Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 - 4 tuần học kỳ II

doc 8 trang thienle22 7750
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 - 4 tuần học kỳ II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_ngu_van_6_4_tuan_hoc_ky_ii.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 - 4 tuần học kỳ II

  1. TRƯỜNG THCS THANH TRÌ TỔ XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 4 TUẦN HỌC KỲ II A/ VĂN BẢN S Tên Thể T tác Tác Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa loại T phẩm giả Bài Tô Truyện Bài văn miêu tả Dế - Kể chuyện kết Tính kiêu căng 1 học Hoài (Đoạn Mèn có vẻ đẹp hợp với miêu tả. của tuổi trẻ có đường trích ) cường tráng của tuổi - Xây dựng hình thể làm hại đời trẻ nhưng tính nết tượng nhân vật Dế người khác đầu còn kiêu căng, xốc Mèn gần gũi với trẻ khiến ta phải ân tiên nổi. Do bày trò trêu thơ. hận suốt đời. chị Cốc đã gây ra - Sử dụng hiệu quả cái chết thảm các phép tu từ. thương cho Dế - Lựa chọn lời văn Choắt, Dế Mèn hối giàu hình ảnh, cảm hận và rút ra bài học xúc. đường đời đầu tiên cho mình. Cảnh sông nước Cà -Miêu tả từ bao quát Sông nước Cà 2 Sông Đoàn Truyện Mau có vẻ đẹp rộng đến cụ thể. Mau là một nước Giỏi ( Đoạn lớn, hùng vĩ, đầy - Lựa chọn từ ngữ đoạn trích độc Cà trích) sức sống hoang dã. gợi hình, chính xác đáo và hấp dẫn Mau Chợ Năm Căn là kết hợp với việc sử thể hiện sự am hình ảnh cuộc sống dụng các phép tu hiểu, tấm lòng tấp nập, trù phú, độc từ. gắn bó của nhà đáo ở vùng tận cùng - Sử dụng ngôn ngữ văn Đoàn Giỏi phía nam Tổ quốc địa phương. với thiên nhiên - Kết hợp miêu tả và và con người thuyết minh. vùng đất Cà Mau. Qua câu chuyện về - Kể chuyện bằng Tình cảm trong 3 Bức Tạ Truyện người anh và cô em ngôi thứ nhất tạo sáng nhân hậu tranh Duy ngắn gái có tài hội họa, nên sự chân thật cho bao giờ cũng của Anh truyện bức tranh của câu chuyện. lớn hơn, cao em em gái tôi cho thấy: - Miêu tả chân thực đẹp hơn lòng gái tôi Tình cảm trong sáng diễn biến tâm lí của ghen ghét, đố và lòng nhân hậu nhân vật. kị.
  2. của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. B.TIẾNG VIỆT I. Các từ loại đã học : PHÓ TỪ . Các loại phó từ Phó từ là gì Phó từ đứng trước động từ, tính từ Phó từ đứng sau động từ, tính từ Phó từ là những từ Có tác dụng bổ sung một số ý nghĩa về Có tác dụng bổ sung chuyên đi kèm động thời gian ( đã, đang, sẽ ), về mức độ một số ý nghĩa về từ, tính từ để bổ sung ( rất, hơi, quá ), sự tiếp diễn tương tự mức độ ( quá, lắm ), ý nghĩa cho động từ, ( cũng, vẫn, cứ, còn ), sự phủ định ( về khả năng( tính từ. không, chưa, chẳng), sự cầu khiến ( hãy, được ), về khả năng chớ, đừng) cho động từ, tính từ trung ( ra, vào, đi ) Ví dụ : Dũng đang học tâm. bài . II. Các biện pháp tu từ trong câu : So sánh Nhân hóa Ẩn dụ Hoán dụ Khái Là đối chiếu sự Là gọi hoặc tả con vật, Là gọi tên sự vật Là gọi tên sự vật, niệm vật, sự việc này cây cối, đồ vật bằng hiện tượng này hiện tượng,khái với sự vật, sự những từ ngữ vốn bằng tên sự vật niệm bằng tên sự việc khác có được dùng để gọi hoặc hiện tượng khác vật, hiện tượng, nét tương đồng tả con người, làm cho có nét tương đồng khái niệm khác để làm tăng sức thế giới loài vật, cây với nó nhằm tăng có nét quan hệ gợi hình, gợi cối, đồ vật trở nên gần sức gợi hình, gợi gần gũi với nó cảm cho sự gũi với con người, cảm cho sự diễn nhằm tăng sức diễn đạt. biểu thị những suy đạt. gợi hình, gợi cảm nghĩ tình cảm của con cho sự diễn đạt. người. Ví dụ Mặt trăng tròn Từ trên cao, chị trăng Ăn quả nhớ kẻ Áo nâu liền với như cái đĩa bạc. nhìn em mỉm cười. trồng cây. ( ăn quả áo xanh : hưởng thụ; trồng Nông thôn cùng cây : người làm với thị thành ra) đứng lên. Các 2 kiểu : 3 kiểu nhân hóa : 4 kiểu ẩn dụ 4 kiểu:
