Câu hỏi và đáp án Tập huấn giáo viên môn Công nghệ Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi và đáp án Tập huấn giáo viên môn Công nghệ Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_va_dap_an_tap_huan_giao_vien_mon_cong_nghe_lop_6_sac.docx
Nội dung text: Câu hỏi và đáp án Tập huấn giáo viên môn Công nghệ Lớp 6 Sách Kết nối tri thức với cuộc sống
- ĐÁP ÁN TẬP HUẤN CÔNG NGHỆ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG CHƯƠNG I - NHÀ Ở Câu 1. Chương Nhà ở gồm những nội dung cơ bản nào? A. Khái quát về nhà ở, sắp xếp đồ đạc hợp lí trong nhà ở, ngôi nhà thông minh. B. Khái quát về nhà ở, trang trí nhà ở, ngôi nhà thông minh. C. Khái quát về nhà ở, cắm hoa trang trí, ngôi nhà thông minh. D. Khái quát về nhà ở, xây dựng nhà ở, ngôi nhà thông minh. Câu 2. Nội dung chương “Nhà ở” theo chương trình Công nghệ 2018 có gì mới so với chương “Trang trí nhà ở” trong chương trình Công nghệ THCS 2006? A. Giới thiệu cho học sinh về sự phân chia các khu vực chức năng trong ngôi nhà. B. Giới thiệu cho học sinh về quy trình xây dựng nhà ở và ngôi nhà thông minh. C. Giới thiệu cho học sinh về một số kiểu kiến trúc nhà ở Việt Nam. D. Giới thiệu cho học sinh về vai trò của nhà ở. Câu 3. Bài “Khái quát về nhà ở” giới thiệu những kiến trúc nhà ở đặc trưng nào của Việt Nam? A. Nhà mặt phố, nhà chung cư, nhà sàn, nhà ở nông thôn truyền thống, nhà nổi. B. Nhà mặt phố, nhà biệt thự, nhà gỗ, nhà sàn, nhà rông. C. Nhà ống, nhà chung cư, nhà biệt thự, nhà sàn, nhà nổi. D. Nhà tầng, nhà chung cư, nhà sàn, nhà ở nông thôn truyền thống, nhà nổi. Câu 4. Đâu không phải là yêu cầu cần đạt trong bài “Ngôi nhà thông minh”? A. Mô tả được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh B. Trình bày được nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh C. Thực hiện được một số biện pháp sử dụng năng lượng trong gia đình tiết kiệm và hiệu quả D. Nhận diện được những đặc điểm của ngôi nhà thông minh Câu 5. Hãy nối hộp chức năng “Kết nối năng lực” trong chương Nhà với năng lực nhằm hình thành và phát triển sao cho hợp lí: 1. a Năng lực tự chủ và tự học
- 2. b Năng lực giao tiếp và hợp tác 3. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo c Đáp án : 1, 3 –a ; 2- c CHƯƠNG II Câu 6. Chủ đề Bảo quản và chế biến thực phẩm của môn Công nghệ 6 gồm những nội dung chính cơ bản nào? A. Nhóm thực phẩm giàu chất tinh bột, chất đạm và chất xơ; nhóm thực phẩm giàu chất khoáng; nhóm thực phẩm giàu vitamin; nhóm thực phẩm giàu chất béo; nhóm thực phẩm giàu chất đạm; lựa chọn thực phẩm; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương” B. Một số nhóm thực phẩm chính, ăn uống khoa học; một số phương pháp bảo quản thực phẩm, một số phương pháp chế biến thực phẩm; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương” C. Một số nhóm thực phẩm chính; ăn uống khoa học; vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm; an toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản, chế biến thực phẩm; thực hành chế biến món ăn có sử dụng nhiệt; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương” D. Một số nhóm thực phẩm chính, bữa ăn hợp lí, thói quen ăn uống khoa học; lựa chọn thực phẩm; bảo quản thực phẩm; chế biến thực phẩm; dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”. Câu 7. Dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương” yêu cầu HS thực hiện những nhiệm vụ nào? A. Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình, tính toán nhu cầu dinh dưỡng của bữa ăn.
