Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

doc 7 trang Thủy Hạnh 05/12/2023 1470
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_giua_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_20.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập giữa học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Kim Đồng

  1. THCS Kim Đồng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 8 GIỮA HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2020– 2021 A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC I. PHẦN VĂN BẢN Văn nghị luận Trung đại TT Tên Tác giả Thể Nội dung Ý nghĩa Nghệ thuật văn loại bản 1 Chiếu Lí Công Chiếu Phản ánh khát - Ý nghĩa lịch sử - Kết cấu chặt chẽ, lập dời đô Uẩn (Chữ vọng của nhân dân của sự kiện dời luận giàu sức thuyết (Thiên (974- Hán) về một đất nước đô từ Hoa Lư ra phục, sự kết hợp giữa đô 1028) độc lập, thống Thăng Long và lí và tình. chiếu) nhất, đồng thời nhận thức về vị - Giọng văn trang (1010) phản ánh ý chí tự thế, sự phát triển trọng, thể hiện suy cường của dân tộc đất nước của Lí nghĩ, tình cảm sâu sắc Đại Việt đang trên Công Uẩn. của tác giả về một vấn đà lớn mạnh. đề hết sức quan trọng của đất nước. 2 Hịch Trần Quốc Hịch Phản ánh tinh thần -“Hịch tướng sĩ” - Lập luận chặt chẽ, lí tướng Tuấn (Chữ yêu nước nồng nêu lên vấn đề lẽ sắc bén. Luận điểm sĩ (1231 ?- Hán) nàn của dân tộc ta nhận thức và rõ ràng, luận cứ chính (Dụ 1300) trong cuộc kháng hành động trước xác. chư tì chiến chống ngoại nguy cơ đất nước - Lời văn thống thiết tướng xâm, thể hiện qua bị xâm lược. thể hiện tình cảm yêu hịch lòng căm thù giặc, nước mãnh liệt, chân văn) ý chí quyết chiến, thành, gây xúc động (1285) quyết thắng kẻ thù trong người đọc. xâm lược. 3 Nước Nguyễn Đoạn trích Nước .-“Nước Đại Việt Viết theo thể văn biền Đại Trãi Cáo Đại Việt ta có ý ta” thể hiện quan ngẫu, lập luận chặt Việt ta (1380- (Chữ nghĩa như bản niệm tư tưởng chẽ, chứng cứ hùng (trích 1442) Hán) tuyên ngôn độc tiến bộ của hồn, lời văn trang Bình lập: Nước ta là đất Nguyễn Trãi về trọng, tự hào. Ngô đại nước có nền văn Tổ quốc, đất nước cáo) hiến lâu đời, có và có ý nghĩa như (1428) lãnh thổ riêng, một bản tuyên Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.1
  2. THCS Kim Đồng phong tục riêng, ngôn độc lập. có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại. Mục đích của việc Bằng hình thức - Lập luận đối lập về 4 Bàn Nguyễn Tấu học: lập luận chặt chẽ, hai quan niệm về việc luận về Thiếp (Chữ - Là để làm người sáng rõ, Nguyễn học chặt chẽ, phép (1723- Hán) có đạo đức, có tri Thiếp nêu lên - Luận điểm rõ ràng, học 1804) thức góp phần làm quan niệm tiến bộ lời văn khúc chiết, thể (Luận hưng thịnh đất của ông về sự hiện tấm lòng của một học nước, chứ không học. trí thức chân chính pháp) phải để cầu danh đối với đất nước. (1791) lợi. - Muốn học tốt phải có phương pháp, học cho rộng nhưng phải nắm cho gọn, đặc biệt học phải đi đôi với hành. *Yêu cầu: - Nhận biết tên những tác phẩm (đoạn trích), tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt. - Hiểu, nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong các văn bản. - Tìm được văn bản cùng đề tài, chủ đề, phương thức biểu đạt. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Các kiểu câu chia theo mục đích nói Kiểu câu Đặc điểm hình thức Chức năng Ví dụ Câu nghi - Có những từ nghi vấn như: (ai, gì, nào, - Chức năng chính: 1. Anh học hay vấn sao, tại sao ) hoặc có từ hay (nối các vế có hỏi. tôi học? quan hệ lựa chọn). - Chức năng khác: cầu 2. Nào đâu - Khi viết: kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi. khiến, khẳng định, những .ánh * Nếu không dùng để hỏi thì trong một số phủ định, đe dọa, bộc trăng tan? trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc lộ tình cảm, cảm Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.2
