Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân - Lớp 7

docx 14 trang thienle22 3910
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân - Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập kiểm tra học kì I môn Giáo dục công dân - Lớp 7

  1. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: GDCD - LỚP 7 NĂM HỌC 2019-2020 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP I.Kiến thức trọng tâm 1.Xây dựng gia đình văn hóa (khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện, ) 2.Giản dị (khái niệm, ý nghĩa, biểu hiện ví dụ cụ thể, .) 3.Đoàn kết tương trợ (khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện, biểu hiện ví dụ cụ thể, .) 4. Tự tin (khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện, biểu hiện ví dụ cụ thể, .) 5. Trung thực (khái niệm, cách rèn luyện, biểu hiện ví dụ cụ thể, .) 6. Khoan dung (khái niệm, ý nghĩa, cách rèn luyện, biểu hiện ví dụ cụ thể, .) II. Bài tập minh họa Câu 1 : Xây dựng gia đình văn hóa là gì? Bổn phận trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng gia đình văn hóa? Câu 2: Biểu hiện của sống giản dị? Cho ví dụ câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về đức tính giản dị. Câu 3: Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa? Câu 4: Sống giản dị có ý nghĩa gì? Em cần làm gì để rèn luyện tính giản dị? Câu 5: Thế nào là tự tin ? Cho ví dụ cụ thể ? Câu 6 : Trong cuộc sống khoan dung có ý nghĩa gì ?Nêu các biểu hiện của lòng khoan dung ? Câu 7 Cho tình huống sau: Lan và Hằng ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. a. Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan? b. Nếu là Hằng, trong trường hợp này em sẽ làm gì? Câu 8: Cho tình huống: Trong một lần chơi đá bóng ngoài sân, Hải và Tuấn đang tập chuyền bóng cho nhau để chuẩn bị cho kì đại hội thể thao của trường. Trong một cú chuyền, Hải lỡ chân đá hơi mạnh, bóng tâng cao lọt vào sân nhà bác hàng xóm làm đổ cây phơi quần áo nhà bác. Hải không ngần ngại vội chạy vào xin lỗi bác với vẻ mặt ân hận. Nhưng bác chủ nhà bực tức cho rằng Hải cố tình và bắt Hải không được chơi đá bóng nữa. a.Em có nhận xét gì về thái độ và hành vi của bác chủ nhà? b.Nếu là Hải trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
  2. UBND HUYỆN GIA LÂM MA TRẬN TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: GDCD - LỚP 7 TIẾT: NĂM HỌC 2019-2020 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề 1 Nhận biết biểu Hiểu ý nghĩa Tự tin hiện Số câu 3 1 4 Số điểm 0.75 0.25 1 Tỉ lệ % 7.5% 2.5% 10% Chủ đề 2 Nhận biết biểu Tự trọng hiện Số câu 3 3 Số điểm 0.75 0.75 Tỉ lệ % 7.5% 7.5% Chủ đề 3 Nhận biết biểu Hiểu ý nghĩa, Phân tích khái Xây dựng gia hiện khái niệm niệm, ý nghĩa đinh văn hóa Số câu 4 2 1 7 Số điểm 1 0.5 2 3.5 Tỉ lệ % 10% 7.5% 20% 35% Chủ đề 4 Nhận biết biểu Giải quyết tình huống Đoàn kết tương hiện trợ Số câu 1 2 3 Số điểm 0.25 0.5 0.75 Tỉ lệ % 2.5% 5% 7.5% Chủ đề 5 Nhận diện biểu Giải quyết tình Khoan dung hiện huống, liên hệ bản thân Số câu 3 1 4 Số điểm 0.75 2 2.75 Tỉ lệ % 7.5% 20% 27.5% Chủ đề 6 Nhận diện biểu Xác định các Sống giản dị hiện biểu hiện và phân tích Số câu 1 1 2 Số điểm 0.25 1 1.25 Tỉ lệ % 2.5% 10% 12.5% Tổng số câu 15 3 2 3 23 Tổng số điểm 3.75 0.75 3 2.5 10 Tỉ lệ % 37.5% 7.5% 30% 25% 100%
