Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Dương Văn Mạnh
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Dương Văn Mạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_ngu_van_6_nam_hoc_2020_2021_tru.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Ngữ văn 6 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Dương Văn Mạnh
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA TRƯỜNG THCS DƯƠNG VĂN MẠNH NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 6 I. Văn bản: 1. Nắm được các khái niệm: Truyền thuyết, Truyện cổ tích, Truyện cười, Truyện ngụ ngôn. 2. Xác định được thể loại, phương thức biểu đạt và ý nghĩa của các truyện dân gian: - Sơn Tinh, Thủy Tinh. - Thánh Gióng. - Thạch Sanh. - Em bé thông minh. - Thầy bói xem voi. - Ếch ngồi đáy giếng. - Treo biển. 3. Xác định nhân vật chính, nội dung, ý nghĩa truyện trung đại đã học: - Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. II. Tiếng Việt: 1. Từ (xét theo cấu tạo). 2. Nghĩa của từ. 3. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 4. Phân loại từ theo nguồn gốc. 5. Từ loại 6. Các lỗi dùng từ III.Tập làm văn: Tự sự Một số đề tập làm văn: * Kể lại một câu chuyện có sẵn: Đề 1: Hãy kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em? Đề 2: Hãy kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em? Đề 3: Hãy kể lại truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em? Đề 4: Hãy kể lại truyện Em bé thông minh. * Kể chuyện đời thường: Đề 1: Hãy kể về một người thân của em? Đề 2: Hãy kể về một thầy, cô giáo mà em ấn tượng nhất? Đề 3: Hãy kể về một chuyến đi chơi xa của em? Đề 4: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi? Đề 5: Kể về một việc làm tốt (hoặc một lần mắc lỗi) mà em đã làm? * Kể chuyện tưởng tượng: Đề 1: Hãy kể chuyện mười năm sau em trở về thăm ngôi trường cấp 2 mà em đang học? Đề 2: Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển? Đề 3: Mượn lời loài vật, (hoặc đồ vật) mà em gần gũi nhất để giãi bày tâm sự hoặc kể chuyện tình cảm giữa em và loài vật (hoặc đồ vật) đó? Tổ Ngữ văn 1
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 PHẦN I: VĂN BẢN 1. Truyện dân gian. * Các khái niệm: - Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh, nhân vật ngốc nghếch, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật là động vật ). Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. - Truyện ngụ ngôn: Là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. - Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội. * Điểm giống nhau và khác nhau giữa Truyền thuyết và Truyện cổ tích; Truyện ngụ ngôn và Truyện cười? a. Truyền thuyết và Truyện cổ tích: Truyền thuyết Truyện cổ tích Giống nhau - Đều là truyện dân gian, do nhân dân sáng tác và lưu truyền bằng hình thức truyền miệng. - Đều có yếu tố tưởng tượng kì ảo. - Nhân vật chính thường có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường. Khác nhau - Truyện kể về nhân vật và sự - Truyện kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen kiện có liên quan đến lịch sử thuộc: nhân vật bất hạnh, nhân vật thông minh, thời quá khứ. nhân vật ngốc nghếch, nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ, nhân vật là động vật. - Thể hiện thái độ, cách đánh - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến giá của nhân dân đối với các thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt nhân vật và sự kiện lịch sử đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. được kể. - Được cả người nghe và - Được cả người nghe và người kể coi là những câu người kể tin là những câu chuyện không có thật chuyện có thật. b. Truyện ngụ ngôn và Truyện cười: Truyện ngụ ngôn Truyện cười Giống nhau - Đều có yếu tố gây cười và ngầm ý khuyên nhủ, phê phán Khác nhau - Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính - Kể về những hiện tượng đáng cười con người để nói bóng gió, kín đáo trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười chuyện con người, nhằm răn dạy người ta mua vui hoặc phê phán những thói hư, một bài học nào đó trong cuộc sống. tật xấu trong xã hội. Tổ Ngữ văn 2