  3. THCS Kim Đồng bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu xúc và không yêu chấm lửng. cầu người đối thoại trả lời. Câu cầu - Có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, Dùng để ra lệnh, yêu 1. Thôi đừng lo khiến chớ, đi, thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến. cầu, đề nghị, khuyên lắng. Cứ về đi. - Khi viết: kết thúc câu bằng dấu chấm bảo 2. Bạn mở cửa than. ra! * Khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. Câu cảm - Có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi Bộc lộ trực tiếp cảm Chao ôi, cảnh thán ơi, chao ơi (ôi), trời ơi; thay, biết bao, xiết xúc của người nói mặt trời mọc bao, biết chừng nào, hoặc người viết. mới đẹp làm - Khi viết: kết thúc câu bằng dấu chấm sao! than. Câu trần - Câu trần thuật không có đặc điểm hình - Chức năng chính: 1. Em được thuật thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, kể, thông báo, nhận điểm mười. cảm thán. đinh, miêu tả, 2. Xin lỗi, ở dây - Khi viết: kết thúc bằng dấu chấm, nhưng - Chức năng khác: không được hút đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm + Yêu cầu, đề nghị thuốc lá. than hoặc dấu chấm lửng. + Bộc lộ tình cảm, cảm xúc ( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). 2. Hành động nói Khái niệm Các kiểu hành động Lưu ý Ví dụ nói Hành động nói là hành - Hỏi. Mỗi hành động nói - Bạn làm gì vậy ? => động được thực hiện - Trình bày( báo tin, kể, có thể được thực Hđ hỏi bằng lời nói nhằm tả, nêu ý kiến, dự hiện bằng kiểu - Ngày mai trời sẽ mưa. những mục đích nhất đoán ) câu có chức năng => Hđ trình bày (thông định. - Điều khiển (cầu khiến, chính phù hợp với báo) đe dọa, thách thức, nhờ hành động đó - Bạn giúp tôi trực nhật vả, ). (cách dùng trực nhé! => Hđ điều khiển - Hứa hẹn . tiếp) hoặc bằng - Tôi xin hứa sẽ không đi Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.3
  4. THCS Kim Đồng - Bộc lộ cảm xúc. kiểu câu khác học muộn nữa. => Hđ (cách dùng gián hứa hẹn. tiếp) - Khốn nạn thân con thế này ! => Hđ bộc lộ cảm xúc. ➢ Yêu cầu: - Nhớ được khái niệm và chức năng về các kiểu câu, khái niệm hành động nói. - Xác định được các kiểu hành động nói. - Đặt được câu theo yêu cầu: câu chia theo mục đích nói và nêu chức năng của câu vừa đặt. III. PHẦN TẬP LÀM VĂN ( VĂN NGHỊ LUẬN) Dàn ý khái quát nghị luận về tư tưởng, đạo lí a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận. (Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận. Nêu vấn đề cần nghị luận (trích dẫn)) b. Thân bài: - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận. - Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề và lí giải vì sao. (Dẫn chứng) - Lập luận ngược lại - Rút ra bài học nhận thức và hành động chung c. Kết bài: - Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận. - Liên hệ bản thân. ĐỀ THAM KHẢO (PGD) Câu 1. (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan (1). Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn (2). Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau! (3)” (Sách Ngữ văn 8 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 1.1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? 1.2. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? Kể tên một văn bản đã học trong chương trình Ngữ Văn 8 học kì II có cùng phương thức biểu đạt với đoạn văn trên (kèm tên tác giả)? 1.3. Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì? 1. 4. Xác định kiểu hành động nói cho câu 1 và câu 3 của đoạn văn? Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.4
