Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

doc 6 trang Thủy Hạnh 09/12/2023 1900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_vat_li_7_nam_hoc_2020_2021_truo.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lí 7 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Nguyễn Trãi

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN VẬT LÍ 7 NĂM HỌC 2020 – 2021 I. Lý thuyết: Câu 1: Ta nhận biết ánh sáng, nhìn thấy một vật khi nào? Nguồn sáng, vật sáng là gì? Cho ví dụ. Trả lời: Ta nhận biết ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng, vd: lửa, đom đóm, mặt trời Vật sáng là bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó, vd: bàn, ghế, sách vở, đom đóm, mặt trời Câu 2: Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trả lời: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Câu 3: Bóng tối là gì? Bóng nữa tối là gì? Hiện tượng nhật thực, nguyệt thực xảy ra khi nào? Muốn quan sát được nhật thực, ta phải đứng ở vị trí nào? Trả lời: - Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới. - Bóng nữa tối nằm ở phía sau vật cản nhận được ánh sáng từ một phần nguồn sáng truyền tới. - Nhật thực xảy ra khi Mặt trăng nằm ở khoảng giữa Mặt Trời và Trái Đất . Muốn quan sát được nhật thực toàn phần ( hay một phần) ta phải đứng ở chỗ bóng tối ( hay bóng nữa tối ) của Mặt Trăng trên Trái Đất. - Nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm ở khoảng giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng. Câu 4: Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn ? Trả lời: Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài. Câu 5: Định luật phản xạ ánh sáng. Vẽ hình minh họa. Trả lời: Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới. Góc phản xạ bằng góc tới. * HS tự vẽ hình minh họa. Câu 6: Đặt một vật trước 3 gương: gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có cùng kích thước và cùng khoảng cách từ gương đến vật ( vật đặt gần sát gương). So sánh ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có đặt điểm gì giống và khác nhau? Trả lời: * giống nhau: đều là ảnh ảo. * khác nhau: Gương phẳng Gương cầu lồi Gương cầu lõm Độ lớn ảnh bằng độ lớn Độ lớn ảnh nhỏ hơn độ lớn vật Độ lớn ảnh lớn hơn độ lớn vật. vật. 1
  2. Câu 7: Nguồn âm là gì? Đặc điểm chung của nguồn âm. Trả lời: những vật phát ra âm gọi là nguồn âm, đặc điểm chung của nguồn âm: các nguồn âm đều dao động. Câu 8: Tần số dao động là gì? Đơn vị tần số. Âm phát ra cao, thấp phụ thuộc vào yếu tố nào? Siêu âm, hạ âm có tần số là bao nhiêu? Nguồn âm thứ nhất dao động 560 lần trong 8 giây. Nguồn âm thứ hai trong 3 giây thực hiện được 300 dao động. Tính tần số dao động của mỗi nguồn âm và cho biết nguồn âm nào phát ra âm cao hơn? Tại sao? Trả lời: Tần số là số dao động trong một giây, đơn vị tần số là Héc (Hz). Âm phát ra càng cao (thấp) khi tần số dao động càng lớn (nhỏ). Siêu âm có tần số lớn hơn 20000Hz. Hạ âm có tần số nhỏ hơn 20Hz Tần số dao động của nguồn âm thứ 1: 560 : 8 = 70 (Hz) Tần số dao động của nguồn âm thứ 2: 300 : 3 = 100 (Hz) Nguồn âm thứ hai phát ra âm cao hơn vì có tần số dao động lớn hơn. Câu 9: Biên độ dao động là gì? Đơn vị độ to của âm là gì? Âm phát ra to, nhỏ phụ thuộc yếu tố nào? Ngưỡng dau nhức tai có độ to là bao nhiêu? Trả lời: Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó. Đơn vị độ to của âm là đề - xi – ben (dB). Âm phát ra càng to (nhỏ) khi biên độ dao động càng lớn (nhỏ). Ngưỡng làm đau nhức tai có độ to là 130dB Câu 10: Một nguồn âm lần thứ nhất dao động với biên độ 5cm, lần thứ hai dao với biên độ 