Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021_tr.doc
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng
- THCS Kim Đồng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2020– 2021 A.HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN BẢN TT Tên văn Tác giả Thể Nội dung Ý nghĩa Nghệ thuật bản loại 1 Khi con Tố Hữu Thơ lục Bài thơ thể hiện Bài thơ thể hiện lòng - Thể thơ lục bát mềm tu hú bát sâu sắc lòng yêu yêu đời, yêu lí tưởng mại, uyển chuyển linh cuộc sống và của người chiến sĩ hoạt. niềm khát khao cộng sản trẻ tuổi trong - Lựa chọn lời thơ đầy tự do cháy bỏng hoàn cảnh ngục tù. ấn tượng để biểu lộ cảm của người chiến xúc khi thiết tha, khi sôi sĩ cách mạng nổi, mạnh mẽ. trong cảnh tù - Sử dụng các biện pháp đày. tu từ điệp ngữ, liệt kê 2 -Tinh thần lạc Bài thơ thể hiện cốt - Thơ tứ tuyệt bình dị Tức Hồ Chí Thơ quan, phong thái cách tinh thần Hồ Chí pha giọng đùa vui, hóm cảnh Minh thất ung dung của Minh luôn tràn đầy hỉnh; ngắn gọn, hàm Pác Bó ngôn tứ Bác hồ trong niềm lạc quan, tin súc vừa cổ điển truyền tuyệt cuộc sống cách tưởng vào sự nghiệp thống vừacó tính chất Đường mạng đầy khó cách mạng. mới mẻ. luật khăn gian khổ ở -Tạo được tứ thơ độc Pác Bó. đáo, bất ngờ, thú vị và - Với Người, làm sâu sắc cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. 3 Ngắm Hồ Chí Tình yêu thiên Tác phẩm thể hiện sự - Thơ tứ tuyệt giản dị trăng Minh Thơ nhiên đến say tôn vinh cái đẹp của tự mà hàm súc. (Vọng thất mê và phong thái nhiên, của tâm hồn - Nghệ thuật so sánh Nguyệt; ngôn tứ ung dung của con người bất chấp tương phản, nhân hóa, trích tuyệt Bác Hồ ngay cả hoàn cảnh ngục tù. điệp từ, câu hỏi tu từ. Nhật kí Đường trong cảnh ngục trong tù) luật tù cực khổ tối tăm 4 Đi Hồ Chí Từ việc đi đường Đi đường viết về việc -Bài thơ tứ tuyệt giản dị đường Minh Thơ núi đã gợi ra đi đường gian lao, từ mà hàm súc, mang ý ( Tẩu lộ; thất chân lí đường đó nêu lên triết lý về nghĩa tư tưởng sâu sắc. trích ngôn tứ đời: vượt qua bài học đường đời, -Kết cấu chặt chẽ, lời Nhật kí tuyệt gian lao chồng cách mạng: vượt gian thơ tự nhiên, bình dị, trong tù) Đường chất sẽ tới thắng lao sẽ tới thắng lợi vẻ gợi hình ảnh và giàu luật lợi vẻ vang. vang. cảm xúc. Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.1
- THCS Kim Đồng *Yêu cầu: - Nhận biết tên những tác phẩm,tác giả, thể loại. - Hiểu, cảm nhận được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các văn bản. - Tìm được văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Các kiểu câu chia theo mục đích nói Kiểu Đặc điểm hình thức Chức năng Ví dụ câu Câu - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, - Chức năng chính: hỏi. 1. Anh học hay tôi nghi sao, tại sao ) hoặc có từ hay (nối các - Chức năng khác: cầu khiến, học? vấn vế có quan hệ lựa chọn). khẳng định, phủ định, đe dọa, 2. Nào đâu những - Khi viết: kết thúc câu bằng dấu chấm bộc lộ tình cảm, cảm xúc và .ánh trăng tan? hỏi. không yêu cầu người đối thoại * Nếu không dùng để hỏi thì trong một trả lời số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. Câu - Có những từ cầu khiến như : hãy, - Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề 1. Thôi đừng lo lắng. cầu đừng, chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu nghị, khuyên bảo Cứ về đi. khiến cầu khiến; 2. Bạn hãy mở cửa - Khi viết: kết thúc câu bằng dấu chấm ra! than. * Khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. Câu - Có những từ cảm thán: ôi, than ôi, -Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của Chao ôi, cảnh mặt cảm hỡi ơi người nói hoặc người viết. trời mọc mới đẹp thán - Khi viết: kết thúc câu bằng dấu chấm làm sao! than. Câu - Câu trần thuật không có đặc điểm - Chức năng chính: kể, thông 1.Em được điểm trần hình thức của các kiểu câu nghi vấn, báo, nhận đinh, miêu tả, mười. thuật cầu khiến, cảm thán. - Chức năng khác: 2. Xin lỗi, ở dây - Khi viết: kết thúc bằng dấu chấm, + yêu cầu, đề nghị không được hút nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng + bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( thuốc lá. dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). 