  5. THCS Kim Đồng Câu 2 (2.0 điểm) Đặt câu về chủ đề: “Phòng chống dịch bệnh Covid 19”, cụ thể: 2.1. Một câu nghi vấn dùng để khẳng định. 2.2. Một câu trần thuật dùng để yêu cầu, đề nghị. Câu 3 (5.0 điểm) Bàn về học tập, có một số ý kiến như sau: - Nguyễn Thiếp cho rằng: “ Học rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” - Lê-nin khẳng định: “Học, học nữa, học mãi.” - Bác Hồ khuyên rằng: “Học hỏi là việc làm suốt đời.” Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về một trong những ý kiến trên. -HẾT- B. LUYỆN TẬP I. Phần đọc – hiểu Dựa vào ma trận phần đọc – hiểu để tham khảo thực hành một số bài tập sau: + Tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. - Tiếng Việt: Xác định các kiểu hành động nói. 1/ Văn bản: Chiếu dời đô - Đoạn: Xưa nhà Thương .dời đổi/ SGK/48. - Đoạn: Huống gì thành Đại La Các khanh nghĩ thế nào? SGK/49. 2/ Văn bản: Hịch tướng sĩ - Đoạn: “Huống chi các ngươi tai vạ về sau.” SGK/57. - Đoạn: “Ta thường tới bữa quên ăn ta cũng vui lòng.” SGK/57. - Đoạn: “Nay các ngươi nhìn chủ nhục mà không biết lo phỏng có được không?” SGK/57. - Đoạn: “Nay ta bảo thật các ngươi .phỏng có được không?” SGK/58. 3/ Văn bản: Nước Đại Việt ta - Đoạn: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân đời nào cũng có”. SGK/66. 4/ Văn bản: Bàn luận về phép học - Đoạn: “Ngọc không mài mà đi học.” SGK/76, 77 - Đoạn: “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử tấu trình” SGK/77. Câu 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Ngọc không mài không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau học lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.5
  6. THCS Kim Đồng cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy. (Sách Ngữ văn 8 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 2.1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? 2.2. Qua đoạn trích trên, tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào? Tác hại của lối học lệch lạc ấy là gì? 2.3. Kể tên một văn bản cùng giai đoạn văn học trung đại đã học ở lớp 8? 2.4. Xác định hành động nói trong câu in đậm. Câu 2: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng”. (Sách Ngữ văn 8 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 2.1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? 2.2. Nêu nội dung chính của đoạn trích? 2.3. Xác địn hành động nói ở mỗi câu trong đoạn trích. Câu 3: Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tươi tốt. Xem ra đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi bậc nhất của đế vương muôn đời”. (Sách Ngữ văn 8 tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 3.1. Cho biết đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? 3.2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên? 3.3. Lý giải vì sao thành Đại La được xem là “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước, cũng là nơi bậc nhất của đế vương muôn đời”? 3.4. Xác định hành động nói ở mỗi câu trong đoạn. II. Phần tiếng Việt 1. Có mấy kiểu câu chia theo mục đích nói? Nêu đặc điểm hình thức của mỗi kiểu câu đó. 2. Xác định kiểu câu chia theo mục đích nói và nêu chức năng: a. Những người muôn năm cũ. Hồn ở đâu bây giờ? b. Lượm ơi, còn không? (Lượm, Tố Hữu) c. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc sao mà có vẻ ngon lành thế! d. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi. Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.6
  7. THCS Kim Đồng e. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! 3. Đặt câu theo yêu cầu: câu chia theo mục đích nói và nêu chức năng của câu vừa đặt. a. Đặt câu trần thuật dùng để yêu cầu, đề nghị chung tay phòng chống dịch bệnh Covid 19. b. Đặt câu cảm thán bộc lộ cảm xúc khi nhận được một món quà. c. Đặt câu nghi vấn dùng để nhờ vả d. Đặt câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc III. Phần Tập làm văn: Nghị luận tư tưởng, đạo lí Chủ đề: - Học tập Vd: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình.” - Gia đình Vd1: Không gì có thể bằng niềm vui gia đình. Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về nhận định trên. Vd2: Không tình yêu nào vĩ đại như tình yêu của mẹ. Không sự quan tâm nào to lớn bằng sự quan tâm của cha. Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của em về nhận định trên. - Phẩm chất, đạo đức, lối sống: Trung thực, nhân ái, lòng biết ơn. Nhóm gv Ngữ văn 8 biên soạn.7