  3. kiểu + So sánh - Dùng những từ vốn thường gặp: - Lấy bộ phận để ngang bằng,: gọi người để gọi vật. - Ẩn dụ hình thức. gọi toàn thể. ( Từ so sánh: - Dùng những từ vốn - Ẩn dụ cách thức - Lấy cái cụ thể như, giống như, chỉ hoạt động, tính - Ẩn dụ phẩm để gọi cái trìu tựa, y hệt, y chất của người để chỉ chất. tượng. như, như là ) hoạt động, tính chất - Ẩn dụ chuyển - Lấy dấu hiệu sự +so sánh không của vật. đổi cảm giác. vật để gọi sự vật. ngang bằng. - Trò chuyện, xưng hô (Kiến thức mở - Lấy vật chứa ( Từ so với vật như đối với rộng) đựng để gọi vật sánh:hơn, thua, người. bị chứa đựng chẳng bằng, (Kiến thức mở rộng) C/ TẬP LÀM VĂN : Dàn bài chung của văn tả cảnh. Dàn bài chung về văn tả cảnh 1/ Giới thiệu cảnh được tả : Cảnh gì ? Ở đâu ? Lý do tiếp xúc với cảnh ? Ấn tượng Mở bài chung ? 2/ a. Bao quát : Vị trí ? Chiều cao hoặc diện tích ? Hướng của cảnh ? Cảnh vật xung Thân quanh ? bài b. Tả chi tiết : ( Tùy từng cảnh mà tả cho phù hợp) * Từ bên ngoài vào ( từ xa) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ? * Đi vào bên trong ( gần hơn) : Vị trí quan sát ? Những cảnh nổi bật ? Từ ngữ, hình ảnh gợi tả ? * Cảnh chính hoặc cảnh quen thuộc mà em thường thấy ( rất gần) : Cảnh nổi bật ? Từ ngữ hình ảnh miêu tả 3/ Cảm nghĩ chung sau khi tiếp xúc; Tình cảm riêng hoặc nguyện vọng của bản thân Kết bài ? Chú ý: Bất cứ một đề nào, các em cũng phải nhớ lập dàn bài phù hợp. Phải làm bài, viết bài đàng hoàng, tuyệt đối không được làm sơ sài, lộn xộn.
  4. HỆ THỐNG BÀI TẬP ÁP DỤNG (Có phần gợi ý để các bậc phụ huynh học sinh dễ dàng trong việc hướng dẫn các con tự ôn ở nhà) 1.TIẾNG VIỆT BÀI TẬP VÈ BIỆN PHÁP TU TỪ Bài tập 1: Biện pháp so sánh ở các câu sau thực hiện nhờ những từ so sánh nào ? A, Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn (So sánh không ngang bằng- sử dụng từ so sánh “hơn”.) B, Cờ như mắt mở thức thâu canh Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh. (So sánh ngang bằng, sử dụng từ so sánh “ như”) C, Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng, điệp điệp Cao như núi , dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.(So sánh ngang bằng sử dụng từ so sánh “như”) D, Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.(vừa có so sánh ngang bằng sử dụng từ so sánh “như”, vừa có so sánh không ngang bằng sử dụng từ so sánh “ hơn”). Bài tập 2: Phân tích hiệu quả của phép tu từ so sánh trong bài thơ sau: Sau làn mưa bụi tháng ba Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu Bầu trời rừng rực ráng treo Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay. => Không khí của buổi chiều tháng ba – gợi hồi ức về 1 quá khứ lịch sử oai hùng: chiến công của Thánh Gióng: có lá tre đỏ vì ngựa phun lửa, có hình ảnh ngựa sắt bay Nền trời trở thành 1 bức tranh, biểu lộ trí tưởng tượng bay bổng của nhà thơ TĐK và niềm tự hào về quá khứ hào hùng oanh liệt trong không khí của thời đại chống Mĩ. Bài tập 3: Viết 4 câu, sử dụng 4 biện pháp tu từ Chỉ ra tác dụng và biện pháp tu từ của nó (HS tự làm) Bài tập 4: Tìm hiểu ý nghĩa của từ Miền Nam trong các câu thơ sau. Chỉ rõ trường hợp nào là ẩn dụ và thuộc kiểu ẩn dụ nào ? (Bài tập mở rộng kiến thức – Các con đọc thêm lý thuyết các kiểu ẩn dụ) a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát. ( Viễn Phương ) b.Gửi miền Bắc long miền Nam chung thuỷ Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu. ( Lê Anh Xuân) *Gợi ý: + Miền Nam (a) : Là tên gọi địa lý, chỉ một vùng.