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 * Các văn bản đã học (không tính các văn bản đọc thêm) Văn bản Thể PT biểu Nội dung, ý nghĩa loại đạt Thánh Tự sự - Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu Gióng tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. - Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước, chống giặc ngoại Truyền xâm. thuyết Sơn Tinh, Tự sự - Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra hàng năm ở nước ta. Thủy Tinh - Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Thạch Tự sự - Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội Sanh và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Truyện - Khẳng định chân lí: “Cái thiện luôn chiến thắng cái ác”. cổ tích Em bé Tự sự - Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. Từ đó, tạo thông minh nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày. Ếch ngồi Tự sự - Truyện phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh đáy giếng hoang. Truyện - Khuyên nhủ con người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết ngụ của mình, không nên chủ quan, kiêu ngạo. ngôn Thầy bói Tự sự - Truyện khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào xem voi phải xem xét chúng một cách toàn diện. Treo biển Tự sự - Truyện tạo nên tiếng cười vui vẻ, có ý nghĩa phê phán nhẹ Truyện nhàng những người thiếu lập trường khi làm việc, không suy cười xét kĩ khi nghe những ý kiến của người khác. 2. Truyện trung đại: * Khái niệm: - Là loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán, ra đời trong thời kì trung đại (Thế kỉ X-XIX). - Truyện có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện khá đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. * Truyện trung đại đã học (không tính các văn bản đọc thêm) Tên bài Tác giả Chủ đề Nhân vật chính Nội dung, ý nghĩa Thầy thuốc Hồ Nêu cao Phạm Bân (Thái - Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý giỏi cốt Nguyên gương sáng y lệnh họ Phạm) của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ nhất ở tấm Trừng của bậc có tài chữa bệnh mà còn có lòng lòng lương y chân thương yêu và quyết tâm cứu sống chính người bệnh, không sợ uy quyền. Một số đề luyện tập vận dụng Đề 1: Ý nghĩa một số chi tiết kì ảo trong các truyện dân gian đã học? - Đàn thần: giải oan cho Thạch Sanh, vạch tội Lí Thông, là cơ duyên giúp Thạch Sanh gặp công chúa, cảm hóa kẻ thù đại diện cho công lí, lẽ phải, yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta. - Niêu cơm thần: thết đãi quân 18 nước chư hầu ước mơ cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, thể hiện lòng nhân đạo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân. - Thánh Gióng lên 3 cất tiếng nói đầu tiên đòi đi đánh giặc: thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta, từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng 1 lòng yêu nước. - Gióng ăn nhiều lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ: thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân và ước mơ của nhân dân về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. - Sức mạnh của Sơn Tinh: tượng trưng cho sức mạnh, ước mơ của nhân dân trong việc chế ngự thiên tai; sức mạnh của Thủy Tinh: tượng trưng cho sức mạnh ghê gớm của mưa bão, lũ lụt Tổ Ngữ văn 3