2. Hành động nói Khái niệm Các kiểu hành động nói Lưu ý Ví dụ Hành động nói là - Hỏi. Mỗi hành động nói - Bạn làm gì vậy ? => Hđ hỏi hành động được - Trình bày( báo tin, kể, tả, có thể được thực - Ngày mai trời sẽ mưa. => Hđ thực hiện bằng nêu ý kiến, dự đoán ) hiện bằng kiểu câu trình bày (thông báo) lời nói nhằm - Điều khiển (cầu khiến, đe có chức năng chính - Bạn giúp tôi trực nhật nhé! => những mục đích dọa, thách thức, nhờ phù hợp với hành Hđ điều khiển nhất định. vả, ). động đó (cách dùng - Em xin hứa sẽ không đi học Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.2
- THCS Kim Đồng - Hứa hẹn . trực tiếp) hoặc bằng muộn nữa. => Hđ hứa hẹn. - Bộc lộ cảm xúc. kiểu câu khác (cách - Khốn nạn thân con thế này ! => dùng gián tiếp) Hđ bộc lộ cảm xúc. 3. Lựa chọn trật tự từ Tác dụng Ví dụ - Thể hiện thứ tự nhất định của a. Chúng ta có quyền tự hào về những trang sử vẻ vang thời đại Bà sự vật, hiện tượng, hoạt động, Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, đặc điểm. -> Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc b. Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều điểm của sự vật, hiện tượng. Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo -> nhấn mạnh vẻ đẹp của người chiến sĩ. - Liên kết câu với những câu c. Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là khác trong văn bản. thường. -> Liên kết với câu đứng trước. - Đảm bảo sự hài hòa về mặt d. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. ngữ âm của lời nói. -> hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói. ➢ Yêu cầu: - Nhớ được khái niệm và chức năng về các kiểu câu. - Nhớ khái niệm hành động nói, . - Xác định được kiểu câu, kiểu hành động nói, trong văn cảnh cụ thể. - Xác định và nêu hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong ngữ cảnh cụ thể III. PHẦN TẬP LÀM VĂN ( VĂN NGHỊ LUẬN) Dàn ý khái quát nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: a. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận b. Thân bài: - Giải thích (nếu cần thiết) - Biểu hiện (thực trạng) của sự việc, hiện tượng. - Phân tích những nguyên nhân của hiện tượng đời sống đó + Nguyên nhân chủ quan + Nguyên nhân khách quan - Phân tích mặt lợi, mặt hại + Đối với cá nhân mỗi người + Đối với gia đình, cộng đồng, xã hội - Đề xuất những giải pháp: + Về phía mỗi cá nhân + Về phía gia đình, cộng đồng, cơ quan chức năng c. Kết bài: - Khẳng định chung về sự việc, hiện tượng đời sống đã bàn - Liên hệ bản thân. Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.3
- THCS Kim Đồng B. LUYỆN TẬP I. ĐỌC – HIỂU Bài 1: Bài thơ được viết khi Tố Hữu mới bị tù được 3 tháng và tuổi mới 19, mới hoạt động cách mạng chưa đầy 3 năm. Người tù ở đây bị cách biệt với thế giới bên ngoài về mọi mặt, trừ âm thanh. Cuộc sống như dồn vào phạm vi âm thanh Bài thơ kết thúc mở bằng tiếng chim kêu giục giã những hành động sắp tới. ( Trần Đình Sử) 1.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. 1.2. Nội dung trên đề cập đến văn bản nào em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tập 2? 