Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

doc 12 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 3040
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ky_ii_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2020_2021_tr.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kỳ II môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

  1. Trường THCS Kim Đồng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 - HỌC KỲ II NĂM HỌC 2020 – 2021 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN BẢN 1. Bảng hệ thống các văn bản Kí đã học: TT Tác Tác giả Nội dung Nghệ thuật Ý nghĩa phẩm 1 Cô Tô Nguyễn - Vẻ đẹp tươi sáng, - Khắc họa hình ảnh tinh tế, Bài văn cho thấy vẻ đẹp (Trích) Tuân phong phú của thiên chính xác, độc đáo. độc đáo của thiên nhiên nhiên vùng đảo Cô Tô. - Sử dụng các phép so sánh trên biển đảo Cô Tô, vẻ - Cuộc sống sinh hoạt mới lạ và từ ngữ giàu tính đẹp của người lao động tươi vui, giản dị của sáng tạo. trên vùng đảo này. Qua người dân trên đảo. đó thấy được tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương. 2 Cây tre Thép Mới - Cây tre là người bạn - Nhiều chi tiết, hình ảnh Văn bản cho thấy vẻ đẹp Việt gần gũi, thân thiết của chọn lọc vừa cụ thể vừa và sự gắn bó của cây tre Nam nhân dân Việt Nam trong mang ý nghĩa biểu tượng. với đời sống dân tộc ta. (Trích bài cuộc sống hằng ngày, -Sử dụng thành công các Qua đó cho thấy tác giả kí- thuyết trong lao động, sản xuất phép so sánh, nhân hóa, là người có hiểu biết về minh cho và trong chiến đấu. điệp ngữ. cây tre, có tình cảm sâu bộ phim - Cây tre đã trở thành - Lời văn giàu cảm xúc và nặng, có niềm tin và tự tài liệu biểu tượng của đất nước nhịp điệu. hào chính đáng về cây “Cây tre và dân tộc Việt Nam. tre Việt Nam. Việt Nam”) ➢ Yêu cầu: - Nắm tên tác phẩm, tác giả; phương thức biểu đạt; nắm nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. - Hiểu được ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa hình ảnh trong văn bản; - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. 2. Văn bản nhật dụng TT Tên văn bản Tác giả Đề tài nhật Nghệ thuật Ý nghĩa dụng 2 Bức thư của thủ Xi-at-tơn Bảo vệ thiên - Sử dụng phép nhân Nhận thức về vấn đề quan trọng, lĩnh da đỏ. nhiên và môi hóa, so sánh, điệp có ý nghĩa thiết thực và lâu dài: trường sống ngữ và nghệ thuật đối Để chăm lo bảo vệ mạng sống xung quanh. lập. của mình, con người phải biết - Ngôn ngữ biểu lộ bảo vệ thiên nhiên và môi trường tình cảm chân thành, sống xung quanh tha thiết. ➢ Yêu cầu: - Nắm tên tác phẩm, tác giả; phương thức biểu đạt; nắm nội dung, nghệ thuật. - Hiểu được ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa hình ảnh trong văn bản; - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn.1
  2. Trường THCS Kim Đồng II. PHẦN TIẾNG VIỆT Bài học Định nghĩa Phân loại Đặc điểm, cấu tạo CÁC So Là đối chiếu sự vật, sự việc Có hai kiểu so sánh:  Cấu tạo phép so BIỆN sánh này với sự vật, sự việc khác - So sánh ngang bằng sánh: PHÁP có nét tương đồng làm tăng Vd: Cô giáo như mẹ hiền. - Vế A (sự vật được so TU TỪ sức gợi hình, gợi cảm cho sự - So sánh không ngang bằng sánh) + phương diện so diễn đạt. Vd: Trời hôm nay nắng hơn sánh + từ so sánh + vế B hôm qua. (sự vật dùng để so sánh)  Lưu ý: Trong thực tế, mô hình cấu tạo có sự biến đổi: - Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và ý so sánh có thể lược bớt. Vd: Đẹp như tiên. - Vế B có thể đảo lên trước vế A cùng từ so sánh. Vd: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Nhân Là gọi hoặc tả con vật, đồ Có 3 kiểu nhân hóa thường hóa vật, cây cối bằng những từ gặp: ngữ vốn được dùng để gọi - Dùng những từ vốn gọi người hoặc tả con người; làm cho để gọi vật. thế giới loài vật, cây cối, đồ Vd: Tôi đã quát mấy chị Cào vật, trở nên gần gũi với Cào, ghẹo anh Gọng Vó. con người, biểu thị được - Dùng những từ vốn chỉ hoạt những suy nghĩ, tình cảm của động, tính chất của người để chỉ con người. tính chất, hoạt động của vật. Vd: Chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. - Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Vd: Bầu ơi! Thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn.2
