Đề cương Ngữ văn lớp 8

docx 4 trang thienle22 9090
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ngữ văn lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_ngu_van_lop_8.docx

Nội dung text: Đề cương Ngữ văn lớp 8

  1. ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN LỚP 8 I. NỘI DUNG ÔN: 1. Bài thơ “Nhớ rừng” – Thế Lữ, “Quê hương” – Tế Hanh, “Khi con tu hú” – Tố Hữu, “Tức cảnh Pác Bó”, “Ngắm trăng” và “Đi đường” – Hồ Chí Minh - Nắm được vài nét về tác giả - Nắm được vài nét về tác phẩm: + Thuộc thơ + Hoàn cảnh sáng tác/ xuất xứ + Thể loại + Bố cục + Nội dung + Nghệ thuật 2. Nắm được các kiểu câu phân loại theo mục đích nói để vận dụng viết đoạn văn. - Các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các bài thơ. 3. Viết đoạn văn nghị luận xã hội rút ra từ các bài thơ trên. Đề tham khảo: 1. Viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, nêu suy nghĩ của em về tình cảm và trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước. 2. Viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, nêu suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước. 3. Tập làm văn: Nắm được cách làm văn thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Viết đoạn văn Đề 1: Thuyết minh về cấu tạo và ý nghĩa một loài hoa ngày tết. Đề 2: Thuyết minh về cách làm và ý nghĩa một trò chơi dân gian. II. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA Bài 1: Cho câu thơ sau: “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối” 1. Chép nối tiếp 7 câu thơ để hoàn thành khổ thơ. 2. Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào? Của ai? 3. Trong câu thơ "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối" trong bài thơ Nhớ rừng, thì hình ảnh "đêm vàng" được hiểu như thế nào? 4. Tìm và nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong khổ thơ trên. 5. Vì sao có thể nói “Nhớ rừng” thể hiện tâm sự của người dân mất nước lúc bấy giờ? Đó là tâm sự gì? Trong chương trình Ngữ văn 8, em còn được học bài thơ nào khác có thể hiện tâm sự mất nước? 6. Nhận xét về đoạn thơ em vừa chép trong bài thơ Nhớ rừng, có ý kiến cho rằng: “Đây là đoạn tuyệt bút. Cả bốn bức tứ bình đều là những chân dung tự họa khác nhau của con hổ nhưng đã khái quát trọn vẹn về cái “thời oanh liệt” của chúa sơn lâm”.
  2. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo lập luận diễn dịch phân tích khổ thơ em vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng một câu cảm thán. ( Gạch chân, chỉ rõ câu cảm thán đó) Bài 2. Cho khổ thơ sau: “Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ, Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm, Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi. Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, Với cặp báo chuồng bên vô tư lự”. (Nhớ rừng – Thế Lữ - SGK Ngữ văn 8 tập 2 – Nhà xuất bản Giáo dục) 1. Đặt một câu nêu nội dung của khổ thơ trên. 2. Nêu xuất xứ của bài thơ chứa khổ thơ trên? 3. Em hiểu “vô tư lự” có nghĩa là gì? 4. Viết đoạn văn khoảng 10 câu theo lập luận qui nạp phân tích khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn (Gạch chân, chỉ rõ câu nghi vấn đó). Bài 3: Cho khổ thơ sau: Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang. Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió 1. Khổ thơ trên trích trong bài thơ nào? Của tác giả nào? 2. Tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ có trong khổ thơ trên. 3. Bài thơ cho ta thấy một tình yêu quê hương, đất nước sâu lặng, hãy viết đoạn văn khoảng ½ trang giấy thi, nêu suy nghĩ của em về tình cảm và trách nhiệm của mỗi người với quê hương, đất nước.
  3. ĐỀ LUYỆN THAM KHẢO NGỮ VĂN 8 ĐỀ 1 Phần I. Cho đoạn thơ sau: Quê hương tôi đất liền trông ra biển Mây nước trời quấn quýt quện vào nhau Khi trời trong nước xanh thắm một màu Dân làng cùng nhau thuyền đi đánh cá (Trích “Quê hương và biển cả” - Sương Anh) 1. Đoạn thơ trên gợi cho em nhớ đến đoạn thơ nào trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? Hãy chép lại chính xác những câu thơ đó. 2. Chỉ ra điểm giống nhau về nội dung của hai đoạn thơ đó. 3. Câu thơ “Khi trời trong gió nhẹ, sớm mai hồng” sử dụng biện pháp tu từ gì? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó trong việc diễn đạt ý thơ? 4. Viết một đoạn văn diễn dich (khoảng 12 câu) nêu cảm nhận về hình ảnh quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lý câu cảm thán. (Gạch chân và chú thích một câu cảm thán). Phần II. Viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy) thuyết minh về đặc điểm và ý nghĩa của loài hoa đào trong ngày Tết của người Việt. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lý câu ghép và phép nhân hóa. (Gạch chân và chú thích một câu ghép và câu văn có sử dụng phép nhân hóa). ĐỀ 2 Phần I. Cho câu thơ sau: Khi con tu hú gọi bầy (Trích “Khi con tu hú” – Tố Hữu) 1. Chép tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ đầu bài thơ. 2. Nhan đề bài thơ là “Khi con tu hú”, quả thật tiếng chim tu hú trở đi trở lại trong bài thơ đầy ám ảnh, mang đến nhiều ấn tượng nghệ thuật cho người đọc. Hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của hình ảnh tiếng chim tu hú trong bài thơ. 3. Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, theo cách lập luận diễn dịch, hãy trình bày cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lý câu nghi vấn.(Gạch chân và chú thích một câu nghi vấn). Phần II. Viết một đoạn văn (khoảng 1 trang giấy) thuyết minh về cách chơi và ý nghĩa của một trò chơi dân gian Việt Nam. Trong đoạn văn có sử dụng hợp lý bị động và phép so sánh. (Gạch chân và chú thích một câu bị động và câu văn có sử dụng phép so sánh).