1.3. Chép lại theo trí nhớ 4 dòng thơ cuối và trình bày ngắn gọn nội dung chính của 4 dòng thơ ấy? 1.4. Kể tên một văn bản cũng được sáng tác trong hoàn cảnh lao tù (đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tập 2) kèm theo tên tác giả? Xác định thể thơ và nội dung chính của bài thơ ấy? . . . . . . . . . . Bài 2: Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ rau măng, vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thật là sang. 2.1. Nêu tên văn bản, tên tác giả của bài thơ trên. 2.2. Xác định hoàn cảnh sáng tác của bài thơ trên? Nội dung chính của bài thơ? . . . Bài 3: Đọc mẩu tin và trả lời câu hỏi: Chiều 5.3, Công an xã Quảng Tiến (H.Cư M’gar, Đắk Lắk) gửi thông báo đến Ban giám hiệu Trường THCS Nguyễn Tri Phương (xã Quảng Tiến) về việc làm tốt của hai học sinh khi nhặt được tiền trên đường đi học về và đem đến báo với công an để trả lại cho người mất. Vào khoảng 11 giờ ngày 5.3, sau khi tan học, hai học sinh Nguyễn Hoàng Long và Nguyễn Văn Đông (cùng học lớp 6A1 Trường THCS Nguyễn Tri Phương) trên đường về nhà qua khu vực ngã tư gần trường thì nhặt được số tiền 1,5 triệu đồng. Ngay sau khi nhặt được tiền, hai em Long và Đông liền đem đến Công an xã Quảng Tiến để nhờ công an trao trả cho người đánh rơi. Công an xã Quảng Tiến đã lập biên bản tiếp nhận số tiền trên và liên hệ với Đài truyền thanh huyện để đưa tin tìm người đánh rơi. Đồng thời, Công an xã đã có công văn thông báo về gương người tốt Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.4
- THCS Kim Đồng việc tốt gửi đến nhà trường, nơi hai em nhặt được tiền theo học, nhằm tuyên dương, động viên các em và nhân rộng việc tốt trong nhà trường và địa phương. 3.1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. 3.2. Văn bản trên đã gửi đến chúng ta thông điệp gì? 3.3. Từ mẫu tin trên, em hãy nêu một số việc làm có ý nghĩa của bản thân trong cuộc sống bằng một câu văn có sử dụng trật tự từ. 3.4. Xác định và nêu hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong câu sau: “Công an xã Quảng Tiến đã lập biên bản tiếp nhận số tiền trên và liên hệ với Đài truyền thanh huyện để đưa tin tìm người đánh rơi.” . . . . . . . . . . Bài 4: Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi: Câu chuyện của nhà thơ lớn đời Đường – Lý Bạch Nhà thơ lớn đời Đường – Lý Bạch lúc nhỏ đọc sách không chăm chỉ, thường trốn học. Một lần, ông không kiên trì nổi trên lớp học, bèn chạy đến vùng ngoại thành vui chơi. Ông đến một bờ suối, gặp được một bà lão tóc trắng nhoang nhoáng mài sắt. Ông đứng đó thật lâu, mắt không chuyển động nhìn bà lão cứ mài sắt không ngừng, cảm thấy kỳ lạ hỏi: "Bà lão, bà mài cái này để làm gì?" Bà lão mỉm cười: "Làm kim khâu". "Vậy sao có thể thành công?". "Thành công chứ, nhất định có thể thành công, chỉ cần thời gian thôi". "Ồ!", Lý Bạch trầm trồ. Câu trả lời tự tin của bà lão lay động ông mạnh mẽ! Thế là ông vội vàng xoay người trở về học đường. Từ lúc ấy ông hăng hái học tập, cuối cùng đạt được thành tựu lớn. 4.1. Nêu phương thức biểu đạt chính? 4.2. Câu chuyện trên nhắc nhở chúng ta điều gì? (diễn đạt bằng một câu văn) 4.3. Xác định và nêu hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong câu sau: "Từ lúc ấy ông hăng hái học tập, cuối cùng đạt được thành tựu lớn.” . . . . . . . . . . Bài 5: Đọc mẩu tin sau: Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.5