  3. Trường THCS Kim Đồng -Vị ngữ: là + với danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ ( cụm tính từ) Vd: Mẹ tôi// là bác sĩ. - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với Câu trần thuật đơn có từ là các cụm từ không phải, chưa phải. Là loại câu do một cụm C –V tạo Vd: Tôi// không phải là thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể học sinh yếu. về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. CÂU Vd: Hôm qua, tôi// đi chơi Đầm Sen. TRẦN - Vị ngữ: động từ (cụm THUẬT động từ), tính từ (cụm ĐƠN tính từ ) Vd: Lọ hoa //đặt trên Câu trần thuật đơn không có bàn. từ là - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các từ không, chưa. Vd: Lọ hoa // không đặt trên bàn. ➢ Yêu cầu: - Nhận biết các biện pháp tu từ, nắm được khái niệm; xác định và chỉ ra được tác dụng của các biện pháp tu từ. - Biết đặt câu và phân tích cấu tạo của các kiểu câu trần thuật đơn. - Xác định được câu trần thuật đơn có từ là và câu trần thuật đơn không có từ là. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (VĂN MIÊU TẢ: Tả người, tả cảnh thiên nhiên) DÀN Ý KHÁI QUÁT DÀN Ý KHÁI QUÁT Văn tả cảnh Văn tả người MB: Giới thiệu chung về cảnh định tả. MB: Giới thiệu chung về người định tả. TB: TB: - Tả quang cảnh chung - Tả ngoại hình - Tả chi tiết cảnh theo trình tự - Tả tính tình/ tài năng (thông qua hành động, cử chỉ, lời KB: Cảm nghĩ của em về cảnh định tả. nói, mối quan hệ với mọi người, ) KB: Cảm nghĩ của em về người định tả. Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn.3
  4. Trường THCS Kim Đồng B. LUYỆN TẬP I. PHẦN ĐỌC – HIỂU BT 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù cát sỏi đá vôi bạc màu! (Nguyễn Duy, trích Tre Việt Nam trong tập Cát trắng,NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1973) 1.1 . Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên. 1.2 . Trong khổ thơ trên cây tre mang những phẩm chất nào của con người? 1.3. Nêu tên một văn bản viết về cây tre mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 - tập 2 (Nêu rõ tên văn bản, tên tác giả). 1.4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ ở những dòng thơ in đậm có trong đoạn thơ. BT2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chân trời đằng đông ửng hồng. Ánh xuân nhuốm hồng cả đất trời. Bầu trời bao la xanh thẳm. Cỏ cây đôi bờ kênh sáng ửng lên. Cánh đồng làng như một tấm lụa màu thiên lí căng tít tận chân đê. Lúa con gái xanh biêng biếc dâng lên dưới ánh nắng xuân ấm áp. Người ra đồng mỗi lúc một đông. Nón trắng của mấy cô đang be bờ, làm cỏ nhấp nhô. Tiếng hát êm ả, ngọt ngào của các cô lan xa theo làn gió nhẹ. Cánh đồng làng quê thật là đẹp! (Theo Phạm Đức Tiến) 2.1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên? 2.2. Đoạn văn trên miêu tả cảnh gì? 2.3. Nêu tên một văn bản có phương thức biểu đạt miêu tả mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 - tập 2? (Nêu rõ tên văn bản, tên tác giả). 2.4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ có ở câu in đậm trong đoạn văn trên? 2.5. Câu văn sau: “Cánh đồng làng quê thật là đẹp” thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào? Nêu cấu tạo của vị ngữ Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn.4
  5. Trường THCS Kim Đồng BT 3: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Có một cậu bé ngỗ ngược thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng cất tiếng nói: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì khu rừng cất tiếng nói: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”. (Sưu tầm) 3.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 3.2. Văn bản gởi đến chúng ta thông điệp gì? Thông điệp đó thể hiện ở câu văn nào trong văn bản? 3.3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ có trong phần in đậm của văn bản? 3.4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu: “Tôi yêu người” và nêu cấu tạo của vị ngữ. BT 4: Cái áo của ba Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa. Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một chiếc áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái nón lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thật sự. ( ) Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn.5
  6. Trường THCS Kim Đồng áp của ba Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là “chú bộ đội”. Có bạn hỏi: “Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?” “Mẹ tớ may đấy!” – Tôi hãnh diện trả lời. Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba. Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi. (Phạm Hải Lê Châu) 4.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản? 4.2. Nêu nội dung chính của văn bản 4.3. Vì sao khi nhân vật tôi “Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba ”? 4.4. