Bộ đề thi Giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm 2020-2021 (Có đáp án)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ đề thi Giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bo_de_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_7_nam_2020_2021_co_d.pdf
Nội dung text: Bộ đề thi Giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 7 - Năm 2020-2021 (Có đáp án)
- Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020 - 2021 ĐỀ SỐ 1 MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Tổng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sáng tạo cộng 1. Đọc-hiểu - Nhớ tên tác - Hiểu nội dung và phẩm, tác giả phương thức biểu - Nhận biết đạt của đoạn văn. được các loại - Xác định được từ từ láy. láy. Số câu: 2 2 4 Số điểm: 2,0 2,0 4,0 Tỉ lệ: 20% 20% 40% 2. Tập làm Mở bài: Kết bài: Thân bài: Diễn đạt văn Giới thiệu - Cảm nghĩ của em Đặc điểm về nụ mạch lạc, chung về nụ về nụ cười đó. cười của mẹ: trôi chảy, cười của mẹ. - Liên hệ nêu mong - Nụ cười yêu có tính ước, hứa hẹn. thương. sáng tạo. - Nụ cười khoan dung. - Nụ cười hiền hậu. - Nụ cười khích lệ. Số câu: 1/4 1/4 1/4 1/4 1 Số điểm: 1,0 1,0 3,0 1,0 6,0 Tỉ lệ: 10% 10% 30% 10% 60% Số câu: 2+ 1/4 2+ 1/4 1/4 1/4 5 Số điểm: 3,0 3,0 3,0 1,0 10,0 Tỉ lệ: 30% 30% 30% 10% 100%
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020 - 2021 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm ) Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: “Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”. (Trích Ngữ văn 7- Tập I) Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) Câu 2: Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn (1,0 điểm) Câu 3: Tìm từ láy có trong câu sau: “Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran”. (1,0 điểm) Câu 4. Có mấy loại từ láy? Kể ra? (1,0 điểm) II. TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm ) Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2020- 2021 MÔN: NGỮ VĂN 7 I/ ĐỌC- HIỂU: (4,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê . + Tác giả: Khánh Hoài - Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm ) + Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên.
- - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. Câu 2: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Nội dung: mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm trạng hai anh em. + Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm. - Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm ) + Chỉ đạt một trong hai yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. Câu 3: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) Từ láy: chiền chiện, nhảy nhót, chiêm chiếp, ríu ran”. - Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm ) + Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. Câu 4: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) Có hai loại từ láy: + Từ láy toàn bộ. + Từ láy bộ phận. - Mức chưa đạt tối đa: ( 0,5 điểm ) + Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không có câu trả lời. II/ TẬP LÀM VĂN: (6,0 điểm) * TIÊU CHÍ VỀ NỘI DUNG PHẦN BÀI VIẾT: (5,0 điểm) 1/. Mở bài: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ.
- - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Biết giới thiệu nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt. - Mức không đạt: (0 điểm) + Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai về kiến thức hoặc không có mở bài. 2/. Thân bài: (3,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (3,0 điểm) Đảm bảo được đúng các yêu cầu sau: Đặc điểm về nụ cười của mẹ: + Nụ cười yêu thương. + Nụ cười khoan dung. + Nụ cười hiền hậu. + Nụ cười khích lệ. - Mức chưa đạt tối đa: (Từ 0,5 đến 2,5 điểm) + Chỉ đạt một, hai, ba trong bốn yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Học sinh không kể được. 3/. Kết bài: (1,0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1,0 điểm) + Cảm nghĩ của em về nụ cười đó. + Liên hệ nêu mong ước của bản thân. - Mức chưa đạt tối đa: (0,5 điểm) + Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Kết bài sai hoặc không có kết bài. * CÁC TIÊU CHÍ KHÁC: (1,0 điểm) 1/. Hình thức: (0,5 điểm) - Mức đạt tối đa: (0,5 điểm) + Viết bài văn đủ bố cục ba phần, các ý sắp xếp hợp lí, chữ viết rõ ràng. - Mức không đạt: (0 điểm) + Không hoàn chỉnh bài viết, dùng từ, không đảm bảo lỗi chính tả, chữ viết xấu. 2/. Sáng tạo: (0,5 điểm)
- - Mức đạt tối đa: (0,5 điểm) + Có sự tìm tòi trong diễn đạt, dùng đa dạng các kiểu câu, sử dụng từ ngữ chọn lọc. - Mức không đạt: (0 điểm) + Giáo viên không nhận ra được yêu cầu thể hiện trong bài , học sinh không làm bài. * Lưu ý: Điểm toàn bài là điểm các câu cộng lại được làm tròn đến một chữ số thập phân. HẾT
- ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BÁNH TRÔI NƯỚC Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son. Câu 1: Bài thơ trên làm theo thể thơ gì? Câu 2: Ai là tác giả của bài thơ? Câu 3: Bài thơ đã sử dụng những cặp từ trái nghĩa nào? Câu 4: Tìm 2 quan hệ từ có trong bài thơ trên? II. LÀM VĂN Cảm nghĩ về mẹ của em. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt 1.0 2 Tác giả Hồ Xuân Hương 1.0 3 Những cặp từ trái nghĩa: Nổi-chìm, Rắn-nát 1.0 4 Quan hệ từ: Với, mà 1.0 Làm văn 1. Yêu cầu chung: - Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo - Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết. - Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục. 2. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần 0.75
- a. Mở bài - Giới thiệu về mẹ của em. - Nêu cảm nghĩ khái quát về mẹ. 4.5 b. Thân bài - Những nét nổi bật về ngoại hình của mẹ mà em yêu, em nhớ mãi Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của mẹ và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy. - Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của mẹ làm em yêu mến, xúc động Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của mẹ và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy. 0.75 - Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với mẹ. Kể sơ qua một kỉ niệm với mẹ để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc. c. Kết bài - Khẳng định lại tình cảm với mẹ. - Những mong ước với mẹ và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với mẹ.
- ĐỀ SỐ 3 I. PHẦN ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn mới Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra’’. (Trích Ngữ văn 7, tập một) Câu 1: Đoạn trích trên trong tác phẩm nào, của ai? Câu 2: Tìm từ láy trong đoạn trích trên và cho biết tác dụng của các từ láy đó? Câu 3: Từ nội dung của tác phẩm, em hãy cho biết vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ? II. LÀM VĂN Loài cây em yêu. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Hướng dẫn chấm Điểm 1 Tác phẩm “Cổng trường mở ra”, tác giả Lí Lan 0.5 2 - Từ láy: Nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng 1.0 1.0 - Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn tâm trạng và cảm xúc về ngày đầu tiên đi học của người mẹ. 3 - Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ: 1.5 + Dạy tri thức cho học sinh, học sinh có thể tiếp thu tri thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức từ nhà trường vẫn là kiến thức giữ vị trí quan
- trọng hàng đầu + Giáo dục, rèn luyện học sinh về mặt phẩm chất, đạo đức, cách sống, cách ứng xử có văn hóa + Giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện Làm văn 1. Yêu cầu chung: - Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo - Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết. - Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục. 2. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần a. Mở bài: 0.75 - Giới thiệu về tên loài cây (cây tre, cây xoài, cây na ). - Lí do em yêu thích loài cây đó. b.Thân bài: - Các đặc điểm nổi bật của loài cây đã gợi cảm xúc cho em khi quan 4.5 sát (chọn lọc chi tiết, hình ảnh tiêu biểu). - Mối quan hệ gần gũi giữa loài cây đó với đời sống của em. ( Cây đem lại cho em những gì trong đời sống vật chất và tinh thần) 0.75 - Ý nghĩa, vai trò của loài cây đó trong cuộc sống của con người. c. Kết bài: Tình cảm, ấn tượng của em đối với loài cây đó.