- B. Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình, tính toán chi phí tài chính của bữa ăn. C. Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình, tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chi phí tài chính cho bữa ăn? D. Thiết kế thực đơn một ngày cho gia đình, tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chi phí tài chính cho các bữa ăn? Câu 8. Nội dung về “Bảo quản và chế biến thực phẩm” ở môn Công nghệ của chương trình 2018 có gì mới so với nội dung về “Nấu ăn trong gia đình” trong chương trình Công nghệ THCS 2006? A. Bảo quản thực phẩm B. Chế biến thực phẩm C. Thực hành chế biến món ăn không sử dụng nhiệt D. Dự án học tập Câu 9. Hãy nối những nội dung tương ứng về “Bảo quản và chế biến thực phẩm” trong chương trình môn Công nghệ 6 năm 2018 với nội dung “Nấu ăn trong gia đình” ở chương trình môn Công nghệ 6 năm 2006 Chương trình Công nghệ 6 năm Chương trình Công nghệ 6 năm 2018 2006 Cơ sở của ăn uống hợp lí Thực phẩm và dinh dưỡng Vệ sinh an toàn thực phẩm Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế Phương pháp bảo quản và chế biến thực biến món ăn phẩm Các phương pháp chế biến thực phẩm Thực hành – Trộn hỗn hợp – Nộm rau muống Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình Dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương” Thực hành – Xây dựng thực đơn Đáp án: Chương trình Công nghệ 6 năm Chương trình Công nghệ 6 năm 2018 2006 Cơ sở của ăn uống hợp lí Thực phẩm và dinh dưỡng Vệ sinh an toàn thực phẩm Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế Phương pháp bảo quản và chế biến thực biến món ăn phẩm Các phương pháp chế biến thực phẩm Thực hành – Trộn hỗn hợp – Nộm rau muống Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình Dự án “Bữa ăn kết nối yêu thương”
- Thực hành – Xây dựng thực đơn Câu 10. Ghép thông tin từ cột A với thông tin ở cột B và cột C sao cho phù hợp A. Thông tin B. Tên hộp C. Biểu chức năng tượng 1A. Chuyên gia dinh dưỡng là người nghiên cứu về 1B. Khám 1C. dinh dưỡng và thực phẩm, đồng thời tư vấn cho mọi phá người về lối sống lành mạnh trong ăn uống, giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển toàn diện. Chuyên gia dinh dưỡng thường làm việc tại các bệnh viện, phòng khám y tế cộng đồng, trung tâm chăm sóc sức khoẻ 2A. Ngũ cốc là tên gọi chung của năm loại cây có 2B. Thông 2C. hạt dùng để ăn (kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ). Ngày tin bổ sung nay, ngũ cốc là tên gọi chung của các loại cây có hạt dùng làm lương thực. 3A. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo sử dụng 3C. Kết nối 3C. nhiều món ăn được chế biến bằng phương pháp rán, nghề nghiệp nướng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh bép phì, tim mạch, tiều đường, Khi chế biến không đúng cách, thực phẩm bị biến chất có khả năng gây ung thư đường tiêu hoá, dạ dày 4A. So sánh phương pháp chế biến thực phẩm có 4B. Vận 4C. sử dụng nhiệt và phương pháp chế biến thực phẩm dụng không sử dụng nhiệt về: cách làm, ưu điểm, hạn chế. 5A. 5B. Luyện 5C. tập 6A. Quan sát và kể tên các thực phẩm gia đình em 6B. Giải 6C. hay sử dụng trong một tuần. Em có nhận xét gì về nghĩa thuật việc sử dụng thực phẩm của gia đình mình? ngữ 7A. Kể tên các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh 7B. Kết nối 7C. thực phẩm khi chế biến món ăn mà gia đình em đã năng lực thực hiện. 8B. Hộp 8C. chức năng “Thực hành” 8A.