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 Đề 2: Em hãy viết đoạn văn (5–7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Thánh Gióng? Đề 3: Em hãy viết đoạn văn (5–7 dòng) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh? Đề 4: Đọc văn bản và trả lời câu hỏi: “Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên những dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng”. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Đoạn văn kể về sự việc gì? b. Hãy xác định nhân vật chính được nhắc đến trong đoạn văn trên? c. Nêu ý nghĩa của truyện? d. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào? Đề 5: Xác định nhân vật chính và nêu phẩm chất , tính cách của các nhân vật đó. - Sơn Tinh: nhân hậu, dũng cảm, không nao núng trước Thủy Tinh, can đảm đánh trả và chiến thắng Thủy Tinh, giúp dân thoát khỏi cảnh lũ lụt. - Thủy Tinh: ghen tuông, hung dữ, luôn hận thù. Hằng năm đều kéo quân trả thù ST nhưng năm nào cũng thua - Thạch Sanh: thật thà, chất phác, sống tình nghĩa, dũng cảm ,nhân hậu, vị tha, yêu chuộng hòa bình. Chàng đã được đền đáp xứng đáng, chàng đại diện cho cái tốt, cái thiện trong xã hội. - Lí Thông: là kẻ độc ác, tráo trở, vô lương tâm, gian xảo, vong ân bội nghĩa. Hắn đã bị trừng trị đích đáng, hắn đại diện cho điều ác, điều xấu trong xã hội. - Em bé thông minh: là con trai người nông dân, sớm gắn bó với cuộc sống lao động vất vả. Rất thông minh tài trí, nhanh nhẹn, khôn ngoan mà cũng thật hồn nhiên, trong sáng. Tổ Ngữ văn 4
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 PHẦN II: TIẾNG VIỆT 1. Lí thuyết: Kiến thức Định nghĩa Phân loại Từ - Từ là đơn vị ngôn - Từ đơn: là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành. (xét theo ngữ nhỏ nhất dùng VD: nhà, người, xe cấu tạo) để đặt câu - Từ phức: gồm hai hay nhiều tiếng tạo thành. + Từ ghép: Gồm hai tiếng trở lên, có nghĩa, ghép lại với nhau. VD: nhà cửa, sách vở, gia đình + Từ láy: gồm hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ láy âm hoặc vần. VD: đo đỏ, long lanh Nghĩa của - Nghĩa của từ là nội - Có hai cách giải nghĩa của từ: từ dung (sự vật, tính + Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. chất, hoạt động, + Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. quan hệ ) mà từ biểu thị. Từ nhiều - Từ có thể có một - Trong từ nhiều nghĩa có: nghĩa và nghĩa hoặc nhiều + Nghĩa gốc: là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình hiện tượng nghĩa. thành các nghĩa khác. chuyển - Chuyển nghĩa là VD: Tôi ăn cơm (ăn: nghĩa gốc, chỉ hoạt động). nghĩa của hiện tượng thay đổi + Nghĩa chuyển: là nghĩa được hình thành trên cơ sở của từ nghĩa của từ, tạo ra nghĩa gốc. những từ nhiều VD: Tàu vào bến ăn hàng (ăn: nghĩa chuyển). nghĩa. Phân loại - Từ thuần Việt: là từ do nhân dân ta sáng tạo ra. từ theo VD: cha mẹ, trẻ con nguồn gốc - Từ mượn: là từ vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng mà tiếng ta không có từ để biểu thị. VD: + Từ mượn tiếng Hán: phụ thân, thiếu niên, quốc kì + Từ mượn ngôn ngữ khác: ra-đi-ô, in-tơ-nét - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ ấy, này, đó ở phía sau để tạo thành cụm danh từ. - Chức năng: + Làm chủ ngữ trong câu. + Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ “là” đứng trước. VD: Lan là học sinh. + Các loại danh từ: DANH TỪ Danh từ và Cụm Từ loại danh từ Danh từ chỉ sự vật Danh từ chỉ đơn vị Danh từ Danh từ Danh từ chỉ Danh từ chỉ chung riêng đơn vị tự đơn vị quy nhiên ước - Cụm danh từ: là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Tổ Ngữ văn 5
