Câu hỏi luyện tập Giáo dục công dân 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (Tiết 1,2) Tuần 31

doc 9 trang thienle22 4390
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi luyện tập Giáo dục công dân 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (Tiết 1,2) Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doccau_hoi_luyen_tap_giao_duc_cong_dan_12_bai_7_cong_dan_voi_ca.doc

Nội dung text: Câu hỏi luyện tập Giáo dục công dân 12 Bài 7: Công dân với các quyền dân chủ (Tiết 1,2) Tuần 31

  1. Câu hỏi luyện tập GDCD 12 Bài 7 : Công dân với các quyền dân chủ (Tiết 1,2) Tuần 31. Câu 1. Công dân từ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ? A. Từ đủ 18 tuổi. B. Từ đủ 19 tuổi. C. Từ đủ 20 tuổi. D. Từ đủ 21 tuổi. Câu 2. Quyền ứng xử của công dân được thực hiện bằng nhữn cách nào dưới đây ? A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. B. Vận động người khác giới thiệu mình. C. Giới thiệu về mình với tổ bầu cử. D. Tự tuyên truyền về mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Câu 3. Quyền bầu cử của công dân được quy định : A. Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử. B. Ai cũng có quyền bầu cử. C. Công dân bị kỷ luật ở cơ quan thì không được bầu cử. D. Công dân tự ứng cử thì không được bầu cử. Câu 4. Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên mới được quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân ? A. Đủ 21 tuổi. B. Đủ 20 tuổi.
  2. C. Đủ 19 tuổi. D. Đủ 18 tuổi. Câu 5. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình. C. khẩn trương, công khai, minh bạch. D. phổ biến, rộng rãi, chính xác. Câu 6. Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước. B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế. C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook. D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Câu 7. Người nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử ? A. Người đang phải cháp hành hình phạt tù. B. Người đang bị tình nghi vi phạm pháp luật. C. Người đang ốm nằm điều trị ở nhà. D. Người đang đi công tác xa nhà. Câu 8. Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện A. quyền tham gia quản lý nhà nước. B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế - xã hội. C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.
  3. D. quyền tự do ngôn luận. Câu 9. Ai dưới đây có quyền khiếu nại ? A. Mọi cá nhân, tổ chức. B. Chỉ có cá nhân. C. Những người từ 20 tuổi trở lên. D. Chỉ những người là công chức nhà nước. Câu 10. Khi bầu cử, mỗi cử tri đều có một lá phiếu với giá trị ngang nhau là thể hiện nguyên tắc bầu cử A. bình đẳng. B. phổ thông. C. công bẳng. D. dân chủ. Câu 11. Việc công dân kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện quyền A. tham gia xây dựng đất nước. B. tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. dân chủ trong xã hội. D. tự do ngôn luận. Câu 12. Chủ thể nào dưới đây có quyền tố cáo ? A. Mọi công dân. B. Mọi cá nhân, tổ chức. C. Chỉ những người có thẩm quyền. D. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước. Câu 13. Chủ thể nào dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ?
  4. A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước. C. Mọi cơ quan nhà nước. D. Các cơ quan tư pháp. Câu 14. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào dưới đây ? A. Không đồng ý với quyết định kỷ luật của giám đốc cơ quan. B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm. C. Phát hiện người lấy cắp tài sản của cơ quan. D. Phát hiện một ổ cờ bạc. Câu 15. Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào dưới đây ? A. Thấy có nhóm người khai thác gỗ trái phép. B. Bị cơ quan quản lý thị trường xử phạt quá mức. C. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế. D. Phản đối hành vi thiếu dân chủ trong cuộc họp của lãnh đạo. Câu 16. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ? A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp. Câu 17. Công dân thực hiện quyền bầu cử bằng cách nào dưới đây là đúng pháp luật ?