3cm. Cho biết trong trường hợp nào nguồn âm phát ra âm to hơn ? Tại sao? Trả lời: Vật thứ nhất phát ra âm to hơn vì có biên độ dao động lớn hơn. Câu 11 : Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi nào? Làm thế nào để chống ô nhiễm tiếng ồn? Trả lời: Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần làm giảm độ to của tiếng phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác, sử dụng những vật liệu cách âm. Câu 12: Âm có thể truyền qua các môi trường nào, âm không thể truyền qua môi trường nào? So sánh vận tốc truyền âm trong các môi tường. Trả lời:- Âm có thể truyền qua các môi trường: rắn, lỏng, khí. Âm không thể truyền được trong chân không. - Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. Câu 13: Âm phản xạ là gì? Tiếng vang là gì? Vật như thế nào thì phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém? Trả lời: - Âm dội lại khi gặp mặt chắn là âm phản xạ. Tiếng vang là âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp 1/15 giây. - Những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém). Những vật mềm xốp, có bề mặt gồ ghềthif phản xạ âm kém (hấp thụ âm tốt) Câu 14: Vì sao nhờ có gương phản xạ, đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng đi xa. Trả lời: Vì đó là gương cầu lõm cho chùm tia phản xạ song song. 2
  3. Câu 15: Để việc ghi âm trên băng đĩa đạt chất lượng cao, những ca sĩ thường được mời đến những phòng ghi âm chuyên dụng chứ không phải tại nhà hát. Tại sao vậy? Trả lời: Tại phòng ghi âm được trang bị các vật liệu hấp thụ âm, còn tại nhà hát vẫn còn tiếng vang, nếu ghi âm tại nhà hát thì chất lượng âm sẽ bị giảm đi. Câu 16: Trong các phòng karaoke, hay trong các phòng nghe nhạc, người ta thường làm cho các tường có bề mặt nhám, xù xì mà không làm phẳng hay dán gạch men, còn có thể bọc da mềm cả cửa ra vào. Hãy giải thích việc làm trên. Trả lời: Trong phòng karaoke, phòng nghe nhạc người ta làm từng nhám xù xì để hấp thụ âm, làm cho âm không bị dội lại.tránh người nghe gặp âm phảnh xạ, bảo vệ tai và hạn chế tiếng ồn gây nhức đầu. Câu 17: Khi ở ngoài khoảng không (chân không), các nhà du hành vũ trụ có thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ trên mặt đất được không? Tại sao? Trả lời:Các nhà du hành vũ trụ không thể nói chuyện với nhau một cách bình thường như khi họ ở trên mặt đất được, vì chân không không thể truyền âm. Câu 18: Tại sao sau một tiếng nổ lớn ( vd tiếng sấm) ta thường nghe tiếng rền kéo dài?. Trả lời: Sau khi nổ, sẽ có tiếng nổ đi trực tiếp từ nơi nổ đến tai. Một số âm thanh khác phản xạ từ nhà cửa, rừng núi, mặt đất đến tai sau đó, vì vậy tiếng rền là tiếng của âm phản xạ. Câu 19: Ở gần mỏ đá, thông thường người ta thấy nhà cử rung chuyển, sau đó mới nghe tiếng nổ mìn. Tại sao vây? Trả lời: Âm truyền trong đất đến trước, biên độ dao động mạnh làm rung chuyển nhà cửa, sau đó mới nghe âm truyền trong không khí. II. Bài Tập Bài 1: Cho điểm sáng S đặt trước một gương phẳng , cách gương 5cm. a) Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương . b) Từ S chiếu tia tới SI lên gương ta thu được tia tới hợp với mặt gương một góc 30 0 tìm giá trị góc phản xạ. Bài 2: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng (như hình vẽ). Góc tạo bởi vật và gương phẳng bằng 600. a) Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng ? Hãy nhận xét về tính chất ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng. b)Vẽ tia phản xạ khi tia tới trùng với vật ? c) Tính góc phản xạ ? Bài 3. Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng a) Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa vào tính chất của ảnh). b) Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ đi qua một điểm A ở trước gương (hình 5.2). Bài 4: Cho tia tới SI chiếu đến 1gương phẳng với S là điểm sáng và I là điểm tới như hình vẽ bên: a) Vẽ ảnh S’ của điểm sáng S b) Vẽ tia phản xạ IR c) Biết góc tới i = 40o. Tính góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ IR 3