  3. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: GDCD LỚP: 7 TIẾT 18 Năm học 2019 – 2020 Đề I: I: Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn đáp đán đúng cho mỗi câu hỏi sau. Câu 1: Tự tin là gì? A: Tin tưởng vào khả năng của bản thân. B: Chủ động trong mọi việc. C: Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động. D: Cả 3 phương án trên. Câu 2: Biểu hiện của gia đình văn hóa là? A: Các thành viên biết yêu thương nhau. B: Các thành viên đều là người nổi tiếng. C: Các thành viên ít khi gặp gỡ, đoàn tụ. D: Các thành viên trong gia đình ít chia sẻ. Câu 3: Gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội? A: Văn minh, lịch sự. B: văn minh , bền vững. C: văn minh, tiến bộ. D. văn minh, giàu có. Câu 4 “Gia đình là .của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phát triển” A: Phần tử. B: Tế bào. C: Phần tử không thể hiếu. D: nhân tố quan trọng. Câu 5 Em đồng ý với quan điểm nào? A: Các công việc nội trợ trong gia đình là của mẹ và con gái . B: Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc. C: Con cái có thể tham gia bàn bạc công việc gia đình cùng bố mẹ. D:Trong gia đình mỗi người chỉ cần hoàn thành tốt công việc của mình. Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây là tự tin? A: Luôn tự đánh giá cao bản thân mình. B: Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình. C: Tự mình giải quyết mọi việc, không cần nghe ý kiến của ai. D: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. Câu 7: Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất tự trọng? A: Đói cho sạch, rách cho thơm.
  4. B: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C: Gọi dạ bảo vâng . D: Kính trên nhường dưới. Câu 8: Câu ca dao tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” nói lên phẩm chất đạo đức gì? A: Trung thực. B: Tự trọng. C: Sống giản dị . D: Tôn trọng kỉ luật. Câu 9. Em không tán thành với việc làm nào dưới đây khi nói về lòng yêu thương con người? A: Giúp đỡ người khác với thái độ kể cả, ban ơn. B: Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không nghĩ đến sự trả ơn. C: Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. D: Tha thứ, dìu dắt những người có lỗi lầm để họ tiến bộ. Câu 10 : Tự tin có ý nghĩa ? A : Giúp con người sống đoàn kết, gắn bó với nhau. B : Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. C : Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. D : Đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình. Câu 11 : Câu tục ngữ nào nói về đức tính tự tin ? A : Có cứng mới đứng đầu gió. B : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. D : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 12: Cách hiểu đúng nhất về Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là? A: Những giá trị về vật chất và tinh thần. B: Những giá trị tồn tại lâu dài. C: Những giá trị về vật chất và tinh thần được truyền từ đời này sang đời khác. D: Những giá trị tinh thần. Câu 13: Đâu là biểu hiện của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A: Ông nội và bố của Nam đều là bác sĩ đông y, Nam cũng có ước mơ sau này học ngành y. B: Nhà Tuấn có cửa hàng kinh doanh ở phố hàng Bạc từ mấy đời nay, nhưng giờ tuấn mong ước trở thành cầu thủ bóng đá. C: Trong họ có duy nhất gia đình Tùng không theo đạo.