- Đáp án: 1A – 3C – 1C 2A – 6B – 3C 3A – 2B – 6C 4A – 7B – 2C 5A – 8B – 5C/8C 6A – 4B – 7C 7A – 1B – 4C 8A – 5B – 8C/5C CHƯƠNG III Câu 11. Nội dung chương III Trang phục và thời trang của môn Công nghệ 6 gồm những nội dung chính nào? A. Vai trò, phân loại và đặc điểm của trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục; thời trang và một số phong cách thời trang. B. Vai trò, phân loại và một số đặc điểm của trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; lựa chọn và bảo quản trang phục; thời trang và một số phong cách thời trang. C. Một số kiểu may trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; lựa chọn, sử dụng và bảo quản trang phục; thời trang. D. Một số kiểu may trang phục; một số loại vải thông dụng để may trang phục; bảo quản trang phục; thời trang. Câu 12. Nội dung về trang phục ở môn Công nghệ của chương trình 2018 có gì mới so với nội dung về trang phục trong chương trình Công nghệ THCS 2006? A. Một số loại vải thường dùng để may trang phục. B. Một số đặc điểm của trang phục, cơ sở để lựa chọn trang phục, thời trang và một số phong cách thời trang. C. Thời trang và một số phong cách thời trang. D. Bảo quản trang phục.
- Câu 13. Năng lực giao tiếp công nghệ của học sinh được thể hiện như thế nào trong TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG? A. Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng của học sinh. B. Đánh giá được ưu, nhược điểm của các loại vải. C. Đọc và giải nghĩa được thông tin trên các nhãn quần áo D. Sử dụng trang phục phù hợp. Câu 14. Năng lực đánh giá công nghệ của học sinh được thể hiện như thế nào trong sách giáo khoa? A. Giặt quần áo bằng tay đúng cách B. Lựa chọn được trang phục phù hợp với vóc dáng của học sinh C. Đánh giá được ưu, nhược điểm của các loại vải để từ đó lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu bản thân D. Đọc và giải nghĩa được thông tin trên các nhãn quần áo Câu 15. Năng lực sử dụng công nghệ của học sinh được thể hiện như thế nào trong chương TRANG PHỤC VÀ THỜI TRANG? A. Đọc và giải nghĩa được thông tin trên các nhãn quần áo B. Đánh giá được ưu, nhược điểm của các loại vải C. Xác định được cái yếu tố làm thay đổi thời trang D. Sử dụng và bảo quản được các loại trang phục đúng cách. CHƯƠNG IV Câu 16. Chủ đề Đồ dùng điện trong gia đình của môn Công nghệ 6 gồm những nội dung chính cơ bản nào? A. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình; Lựa chọn và sử dụng một số đồ dùng điện an toàn và tiết kiệm; B. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số đồ dùng điện trong gia đình; Lắp đặt và an toàn mạch điện trong gia đình; C. Nguyên lí làm việc của mạch điện trong gia đình; Lựa chọn và sử dụng một số đồ dùng điện an toàn và tiết kiệm;
- D. Cấu tạo và nguyên lí làm việc của một vật liệu kĩ thuật điện; Lựa chọn và sử dụng một số đồ dùng điện an toàn và tiết kiệm; Câu 17. Nội dung về đồ dùng điện trong gia đình của môn Công nghệ lớp 6 được tiếp nối với mạch nội dung nào trong môn Công nghệ ở Tiểu học? A. Công nghệ và đời sống, sử dụng các đồ dùng điên (đèn điện, quạt điện ), an toàn với moi trường công nghệ trong gia đình B. Thủ công kĩ thuật, lắp ghép mô hình kĩ thuật C. Công nghệ và đời sống, hoa và cây cảnh trong đời sống D. Thủ công kĩ thuật, làm đồ chơi dân gian. Câu 18. Cấu trúc các bài học trong chương IV, Đồ dùng điện trong gia đình gồm có các hoạt động chính sau đây? A. Khám phá, Thực hành, Kết nối năng lực, Vận dụng B. Khởi động, Thực hành, Vận dụng, Mở rộng C. Đọc hiểu, Thực hành, Vận dụng, Đánh giá D. Mở đầu, Khám phá, Thực hành, Vận dụng Câu 19. Chọn cụm từ dưới đây để điền vào chỗ trống sao cho thích hợp: a. bảo vệ môi trường b. tiết kiệm c. luyện tập d. thực tiễn e. vận dụng Dự án An toàn và tiết kiệm điện trong gia đình được thiết kế nhằm giúp học sinh (1) kiến thức, kĩ năng đã được học để đánh giá thực trạng sử dụng và tiêu thụ điện năng, tìm hiểu nguyên nhân từ đó đề xuất được các giải pháp sử dụng an toàn,tiết kiệm điện năng trong gia đình. Qua đó, kết nối các bài học trong Chương IV với (2) , góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Ngoài ra, dự án còn góp phần giáo dục cho học sinh ý thức (3) thông qua việc sử dụng các nguồn năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Đáp án : 1-e; 2-d; 3-a Câu 20: Tiêu chí Nhẹ nhàng- Hấp dẫn - Thiết thực được biểu hiện thể hiện như thế nào trong Chương IV Đồ dùng điện trong gia đình. Hãy tích vào các đáp án đúng. □ Kiến thức đưa vào chương IV phù hợp với tâm sinh lí và trải nghiệm của học sinh.