- THCS Kim Đồng “Chiều 28.2, một bé gái ở ban công căn hộ tầng 12A tòa nhà 60B Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội, trèo qua lan can, tụt ra phía ngoài ban công và rơi xuống. Ơn trời, một thanh niên đã kịp thời trèo lên mái tôn gần đó để đỡ và cứu sống bé gái. Câu chuyện thần kỳ ấy, không phải đến từ một siêu nhân, cũng không phải từ phim ảnh. Chàng thanh niên tên là Nguyễn Ngọc Mạnh - một người chở hàng thuê. Trong giây phút sinh tử, chàng trai ấy còn “chẳng nghĩ ngợi được gì nhiều". “Con gái tôi cũng 3 tuổi, bé cũng như con tôi, nên tôi thấy thế tôi cứ lao lên thôi”- Mạnh tâm sự với phóng viên Báo Lao Động. Hành động anh hùng thường rất giản dị. Thậm chí anh Mạnh chỉ nhận lời cảm ơn của gia đình cháu bé chứ không trông vào bất kỳ sự hậu tạ nào. Chúng ta bắt đầu một năm mới Tân Sửu không phải đã thật sự thuận lợi bởi ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nhưng ngay từ đầu năm, câu chuyện cứu sống một cháu bé rơi từ tầng 13 đã xứng đáng là câu chuyện truyền cảm hứng của năm. Chàng trai Nguyễn Ngọc Mạnh xứng đáng là một trong những nhân vật tiêu biểu của năm 2021 với hành động của mình”. (Theo báo Lao Động, 01/03/2021, tác giả Linh Anh) 5.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của mẩu tin ? 5.2. Nội dung của chính của mẩu tin trên là gì? 5.3. Lời tâm sự của anh Mạnh:“Con gái tôi cũng 3 tuổi, bé cũng như con tôi, nên tôi thấy thế tôi cứ lao lên thôi” có ý nghĩa gì? 5.4. Vì sao chàng trai Nguyễn Ngọc Mạnh xứng đáng là một trong những nhân vật tiêu biểu của năm 2021? 5.5. Xác định và nêu hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong câu sau: “Một thanh niên đã kịp thời trèo lên mái tôn gần đó để đỡ và cứu sống bé gái” . . . . . . . . . II. VẬN DỤNG Bài 1: Xác định kiểu câu theo mục đích nói và hành động nói của các câu trong các đoạn văn sau: a. (1) Cô tôi hỏi giọng vẫn ngọt: - (2) Sao lại không vào? (3) Mợ mày phát tài lắm có như dạo trước đâu! (4) Rồi hai con mắt long lanh của cô tôi chằm chặp đưa nhìn tôi.(5) Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay.(6) Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng: - (7) Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu.(8) Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. ( Nguyên Hồng- Những ngày thơ ấu) b. (1) Và chị cố kiếm cho được cái giọng ngòn ngọt để dỗ thằng Dần: - (2) Dần buông chị ra, đi con! (3) Dần ngoan lắm nhỉ! (4) U van Dần, u lạy Dần! (5) Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.(6) Chị con có đi , u mới có tiền nộp sưu, thầy Dần mới được về với Dần chứ! (7) Sáng ngày người ta đánh trói thầy Dần như thế, Dần có thương không? ( Ngô Tất Tố, tắt đèn) Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.6
- THCS Kim Đồng Bài 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong những trường hợp dưới đây: a. Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. (Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng) b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. (Cây tre Việt Nam -Thép Mới) c. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. ( Bàn luận về phép học- Nguyễn Thiếp) . . . . . . . . . Bài 3: Đặt câu: a. Đặt một câu cảm thán dùng để bộc lộ cảm xúc trước dịch Covid đang bùng phát trên thế giới. b. Đặt một câu trần thuật dùng để yêu cầu (khuyên bảo, đề nghị) các bạn không nên nghiện game. c. Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc trước số phận của một nhân vật trong phim. d. Đặt một câu nghi vấn dùng để đề nghị bạn giúp đỡ cho mình. e. Đặt một câu cầu khiến dùng để khuyên nhủ bạn em trong học tập. f. Đặt một câu trần thuật dùng để bộc lộ cảm xúc khi chứng kiến một việc làm tốt. . . . . . . . . . III. PHẦN VẬN DỤNG CAO Nghị luận xã hội ( nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống: sự việc tốt, sự việc không tốt) MỘT SỐ ĐỀ TẬP LÀM VĂN THAM KHẢO Đề 1: Trò chơi điện tử rất hấp dẫn với học sinh. Hãy trình bày ý kiến của em về mặt lợi, mặt hại và biện pháp khắc phục đối với những tác hại của trò chơi điện tử. Đề 2: Nghị luận về vấn đề thực hiện an toàn giao thông của con người hiện nay. Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.7