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 - Cấu tạo cụm danh từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 s2 Số từ/ Số từ/ Danh Danh từ chỉ Từ ngữ Chỉ từ lượng từ lượng từ từ chỉ sự vật khác chỉ toàn chỉ tập đơn vị thể hợp - Tất cả. - Vài - Cái. -Bàn, ghế - đặc Này, - Toàn -Những, - Con. -Học sinh điểm. kia, ấy, thể. các - Thuyền - vị trí. đó nọ - Mọi. - một - mèo, chó - tính v.v v.v v.v v.v chất. Tất cả những em học sinh ngoan ấy Động từ và Cụm - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. động từ - Động từ thường kết hợp với các từ đã, đang, sẽ, cũng để tạo thành cụm động từ. - Các loại động từ: ĐỘNG TỪ Động từ tình thái Động từ chỉ hoạt động, trạng thái - Cụm động từ: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. - Cấu tạo cụm động từ: Phần trước Phần trung tâm Phần sau - Quan hệ thời gian, Động từ - chi tiết về đối sự tiếp diễn tương tượng, hướng, địa tự. điểm, thời gian, - Khuyến khích/ mục đích, nguyên ngăn cản hành động. nhân, phương - khẳng định/ phủ tiện, cách thức định hoạt động. hoạt động Cũng/ còn/ đang/ chưa tìm được/ ngay/ câu trả lời Tính từ và Cụm tính - Tính từ: là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành từ động, trạng thái. - Tính từ có thể kết hợp với các từ rất, quá, hơi, đã, sẽ để tạo thành cụm tính từ. - Các loại tính từ TÍNH TỪ Tính từ chỉ đặc điểm tương Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (VD: xanh, đỏ, tím ) đối (VD: xanh lè, đỏ chót ) - Cấu tạo cụm tính từ: Phần trước Phần trung Phần sau tâm - Quan hệ thời gian. Tính từ - Biểu thị vị trí. - Mức độ tiếp diễn - Sự so sánh. - Mức độ của đặc - Mức độ, phạm vi điểm, tính chất. hay nguyên nhân - Sự khẳng định/ của đặc điểm, tính phủ định. chất. vẫn/ còn/ đang trẻ như một thanh niên Tổ Ngữ văn 6
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 Lỗi dùng Có 03 lỗi thường - Lặp từ: lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu gây nhàm từ gặp chán cho người đọc. - Lẫn lộn các từ gần âm: gây khó hiểu cho người nghe. - Dùng từ không đúng nghĩa: Người nghe, đọc sẽ hiểu sai nghĩa của người viết, nói. 2. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài tập 1: Cho các từ sau: - Cá rô. - Xinh. - Chân lí. - Dữ dội. - Xe. - Sáng sủa. - Vui vẻ. - Thương. - khúc khích. - Lưu truyền. - Vườn. - Gia đình. a. Sắp xếp các từ trên vào bảng sau: Từ đơn Từ ghép Từ láy - - - - - - - - - - - - - - - b. Xác định các danh từ và đặt câu với các danh từ ấy? Bài tập 2: Đọc câu văn sau và trả lời các câu hỏi: “Người Việt Nam ta- con cháu vua Hùng- khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên” a. Các từ: Nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu cấu tạo từ nào? b. Tìm các từ đồng nghĩa với từ “Nguồn gốc”? c. Tìm thêm các từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc? Bài tập 3: Tìm 03 từ láy: a. Tả tiếng cười: b. Tả dáng điệu: c. Mô phỏng âm thanh tiếng nước chảy: Bài tập 4: Xác định các từ đơn, từ phức trong các câu sau: a. Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. b. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão, rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. c. Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Tổ Ngữ văn 7