  4. III. Trắc nghiệm 1. Khi đo độ to của các âm thanh, âm thanh của tiếng nói chuyện bình thường có độ to là: A. 40dB B. 50dB C. 60dB D. 70dB 2. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách người 1,6m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu? A. 0,8m B. 1,25m C. 2,5m D. 1,6m 3. Chiếu một tia tới lên gương phẳng. Biết góc phản xạ i’ = 300, góc tới bằng: A. 150 B. 900 C. 600 D. 300 4. Điều lợi của việc lắp gương cầu lồi so với lắp gương phẳng ở phía trước người lái xe ô tô, xe máy là: A. Ảnh của các vật trong gương cầu lồi nhỏ hơn B. Nhìn rõ hơn C. Ảnh của vật trong gương cầu lồi gần mắt hơn C. Vùng nhìn thấy của gương lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng. 5. Tìm cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: Gương cầu lõm có mặt phản xạ là mặt A. Ngoài của một phần mặt cầu C. Cong B. Trong của một phần mặt cầu D. Lõm 6. Khi gẩy vào dây đàn ghi-ta người ta nghe được âm thanh phát ra. Vật phát ra âm thanh đó là A. Hộp đàn C. Ngón tay gảy đàn B. Dây đàn dao động D. Không khí xung quanh dây đàn 7. Chọn phát biểu đúng: A. Tần số là số lần dao động trong 1 giây C. Đơn vị ần số là đề xi ben B. Tần số là số lần dao động trong 10 giây D. Tần số là đại lượng không có đơn vị 8. Hãy xác định câu nào sau đây là sai? A. Hz là đơn vị của tần số B. Khi tần số dao động càng lớn thì âm phát ra càng cao C. Khi tần số dao động càng nhỏ thì âm phát ra càng trầm D. Khi tần số dao động càng cao thì âm phát ra càng to 9. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực? A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng B. Mặt trời bỗng nhiên biến mất C. Mặt trời bị mặt trăng che khuất nên ánh sáng mặt trời không đến được mặt đất D. Người quan sát đứng nữa sau trái đất 10. Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm là ảnh: A. Lớn bằng vật B. Bé hơn vật. C. Gấp đôi vật D. Lớn hơn vật. 11. Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi: A. Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra B. Âm phát ra và âm phản xạ đến tai cùng một lúc C. Âm phản xạ nghe được cách âm trực tiếp ít nhất 1/15giây D. Âm phản xạ gặp vật cản 4
  5. 12. Vật phát ra âm to hơn khi nào? A. Khi vật dao động nhanh hơn B. Khi biên độ dao động lớn C. Khi tần số dao động lớn hơn D. Cả ba trường hợp trên 13. Vật nào sau đây không phải là nguồn sáng? A.Ngôi sao trên bầu trời ban đêm C. Mặt trời B. Bếp lửa đang cháy D. Bóng đèn dây tóc đang sáng 14. Vật phản xạ âm tốt là những vật có bề mặt: A. Phẳng và mềm C. Nhẵn và cứng B. Gồ ghề và mềm D. Mấp mô và cứng 15. Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi nào? A. Khi xung quanh ta có ánh sáng. C. Khi ta mở to mắt. B. Khi có ánh sáng truyền vào mắt ta. D. Khi không có vật chắn sáng. 16. Nguồn sáng là gì? A. Là những vật tự phát ra ánh sáng. B. Là những vật được chiếu sáng. C. Là những vật sáng. D. Là những vật được nung nóng. 17. Trường hợp nào dưới đây không phải là vật sáng? A. Quyển sách đặt trên bàn vào ban ngày. C. Mặt trời. B. Đôi dép để ngoài hè vào buổi sáng. D. Quần áo phơi ngoài nắng. 18. Góc phản xạ là góc hợp bỡi: A. Tia phản xạ và mặt gương. C. Tia tới và pháp tuyến. B. Tia phản xạ và pháp tuyến ở gương tại điểm tới. D. Tia phản xạ và tia tới. 19. Vật A dao động có tần số 20Hz, vật B dao động có tần số 30 Hz. Vật nào phát ra âm thấp hơn. A. Vật B C. Vật A phát ra âm bằng vật B B. Vật A D. cả ba câu trên đều đúng 20. Phát biểu nào đúng khi nói về gương cầu lõm A. Mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu. C. Mặt phản xạ là một mặt phẳng. B. Mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu. D. Mặt phản xạ là một mặt cong. 21. Âm phát ra càng to thì: A. Nguồn âm dao động càng nhanh. C. Nguồn âm có kích thước càng lớn. B. Nguồn âm dao động càng mạnh. D. Nguồn âm có khối lượng càng lớn. 22. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biên độ dao động? A. Biên độ dao động là độ lệch của vật dao động. B. Biên dộ dao động là độ lệch so với vị trí cân bằng của vật dao động. C. Biên độ dao động là sự chênh lệch của vật ra khỏi vị trí cân bằng. D. Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất so với vị trí cân bằng của vật dao động. 23. Khi ngồi xem tivi thì mẹ của Nam hỏi: “Am thanh phát từ tivi là ở bộ phận nào? Nam trả lời các câu sau câu nào đúng nhất? A Từ núm điều chỉnh âm thanh của chiếc tivi. C. Màng loa. B. Người ở trong tivi. D. Màn hình tivi. 24. Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Tần số dao động. C. Biên độ dao động. B. Nhiệt độ của môi trường truyền âm. D. Kích thước của vật dao động. 5
  6. 25. Người ta đo được tần số dao động của một số vật dao động. Hãy xác định dao động nào có tần số lớn nhất? A.Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 100Hz. B. Vật dao động phát ra âm thanh có tần số 200Hz. C. Trong một phút vật dao động được 1000 dao động. D.Trong một giây vật dao động được 80 dao động. 26. Có một viên đạn bay trong không khí. Hãy chọn kết luận đúng nhất trong các kết luận sau? A.Khối lượng của viên đạn càng lớn thì âm phát ra càng cao. B. Viên đạn bay càng nhanh thì âm phát ra càng cao. C. Viên đạn bay càng nhanh thì âm phát ra càng thấp. D.Vận tốc viên đạn không ảnh hưởng đến độ cao thấp của âm. 27. Sau khi nhìn thấy tia chớp trước khi nghe được âm thanh là 2 giây. Một HS đã tính khoảng cách từ chỗ đứng tới chỗ xảy ra hiên tượng trên, trong các kết quả trên kết quả nào là đúng? A. 170m. B. 340m. C. 680m. D. 1500m. 28. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có ô nhiễm tiếng ồn? A.Tiếng nô đùa của HS trong giờ ra chơi. B. Tiếng còi ôtô nghe thấy khi đi trên đường. C. Âm thanh phát ra từ loa ở buổi hoà nhạc, ca nhạc. D.Tiếng máy cày cày ruộng ở gần lớp học. 29. Hãy chọn câu trả lời không đúng trong các câu sau? A.Cây xanh vừa hấp thụ, vừa phản xạ âm thanh. B. Hơi nước trong không khí không hấp thụ âm thanh. C. Sử dụng động cơ chạy bằng điện ít gây ô nhiễm tiếng ồn. D.Đường cao tốc phải được xây dựng xa trường học, bệnh viện và khu dân cư. 30. Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm A. Dây đàn dao động. B. Mặt trống dao động. C. Chiếc sáo đang để trên bàn. D. Âm thoa dao động. 31. Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào A. Độ căng của mặt trống. B. Kích thước của rùi trống. C. Kích thước của mặt trống. D. Biên độ dao động của mặt trống. 32. Khi ta nghe thấy tiếng trống, bộ phận dao động phát ra âm là A. Dùi trống. B. Mặt trống. C. Tang trống. D. Viền trống. 33. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn ? Câu giải thích nào sau đây là đúng? A. Để cho lớp học đẹp hơn. B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học. C. Để cho học sinh không bị chói mắt. D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài. 6