Đề cương ôn kiểm tra học kì I – Địa lí 6

docx 2 trang thienle22 2540
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn kiểm tra học kì I – Địa lí 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_kiem_tra_hoc_ki_i_dia_li_6.docx

Nội dung text: Đề cương ôn kiểm tra học kì I – Địa lí 6

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN KIỂM TRA HỌC KÌ I – ĐỊA LÍ 6 Câu 1. Khi chuyển động quanh Mặt Trời, trục nghiêng của Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo một góc bao nhiêu độ? A. 30027’ B. 44022’ C. 50040’ D. 66033’ Câu 2. Vào ngày 22/6 ở nửa cầu Bắc và 22/12 ở nửa cầu Nam đều có ngày: A. Đêm dài hơn ngày B. Ngày dài hơn đêm C. Trái ngược nhau D.Như nhau Câu 3. Đại dương lớn nhất là: A. Đại Tây Dương B. Ấn Độ Dương C. Bắc Băng Dương D. Thái Bình Dương Câu 4. Ở nửa cầu Nam, đại dương chiếm: A. 68% B. 60% C.81% D. 85% Câu 5. Trạng thái vật chất của lớp trung gian là: A.Rắn chắc B. Lỏng ngoài, rắn trong C. Quánh dẻo D. Lỏng Câu 6. Lõi Trái Đất có nhiệt độ cao nhất là: A. 30000C B. 40000C C. 50000C D. 60000C Câu 7. Nếu hai mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng: A. Đá bị nén ép nhô lên thành núi B. Xảy ra hiện tượng sóng thần C. Không xảy ra hiện tượng gì D. Hình thành núi ngầm dưới đáy đại dương Câu 8. Độ cao của một ngọn núi được tính: A.Từ chân núi đến đỉnh núi B.Từ đồng bằng đến đỉnh núi C. Từ thung lũng đến đỉnh núi D.Từ mặt biển đến đỉnh núi Câu 9. Hiện tượng ngày dài, đêm ngắn ở nửa cầu Bắc xảy ra vào mùa nào? A. Xuân B. Hạ C. Thu D. Đông Câu 10. Vĩ tuyến 23027’ B là đường: A. Vòng cực Nam B. Chí tuyến Bắc C. Vòng cực Bắc D. Chí tuyến Nam Câu 11. Các địa điểm từ vĩ tuyến 66033’ B đến cực Bắc: A. ngày dài 12 giờ B. đêm dài 12 giờ C. ngày dài 24 giờ D. đêm dài 24 giờ Câu 12. Trên Trái Đất có mấy lục địa? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 13. Vỏ Trái Đất gồm mấy địa mảng lớn: A. 7 B.8 C.9 D.10 Câu 14. Trên Trái Đất có mấy lục địa? B. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 15. Đại dương có diện tích nhỏ nhất là: A.Ấn Độ Dương B. Thái Bình Dương C. Bắc Băng Dương D. Đại Tây Dương Câu 16. Núi có độ cao dưới 1000m là núi A. Rất cao B. Cao C. Trung bình D. Thấp Câu 17. Đại dương chiếm khoảng mấy phần diện tích bề mặt Trái Đất: A. 1/3 B. 2/3 C. 1/2 D. 3/4 Câu 18: Khi khu vực giờ gốc là 12 giờ thì nước ta là mấy giờ? A. 12 giờ B. 10 giờ C. 19 giờ D. 7 giờ Câu 19: Lúc Hà Nội 8 giờ thì Bắc Kinh mấy giờ? GV: Hoàng Thanh Dung Trường THSC Đặng Xá
  2. A. 10 giờ B. 9 giờ C. 11 giờ D. 12 giờ Câu 20: Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất là A. 6 giờ B. 12 giờ C. 24 giờ D. 30 giờ Tự luận 1. Giả sử có 1 trận bóng đá quốc tế diễn ra ở Hà Nội (Việt Nam - khu vực giờ số 7) vào hồi 6 giờ ngày 22/11/2019, thì ở Tokyo (Nhật Bản – khu vực giờ số 9) sẽ xem truyền hình trực tiếp trận bóng đá vào lúc mấy giờ của ngày hôm đó ? 2. Dựa vào bản đồ các khu vực giờ, hãy cho biết giờ ở Hà Nội (Việt Nam- khu vực giờ số 7), Matxcova (Liên Bang Nga - khu vực giờ số 3), Tokyo (Nhật Bản- khu vực giờ số 9), Niu Đêli (Ấn Độ - khu vực giờ số 5), Niu Iooc (Hoa Kì - khu vực giờ số 19) là mấy giờ khi khu vực giờ gốc là 10 giờ trưa và 4 giờ sáng? 3. Trình bày hiện tượng núi lửa - Núi lửa là hình thức phun trào mắc ma ở dưới sâu lên mặt đất. - Nguyên nhân: do nội lực - Phân loại: gồm có núi lửa tắt, núi lửa đang hoạt động và núi lửa đang ngủ. - Cấu tạo: (HS tự ghi) - Phân bố chủ yếu ở vành đai lửa Thái Bình Dương có gần 300 núi lửa đang hoạt động. - Hậu quả (HS tự ghi) - Vai trò: (HS tự ghi) - Biện pháp phòng tránh: (HS tự ghi) 4. Trình bày hiện tượng động đất - Động đất là hiện tượng các lớp đất đá gần mặt đất bị rung chuyển. - Nguyên nhân: do nội lực - Phân bố: ở những vùng bất ổn của vỏ trái đất . - Kể tên các nước hay xảy ra động đất - Phân loại: có 9 cấp động đất. - Hậu quả: (HS tự ghi) - Biện pháp phòng tránh: (HS tự ghi) - Liên hệ thực tế: (Học sinh tự liên hệ với những quốc gia thường hay xảy ra động đất và phân tích). 5. Hiện tượng các mùa. - Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời, sinh ra các mùa. - Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời, thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. Lúc ấy là mùa nóng của nửa cầu đó. Nửa cầu nào không ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít nhiệt và ánh sáng. Lúc đó là nửa cầu lạnh ở bán cầu đó. - Vào các ngày 21/3 và 23/9 hai bán cầu có góc chiếu của Mặt Trời như nhau, nhận được một lượng nhiệt và ánh sáng như nhau. Đó là lúc chuyển tiếp giữa các mùa nóng và lạnh ở hai nửa cầu của Trái Đất. GV: Hoàng Thanh Dung Trường THSC Đặng Xá