- ĐỀ SỐ 4 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I- MÔN NGỮ VĂN 7 Năm học 2020-2021 I. MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Cộng NLĐG cao I. Đọc- Hiểu - Nhận diện - Hiểu được - Giải thích - Ngữ liệu: được phương cụm từ "thế ngữ liệu có Văn bản tự sự thức biểu đạt. giới kì diệu" trong đoạn - Tiêu chí lựa - Xác định trích. chọn ngữ liệu: được cặp từ 1 đoạn trích có trái nghĩa. độ dài khoảng 60 chữ Số câu 2 1 1 4 Số điểm 1 1 1 3,0 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% II. Tạo lập - Viết 1 đoạn - Viết 1 bài văn bản văn về một văn biểu cảm kỉ niệm đáng (Loài cây em nhớ nhất yêu) trong ngày khai trường đầu tiên của mình Số câu 1 1 2 Số điểm 2 5 7 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng số câu/ 2 1 2 1 6 số điểm toàn
- bài 1 1 3 5 10 Tỉ lệ % điểm toàn bài 10% 10% 30% 50% 100% II. Đề bài I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. (Trích Cổng trường mở ra- Lí Lan) Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. (0,5 điểm) Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào ? (0,5 điểm) Câu 3. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì ? (1,0 điểm) Câu 4. Ý nghĩa của câu văn “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.” (1,0 điểm) II. Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1. Từ nội dung đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 câu) về một kỉ niệm đáng nhớ nhất trong ngày khai trường đầu tiên của mình. (2 điểm) Câu 2. Loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi, ). (5 điểm) III. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 Phần Câu Đáp án Biểu điểm I 1 Cặp từ trái nghĩa: đêm - ngày 0,5 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là 0,5 2 Tự sự "Thế giới kì diệu" đó là: - Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình 0,25 3 thương - Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú 0,25 - Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp 0,25
- - Là thế giới của những ước mơ, khát vọng, 0,25 4 * Ý nghĩa: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. 1,0 Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra. II. 1 HS viết đoạn văn: Trên cơ sở nội dung của đoạn trích, bày tỏ (2 điểm) tình yêu của mình đối với mẹ. Về hình thức phải có mở đoạn, phát triển đoạn và kết đoạn. Các câu phải liên kết với nhau chặt chẽ về nội dung và hình thức a. Đảm bảo thể thức của một đoạn văn và đảm bảo số câu 0,25 b. Xác định đúng vấn đề : bày tỏ tình yêu của em đối với mẹ. 0,25 c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: Vận dụng tốt các phương thức biểu đạt. Có thể viết đoạn văn theo ý sau: - Những kỉ niệm ngày đến trường đầu tiên khi vào học lớp 1 em vẫn nhớ như in. - Sáng sớm hôm đó mẹ gọi em dậy để chuẩn bị vệ sinh cá nhân và ăn sáng. - Xong xuôi, mẹ cho em được mặc bộ quần áo trắng tinh tươm và khoác chiếc cặp mới mẹ đã mua tặng em nhân ngày khai 1,0 giảng. - Mẹ đã dặn dò em phải lễ phép chào hỏi khi gặp thầy cô. - Khi đến trường, em cũng nh bao bạn nhỏ khác đều háo hức đón chờ để nhận lớp với những người bạn mới. - Ngày đầu tiên đi học trong sáng mùa thu tháng 9, bầu trời trong xanh và gió mát trong lành đã để lại trong em bao kỉ niệm đẹp về quãng đường học sinh. d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn 0,25 đề. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
- 2 Viết bài văn biểu cảm (5 điểm) Đề: Loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi, ) a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các 0,25 phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức. b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm. 0,25 c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau: * Mở bài. 0,5 Giới thiệu về loài cây em yêu. * Thần bài 1. Biểu cảm về các đặc điểm của cây: - Em thích màu của lá cây, - Cây đơm hoa vào tháng và hoa đẹp như - Những trái cây lúc nhỏ lúc lớn và khi chín gợi niềm say xưa hứng thú ra sao? 3 - Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó. - Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào? - Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó? 2. Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên * Kết bài. 0,5 Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây. d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc 0,25 e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ 0,25 pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. Tổng điểm 10,0