  5. D: Bố Hùng không thích vào bếp giúp mẹ và Hùng cho rằng mình cần kế thừa truyền thống như bố. Câu 14: Câu ca dao “chết vinh còn hơn sống nhục” thể hiện phẩm chất gì? A:. Giản dị. B: Trung thực. C: Yêu thương con người. D: Tự trọng. Câu 15: Khi bạn ngồi bên cạnh bị ốm không đi học được, em sẽ làm gì? A: Đến động viên, chép bài giúp bạn ấy. B : Kệ bạn ấy. C: Không quan tâm, việc ai người đó làm. D: Cầu mong bạn ấy ốm thật lâu. Câu 16: Em sẽ làm gì khi nhìn thấy người khách nước ngoài bước vào cổng trường đang ngơ ngác chưa biết hỏi ai? A: Chắc cô ấy cần vào trường gặp ai đó, để cô ấy tự tìm thế nào rồi cô ấy cũng tìm được người mình cần gặp vì mình không giỏi tiếng anh lắm. B: Con sẽ đến gần và hỏi xem cô ấy cần giúp đỡ gì không, nếu nói không hiểu thì có thể ra ký hiệu. C: Đó là chuyện của người khác mình không nên tham gia vào. D: Ngại chết, bắt chuyện với cô ấy mấy đứa lớp mình nhìn thấy chúng lại cười. Câu 17: Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị? A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà. B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu. C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài. D. Sống hà tiện. Câu 18: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? A: Đổ lỗi cho người khác. B: Hay chê bai người khác. C: Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người. D: Mắng nhiếc người khác, nặng lời khi không vừa ý. Câu 19: Người có tính khoan dung phải? A: Sống lặng lẽ, khép kín. B: Cư xử chân thành rộng lượng. C: Luôn nghiêm khắc và có định kiến. D: Đối xử nghiệt ngã, chắp nhặt. Câu 20. Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây? A: Thấy nhà hàng xóm bị cháy vẫn ung dung bình chân như vại. B: Đánh người chạy đi không đánh người chạy lại. C: Thấy người khác chết mà không cứu. D: Chẳng ăn được thì đạp đổ.
  6. II: Tự luận (5 điểm) Câu 1: (2 điểm)Xây dựng gia đình văn hóa là gì? Ý nghĩa của việc xây dựng gia đình văn hóa? Câu 2: (1 điểm) Sống giản dị có ý nghĩa gì? Cho ví dụ câu ca dao hoặc tục ngữ, hoặc danh ngôn biểu hiện tính giản dị? Câu 3 (2 điểm) Cho tình huống sau: Lan và Hằng ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan. Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. a. Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của Lan? b. Nếu là Hằng, trong trường hợp này em sẽ làm gì?
  7. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: GDCD LỚP: 7 TIẾT 18 Năm học 2019 – 2020 Đề II: I: Trắc nghiệm (5 điểm) Chọn đáp đán đúng cho mỗi câu hỏi sau. Câu 1: “Gia đình là .của xã hội, gia đình hạnh phúc thì xã hội mới phát triển” A: Phần tử B: Tế bào C: Phần tử không thể hiếu D: nhân tố quan trọng Câu 2: Câu ca dao tục ngữ “Cây ngay không sợ chết đứng” nói lên phẩm chất đạo đức gì? A: Trung thực B: Tự trọng C: Sống giản dị D: Tôn trọng kỉ Câu 3: Tự tin là gì? A: Tin tưởng vào khả năng của bản thân. B: Chủ động trong mọi việc. C: Dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang, dao động. D: Cả 3 phương án trên. Câu 4 Em đồng ý với quan điểm nào? A: Các công việc nội trợ trong gia đình là của mẹ và con gái B: Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc C: Con cái có thể tham gia bàn bạc công việc gia đình cùng bố mẹ D:Trong gia đình mỗi người chỉ cần hoàn thành tốt công việc của mình Câu 5: Biểu hiện nào dưới đây là tự tin? A: Luôn tự đánh giá cao bản thân mình B: Lúc nào cũng giữ ý kiến riêng của mình C: Tự mình giải quyết mọi việc, không cần nghe ý kiến của ai D: Tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc. Câu 6: Gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội? A: Văn minh, lịch sự B: văn minh , bền vững C: văn minh, tiến bộ D. văn minh, giàu có Câu 7: Biểu hiện của gia đình văn hóa là? A: Các thành viên biết yêu thương nhau .