- THCS Kim Đồng Đề 3: Điện thoại di động là một trong những phương tiện thông tin liên lạc hữu ích với con người hiện nay, thế nhưng một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên. Đề 4: Bàn luận về tình trạng bạo lực học đường của học sinh hiện nay. Đề 5: Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như: cờ bạc, tiêm chích ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh. Đề 6: Trong giới trẻ hiện nay có hiện tượng cuồng thần tượng. Em hãy viết một bài văn nghị luận bàn về vấn đề này. Đề 7: Một số bạn lớp em đang đua đòi ăn mặc theo lối không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống dân tộc, gia đình. Em hãy viết một bài văn nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đứng đắn hơn. Đề 8: Bàn luận về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Đề 9: Văn hóa ứng xử của người Việt ta hiện nay bên cạnh những cái xấu vẫn còn không ít những cái đẹp như xếp hàng đúng nơi quy định, dọn rác làm sạch môi trường, hết lòng yêu thương chia sẻ, sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một cách ứng xử đẹp của người Việt ta hiện nay. C. MA TRẬN KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (PGD BÀ RỊA) 1.1 Đọc – hiểu: 3.0 đ - Phần văn bản: 2.0 đ (gồm: Khi con tu hú, Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường và văn bản ngoài sách giáo khoa) + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. - Tiếng Việt: 1.0 đ Xác định và nêu hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự từ trong ngữ cảnh cụ thể. 1.2 Vận dụng: 2.0 đ Đặt câu theo yêu cầu: Các kiểu câu chia theo mục đích nói; các kiểu hành động nói. 1.3 Vận dụng cao: 5.0 đ Nghị luận xã hội (nghị luận sự việc, hiện tượng đời sống). D. MỘT SỐ ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2016-2017 Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.8
- THCS Kim Đồng “ Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? b. Nêu nội dung chính của đoạn văn Câu 2: 1.1. Chỉ ra lỗi diễn đạt liên quan đến logic trong câu sau và sửa lại cho đúng: Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và những đồ dùng học tập khác. 1.2. Xác định kiểu câu theo mục đích nói và nêu hành động nói của câu: “ U nhất định bán con đấy ư? U không cho con ở nhà nữa ư? Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!” ( Ngô Tất Tố, tắt đèn) 1.3. Chỉ ra và giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong những trường hợp dưới đây: a. Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. ( Phạm Văn Đồng, Đức tính giản dị của Bác Hồ) b. Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. ( Thép Mới, Cây tre Việt Nam) Câu 3: Facebook là mạng xã hội mang lại nhiều tiện ích nhưng nếu lạm dụng nó thì hậu quả thật khôn lường. Viết bài văn trình bày ý kiến của em về việc sử dụng facebook của học sinh hiện nay. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2017-2018 Câu 1: Việc nhân nghĩa cốt ở yêu dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. 1.1. Câu văn trên được trích trong văn bản (đoạn trích) nào? Tác giả là ai? 1.2. Nêu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả được thể hiện trong câu văn trên. Câu 2: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: U Việt Nam thắng Qatar. Khắp nơi người ta thốt lên trong nghẹn ngào hạnh phúc: thật không thể tin được! Phải chăng là truyện cổ tích thời hiện đại? Chỉ vài tháng dưới bàn tay nhào nặn của ‘phù thủy” người Hàn Quốc Park Hang Seo, những chàng trai U2323 đã lột xác hoàn toàn Họ đã trưởng thành hơn; bản lĩnh, tự tin hơn; lạnh lùng, chính xác hơn (An Mỹ, Báo Phụ Nữ Chủ Nhật, Đoạn văn có điều chỉnh) 2.1. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và kiểu hành động nói của từng câu in đậm trong đoạn trích. 2.2. Phân tích ngắn gọn hiệu quả diễn đạt của trật tự từ ở câu sau: “Họ đã trưởng thành hơn; bản lĩnh, tự tin hơn; lạnh lùng, chính xác hơn ” Câu 3: Cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Từng ngày trôi qua, có biết bao việc tốt làm người ta thấy vui, thấy ấm lòng nhưng cũng còn không ít những việc chưa tốt làm người ta lo lắng, trăn trở Sự việc, hiện tượng nào trong cuộc sống làm em quan tâm? Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.9
- THCS Kim Đồng Viết bài văn trình bày ý kiến của em về sự việc, hiện tượng đó. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2018-2019 Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng. ( Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn) 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn. 1.2. “Ta” trong đoạn trích tên là Trần Quốc Tuấn. Nêu cụ thể tâm trạng, tình cảm của nhân vật này được thể hiện qua đoạn trích. 1.3. Kể tên một văn bản, đoạn trích nghị luận trung đại khác có tên tác giả đi kèm cũng thể hiện lòng yêu nước như văn bản “ Hịch tướng sĩ”. Câu 2: Nội dung câu sau đây mang ý khẳng định, vậy đây có phải là câu phủ định không, giải thích? Câu 3: 3.1. Viết một câu có sắp xếp trật tự làm nổi bật tác hại của bạo lực học đường. 3.2. Viết một câu nghi vấn với kiểu hành động nói “ điều khiển” nhắc nhở bạn bỏ rác đúng nơi qui định. Câu 4: Văn hóa ứng xử của người Việt ta hiện nay bên cạnh những cái xấu vẫn còn không ít những cái đẹp như xếp hàng đúng nơi quy định, dọn rác làm sạch môi trường, hết lòng yêu thương chia sẻ, sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một cách ứng xử đẹp của người Việt ta hiện nay. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - NĂM HỌC 2019-2020 Câu 1: Đọc đoạn trích và thực hiện yêu cầu bên dưới: THÊM NHIỀU MÁY “ATM GẠO” CHO NGƯỜI NGHÈO Chiếc máy này do anh Hoàng Tuấn Anh làm giám đốc của Công ty PHGlock ( quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo.Máy hoạt động như cây ATM, chỉ cần nhấn nút, gạo sẽ tự động tuôn ra, mỗi lần được 1,5 kg gạo, dành cho 2-3 người ăn trong khoảng một tuần. Tại địa điểm nhận gạo được thiết kế thành các khu vực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và các làn đường riêng cho từng người. Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn bố trí khu vực ưu tiên nhận gạo mà không phải xếp hàng dành cho người già yếu, người khuyết tật và phụ nữ mang thai. Vì mục đích hỗ trợ người lao động nghèo, khó khăn dịch COVID-19, chỉ một thời gian ngắn sau khi “ATM gạo” đầu tiên ra đời, mô hình này đã được nhanh chóng lan tỏa yêu thương, được các mạnh thường quân giúp đỡ lắp đặt thêm hệ thống tại huyện Bình Chánh, quận 12, quận Thủ Đức. Anh Tuấn Anh tiết lộ. hiện tại mỗi điểm “ATM gạo” đã phát trên 5 tấn gạo/ngày, phục vụ gần 10.000 người dân nghèo. Hơn nữa, vượt khỏi phạm vi thành phố, “ATM gạo” đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước như: Hà Nội, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, khánh Hòa, Đà Nẵng, Đắk Lắk, “ATM gạo” được người dân đồng lòng hưởng ứng, còn các nhà hảo tâm khắp nơi tích cực chở gạo tới hỗ trợ người nghèo. Đây là hoạt động chung tay góp sức rất đáng trân trọng. Hi vọng với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nghĩa cử này sẽ tiếp tục nhận được sự đóng góp của toàn xã hội, chia sẻ khó khăn với người dân trong mùa dịch. ( Báo Điện tử - ngày 19/4/2020) 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn. 10
