê gớm của mưa bão, lũ lụt • Xác định nhân vật chính và nêu phẩm chất , tính cách của các nhân vật đó. - Sơn Tinh: nhân hậu, dũng cảm, không nao núng trước Thủy Tinh, can đảm đánh trả và chiến thắng Thủy Tinh, giúp dân thoát khỏi cảnh lũ lụt. - Thủy Tinh: ghen tuông, hung dữ, luôn hận thù. Hằng năm đều kéo quân trả thù ST nhưng năm nào cũng thua - Thạch Sanh: thật thà, chất phác, sống tình nghĩa, dũng cảm ,nhân hậu, vị tha, yêu chuộng hòa bình. Chàng đã được đền đáp xứng đáng, chàng đại diện cho cái tốt, cái thiện trong xã hội. - Lí Thông: là kẻ độc ác, tráo trở, vô lương tâm, gian xảo, vong ân bội nghĩa. Hắn đã bị trừng trị đích đáng, hắn đại diện cho điều ác, điều xấu trong xã hội. - Em bé thông minh: là con trai người nông dân, sớm gắn bó với cuộc sống lao động vất vả. Rất thông minh tài trí, nhanh nhẹn, khôn ngoan mà cũng thật hồn nhiên, trong sáng. II/ TIẾNG VIỆT 1. Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt - Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu - Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ - Từ gồm từ đơn và từ phức. Từ phức được chia ra làm 2 loại: + Từ ghép – VD: học hành. + Từ láy – VD: chăm chỉ. *BT1: Vẽ sơ đồ từ xét theo cấu tạo, nguồn gốc * BT2: Cho các từ sau, hãy phân biệt từ ghép, từ láy, từ mượn: cỏ cây, xe đạp, gớm ghiếc, sạch sẽ, sống chết, ăn uống, in-tơ-nét, lạnh lùng, lao xao, râu ria, tươi tốt, xà phòng, đi đứng, mấp mô, núi non, quần áo, ti vi, hoa hồng, nhà cửa, thăm thẳm, tướng tá, ô sin. 2. Từ xét theo nguồn gốc *Từ mượn - Ngoài từ thuần việt do nhân dân ta sáng tạo nên, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài. Đó là từ mượn. - Mượn của tiếng Hán (tiếng Trung Quốc cổ) là nhiều nhất. Bên cạnh đó chúng ta còn mượn từ của tiếng Anh, Pháp, Nga v.v *BT: Vẽ sơ đồ từ xét theo nguồn gốc 4
  5. 3. Từ xét theo nghĩa a. Nghĩa của từ - Nghĩa của từ là gì? Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị. - Có 2 hai cách giải thích nghĩa của từ. + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. VD: Cá: Động vật sống ở dưới nước, bơi bằng vây và thở bằng mang. + Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. VD: - ngoan: nết na, dễ bảo, biết nghe lời. - dũng cảm: không hèn nhát * BT: Các từ sau đây được giải thích nghĩa bằng cách nào? - Nhạc sĩ: người chuyên soạn hoặc biểu diễn âm nhạc - Cần cù: chăm chỉ, chịu khó 1 cách thường xuyên - Dũng cảm: can đảm, mạnh bạo - Trung thực: không dối trá, điêu ngoa; không xảo trá, lừa lọc. b.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa. - Chuyển nghĩa là gì? – Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra những từ nhiều nghĩa. - Đối với từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. VD: + đau chân : nghĩa gốc. + chân núi: nghĩa chuyển *BT: Cho các từ sau: chân, mắt, lá, mũi, quả, xuân, ngọt, đánh, đầu. Với mỗi từ hãy đặt 2 câu, trong đó 1 câu được dùng với nghĩa gốc, 1 câu được dùng với nghĩa chuyển. 4.Chữa lỗi dùng từ * Học sinh thường mắc phải những lỗi sai khi nói và viết: - Lỗi lặp từ. VD: Bạn Hoa là một người rất vui tính nên em rất yêu quý và thích chơi với bạn Hoa. Sửa: . - Lỗi lẫn lộn các từ gần âm. VD: Đó là một khoảng khắc đẹp, khó quên đối với em. Sửa: . - Lỗi dùng từ không đúng nghĩa. VD: Chúng tôi đang khẩn thiết ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì 1. Sửa: . 5. Từ Loại : ( Xét về Ý nghĩa khái quát – Đặc điểm ngữ pháp và Chức năng cú pháp). 5