- ĐỀ SỐ 5 Ma trận đề thi Mức độ nhận thức Cộng Nội dung Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng biết cao Phần - Ngữ liệu: - Nhận - Nêu được - Xác định đúng I. Văn bản biết xuất nội dung các từ ghép và Đọc biểu cảm xứ đoạn đoạn thơ phân loại đúng hiểu - Tiêu chí trích, thể lựa chọn loại của ngữ liệu: văn bản 01 đoạn thơ trong văn bản Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% Phần - Biết cách bày Biết viết bài II. tỏ tình cảm, cảm văn biểu Tạo xúc về một vấn cảm lập đề của trong văn đoạn trích bản Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng Số câu 1 1 2 1 5 cộng Số điểm 1.0 1.0 3.0 5.0 10.0 Tỷ lệ 10% 10% 30% 50% 100%
- ĐỀ BÀI Phần I. Đọc - hiểu văn bản: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : “Thái bình tu trí lực, Vạn cổ thử giang san” Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Và văn bản chứa đoạn thơ thuộc thể thơ nào? Câu 2. (1.0 điểm) Tác giả giãi bày phương châm giữ nước vững bền như thế nào trong đoạn thơ trên? Câu 3.(1.0 điểm) Hãy chỉ ra một từ ghép chính phụ và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ trên? Phần II. Tạo lập văn bản : (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Trong đoạn thơ trên tác giả giãi bày phương châm giữ nước của vị tướng cầm quân còn chúng ta là học sinh, em hãy giải bày phương châm học tập và rèn luyện bản thân như thế nào để xây dựng đất nước giàu mạnh? Câu 2. (5.0 điểm) Thế giới loài cây vô cùng phong phú và đáng yêu. Em yêu thích loài cây nào hãy phát biểu cảm nghĩ về loài cây đó? Hết ĐÁP ÁN Phần Câu Đáp án Điểm I. 1 Đoạn thơ trên trích trong văn bản Phò giá về kinh 0,5 điểm Đọc - Văn bản thuộc thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật 0,5 điểm hiểu 2 - Phương châm giữ nước vững bền: 0.5 điểm + Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị 0.25 điểm + Thể hiện sự sáng suốt của một vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy 0.25 điểm rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực giữ vững hòa bình, bảo vệ đất nước 3 Các từ ghép đẳng lập: Giang san 0,5 điểm 0,5 điểm Các từ ghép chính phụ: Thái bình, trí lực, vạn cổ (HS chọn một trong các từ trên)
- Phần 1 -Học thuộc và làm theo năm điều Bác Hồ dạy 0,5 điểm II. -Học tập tích cực, nghiêm túc và sáng tạo 0,5 điểm Tạo - Rèn luyện thân thể khẻo mạnh 0,5 điểm lập -Hiếu kính với ông bà, cha mẹ; kính trọng thầy cô; yêu thương và sẻ 0,5 điểm văn chia với bạn bè, biết giúp đỡ mọi người bản 4 * Hình thức: 1,0 điểm - Kiểu văn bản biểu cảm. - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá hay những suy tư đậm màu sắc cảm xúc về một hay thế giới loài cây. - Bài viết có bố cục 3 phần: Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, giàu hình ảnh. Câu viết đúng ngữ pháp, không sai những lỗi chính tả thông thường. * Nội dung: (4,0điểm) 1. Mở bài: + Nêu loài cây , lý do em yêu. 0,5 điểm + Em yêu nhất cây đó, yêu nó hơn cây khác vì sao? 2. Thân bài: - Các phẩm chất của cây. + Miêu tả cây đó như thế nào ? ( thân, rễ, lá, cao , thấp, đẹp, hoa. .) + Sự trưởng thành của loài cây đó: Phẩm chất của cây. 3,0 điểm + Loài cây với đời sống con người như thế nào ? + Loài cây đó với đời sống của em như thế nào? + Từ cây em liên tưởng đến ai ? 3. Kết bài: Tình yêu của em với cây. + Cây đã trở thành người bạn thân của em. + Tình cảm của em đới với cây như thế nào ? mỗi khi em phải xa 0,5 điểm cây em yêu. *Biểu điểm: - Điểm 4 - 5: Bài viết có bố cục rõ ràng, kỉ niệm chân thành gợi được những rung động, lời văn trong sáng có sức truyền cảm, biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật nội dung - Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, sai ít lỗi các loại