  8. B: Các thành viên đều là người nổi tiếng. C: Các thành viên ít khi gặp gỡ, đoàn tụ . D: Các thành viên trong gia đình ít chia sẻ. Câu 8 : Tự tin có ý nghĩa ? A : Giúp con người sống đoàn kết, gắn bó với nhau. B : Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sức sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. C : Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. D : Đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho gia đình. Câu 9: Câu ca dao tục ngữ nào nói lên phẩm chất tự trọng? A: Đói cho sạch, rách cho thơm. B: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C: Gọi dạ bảo vâng. D: Kính trên nhường dưới. Câu 10: Em không tán thành với việc làm nào dưới đây khi nói về lòng yêu thương con người? A: Giúp đỡ người khác với thái độ kể cả, ban ơn. B: Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không nghĩ đến sự trả ơn. C: Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện. D: Tha thứ, dìu dắt những người có lỗi lầm để họ tiến bộ. Câu 11: Câu ca dao “chết vinh còn hơn sống nhục” thể hiện phẩm chất gì? A:. Giản dị. B: Trung thực. C: Yêu thương con người. D: Tự trọng. Câu 12: Đâu là biểu hiện của kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ? A: Ông nội và bố của Nam đều là bác sĩ đông y, Nam cũng có ước mơ sau này học ngành y. B: Nhà Tuấn có cửa hàng kinh doanh ở phố hàng Bạc từ mấy đời nay, nhưng giờ tuấn mong ước trở thành cầu thủ bóng đá. C: Trong họ có duy nhất gia đình Tùng không theo đạo. D: Bố Hùng không thích vào bếp giúp mẹ và Hùng cho rằng mình cần kế thừa truyền thống như bố. Câu 13 : Câu tục ngữ nào nói về đức tính tự tin ? A : Có cứng mới đứng đầu gió. B : Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. C : Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. D : Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Câu 14: Cách hiểu đúng nhất về Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là?
  9. A: Những giá trị về vật chất và tinh thần. B: Những giá trị tồn tại lâu dài. C: Những giá trị về vật chất và tinh thần được truyền từ đời này sang đời khác. D: Những giá trị tinh thần. Câu 15: Hành vi nào sau đây thể hiện lòng khoan dung? A: Đổ lỗi cho người khác. B: Hay chê bai người khác. C: Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người. D: Mắng nhiếc người khác, nặng lời khi không vừa ý. Câu 16: Khi bạn ngồi bên cạnh bị ốm không đi học được, em sẽ làm gì? A: Đến động viên, chép bài giúp bạn ấy. B : Kệ bạn ấy. C: Không quan tâm, việc ai người đó làm. D: Cầu mong bạn ấy ốm thật lâu. Câu 17: Em sẽ làm gì khi nhìn thấy người khách nước ngoài bước vào cổng trường đang ngơ ngác chưa biết hỏi ai? A: Chắc cô ấy cần vào trường gặp ai đó, để cô ấy tự tìm thế nào rồi cô ấy cũng tìm được người mình cần gặp vì mình không giỏi tiếng anh lắm. B: Con sẽ đến gần và hỏi xem cô ấy cần giúp đỡ gì không, nếu nói không hiểu thì có thể ra ký hiệu. C: Đó là chuyện của người khác mình không nên tham gia vào. D: Ngại chết, bắt chuyện với cô ấy mấy đứa lớp mình nhìn thấy chúng lại cười. Câu 18: Trong cuộc sống chúng ta ủng hộ cách xử sự nào sau đây? A: Thấy nhà hàng xóm bị cháy vẫn ung dung bình chân như vại. B: Đánh người chạy đi không đánh người chạy lại. C: Thấy người khác chết mà không cứu. D: Chẳng ăn được thì đạp đổ. Câu 19: Người có tính khoan dung phải? A: Sống lặng lẽ, khép kín. B: Cư xử chân thành rộng lượng. C: Luôn nghiêm khắc và có định kiến. D: Đối xử nghiệt ngã, chắp nhặt. Câu 20: Biểu hiện nào dưới đây là sống giản dị? A. Tính tình dễ dãi, xuề xoà. B. Nói năng đơn giản, dễ hiểu. C. Không bao giờ chú ý đến hình thức bề ngoài. D. Sống hà tiện. II: Tự luận (5 điểm)
  10. Câu 1: (2 điểm)Xây dựng gia đình văn hóa là gì? Bæn phËn tr¸ch nhiÖm cña b¶n th©n trong việc xây dựng gia đình văn hóa? Câu 2 (1 điểm) Biểu hiện của sống giản dị? Cho ví dụ câu ca dao, hoặc tục ngữ, hoặc danh ngôn nói về đức tính giản dị. Câu 3: (2 điểm) Cho tình huống: Trong một lần chơi đá bóng ngoài sân, Hải và Tuấn đang tập chuyền bóng cho nhau để chuẩn bị cho kì đại hội thể thao của trường. Trong một cú chuyền, Hải lỡ chân đá hơi mạnh, bóng tâng cao lọt vào sân nhà bác hàng xóm làm đổ cây phơi quần áo nhà bác. Hải không ngần ngại vội chạy vào xin lỗi bác với vẻ mặt ân hận. Nhưng bác chủ nhà bực tức cho rằng Hải cố tình và bắt Hải không được chơi đá bóng nữa. a.Em có nhận xét gì về thái độ và hành vi của bác chủ nhà? b.Nếu là Hải trong trường hợp này, em sẽ làm gì?