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 Bài tập 5: Xác định từ mượn trong các câu sau và cho biết các từ ấy được mượn của tiếng nào: a. Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập. b. Đúng ngày hẹn, bà mẹ vô cùng ngạc nhiên vì trong nhà tự nhiên có bao nhiêu là sính lễ. c. Ông vua nhạc pốp Mai-cơn Giắc-xơn đã quyết định nhảy vào lãnh địa in-tơ-nét với việc mở một trang chủ riêng. Bài tập 6: Giải nghĩa các từ sau và cho biết em đã giải thích nghĩa của từ bằng cách nào: a. Học tập: b. Học lỏm: c. Học hỏi: d. Học hành: e. Sứ giả: g. Tráng sĩ: h. Dũng cảm: i. Hèn nhát: Bài tập 7: a. Hãy tìm 03 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của chúng? b. Hãy tìm các từ chỉ bộ phận cây cối được chuyển nghĩa để chỉ bộ phận cơ thể con người? Bài tập 8: Hãy chỉ ra lỗi sai, gọi tên lỗi và sửa lại cho đúng các câu sau: a. Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian. - Lỗi sai: - Tên lỗi: - Sửa lại: b. Có một số bạn còn bàng quang với lớp. - Lỗi sai: - Tên lỗi: - Sửa lại: c. Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người. - Lỗi sai: - Tên lỗi: - Sửa lại: d. Vùng này còn khá nhiều thủ tục như: ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình, ốm đau không đi bệnh viện mà ở nhà cúng bái. - Lỗi sai: - Tên lỗi: - Sửa lại: Tổ Ngữ văn 8
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 e. Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6A1 đã có tiến bộ vượt bậc. - Lỗi sai: - Tên lỗi: - Sửa lại: g. Ngày mai được về thăm quê nên em rất băn khoăn. - Lỗi sai: - Tên lỗi: - Sửa lại: h. Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc. - Lỗi sai: - Tên lỗi: - Sửa lại: i. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát. - Lỗi sai: - Tên lỗi: - Sửa lại: l. Cuối tuần, chúng em được đi thăm quan địa đạo Long Phước. - Lỗi sai: - Tên lỗi: - Sửa lại: k. Truyện Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin về công lí xã hội của nhân dân ta và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. - Lỗi sai: - Tên lỗi: - Sửa lại: Bài tập 9: Cho văn bản sau: “Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu nó chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ta ra ngoài. Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp” (“Ếch ngồi đáy giếng” – Ngữ văn 6, tập 1) Bài tập 10: Tìm cụm danh từ trong các câu sau và phân tích cấu tạo của cụm danh từ: a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. b. Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. c. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ. d. Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Tổ Ngữ văn 9
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 Bài tập 11: Tìm cụm động từ trong các ví dụ sau và phân tích cấu tạo: a. Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng. b. Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. c. Triều đình đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ. d. Em bé còn đang đùa nghịch ở sau nhà. Bài tập 12: Tìm các cụm tính từ có trong các ví dụ sau và phân tích cấu tạo: a. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể b. Nắng nhạt ngà màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại nở ra năm cánh vàng tươi. c. Nó sun sun như con đỉa d. Nó chần chẫn như cái đòn càn. Bài tập 13: Cho các danh từ sau, hãy thêm phụ ngữ để tạo thành một cụm danh từ đầy đủ: Danh từ Phần trước Phần trung tâm Phần sau t2 t1 T1 T2 s1 S2 1. Học sinh. 2. Giáo viên 3. Em bé 4. Cây bàng 5. Con mèo 6. Hoa hồng 7. Quyển vở 8. Vườn cây 9. Phòng học 10. Cánh quạt 11. Cái ghế 12. Quả mít 13. Gia đình 14. Con thuyền 15. Ngôi nhà 16. Con trâu 17. Nhà hàng 18. Cây bút 19. Tủ lạnh 20. Quê hương Tổ Ngữ văn 10
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 Bài tập 14: Viết đoạn văn về chủ đề quê hương, trong đó sử dụng ít nhất 02 danh từ riêng và 02 cụm danh từ? Gạch chân dưới các danh từ riêng và cụm danh từ đó? Bài tập 15: Viết đoạn văn về chủ đề gia đình, trong đó sử dụng ít nhất 02 danh từ chung và 02 từ mượn? Gạch chân dưới các danh từ chung và từ mượn đó? Bài tập 16: Viết đoạn văn về chủ đề nhà trường, trong đó sử dụng 02 cụm danh từ, 02 cụm động từ và 02 cụm tính từ? Gạch chân các cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đó? Tổ Ngữ văn 11