  5. A. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu. B. Nhờ người thân bỏ phiếu hộ. C. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ. D. Nhờ người khác viết phiếu hộ, rồi tự mình đi bỏ phiếu. Câu 18. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định kỷ luật của Giám đốc Sở, cán bộ cơ quan có thể làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ? A. Khiếu nại quyết dịnh của Giám đốc Sở. B. Tố cáo với người có thẩm quyền. C. Nói chuyện đó với nhiều người. D. Đăng thông tin trên Facebook. Câu 19. Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân ? A. Phát biểu và biểu quyết về xây dựng đường làng, xóm. B. Giữ gìn vệ sinh môi trường. C. Tuyên truyền pháp luật giao thông trong trường học. D. Tham gia hoạt động từ thiện. Câu 20. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân là A. mục dích của tố cáo. B. nguyên tắc của tố cáo. C. trách nhiệm của người tố cáo. D. quyền và nghĩa vụ của người tố cáo.
  6. Câu 21. Việc vận động người khác không bỏ phiếu cho một người là vi phạm quyền nào dưới đây ? A. Quyền bầu cử. B. Quyền ứng cử. C. Quyền tự do dân chủ. D. Quyền tự do cá nhân. Câu 22. Trong dịp đại biểu Quốc hội tiếp xúc với cử tri, nhân dân thôn H đã nêu một số kiến nghị với đại biểu về xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việc nhân dân đề xuất kiến nghị là thể hiện quyền nào của công dân ? A. Quyền tham gia phát triển kinh tế - xã hội. B. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Quyền dân chủ trong xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 23. Mỗi cử tri đều tự bỏ phiếu vào hòm phiếu kín là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ? A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông. C. Gián tiếp. D. Tự nguyện. Câu 24. Mỗi cử tri đều tự viết phiếu bầu là thực hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ? A. Trực tiếp. B. Tự giác. C. Bình đẳng. D. Tự do. Câu 25. Mỗi cử tri đều có một là phiếu có giá trị ngang nhau là biểu hiện nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?
  7. A. Bình đẳng. B. Bình quyền. C. Công bằng. D. Dân chủ. Câu 26. B phát hiện thấy người lấy trộm tài sản của cơ quan, B cần phải làm gì để thực hiện quyền của công dân ? A. Lờ đi coi như không biết. B. Truy bắt người ăn trộm. C. Báo cho cơ quan công an gần nhất. D. Báo cho bố mẹ và bạn bè biết. Câu 27. Người khiếu nại có các quyền và nghãi vụ do luật nào quy định ? A. Luật Khiếu nại. B. Luật Hành chính. C. Luật báo chí. D. Luật tố cáo. Câu 28. Ở bước đầu tiên, người tố cáo cần gửi đơn đến cơ quan, cá nhân, tổ chức nào dưới đây ? A. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. B. Cơ quan công an. C. Ủy ban nhân dân các cấp. D. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Câu 29. Bà H vì đau chân nên không đến được nơi bầu cử. Vì vậy tổ bầu cử đã mang hòm phiếu đến tận nhà bà để bà bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc làm của tổ bầu cử là để đảm bảo quyền bầu cử nào dưới đây của bà H ? A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Trực tiếp. D. Tự nguyện.
  8. Câu 30. Bà L bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định buộc tháo dỡ công trình xây dựng nhà ở. Khi cho rẳng quyết định xây dựng trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bà L cần làm đơn gì và gửi đến chủ thể nào dưới đây cho đúng pháp luật ? A. Đơn tố cáo, gửi cơ quan công an phường, nơi có công trình bị tháo dỡ. B. Đơn tố cáo, gửi Thanh tra xây dựng huyện. C. Đơn khiếu nại, gửi tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. D. Đơn khiếu nại, gửi đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện. Câu 31. Công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. Quyền chính trị của công dân. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tham gia vào hoạt động đời sống xã hội. Câu 32. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây ? A. Của tất cả mọi người sinh sống ở Việt Nam. B. Của mọi công dân. C. Của riêng những người lớn. D. Của riêng cán bộ, công chức nhà nước. Câu 33. Quyền tố cáo là quyền của A. mọi công dân, tổ chức. B. mọi công dân. C. mọi cơ quan, tổ chức.
  9. D. những người có thẩm quyền. Câu 34. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân A. bất kỳ. B. có thẩm quyền giải quyết, khiếu nại. C. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết, khiếu nại. D. thuộc ngành Thanh tra. Câu 35. Việc làm nào dưới đây là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và quản lý xã hội của công dân ? A. Tham gia tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội. B. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân xã về phát triển sản xuất ở xã mình. C. Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ lụt. D. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học.