  6. Gồm các từ loại chính như sau: *Danh từ - Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ người, hiện tượng, khái niệm v.v - Đặc điểm: Danh từ có thể kết hợp với Số từ và Lượng từ ở phía trước, các từ này, ấy, đó ở phía sau và các từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ. - Chức vụ cú pháp + Làm chủ ngữ. + Khi làm vị ngữ thì cần có từ là đứng trước danh từ. - Phân loại: + Danh từ gồm danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị Danh từ chung •Danh từ chỉ sự vật Danh từ riêng( không học) Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (con, cái, tấm, bức ) •Danh từ chỉ đơn vị Danh từ chỉ đơn vị quy ước: + Danh từ chỉ đơn vị chính xác (kg, tạ, ki-lô-met ) + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng (thúng, bao, nắm ) *Động từ - Khái niệm: Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. - Đặc điểm: Động từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, vừa, hãy, đừng, chớ, để làm thành cụm động từ. - Chức vụ cú pháp: + Làm vị ngữ. + Khi làm chủ ngữ thì động từ không còn kết hợp với các từ đã, sẽ, hãy, đừng . - Phân loại: có 2 loại + Động từ chỉ tình thái: cần động từ khác đi kèm (VD: cần, nên, có thể, định, ) + Động từ chỉ hành động: trạng thái(không đòi hỏi ĐT khác đi kèm phía sau), chia làm 2 loại nhỏ: • Động từ chỉ hành động: VD: ăn, chạy, bơi, hát, • Động từ chỉ trạng thái: VD: nhớ, ghét, vỡ, ốm * Tính từ - Khái niệm: Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. - Đặc điểm: Tính từ thường kết hợp với những từ như: đã, sẽ, đang, cũng để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với những từ như: hãy, đừng, chớ rất hạn chế. - Chức vụ cú pháp: + làm chủ ngữ và làm vị ngữ, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ. - Phân loại: 6
  7. + Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể đi với các từ chỉ mức độ: rất, quá, hơi): sáng, tím, nhẹ + Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ) : sáng chói, tím ngắt, nhè nhẹ * Chỉ từ - Khái niệm: từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, xác định vị trí của sự vật trong không gian hay thời gian. (này, nọ, kia, ấy, đó ) - Chức năng cú pháp: + làm phụ ngữ trong cụm danh từ (VD: Hai cây phượng ấy đã già) + làm chủ ngữ ( VD: Đó là một quyết định sáng suốt) + làm trạng ngữ (VD: Nay em đã khôn lớn) * Số từ - Khái niệm: Số từ là những từ chỉ số lượng hay thứ tự của sự vật. - Đặc điểm: Khi biểu thị số lượng số từ đứng trước danh từ; khi biểu thị thứ tự số từ đứng sau danh từ. * Lượng từ - Khái niệm: là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. - Phân loại: + mang ý nghĩa toàn thể (tất cả, cả ) + mang ý nghĩa tập hợp hay phân phối ( những, các, mỗi, từng ) * BT :Xác định từ loại của các từ in đậm trong các đoạn văn sau: a. Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. b. Lát sau, ngài đến yết kiến, vương quở trách. Ngài bỏ mũ ra, tạ tội, bày rõ lòng thành của mình. Vương mừng nói: - Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi. c. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng. d. Những đôi quang gánh dẻo dai gánh gồng yêu thương, những cây sào cứng cáp lái con thuyền đến bến ấm no, những sợi lạt mềm dai buộc yêu thương nhân nghĩa Tất cả đều nằm trong muôn ngàn khóm tre làng đang nhú vạn mầm măng. e. Từ hôm đó, thầy Mạnh Tử học tập rất chuyên cần. Rồi sau thành một bậc đại hiền. Thế chẳng là nhờ có cái công giáo dục quý báu của bà mẹ hay sao? *BT: Xác định các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ có trong các đoạn văn trên. III. Phần Tập làm văn 7