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 PHẦN III: TẬP LÀM VĂN: KIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ I. Kiến thức cần nắm. 1. Khái niệm: * Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. * Các kiểu bài văn tự sự: - Kể chuyện đời thường: là kể lại những chuyện mình đã gặp hoặc đã từng trải qua để lại nhiều ấn tượng, cảm xúc nhất định (VD: một việc làm tốt em đã làm, một lần em mắc lỗi, người thân thiết với em ). Lưu ý: Khi kể chuyện đời thường: các nhân vật, sự việc cần chân thực, không bịa đặt. Các sự việc, chi tiết cần tập trung vào chủ đề chính, tránh kể tùy tiện. - Kể chuyện tưởng tượng: là kể những câu chuyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế nhưng có một ý nghĩa nhất định nào đó. (VD: Truyện: Lục súc tranh công, Giấc mơ gặp Lang Liêu; kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường ). Lưu ý: Kể chuyện tưởng tượng vẫn cần bám sát những đặc điểm có thật của sự vật, hiện tượng được kể rồi nhân hóa, tưởng tượng thêm. - Kể chuyện theo văn bản có sẵn: là kể lại những chuyện mình đã được học, được đọc trong sách vở, báo chí (VD: kể lại truyện Thánh Gióng, ) 2. Sự việc và nhân vật trong văn tự sự: - Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. - Nhân vật: + Là người làm ra sự việc + Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. + Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động. 3. Các bước làm bài văn tự sự: - Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý. - Bước 2: Lập dàn ý. - Bước 3: Viết bài. - Bước 4: Đọc lại và sửa. 4. Dàn bài: - Dàn bài của bài văn tự sự: + Mở bài: Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc; + Thân bài: Kể diễn biến sự việc; + Kết bài: Kể kết quả của sự việc. II. Một số đề luyện tập phần tập làm văn. Đề 1: Kể về một việc làm tốt mà em đã làm? Dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu về việc làm tốt mà em đã làm. - Ấn tượng của em về việc làm tốt ấy. * Thân bài: Kể chi tiết các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí - Việc tốt ấy diễn ra trong thời gian nào? Ở đâu? - Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt? - Có những ai tham gia cùng em? - Em đã làm những việc gì? - Có điều gì bất ngờ khi em đang làm việc tốt? - Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao? * Kết bài: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích. Tổ Ngữ văn 12
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 Đề 2: Kể về một chuyến đi chơi xa của em? Dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em. - Ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi ấy. * Thân bài: Kể chi tiết về chuyến đi. - Lần đầu em được đi chơi xa trong hoàn cảnh nào? Ai đưa em đi? - Nơi em đến ở đâu? - Hành trình chuyến đi như thế nào? + Chuẩn bị đi chơi. + Trên đường đi, em trông thấy những gì? + Nơi em đến có những gì thú vị? - Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi? (kể một kỉ niệm trong chuyến đi mà em ấn tượng nhất) * Kết bài: Cảm nghĩ của em sau chuyến đi chơi xa ấy. Đề 3: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ nhất? Dàn ý: * Mở bài: - Giới thiệu về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất. - Hoàn cảnh nhớ lại kỉ niệm ấy. * Thân bài: Kể chi tiết các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí. - Kỉ niệm bắt đầu như thế nào? - Có những ai tham gia? - Diễn biến của kỉ niệm? - Kết qủa ra sao? * Kết bài: Trở về hiện tại và nêu cảm xúc của bản thân. Đề 4: Hãy kể về một người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất? Dàn ý: * Mở bài: Giới thiệu về người em định kể và mối quan hệ giữa em với người đó. * Thân bài: Kể chi tiết. - Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, quê quán, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó. - Kể về những việc làm hàng ngày của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách. - Kể về tài năng, sở thích của người đó. - Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. * Kết bài: Tình cảm em giành cho người được kể. Đề 5: Kể lại một truyện dân gian đã học bằng lời văn của em? Dàn bài: Bài Thánh Gióng * Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Thánh Gióng hoặc sự việc. * Thân bài: Kể diễn biến sự việc - Thánh Gióng ra đời và lớn lên. - Thánh Gióng xin đi đánh giặc. - Thánh Gióng ra trận. - Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. - Thánh Gióng đánh tan quân giặc. - Thánh Gióng cởi áo giáp sắt và bay về trời. - Vua phong làm Phù Đổng Thiên Vương. * Kết bài: Rút ra ý nghĩa của truyện, nêu cảm nghĩ của em. Đề 6: Hãy đóng vai 1 nhân vật trong truyện dân gian hoặc trung đại mà em thích và kể lại câu chuyện đó. * Mở bài: Giới thiệu em đóng vai nhân vật nào, trong truyện gì? * Thân bài: Trong vai nhân vật (chú ý ngôi kể: xưng là tôi, ta ) kể lại diễn biến truyện theo trình tự hợp lí. * Kết bài: Kể kết thúc truyện và nêu ý nghĩa truyện (không bắt buộc). Tổ Ngữ văn 13
- Đề cương ôn thi Học kì I Khối 6 Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường cũ, hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra. Dàn bài * Mở bài: - Em về thăm trường vào dịp nào? - Lúc đó em bao nhiêu tuổi? còn đi học hay đã đi làm? * Thân bài: - Mái trường thân yêu mười năm sau theo em có những thay đổi gì? Có thêm gì? Bớt đi cái gì? - Cây cối và vườn hoa có gì thay đổi, nhà trường có thêm phòng nào mới? - Các thầy cô có gì thay đổi? Thầy cô có nhận ra em không? Em và thầy (cô) sẽ nói gì với nhau? - Gặp lại bạn cũ, em sẽ nhắc lại những kỉ niệm gì? * Kết bài: - Cảm nghĩ khi chia tay trường - Hứa hẹn, mong ước Đề 8: Hãy tưởng tượng mình bị biến thành một con vật trong vài ngày, hãy tưởng tưởng những rắc rối mà em gặp phải trong những ngày đó. Dàn bài Mở bài: Giới thiệu em bị biến thành con vật gì? Lí do? Thân bài: - Kể nguyên nhân, tình huống bị biến thành con vật - Kể những rắc rối gặp phải khi bị biến thành con vật Kết bài: Cảm nghĩ khi bị biến thành con vật; hứa hẹn, mong ước Đề 9: Có một cây bàng non hằng ngày bị các bạn học sinh hái lá, bẻ cành. Em hãy đóng vai cây bàng non ấy để nói chuyện với các bạn. * Gợi ý: - Yêu cầu về nội dung: Phải kể được câu chuyện của một cây bàng non với các bạn học sinh trong một tình huống: bị hái lá, bẻ cành. Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh. Qua câu chuyện, giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường. - Yêu cầu về hình thức: bài văn tự sự đầy đủ bố cục, kể theo ngôi thứ nhất, có hội thoại. - HS kể theo ngôi thứ nhất. * MB: Cây bàng non tự giới thiệu về mình. (Sau khi vừa tròn hai mươi ngày tuổi, chúng tôi – anh chị em nhà bàng được bứng đi trồng ở khắp mọi nơi. Nếu như các chị tôi được trồng ở bênh viện, công viên thì tôi rất vinh hạnh được trồng trong ngôi trường mang tên A) * TB: - Hằng ngày cây bàng non làm gì ở trường? (Cung cấp oxi, làm cho trường xanh đẹp hơn, vui khi thấy các bạn HS hằng ngày vui đùa dưới dóng cây ) - Một hôm, các bạn HS đến hái lá, bẻ cành. Lần thứ nhất, cây bàng non nghĩ gì, rồi lần thứ hai, thứ ba thái độ của cây bàng non như thế nào? - Cây bàng non đã quyết định như thế nào? (Nói chuyện với các bạn HS) - Kể nội dung câu chuyện. (Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh.) * KB: Cảm nghĩ của cây bàng non lúc này như thế nào và giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường. Tổ Ngữ văn 14