- - Điểm 2 - 3: Bài viết còn sơ sài, chưa thật sự đảm bảo yêu cầu của đề, lời văn còn vụng sai nhiều lỗi các loại. - Điểm 0,5 – 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
- ĐỀ SỐ 6 Ma trận đề thi Mức độ nhận thức Cộng Nội dung Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng biết cao Phần - Ngữ liệu: - Nhận - Nêu được - Xác định đúng I. Văn bản biết xuất nội dung các từ ghép và Đọc biểu cảm xứ đoạn đoạn thơ phân loại đúng hiểu - Tiêu chí trích, thể lựa chọn loại của ngữ liệu: văn bản 01 đoạn thơ trong văn bản Số câu 1 1 1 3 Số điểm 1.0 1.0 1.0 3.0 Tỉ lệ % 10% 10% 10% 30% Phần - Biết cách bày Biết viết bài II. tỏ tình cảm, cảm văn biểu Tạo xúc về một vấn cảm lập đề của trong văn đoạn trích bản Số câu 1 1 2 Số điểm 2.0 5.0 7.0 Tỉ lệ % 20% 50% 70% Tổng Số câu 1 1 2 1 5 cộng Số điểm 1.0 1.0 3.0 5.0 10.0 Tỷ lệ 10% 10% 30% 50% 100% ĐỀ BÀI
- Phần I. Đọc - hiểu văn bản: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : “ Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể thơ nào? Câu 2. (1.0 điểm) Em hãy nêu nội dung chính của đoạn thơ trên? Câu 3.(1.0 điểm) Hãy chỉ ra một từ ghép chính phụ và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ trên? Phần II. Tạo lập văn bản : (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung đoạn thơ trên, em hãy suy nghĩ của em về truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm của ông cha ta trong lịch sử dân tộc? Câu 2. (5.0 điểm) Thế giới loài cây vô cùng phong phú và đáng yêu. Em yêu thích loài cây nào hãy phát biểu cảm nghĩ về loài cây đó ? Hết ĐÁP ÁN Phần Câu Đáp án Điểm I. 1 Đoạn thơ trên trích trong văn bản Nam quốc sơn hà 0,5 điểm Đọc - Văn bản thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật 0,5 điểm hiểu 2 - Lời khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước: 0.5 điểm + Nước Nam là của người Nam 0.25 điểm +Sự phân định địa phận, lãnh thổ nước Nam được ghi rõ ở sách 0.25 điểm trời 3 Các từ ghép đẳng lập: Sơn hà 0,5 điểm Các từ ghép chính phụ: Nam quốc, Nam đế, tiệt nhiên, thiên thư 0,5 điểm (HS chọn một trong các từ sau)
- Phần 1 HS cần trình bày được: 0,5 điểm II. Suy nghĩ của HS về truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm Tạo của ông cha ta trong lịch sử dân tộc: lập - Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, khát vọng dựng nước, văn giữ nước, xây dựng đất nước giàu mạnh bản - Mỗi khi đất nước bị giặc xâm lăng, nhân dân ta đều đoàn kết một 0,5 điểm lòng chống giặc - Nhân dân ta đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn để đánh tan giặc 0,5 điểm xâm lược - Chúng ta luôn tự hào về truyền thống ấy và ngày nay nên ra sức 0,5 điểm xây dựng truyền thống này vững mạnh hơn 4 * Hình thức: 1,0 điểm - Kiểu văn bản biểu cảm. - Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, đánh giá hay những suy tư đậm màu sắc cảm xúc về một hay thế giới loài cây. - Bài viết có bố cục 3 phần: Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, giàu hình ảnh. Câu viết đúng ngữ pháp, không sai những lỗi chính tả thông thường. * Nội dung: (4,0điểm) 1. Mở bài: + Nêu loài cây , lý do em yêu. 0,5 điểm + Em yêu nhất cây đó, yêu nó hơn cây khác vì sao? 2. Thân bài: - Các phẩm chất của cây. + Miêu tả cây đó như thế nào ? ( thân, rễ, lá, cao , thấp, đẹp, hoa. .) + Sự trưởng thành của loài cây đó: Phẩm chất của cây. 3,0 điểm + Loài cây với đời sống con người như thế nào ? + Loài cây đó với đời sống của em như thế nào? + Từ cây em liên tưởng đến ai ? 3. Kết bài: Tình yêu của em với cây. + Cây đã trở thành người bạn thân của em. + Tình cảm của em đới với cây như thế nào ? mỗi khi em phải xa 0,5 điểm cây em yêu.