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ có trong phần in đậm của văn bản? BT 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa. Từ khi có vịnh Bắc Bộ và từ khi quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu sự sống của con người thì, sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy. Cây trên núi đảo lại thêm xanh mượt, nước biển lại lam biếc đậm đà hơn hết cả mọi khi, và cát lại vàng giòn hơn nữa. Và nếu cá có vắng tăm biệt tích trong ngày động bão, thì nay lưới càng thêm nặng mẻ cá giã đôi. 5.1. Cho biết đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? 5.2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? 5.3. Nêu nội dung chính của đoạn trích? 5.4. Phân tích cấu tạo vị ngữ của câu sau: “Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô là một ngày trong trẻo, sáng sủa”. Cho biết câu văn trên thuộc kiểu câu trần thuật đơn nào? Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn.6
  7. Trường THCS Kim Đồng II. PHẦN VẬN DỤNG 1. Đặt một câu trần thuật đơn không có từ là về đề tài: thiên nhiên và xác định cấu tạo của vị ngữ 2. Đặt một câu trần thuật đơn không có từ là về đề môi trường và xác định cấu tạo của vị ngữ 3. Đặt một câu trần thuật đơn có từ là giới thiệu về người thân và xác định cấu tạo của vị ngữ 4. Đặt một câu trần thuật đơn có từ là tả một nét đẹp ở người bạn và xác định cấu tạo của vị ngữ 5. Đặt một câu trần thuật đơn không có từ là phù hợp với hình bên và nêu cấu tạo của vị ngữ. 6. Đặt một câu trần thuật đơn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh phù hợp với hình bên (gạch chân phép so sánh) 7. Đặt một câu trần thuật đơn có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa phù hợp với hình bên (gạch chân phép nhân hóa) 8. Đặt một câu trần thuật đơn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh phù hợp với hình bên (gạch chân phép so sánh) Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn.7
  8. Trường THCS Kim Đồng III. PHẦN VẬN DỤNG CAO ➢ Luyện tập: Một số đề văn tham khảo: 1. Miêu tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất. (ông, bà, cha, mẹ, vvv ) 2. Miêu tả người thầy giáo (cô giáo) mà em yêu quý nhất. 3. Miêu tả một người bạn mà em quý mến. 4. Miêu tả lại một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích (cơn mưa, cánh đồng lúa, biển, vườn hoa, .) C. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (PGD TP BÀ RỊA) 1.1 Đọc – hiểu: 3.0 đ - Văn bản: 2.0 đ (gồm: Cô Tô, Cây tre Việt Nam, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ hoặc văn bản ngoài sách giáo khoa) + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa hình ảnh trong văn bản; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. - Tiếng Việt: 1.0 đ Xác định và nêu tác dụng của một trong các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa; 1.2 Vận dụng: 2.0 đ Đặt câu và phân tích cấu tạo: Các kiểu câu trần thuật đơn; 1.3. Vận dụng cao: 5.0 đ Miêu tả người, miêu tả cảnh (thiên nhiên) Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn.8
  9. Trường THCS Kim Đồng D. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO Năm học 2016– 2017 Câu 1: Cho đoạn văn: “Trong gian phòng lớn ngập tràn ánh sáng, những bức tranh của thí sinh treo kín bốn bức tường. Bố, mẹ tôi kéo tôi chen qua đám đông để xem bức tranh của Kiều Phương đã được đóng khung, lồng kính. Trong tranh một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh.” a. Đoạn văn trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Bài học sâu sắc mà em rút ra từ văn bản (nêu tên ở câu a) là gì? Câu 2: Cho đoạn văn sau: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.” (Thép Mới – Cây tre Việt Nam) a. Xác định và nêu rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên? b. Xác định chủ ngữ, vị ngữ và gọi tên kiểu câu của câu sau: Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. c. Câu văn dưới đây mắc lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng? - Qua văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” cho thấy Dế Mèn biết phục thiện. Câu 3: “Đối với học sinh mái trường là ngôi nhà thứ hai”. Em hãy viết bài văn tả ngôi trường mà em đang theo học. . . . . Năm học 2017 – 2018 Câu 1 (5,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất. Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất! Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta. Tre vốn cùng ta làm ăn, lại vì ta mà cùng ta đánh giặc. (Trích Ngữ văn 6, tập II) 1.1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai? 1.2. Nêu cảm nhận của em về mối quan hệ giữa tre với người dân Việt Nam được thể hiện ở đoạn trích trên. 1.3. Xác định chủ ngữ, vị ngữ câu: “Ta kháng chiến, tre lại là đồng chí chiến đấu của ta”. 1.4. Tìm ra một câu trần thuật đơn có từ “là” trong đoạn trích. 1.5. Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ có trong đoạn văn. Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn.9
