Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử 6 chương III: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử 6 chương III: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- cau_hoi_on_tap_mon_lich_su_6_chuong_iii_thoi_ki_bac_thuoc_va.docx
Nội dung text: Câu hỏi ôn tập môn Lịch sử 6 chương III: Thời kì Bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập
- CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ 6 CHƯƠNG III : THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP I .TRẮC NGHIỆM Bài tập 1: *Ghép ý ở cột I và cột II sao cho phù hợp Câu 1: Cột I(Thời gian) Cột II (Sự kiện ) 1 Năm 111TCN A khởi nghĩa Bà Triệu 2 Năm 248 B khởi nghĩa Hai Bà Trưng 3 Năm 544 C nhà Đường đô hộ nước ta 4 Năm 679 D nước Vạn Xuân thành lập E nhà Hán đô hộ nước ta Câu 3 : Cột I(thời gian ) Cột II (sự kiện) 1.Năm 248 A. Khởi nghĩa Lý Bí 2.Năm 40 B. khởi nghĩa Hai Bà Trưng 3.Năm 542 C. chiến thắng Bạch Đằng 4.Năm 722 D. khởi nghĩa Mai Thúc Loan E. khởi nghĩa Bà Triệu Câu 4: Cột I Cột II 1.Giao Châu A.quê hương Bà Triệu 2 Quan Yên B.nơi Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa 3.Phú Điền C.nơi đặt lăng mộ Bà Triệu 4.Núi Tùng D.phạm vi ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa E.nơi khởi nghĩa thắng lợi
- *Bài tập 2: Hãy khoanh tròn một chữ cái trước câu trả lời đúng : Câu 1: Những thứ thuế mà nhân dân Giao Châu phải nộp nhiều nhất là? A. Thuế rượu và thuế thuốc phiện B.Thuế muối và thuế rượu C. Thuế muối và thuế sắt D.Thuế sắt và thuế thuốc phiện Câu 2: Đứng đầu Châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú. Những viên quan này đều là người Hán: A.Đúng B.Sai Câu 3: Hai bà Trưng đóng đô ở đâu? A.Hát Môn B.Long Biên C.Mê Linh D.Cổ Loa Câu 4: Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất : A. Cổ Loa B.Mê Linh C. Lãng Bạc D. Cấm Khê Câu 5: Câu nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển khơi đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người” là câu nói của ai? A.Bà Trưng Trắc B.Bà Trưng Nhị C. Bà Triệu D.Bà Lê Chân Câu 6: Việc đưa người Hán sang Giao châu, bắt dân ta học chữ hán, tuân theo phong tục tập quán của người Hán nhằm: A. Khai hóa văn minh B. Xóa tên nước ta C. Tuyên truyền văn hóa của người Hán D. Đồng hóa dân ta Câu 7: Hình ảnh Bà Triệu mặc áo giáp, đi guốc ngà, cưỡi voi ra trận nói lên A.Dũng khí mạnh mẽ người phụ nữ B.Sự dữ tợn C.Trang phục của người tướng D. Thể hiện sức mạnh của quân ta Câu 8: Năm 19 tuổi Triệu Thị Trinh cùng anh trai tập hợp nghĩa sĩ chuẩn bị khởi nghĩa để lại cho em suy nghĩ gì? A.Bà Triệu là người trẻ tuổi mà có chí lớn B. Rất kính nể C. Cả nhà đánh giặc D. Anh em học Triệu đoàn kết Câu 9: Hiện nay trên núi Tùng(Thanh hóa) có lăng Bà Triệu nói lên: A.Di tích còn lại của cuộc khởi nghĩa B. Quê hương Thanh Hóa anh hùng C. Địa danh nhân kiệt một thời D. Lòng biết ơn, ghi nhớ công lao của nhân dân với Bà Triệu Câu 10: Âu Lạc bị Nhà Hán gộp với 6 quận của Trung Quốc và chia nước ta thành 3 quận vào thời gian nào? A.Năm 179TCN B.Năm 129 TCN C.Năm 111TCN D. Năm 938 Câu 11: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào năm nào? A. Mùa đông năm 40 B.Mùa xuân năm 40 C. Mùa thu năm 40 D.Mùa hè năm 40 Câu 12: Hai Bà Trưng khởi nghĩa nhằm mục đích gì? A.Báo đáp ơn vua B.Trả thù riêng C. Trả thù nhà, đền nợ nước D.Rửa hận Câu 13: Nhân dân ta lập đề thờ Hai Bà Trưng ở: A. Hát Môn B.Cấm Khê C.Núi Tùng D. Mê Linh Câu 14: Việc Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua có ý nghĩa gì?
- A. Một triều đại mới được thành lập B. Lòng tự tôn dân tộc C.Phụ nữ nắm quyền D. Khẳng định vị trí, vai trò của người phụ nữ Câu 15: Nhà Hán đưa người Hán sang thay người Việt giữ chức huyện lệnh nhằm: A. Trực tiếp cai quản xuống tận huyện B. Kiểm soát chặt hơn C.Đồng hóa D.Hán hóa Âu Lạc Câu16: Hậu quả chính sách bóc lột của nhà Hán với Giao Châu? A.Người dân chán ngán B. Đất nước xơ xác C. Đẩy dân ta vào cảnh khốn cùng D. Thôn xóm tiêu điều Câu 17: Vì sao chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt? A.Vì sắt là kim loại quý B.Vì họ dùng sắt để chế tạo vũ khí C.Sợ dân ta dùng làm vũ khí chống lại họ D.Vì họ muốn chiếm nhiều sắt của ta Câu 18: Việc gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao và đặt dưới sự chỉ huy của người Hán nói lên điều gì? A.Nước ta bị đô hộ B.Nước ta bị xâm lược C. Nước ta bị đồng hóa D.Nước ta đã bị mất chủ quyền Câu 19: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? A. Nhà Hán chủ động rút lui, trao trả độc lập cho ta B. Lực lượng quân đội nhà Hán yếu C. Sự lãnh đạo tài giỏi của hai bà và sự ủng hộ của nhân dân ta D. Hai Bà Trưng đã dùng kế li gián kẻ thù Câu 20: Năm 179 TCN Âu Lạc gồm những quận nào? A.Cửu Chân, Nhật Nam B.Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam C. Giao Chỉ, Nhật Nam D. Giao chỉ, Cửu Chân *Bài tập 3:Chọn các từ thích hơp điền vào chổ trống Câu 1; Các từ cho sẳn :Thái thú ,thứ sử ,đô úy ,lạc hầu ,lạc tướng Bộ máy cai trị của nhà Hán trên đất nước ta, đứng đầu châu (1) .,đứng đầu mỗi quận là (2) coi việc chính trị, (3) .coi việc quân sự ,dưới quận là huyện do (4) đứng đầu. Câu 2: Các từ cho sẳn :nô lệ ,sóng dữ ,quân Ngô ,gió mạnh ,nhà Hán. “ Tôi muốn cởi cơn (1) ,đap luồng (2) chém cá kình ở biển khơi ,đánh đuổi (3) .giành lại giang sơn cởi ách (4) .đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người “ II. BÀI TẬP TỰ LUẬN * Bài 1:Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có gì thay đổi? * Bài 2:Em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?
- *Bài 3: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc như thế nào? Chính sách thâm hiểm nhất của chúng là gì? *Bài 4: Em hãy trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? * Bai 5: : Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành độc lập ? Những việc làm đó có ý nghĩa gì ?