- □ Nội dung kiến thức đảm bảo tính liên thông ngang, dọc. Các thuật ngữ được sử dụng trong sách đảm bảo chính xác, đơn giản, dễ hiểu. □Nguyên lí làm việc của các đồ dùng điện được thể hiện sâu về mặt bản chất kĩ thuật. □Các hoạt động định hướng trong hộp chức năng thực hành, luyện tập và vận dụng đều hướng tới hình thành các năng lực cho học sinh, đảm bảo tính thực tiễn và thiết thực. PHẦN 2 – TỰ LUẬN Câu 1. Môn Công nghệ có ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ gì và được học ở những lớp nào trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trả lời: Trong mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ thì khoa học hướng tới khám phá, tìm hiểu, giải thích thế giới; còn công nghệ, dựa trên những thành tựu của khoa học, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ công nghệ để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn, cải tạo thế giới, định hình môi trường sống của con người. Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục công nghệ được thực hiện từ lớp 3 đến lớp 12 thông qua môn Tin học và Công nghệ ở cấp tiểu học và môn Công nghệ ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông. Công nghệ là môn học bắt buộc trong giai đoạn giáo dục cơ bản; là môn học lựa chọn, thuộc nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Chương trình môn Công nghệ hình thành, phát triển ở học sinh năng lực công nghệ và những phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội và lựa chọn ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu, các năng lực chung; thực hiện các nội dung xuyên chương trình như phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tài chính. Bên cạnh mục tiêu tổng quát nêu trên, giáo dục công nghệ phổ thông hướng tới (i). thúc đẩy giáo dục STEM, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy thiết kế; (ii). định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông, đặc biệt là hướng nghiệp và phân luồng trong lĩnh vực ngành nghề về kĩ thuật, công nghệ; và (iii). trang bị cho học sinh tri thức, năng lực nền tảng để tiếp tục theo học các ngành kĩ thuật, công nghệ. Câu 2. Chương trình môn Công nghệ 2018 có những ĐIỂM MỚI nào so với Chương trình môn Công nghệ hiện hành?
- Trả lời: Chương trình môn Công nghệ, bên cạnh kế thừa nhiều ưu điểm của chương trình hiện hành, có một số thay đổi phù hợp với định hướng đổi mới của chương trình GDPT 2018, với đặc điểm, vai trò và xu thế của giáo dục công nghệ. Đó là: Chương trình phát triển năng lực, phẩm chất: chương trình môn Công nghệ có đầy đủ đặc điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh. Đây là thay đổi bao trùm, có tính chất chi phối tổng thể tới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá của môn học. Chương trình môn Công nghệ hướng tới hình thành và phát triển năng lực công nghệ; góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được xác định trong Chương trình tổng thể. Thúc đẩy giáo dục STEM: chương trình môn Công nghệ gắn với thực tiễn, hướng tới thực hiện mục tiêu “học công nghệ để học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ tại gia đình, nhà trường, cộng đồng”; thúc đẩy đổi mới sáng tạo thông qua việc bố trí nội dung thiết kế kỹ thuật ở cả tiểu học và trung học; định hướng giáo dục STEM, lĩnh vực giáo dục đang rất được quan tâm trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Tích hợp giáo dục hướng nghiệp: chương trình môn Công nghệ thể hiện rõ ràng, đầy đủ vai trò giáo dục hướng nghiệp trong dạy học công nghệ. Sự đa dạng về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ trong nội dung môn Công nghệ cũng mang lại ưu thế của môn học trong việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục hướng nghiệp trong môn học thông qua các chủ đề