  8. - Rèn luyện kỹ năng viết văn tự sự và các dạng văn tự sự như: kể chuyện đời thường, kể sáng tạo. - Chọn ngôi kể và thứ tự kể cho phù hợp. * Một số đề văn và dàn bài tham khảo: Đề bài 1 : Em hãy kể lại một truyện dân gian mà em thích bằng lời văn của em. • Dàn bài: Bài Thánh Gióng MB : Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng hoặc sự việc TB: Kể diễn biến sự việc -Thánh Gióng ra đời và lớn lên. - Thánh Gióng xin đi đánh giặc. - Thánh Gióng ra trận. - Roi sắt gãy Thánh Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. - Thánh Gióng đánh tan quân giặc. -Thánh Gióng cởi áo giáp sắt và bay về trời. - Vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương. KB: Rút ra ý nghĩa của truyện, nêu cảm nghĩ của em. Đề bài 2 : Kể lại một việc tốt (hoặc một lần mắc lỗi) của em. Dàn bài: • MB: Giới thiệu về việc tốt(hoặc mắc lỗi). • TB: Kể diễn biến các sự việc. -Làm gì (giúp ai và giúp như thế nào) kết quả ra sao? - Khung cảnh diễn ra sự việc như thế nào? -Lòng vui vẻ, phấn chấn khi làm một việc tốt. * KB: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em khi đã làm được việc tốt. Đề bài 3: Kể lại một kỉ niệm mà em nhớ mãi. Đề bài 4: Kể về một người mà em yêu quý MB: Giới thiệu chung về người định kể (tên, tuổi, nghề nghiệp ) TB: 8
  9. • Đoạn 1: Tả ngoại hình: dáng người, khuôn mặt, làn da, mái tóc, đôi mắt, nụ cười, giọng nói • Đoạn 2: Kể về - Tính cách, sở thích, thói quen, cách ăn mặc - Công việc hằng ngày - Cử chỉ, hành động - Tình cảm, cách cư xử với những người xung quanh - Ước mơ gì? • Đoạn 3: kể lại 1 kỉ niệm khó quên giữa em với người được kể. KB: Nêu cảm nghĩ về người được kể Hứa hẹn, mong ước Đề bài 5: Hãy đóng vai 1 nhân vật trong truyện dân gian hoặc trung đại mà em thích và kể lại câu chuyện đó. MB: Giới thiệu em đóng vai nhân vật nào, trong truyện gì? TB: Trong vai nhân vật (chú ý ngôi kể: xưng là tôi, ta )kể lại diễn biến truyện theo trình tự hợp lí. KB: Kể kết thúc truyện và nêu ý nghĩa truyện(không bắt buộc) Đề bài 6: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường cũ, hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Dàn bài MB: Em về thăm trường vào dịp nào? Lúc đó em bao nhiêu tuổi? còn đi học hay đã đi làm? TB: - Mái trường thân yêu mười năm sau theo em có những thay đổi gì? Có thêm gì? Bớt đi cái gì? - Cây cối và vườn hoa có gì thay đổi, nhà trường có thêm phòng nào mới? - Các thầy cô có gì thay đổi? Thầy cô có nhận ra em không? Em và thầy( cô) sẽ nói gì với nhau? - Còn các bạn, chắc có người đã đi làm, gặp lại bạn cũ sẽ nhắc lại những kỉ niệm gì? KB: - Cảm nghĩ khi chia tay trường 9
  10. - Hứa hẹn, mong ước Đề bài 7: Hãy tưởng tượng mình bị biến thành một con vật trong vài ngày, hãy tưởng tưởng những rắc rối mà em gặp phải trong những ngày đó. Dàn bài MB: Giới thiệu em bị biến thành con vật gì? Lí do? TB: - Kể nguyên nhân, tình huống bị biến thành con vật - Kể những rắc rối gặp phải khi bị biến thành con vật KB: Cảm nghĩ khi bị biến thành con vật; hứa hẹn, mong ước Lưu ý: Trên đây chỉ là những đề văn tham khảo. Chúc các em làm bài thi thật tốt! 10