  5. + Miền Nam (b) : chỉ những người sống ở vùng đó- Trường hợp này là hoán dụ ( Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng) Bài tập 5: Chỉ ra các hoán dụ trong những câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu hoán dụ nào ? (Bài tập mở rộng kiến thức – Các con đọc thêm lý thuyết các kiểu hoán dụ) Câu 1: a.Họ là hai chục tay sào, tay chèo,làm ruộng cũng giỏi mà làm thuyền cũng giỏi. *Gợi ý:Tay sào, tay chèo : Kiểu hoán dụ có quan hệ dấu hiệu của sự vật với sự vật có dấu hiệu đó. b.Tự nhiên, Xa Phủ rút cây sáo. Tiếng sáo thoát ra từ ống trúc, véo von Tiếng sáo theo chân hai người tới lối rẽ. * Gợi ý: Chân : Kiểu hoán dụ có quan hệ bộ phận và toàn thể. Câu 2 a.Nhận của quá khứ những con đê vỡ, những nạn đói, ta đã làm nên những mùa vàng năm tấn, bảy tấn. * “ Mùa vàng” : ẩn dụ b. Bóng hồng nhác thấy nẻo xa Xuân lan, thu cúc mặn mà cả hai *“ Bóng hồng” : Hoán dụ có quan hệ sở hữu và vật bị sở hữu. Bài tập 6 : Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày chung ta thường nói : 1.Nói ngọt lọt đến xương. 2 Nói nặng quá. *Gợi ý:Đây là những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác- Lấy những từ ngữ chỉ cảm giác của giác quan này để chỉ cảm giác của giác quan khác: Ngọt : Vị giác sang Thính giác Bài tập 7.:Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt: Mẹ già như chuối và hương Như xôi nếp một, như đường mía lau. (Ca dao) *Gợi ý: Chú ý những chỗ đặc biệt sau đây: - Từ ngữ chỉ phương diện so sánh bị lược bỏ. Vế (B) là chuẩn so sánh không phải có một mà có ba: chuối và hương – xôi nếp mật - đường mía lau là nhằm mục đích ca ngợi người mẹ về nhiều mặt, mặt nào cũng có nhiều ưu điểm đáng quý. Bài tập 8. Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của so sánh) trong các câu thơ sau: a) Ngoài thềm rơi chiếc la đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa) b) Quê hương là chùm khế ngot Cho con chèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay. (Đỗ Trung Quân) *Gợi ý:
  6. Chú ý đến các so sánh a) Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng b) Quê hương là chùm khế ngọt Quê hương là đường đi học 2. TẬP LÀM VĂN DÀN BÀI THAM KHẢO 1.Tả cảnh quê hương em mỗi dịp tết đến xuân về. a/Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu ngày Tết, không khí gia đình em vào dịp Tết. b/Thân bài *Miêu tả khái quát. - Bố mẹ thu xếp công việc từ sớm để cùng gia đình về quê ăn Tết. - Tết đến, xuân về, căn nhà như khoác trên mình chiếc áo mới. Dường như nó cũng vui lây theo niềm vui của con người. - Không khí ngày Tết ở quê thật thanh bình, khác hẳn với cái ồn ào, náo nhiệt, sầm uất của thành phố. - Chợ huyện đã mở từ sớm để mọi người có thể chuẩn bị đồ đạc, đón năm mới đang đến thật gần. - Cây cối đâm chồi nảy lộc, xanh mơn mởn. - Trong vườn, những bông hoa đang đua nhau khoe sắc tỏa hương, làm đẹp cho cuộc đời. - Những nụ hoa đào e ấp, chúm chím chỉ đợi giờ khắc giao thừa là bung nở rực rỡ. - Ngoài đồng, những bông lúa xanh đang rì rào trong gió xuân như tấu lên khúc hát bất tận, ca ngợi vẻ đẹp thanh bình của quê hương yêu dấu. - Sắc xuân không chỉ tràn ngập trong thiên nhiên mà còn ngời lên trong nét mặt rạng rỡ của bác bà, bác mẹ,. Sắc xuân còn tràn vào gia đình tự lúc nào * Miêu tả cụ thể - Bà, mẹ và cô dậy sớm đi chợ để mua đồ: những hộp bánh, kẹo thơm lừng, những trái chín căng mọng quả. - Các bác, các chú và bố xuống vườn cây cảnh để chọn cho gia đình một cành đào và quất ưng ý nhất.