về lựa chọn nghề nghiệp; các nội dung giới thiệu về ngành nghề chủ yếu thuộc các lĩnh vực sản xuất môn Công nghệ đề cập; các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp qua các mô-đun kỹ thuật, công nghệ tự chọn. Nội dung giáo dục hướng nghiệp được đề cập ở các lớp cuối của giai đoạn giáo dục cơ bản và toàn bộ giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Tiếp cận nghề nghiệp: ở trung học phổ thông, chương trình môn Công nghệ chuẩn bị cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp về kỹ thuật, công nghệ. Tư tưởng của giáo dục công nghệ ở cấp học này hoàn toàn mới so với chương trình hiện hành. Trong giai đoạn này, nội dung dạy học tập cho cả hai định hướng công nghiệp và nông nghiệp đều mang tính đại cương, nguyên lý, cơ bản, cốt lõi và nền tảng cho mỗi lĩnh vực, giúp học sinh tự tin và thành công khi lựa chọn ngành nghề kỹ thuật, công nghệ sau khi kết thúc trung học phổ thông. Câu 3. Môn Công nghệ trong Chương trình GDPT 2018 có vai trò quan trọng trong thúc đẩy GIÁO DỤC STEM ở phổ thông như thế nào? Trả lời:
- Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Công nghệ phản ánh hai thành phần là T (technology) và E (engineering) trong bốn thành phần của STEM. Vì vậy, môn Công nghệ có vai trò quan trọng thể hiện tư tưởng giáo dục STEM trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Sản phẩm, quá trình công nghệ môn học đề cập luôn mang tính tính hợp, gắn với thực tiễn, liên hệ chặt chẽ với Toán học và Khoa học. Đặc điểm này là cơ sở để tăng cường giáo dục STEM ngay trong dạy học môn Công nghệ dựa vào các hoạt động thiết kế kĩ thuật, hoạt động nghiên cứu khoa khọc kĩ thuật. Có sự tương đồng về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học giữa dạy học công nghệ và giáo dục STEM. Đó là chú trọng vào hoạt động, thực hành, trải nghiệm và định hướng sản phẩm. Đây cũng là cơ sở để triển khai dạy học nhiều nội dung công nghệ tiếp cận STEM. Giáo dục STEM trong môn Công nghệ được thực hiện thông qua dạy học các chủ đề, mạch nội dung, chuyên đề học tập từ tiểu học tới trung học như mô hình điện gió, mô hình điện mặt trời, ngôi nhà thông minh, các bài toán thiết kế kỹ thuật và công nghệ, nghề nghiệp STEM; các dự án nghiên cứu thuộc các lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, hệ thống nhúng, robot và máy thông minh. Khi triển khai chương trình, giáo dục STEM trong dạy học môn Công nghệ sẽ tiếp tục được mở rộng thông qua dạy học các chủ đề liên môn giữa các môn học STEM. Câu 4. Biểu hiện nào thể hiện môn công nghệ có nhiều lợi thế trong lồng ghép, tích hợp GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP trong trường phổ thông? Trả lời: Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ được thể hiện trước hết qua việc mô tả yêu cầu cần đạt về định hướng nghề nghiệp trong năng lực tìm hiểu công nghệ, năng lực thành phần của năng lực công nghệ. Biểu hiện cụ thể của giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ bao gồm các cấp độ: (1) mạch nội dung về hướng nghiệp; (2) yêu cầu cần đạt về ngành nghề thuộc các lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; (3) trải nghiệm ngành nghề thông qua các mô đun kĩ thuật, công nghệ tự chọn. Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ được triển khai chủ yếu ở các lớp cuối cấp trung học cơ sở và toàn bộ giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, với tinh thần học để chuẩn bị, học để thích ứng với lĩnh vực nghề nghiệp học sinh lựa chọn sau khi tốt nghiệp, môn Công nghệ có vai trò trang bị cho học sinh tri thức nền tảng và các năng lực cốt lõi phù hợp với ngành nghề kỹ thuật, công nghệ các em lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thuộc một trong hai định hướng Công nghiệp hoặc Nông nghiệp.