  11. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: GDCD LỚP: 7 TIẾT 18 Năm học 2019 – 2020 Đề I I: Trắc nghiệm. ( 5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án D A C B C D A A A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C A D A B B C B B II: Tự luận (5 điểm) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm Câu 1 * Xây dựng gia đình văn hóa là: 1 điểm - G/đình hoà thuận,hạnh phúc,tiến bộ. - Thực hiện KHHGĐ. - Đoàn kết với hàng xóm láng giếng, hoàn thành nghĩa vụ công dân. *ý nghĩa: - Gia đình là tổ ấm nuôi dưỡng con người. 1 điểm - Gia đình bình yên, xã hội ổn định. - Góp phần xây dựng XH văn minh tiến bộ. Câu 2 * ý nghĩa: 0,5 điểm - là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. - Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. * HS nêu được câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn. 0,5 điểm Câu 3 a. Em không đồng tình với hành vi của Lan . 0,5 điểm - Giải thích Qua tình huống trên em nhận thấy, Lan 0,5 điểm không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Hằng. Hành vi của Lan là hành vi cố tình làm điều sai trái, đáng chê trách. b. HS đưa ra các phương hướng giải quyết. 1 điểm .
  12. UBND HUYỆN GIA LÂM ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS ĐẶNG XÁ MÔN: GDCD LỚP: 7 TIẾT 18 Năm học 2019 – 2020 Đề II I: Trắc nghiệm. ( 5 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B A C C C C A B A A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A A C C A B B C C II: Tự luận (5 điểm) Câu Yêu cầu cần đạt Điểm * Xây dựng gia đình văn hóa là: 1 điểm - G/đình hoà thuận,hạnh phúc,tiến bộ. - Thực hiện KHHGĐ. - Đoàn kết với hàng xóm láng giếng, hoàn thành nghĩa vụ công dân. * Bổn phận trách nhiệm của bản thân trong việc xây Câu 1 dựng gia đình văn hóá: 1 điểm - Sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị. - Chăm ngoan học giỏi. - Kính trọng giúp đỡ ông bà, cha mẹ. - Thương yêu anh chị em. - Không đua đòi ăn chơi. - Tránh xa tệ nạn xã hội. *Biểu hiện của lối sống giản dị: 0.5 điểm - Không xa hoa lãng phí - Không cầu kì kiểu cách. - Không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức Câu 2 bề ngoài. - Thẳng thắn, chân thật, gần gũi, hoà hợp với mọi người trong cuộc sống * HS nêu được câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn. 0.5 điểm a. Em không đồng tình với hành vi của bác chủ nhà. 0,5 điểm - Giải thích Qua tình huống trên em nhận thấy, bác chủ 0,5 điểm nhà không độ lượng, khoan dung với việc làm vô ý của Câu 3 Hải. Hành vi của bác chủ nhà là hành vi cố tình làm điều sai trái, đáng chê trách. b. HS đưa ra các phương hướng giải quyết 1 điểm