- THCS Kim Đồng 1.2. Tại sao chiếc máy “ATM gạo” của anh Hoàng Tuấn Anh lại “được nhanh chóng lan tỏa yêu thương”? 1.3. Nêu hiệu quả diễn đạt của trật tự từ ( phần in đậm) trong câu văn sau: Anh Tuấn Anh tiết lộ. hiện tại mỗi điểm “ATM gạo” đã phát trên 5 tấn gạo/ngày, phục vụ gần 10.000 người dân nghèo. 1.4. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và kiểu hành động nói của câu in đậm trong đoạn trích. Câu 2: 2.1.Viết một câu cảm thán bộc lộ cảm xúc em trước việc làm của anh Hoàng Tuấn Anh được nêu ở đoạn trích trên. 2.2. Viết một câu có sử dụng trật tự từ nhằm liệt kê thứ tự trước sau của các phương pháp học tập mà tác giả Nguyễn Thiếp đã đề xuất trong văn bản “ Bàn luận về phép học” Câu 3: Hiện nay, bên cạnh những học sinh có lối sống tích cực, lành mạnh thì vẫn còn không ít những bạn sống chưa đúng chuẩn mực như đua đòi vật chất, sống ảo, cuồng thần tượng, nghiện facebook, lạm dụng điện thoại thông minh, giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực, Sự việc, hiện tượng tốt nào của các bạn khiến em quan tâm? Viết bài văn trình bày ý kiến của em về sự việc, hiện tượng đó. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II ( THAM KHẢO - PGD) Câu 1 (3,0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Từ xa xưa, ông cha ta có quan niệm học tập rất chân chính: Học trước hết là để biết, để hiểu (học để tri), sau đến là học để làm, để tìm ra cái mới (học để hành) và mục đích cao cả cuối cùng trọn đời người chính là thành người tử tế với đời, với người. Trong cơ chế thị trường ngày nay, không ít phụ huynh học sinh ngầm định hướng cho con em mình học để làm giàu, để có địa vị trong xã hội, Chính từ mục đích lệch lạc này mà các em phải học những ngành nghề không đúng sở trường, khiến các em phải học trong trạng thái chán chường, ngán ngẩm, không học thực sự. Và khi ra trường, rất nhiều người trong số các em sẽ phải làm một nghề khác mà có khi các em hoàn toàn không thích. Vậy nên hãy cho con em mình cái quyền được lựa chọn, được làm công việc mình yêu thích, đam mê thì chắc chắn hiệu năng của sự học và làm việc sẽ tăng cao và đem lại thành công.” (Trích Báo Long An, có chỉnh sửa, ngày 03/03/2019, Hà Nhật Quang) 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? 1.2. Trong đoạn trích, tác giả đã khái quát mục đích cuối cùng của việc học đó là gì? 1.3. Kể tên một văn bản (đoạn trích) nghị luận trung đại có cùng đề tài (đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8, tập 2) kèm theo tên tác giả? 1.4. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và kiểu hành động nói của câu in đậm trong đoạn trích. Câu 2 (2,0 điểm). 2.1. Viết một câu văn có sắp xếp trật tự từ nêu lên lợi ích của việc đi bộ. Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn. 11
- THCS Kim Đồng 2.2. Đặt một câu nghi vấn với chức năng yêu cầu, đề nghị được người khác giúp đỡ. Câu 3 (5,0 điểm). Trong nhà trường, hiện nay, ngoài những học sinh chấp hành đúng nội quy nhà trường thì vẫn còn một số bạn chưa thực hiện đúng nội quy như đi học trễ; nói tục, chửi thề; vô lễ với thầy cô; trang phục đến trường không phù hợp;thường xuyên không học bài, không làm bài; Sự việc, hiện tượng chưa tốt nào của các bạn khiến em quan tâm? Viết bài văn trình bày ý kiến của em về sự việc, hiện tượng đó. CHÚC CÁC EM KIỂM TRA HỌC KÌ ĐẠT KẾT QUẢ TỐT ! Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn. 12