- Câu 5. Sách giáo khoa Công nghệ 6 thuộc bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn dựa trên những QUAN ĐIỂM nào? Trả lời: Sách giáo khoa công nghệ 6 được biên soạn trên cơ sở tiếp cận xu hướng quốc tế về sách giáo khoa phát triển năng lực đồng thời kế thừa ưu điểm của sách giáo khoa hiện hành. Cụ thể, sách giáo khoa công nghệ 6 thuộc bộ sách kết nối tri thức được biên soạn dựa trên các quan điểm: Phát triển năng lực, phẩm chất: SGK công nghệ 6 được biên soạn bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí quy định về SGK trong thông tư 33/2017/TT-BGDĐT. Tư tưởng phát triển năng lực và phẩm chất được thể hiện rõ qua việc đạt được các tiêu chí như: Cấu trúc bài học trong SGK bao gồm: mở đầu, kiến thức mới, luyện tập, vận dụng; Kiến thức mới được thể hiện thông qua kênh chữ, kênh hình nhằm cung cấp TT để HS dựa vào đó xử lí, thực hiện các HĐ; Tạo cơ hội và khuyến khích HS tích cực, tự lực, chủ động, sáng tạo thông qua các hoạt động học; Có nội dung giáo dục PTBV, BVMT, biến đổi khí hậu, giáo dục tài chính; Không định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị, Bám sát Chương trình GDPT 2018 SGK công nghệ 6 được biên soạn bám sát mục tiêu, yêu cầu cần đạt, các biểu hiện về phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và được lồng ghép, tích hợp trong các hoạt động phù hợp ở mỗi bài học. Phản ánh đầy đủ mục tiêu giáo dục công nghệ phổ thông; mô hình, yêu cầu cần đạt về năng lực công nghệ cấp trung học cơ sở; nội dung, yêu cầu cần đạt chương trình công nghệ lớp 6; định hướng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học công nghệ. Kết nối thực tiễn SGK công nghệ 6 thể hiện đầy đủ thông điệp chung của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”. Thông điệp của bộ sách thể hiện qua việc phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh dựa trên “chất liệu” kiến thức trong SGK; nội dung phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và trải nghiệm của học sinh; phản ánh những vấn đề của cuộc sống, cập nhật những thành tự của khoa học, công
- nghệ; giúp học sinh giải quyết những vấn đề của cuộc sống từ các cấp độ và phương diện khác nhau. Nhẹ nhàng – Hấp dẫn – Thiết thực Đây là quan điểm xuyên suốt và thống nhất của SGK công nghệ giúp học sinh có được những nội dung học tập bổ ích và thiết thực, tham gia và hứng thú với các hoạt động học tập hấp dẫn và nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, quan điểm này còn được thể hiện và nhấn mạnh qua việc thúc đẩy giáo dục STEM và giáo dục hướng nghiệp; coi trọng các hoạt động thực hành, trải nghiệm và tư tưởng sư phạm tích cực; coi trong kênh hình, tích hợp các nội dung giáo dục xuyên chương trình; kết hợp với các môn học, hoạt động giáo dục khác trong nhà trường. Câu 6. Tính hiện đại, sự phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thể hiện thông qua NỘI DUNG, CẤU TRÚC của SGK công nghệ như thế nào? Trả lời: Sách giáo khoa công nghệ 6 đề cập đến chủ đề “Công nghệ trong gia đình”. Trong Chương trình GDPT 2018, chủ đề này được thể hiện qua các nội dung: nhà ở, bảo quản và chế biến thực phẩm, trang phục và thời trang, đồ dùng điện trong gia đình. Đây đều là những nội dung học tập thực tiễn, gần gũi và thiết thực với các em học sinh. Sách được cấu trúc thành bốn chương, tương ứng với các nội dung chính trong chương trình GDPT 2018 gồm Chương 1: Nhà ở; Chương 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm; Chương 3: Trang phục và thời trang; Chương 4: Đồ dùng điện trong gia đình. Trong mỗi chương, có các Bài học hoặc Dự án học tập. Cuối mỗi chương có các bài ôn tập gồm nội dung sơ đồ hóa kiến kiến và các câu hỏi, bài tập tương ứng. Mỗi bài học trong SGK là sự kết hợp hài hòa