Đề cương Ngữ văn lớp 6

docx 3 trang thienle22 4320
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương Ngữ văn lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_ngu_van_lop_6.docx

Nội dung text: Đề cương Ngữ văn lớp 6

  1. ĐỀ CƯƠNG NGỮ VĂN LỚP 6 I. NỘI DUNG ÔN: 1. Văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”, “Sông nước Cà Mau”, “Bức tranh của em gái tôi” - Nắm được vài nét về tác giả - Nắm được vài nét về tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác/ xuất xứ + Thể loại + Bố cục + Nội dung + Nghệ thuật 2. Năm được các biện pháp tu từ và tác dụng của các biện pháp tu từ đã học. 3. Viết đoạn cảm thụ văn bản. II. MỘT SỐ BÀI TẬP MINH HỌA ÔN TẬP: SO SÁNH 1. Tìm phép so sánh trong những câu thơ sau, điền vào bảng bên dưới. a. Công cha như núi ngất trời Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. (Ca dao) b. Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ) c. Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em liếc như là dao cau. (Ca dao) Vế A Phương diện so Từ so sánh Vế B sánh 2. Gạch chân và nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn sau: a. Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng. (Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ) b. ( ) Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. (Cô Tô – Nguyễn Tuân) 3. Dựa vào những thành ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào chỗ trống dưới đây để tạo thành phép so sánh: - nhanh như - chậm như - ăn như
  2. - nói như ÔN TẬP: NHÂN HÓA 1. Tìm phép nhân hóa trong những câu thơ sau, cho biết mỗi phép nhân hóa đó được tạo ra bằng cách nào. a. Núi cao chi lắm núi ơi Núi che mặt trời chẳng thấy người thương! (Ca dao) b. Hay nói ầm ĩ Là con vịt bầu Hay hỏi đâu đâu Là con chó vện. (Kể cho bé nghe – Trần Đăng Khoa) c. Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt. (Ca dao) 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích sau: a. ( ) Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. (Cô Tô – Nguyễn Tuân) b. ( ) Mặt trời nhú lên dần dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. (Cô Tô – Nguyễn Tuân) 3. Cho hình ảnh: hạt sương, tia nắng Với mỗi hình ảnh hãy viết 1 câu có sử dụng nhân hóa. ĐỀ LUYỆN TỔNG HỢP 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Thỉnh thoảng chúng tôi gặp những thuyền chất đầy cau tươi, dây mây, dầu rái, Những thuyền chở mít, chở quế. Thuyền nào cũng xuôi chầm chậm. Càng về ngược, vườn tược càng um tùm. Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước. a. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó? b. Gạch chân những hình ảnh nhân hóa có trong đoạn trích và nêu rõ tác dụng của phép nhân hóa đó trong việc thể hiện nội dung. c. Cảnh sông nước trong văn bản trên cho em nhớ đến một văn bản nào đã học trong chương trình ngữ văn 6? 2. Trong “Bài học đường đời đầu tiên”- Ngữ Văn 6 tập II có đoạn kể: Tôi không ngờ, Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi kkhuyeen anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. a. Cho biết thể loại của văn bản trên. b. Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính?
  3. c. Từ lời khuyên của Dế Choắt trong câu chuyện, hãy nêu cách ứng xử đúng đắn đối với những người xung quanh trước lỗi lầm của người khác. ĐỀ LUYỆN TỔNG HỢP 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Thuyền chúng tôi chèo qua kênh bọ mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng, Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác phẩm chứa văn bản đó được kể theo ngôi kể nào? Theo em ngôi kể này có tác dụng gì? b. Tìm những hình ảnh so sánh có trong đoạn trích và nêu rõ giá trị gợi hình, gợi cảm của một phép so sánh mà em vừa tìm được. c. Trong câu “Thuyền chúng tôi chèo qua kênh bọ mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn.” Có những động từ nào chỉ cùng một hoạt động của con thuyền? Có nên thay đổi trình tự những động từ ấy không? Tại sao? 2. Trong “Bức tranh của em gái tôi”- Ngữ Văn 6 tập II có đoạn kể: Kể từ hôm đó, mặc dù mọi chuyện vẫn như cũ trong căn nhà của chúng tôi, nhưng tôi luôn luôn cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài. Những lúc ngồi bên bàn học, tôi chỉ muốn gục xuống khóc. a. Cho biết thể loại của văn bản trên. b. Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em lại cho đó là nhân vật chính? c. Từ việc làm của cô em gái trong truyện, hãy nêu cách ứng xử đúng đắn đối với những người xung quanh khi có được chút thành công trong cuộc sống.