  10. Trường THCS Kim Đồng Câu 2 (5,0 điểm). Ở chương trình Ngữ văn học kỳ II lớp 6, em đã được làm quen với những nhân vật rất thú vị như: một chú Dế Mèn cường tráng, tự tin mà cũng kiêu ngạo; một Kiều Phương với tình cảm trong sáng, nhân hậu; một thầy Ha- men yêu thiết tha tiếng Pháp; một chú bé Lượm nhanh nhẹn, dũng cảm, Viết bài văn tả một nhân vật mà em ấn tượng. . . . . . . . . . Năm học 2018 – 2019 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đan xuống đất ( ). Mặt đất đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón nhận những hạt mưa ấm áp trong lành. Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy lên các nhánh lá mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái ngọt (Tiếng mưa – Nguyễn Thị Thu Trang) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích. Câu 2. Kể tên một văn bản (đoạn trích) có tên tác giả đi kèm cũng nói về thiên nhiên như đoạn trích trên. Câu 3. Gọi tên (từ loại) và nêu ý nghĩa của từ in đậm trong đoạn trích. Câu 4. Xác định chủ ngữ, vị ngữ câu sau: “Đất trời lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ”. II. VẬN DỤNG ( 7,0 điểm): Câu 1 ( 2,0 điểm). 1.1. Viết một câu trần thuật đơn có từ “Là” nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. 1.2. Viết một câu có dùng một phép tu từ đã học nói về một loài hoa hoặc loài cây mà em yêu thích. Câu 2 (5,0 điểm). Mỗi ngày đến trường, bên cạnh nhiệm vụ học tập, học sinh còn được tham gia những sinh hoạt ngoại khóa vừa quen vừa thú vị như chào cờ đầu tuần, tập thể dục, vui chơi trong giờ giải lao, hoạt động văn nghệ, tham gia ngày hội ẩm thực Hãy tả một cảnh sinh hoạt ở trường mà em ấn tượng. . . . . . . Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn. 10
  11. Trường THCS Kim Đồng . . . Năm học 2019 – 2020 Câu 1 (3,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Xuân sang, Mộc Châu được dịp chuyển mình, khắp nơi nơi rạo rực và rộn ràng hơn hẳn, đất trời đổi thay để chào đón những tháng ngày ấm áp. Vùng sơn cước ấy dịu dàng biết bao khi xuân tràn về trên mọi nẻo đường, khắp những bản làng. Những tia nắng chớm xuân vàng ươm như rót mật. Nắng vội vã len lỏi khắp từng nhánh cây, kẽ lá sau những ngày đông dài giá lạnh. Những nụ đào mới ngày nào còn e thẹn mà khi xuân vừa đến, lại bung nở rực rỡ, nô đùa và nhảy múa cùng ong bướm. (Mỹ Phượng – Mytour.vn) Ghi chú: “Mộc Châu” là một huyện của tỉnh Sơn La – một tỉnh miền núi ở vùng Tây Bắc Bộ, Việt Nam. 1.1.Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? 1.2. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên được nói đến trong đoạn văn? 1.3. Câu văn sau thuộc kiểu câu nào đã học? Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu? Nắng vội vã len lỏi khắp từng nhánh cây, kẽ lá sau những ngày đông dài giá lạnh. 1.4. Từ in đậm trong đoạn văn thuộc từ loại nào và nêu ý nghĩa của từ loại đó trong câu? Câu 2 (2,0 điểm). Đặt câu theo yêu cầu: 2.1. Một câu trần thuật đơn có từ “là” về đề tài: người thân hoặc người bạn mà em yêu quý. 2.2. Một câu có dùng một biện pháp tu từ đã học về đề tài: ngôi trường mà em đang học. Câu 3 (5,0 điểm). Viết bài văn tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích. . . . . . . . . . Đề tham khảo (PGD – 2021) Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới. “Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển, được nắng chiếu vào, hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều, gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng, đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa dăng dăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển, óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc Có quãng biển thâm sì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.” (Vũ Tú Nam, Biển đẹp) Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn. 11
  12. Trường THCS Kim Đồng 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính và nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? 1.2. Kể tên một văn bản (kèm tên tác giả) đã học trong chương trình Ngữ văn 6, HKII, có cùng phương thức biểu đạt với đoạn văn trên? 1.3. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên? Câu 2. (2,0 điểm) Đặt một câu trần thuật đơn có từ là hoặc một câu trần thuật đơn không có từ là (có kết hợp sử dụng phép so sánh hoặc nhân hóa)? Câu 3. (5,0 điểm) Viết bài văn tả một cảnh thiên nhiên mà em yêu thích. . . . . . . . . . CHÚC CÁC EM KIỂM TRA HỌC KÌ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT! Nhóm Gv Ngữ văn 6 biên soạn. 12