của kênh HỌC LIỆU và kênh HOẠT ĐỘNG. Kênh Học liệu phản ánh nội dung của chủ đề bài học, được chia thành hai tuyến là tuyến Nội dung chính và tuyến Nội dung bổ trợ. Kênh hoạt động thể hiện tư tưởng sư phạm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong bài học. Dự án học tập trong SGK giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có tính thực tiễn. Qua đó, kết nối bài học với thực tiễn, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Dự án trong SGK được trình bày thống nhất, bao gồm các nội dung: nhiệm vụ, tiến trình thực hiện, đánh giá, thông tin bổ trợ. Phần đầu SGK là nội dung Hướng dẫn sử dụng sách, giúp học sinh hiểu được cấu trúc của mỗi bài học, ý nghĩa của các hoạt động trong bài học, ghi nhớ các biểu tượng quy ước được sử
- dụng trong bài học. Nhờ đó, việc học tập với SGK của học sinh sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Ở cuối SGK là bảng thuật ngữ, giải nghĩa toàn bộ các thuật ngữ chính đã được thể hiện trong từng bài học, giúp học sinh nhanh chóng tra cứu các từ khóa quan trọng trong SGK. Câu 7. Nội dung, cấu trúc BÀI HỌC trong SGK công nghệ 6 có gì đặc biệt và thể hiện tư tưởng phát triển năng lực, phẩm chất người học như thế nào. Trả lời: Mỗi bài học trong SGK công nghệ, bên cạnh tuyến Nội dung chính trình bày các kiến thức cơ bản của bài học, các Hộp chức năng được sử dụng để thể hiện tuyến Nội dung bổ trợ và kênh Hoạt động của sách. Đây là một trong những đặc trưng của SGK công nghệ. Mỗi hộp chức năng thể hiện một vai trò, ý nghĩa khác nhau, hướng tới mục tiêu bài học và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. SGK công nghệ 6 gồm các hộp chức năng sau đây: Thuật ngữ: Giải nghĩa thuật ngữ trong bài học. Hộp chức năng này không chỉ giải nghĩa mà còn làm nổi bật những từ khóa quan trọng trong mỗi bài học, giúp học sinh nắm vững các khái niệm của bài học và dễ dàng tóm tắt nội dung chính của bài học. Thông tin bổ sung: Trình bày các thông tin bổ ích, thú vị và hấp dẫn liên quan tới nội dung học tập, nhưng vượt quá hoặc không có trong yêu cầu cần đạt của Chương trình cũng như mục tiêu bài học. Nội dung này có tính chất tham khảo và mở rộng, không phải là yêu cầu bắt buộc với học sinh. Khám phá: Kiến tạo tri thức qua các hoạt động quan sát, phân tích và tổng hợp từ các học liệu trong SGK hay liên hệ, kết nối với thực tiễn ở cấp độ liên hệ, với trải nghiệm của ban thân trong đời sống. Luyện tập: Trả lời các câu hỏi, thực hiện các bài tập liên quan tới kiến thức mới của bài học. Trên cơ sở đó, phát triển kĩ năng nhận thức, khắc sâu kiến thức bài học. Thực hành: Hoạt động nhận biết, thao tác với vật liệu, dụng cụ, sản phẩm công nghệ nhằm kết nối lí thuyết với thực tế, hình thành và phát triển kĩ năng thao tác Vận dụng: Thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn liền với thực tiễn trên cơ sở huy động kiến thức, kĩ năng trong bài học. Hoạt động này hướng tới hình thành và phát triển năng lực đặc thù bài học thể hiện cũng như kết nối bài học với thực tiễn ở cấp độ hành động. Kết nối năng lực: Hình thành và phát triển năng lực năng lực chung cốt lõi, năng lực thành phần của năng lực công nghệ bài học không thể hiện. Hộp kết nối năng lực được