  7. - Những cánh đào mịn màng, hồng phớt cùng với những trái quất vàng óng, lúc lỉu, tạo nên bức tranh rực rỡ sắc màu. - Các em trang trí nhà cửa và cây cảnh bằng những câu đối đỏ, những dây đèn nhấp nháy đủ màu. - Buổi chiều, cả nhà quây quần gói bánh chưng. Công đoạn chuẩn bị và làm bánh khá vất vả nhưng ai cũng vui vẻ vì được tự tay làm ra món ăn truyền thống của dân tộc. - Tối đến, mọi người lại thức để canh nồi bánh chưng. Tiếng nước sôi kêu lục bục trong nồi nghe thật vui tai. - 8 giờ tối, gia đình vừa ăn cơm vừa xem Táo Quân. Dù đã nhiều năm trôi qua nhưng chương trình gặp nhau cuối năm luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người Việt Nam. - Ăn xong, bà, mẹ và các bạn chuẩn bị mâm cơm để dâng lên bàn thờ tổ tiên và chuẩn bị cúng ngoài trời. - Xong xuôi, mọi người cùng đứng ra sân để chuẩn bị xem pháo hoa, đón năm mới. - Một lúc sau tiếng pháo đùng đoàng vang lên từ xa, rồi lần lượt những chùm pháo rực rỡ bay lên bầu trời với đủ màu sắc khác nhau. Khung cảnh thật là tuyệt diệu như trong câu chuyện cổ tích vậy. c/Kết bài -Nêu cảm nghĩ của bản thân về ngày Tết và niềm vui khi được cùng mọi người chuẩn bị đón Tết. 2 Trời đang nắng bỗng đổ trận mưa rào. Hãy tả lại trận mưa đó. a.Mở bài (0,5 đ) Thời gian hoàn cảnh, thời gian đổ cơn mưa rào. b. Thân bài (4 đ) Tả cơn mưa theo trình tự * Quang cảnh trước khi mưa -Khí trời, cảnh vật, con người khi chưa có cơn mưa. - Dấu hiệu báo cơn mưa đến: mây, bầu trời, sấm chớp, gió, loài vật, * Khi cơn mưa đến: tả chi tiết cơn mưa từ nhỏ đến lớn: - Hạt mưa to và thưa - Mưa như trút nước, sấm chớp vang trời - Mưa càng to gió cáng lơn, câu cối nghiêng ngã - Con người trú mưa hai bên đường
  8. - Các loài vật tìm chỗ trú mưa * Quang cảnh sau cơn mưa - Mưa nhỏ dần rồi tạnh hẳn, bầu trời trong xanh trở lại - Mọi người tiếp tục công việc của mình, cây cối hả hê . c. Kết bài (0,5 đ) Cảm nghĩ của em về cơn mưa rào. 3.Tả lại khu vườn nhà em vào một buổi sáng đẹp trời. a- Mở bài: ( 0,5 điểm.) - Giới thiệu cảnh sẽ tả :Thời gian(buổi sáng), không gian( trời trong xanh- đẹp), địa điểm(vườn nhà em. - Ấn tượng của em về cảnh. b- Thân bài: (4,0 điểm). - Tả bao quát : những nét chung, đặc sắc của toàn cảnh(màu sắc, âm thanh, mùi vị). - Tả chi tiết: + Chọn những cảnh tiêu biểu để tả( sương sớm, ánh nắng ban mai, hoạt động của các loài vật ) + Hoạt động của con người làm nổi bật cảnh. + Giá trị kinh tế của khu vườn đối với gia đình em c- Kết bài: (0,5 điểm). Cảm nghĩ chung của em về cảnh: + cảm thấy thích thú, có cảm giác thoải mái, tươi vui trước cảnh. + Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vườn, bảo vệ cảnh Thanh Trì, ngày 10 tháng 2 năm 2020 GVBM Nguyễn Hồng Liên