- thể hiện dưới hai dạng: (i) nội dung thông tin về năng lực; (ii) nhiệm vụ học tập để phát triển năng lực. Kết nối nghề nghiệp: Trình bày về tên nghề, đặc điểm của nghề, cơ hội việc làm của nghề, những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của người làm nghề. Hộp chức năng này giúp thực hiện tốt mục tiêu giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ, một trong những giá trị mới của môn Công nghệ trong chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong đó, các hộp chức năng thuật ngữ, thông tin bổ sung được sử dụng để thể hiện tuyến Nội dung bổ trợ trong kênh học liệu. Các hộp chức năng còn lại gồm khám phá, luyện tập thực hành, vận dụng, kết nối năng lực, và kết nối nghề nghiệp là những biểu hiện cụ thể của kênh Hoạt động trong bài học. Câu 8. Sách giáo khoa công nghệ 6 có những ĐIỂM MỚI NỔI BẬT nào? Trả lời: Cấu trúc bài học: Bài học trong sách giáo khoa có cấu trúc hiện đại, là sự kết hợp hài hòa của kênh HỌC LIỆU và kênh HOẠT ĐỘNG. Kênh Học liệu phản ánh nội dung của chủ đề bài học. Kênh hoạt động thể hiện tư tưởng sư phạm phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh trong bài học và được được thể hiện thông qua các hộp chức năng. Dự án học tập: Sách giáo khoa công nghệ 6 còn có các dự án học tập giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có tính thực tiễn. Qua đó, kết nối bài học với thực tiễn, góp phần phát triển năng lực, phẩm chất cho người học. Dự án học tập được trình bày thống nhất, bao gồm các nội dung: nhiệm vụ, tiến trình thực hiện, đánh giá, thông tin bổ trợ. Nội dung học tập: Nội dung bài học bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình môn công nghệ, đảm bảo tính cơ bản và cập nhật, gắn với thực tiễn, được trình bày sinh động và đẹp mắt với sự kết hợp hài hòa của kênh chữ, kênh hình cùng các hộp chức năng thuật ngữ và thông tin bổ sung. Tính sư phạm: Các hộp chức năng khám phá, thực hành, vận dụng, kết nối năng lực, kết nối nghề nghệp trong sách giáo khoa công nghệ 6 giúp học sinh tự học thuận lợi và hiệu quả hơn; giúp cho giáo viên dễ dàng thiết kế các hoạt động dẫn nhập, hình thành kiến thức, thực hành, vận dụng, và tìm tỏi mở rộng. Đây là những hoạt động học tập đặc trưng của bài dạy phát triển phẩm chất, năng lực.
- Tính tích hợp: Sách giáo khoa công nghệ 6 thể hiện đầy đủ quan điểm giáo dục tích hợp qua việc lồng ghép nội dung giáo dục tài chính, giáo dục hướng nghiệp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giáo dục biến đổi khí hậu và phát triển bền vững, trong mỗi bài học, dự án học tập. Câu 9. Nội dung môn Công nghệ 6 với chủ đề công nghệ trong gia đình có những đặc điểm gì và ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động dạy học Trả lời: Nội dung công nghệ 6 được đề cập trong giới hạn gia đình, là những công nghệ gần gũi, có vai trò thiết yếu trong cuộc sống của mỗi gia đình, mỗi con người. Trong đó, có những thứ học sinh đã trải nghiệm nhưng chưa hiểu và phần lớn làm chưa đúng, có những nội dung quan trọng nhưng học sinh chưa được tiếp cận. Nội dung công nghệ 6 sẽ giúp học sinh sống và học tập tốt hơn với thế giới công nghệ trong gia đình. Công nghệ 6 có mỗi liên hệ với môn Tin học và Công nghệ ở tiểu học (phần Công nghệ) ở nội dung đồ dùng điện trong gia đình; với môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học ở tiểu học. Đặc điểm này đòi hỏi giáo viên cần khai thác những điều học sinh đã được học ở tiểu học có liên quan tới mỗi bài học, nâng cao hứng thú, phát huy vai tính tích cực học tập của học sinh. Bên cạnh những nội dung cơ bản, công nghệ 6 đề cập tới một số nội dung có tính chất cập nhật về xu thế phát triển của công nghệ và cuộc sống như ngôi nhà thông minh; vệ sinh an toàn thực phẩm, thời trang và cuộc sống, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Môn công nghệ 6 thể hiện giáo dục tích hợp các nội dung xuyên chương trình như giáo dục phát triển bền vững, biến đổi khí hậu, vấn đề giới và bình đẳng giới, giáo dục tài chính, giáo dục hướng nghiệp Kết hợp với toán và khoa học tự nhiên, dễ dàng có thể xây dựng các chủ đề giáo dục STEM trong công nghệ 6, thực hiện chủ trương thúc đẩy giáo dục STEM được thể hiện trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. o0o