- *Biểu điểm: - Điểm 4 - 5: Bài viết có bố cục rõ ràng, kỉ niệm chân thành gợi được những rung động, lời văn trong sáng có sức truyền cảm, biết kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm nổi bật nội dung - Điểm 3 - 4: Bài viết đảm bảo yêu cầu của đề, bố cục rõ ràng, lời văn mạch lạc, sai ít lỗi các loại - Điểm 2 - 3: Bài viết còn sơ sài, thể hiện chưa thật sự đảm bảo yêu cầu của đề, lời văn còn vụng sai nhiều lỗi các loại. - Điểm 0,5 – 1,5: Bài viết sơ sài, lời văn lủng củng, mắc quá nhiều lỗi. - Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. (Lưu ý: Tùy thuộc vào bài làm cụ thể mà HS trình bày, GV căn cứ để cho điểm linh hoạt và chính xác, không gò ép, máy móc.)
- ĐỀ SỐ 7 TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. Năm học 2020 - 2021 Môn: Ngữ văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút MA TRẬN ĐỀ THI Cấp độ tư duy Chủ đề Nhận biết Thông Vân dụng Vân dụng ( Nội dung) hiểu thấp cao Tổng số câu Câu 1 /a Câu 2/b Câu 1/c Văn bản: Mẹ tôi (1 đ) (0.5đ) (1 đ) 0.75 Từ ghép Câu 1/b 0,5 (0,5đ) Từ láy Câu 1/b 0,5 (0,5đ) Đại từ Câu 2/a 0.25 (0.5 đ) Làm văn biểu cảm Câu 2/c Câu 4 1 (1đ) (5đ) Tổng số câu 0.75 0.5 0.75 1 3 Tổng số điểm 2 1 2 5 10 ĐỀ BÀI Câu 1: (3 đ) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [ ] Người mẹ sẵn sàng bỏ
- hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! ”. (Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn. c. Nêu dung chính của đoạn văn trên. Câu 2: ( 2 đ) Cho hai câu thơ: “ Đã bấy lâu nay, bác tới nhà Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa” ( “ Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến) a. Tìm đại từ trong hai câu thơ trên và cho biết đại từ đó dùng để làm gì? b. Hai câu thơ đã thể hiện được tâm trạng gì của nhà thơ? c. Viết một đoạn văn ngắn ( 3 đến 5 câu) thể hiện tâm trạng của nhà thơ khi có bạn đến thăm. Câu 3 : (5 đ) Cảm nghĩ về một người thân của em. ĐÁP ÁN Câu 1 (3 đ ) a. Đoạn văn trên trích trong văn bản “Mẹ tôi” : 0,5 đ - Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa) 0,5 đ b. Tìm 2 từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn 0,5 đ - Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận 0,5 đ c. Nội dung chính đoạn văn (1 đ) Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy. Câu 2: (2 đ) a. - Các đại từ: bác. ( 0,25đ) - Dùng để xưng hô ( 0,25đ) b. Hai câu thơ thể hiện sự vui mừng khi có bạn đến thăm.( 0,5 đ)
- c. Viết đoạn văn: + Hai câu thơ cho biết 2 người bạn ít gặp nhau (đã bấy lâu), Nguyễn Khuyến gọi bạn là bác (cách xưng hô vừa có ý tôn trọng vừa có ý thân mật). ( 0.5đ) + Câu thơ không chỉ là một thông báo bạn đến chơi nhà mà còn là một tiếng reo vui, đầy hồ hởi, phấn khởi khi đã bao lâu mới được bạn đến thăm. Thời gian này Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, chính vì vậy ông rất vui mừng khi có bạn tới thăm.(0.5đ) Câu 3 (5 đ) 3. Yêu cầu chung: - Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo - Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết. - Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục. 3. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần a. Mở bài ( 1đ) - Giới thiệu về mẹ của em. - Nêu cảm nghĩ khái quát về mẹ. b. Thân bài (3đ) - Những nét nổi bật về ngoại hình của mẹ mà em yêu, em nhớ mãi Tả vài nét tiêu biểu về ngoại hình của mẹ và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy. - Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của mẹ làm em yêu mến, xúc động Kể sơ qua về tính cách, phẩm chất của mẹ và bộc lộ cảm xúc trực tiếp trước những đặc điểm ấy. - Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với mẹ. Kể sơ qua một kỉ niệm với mẹ để bộc lộ cảm xúc nhớ nhung, xúc động, biết ơn Hoặc từ kỉ niệm mà liên tưởng tới hiện tại và tương lai để bộc lộ cảm xúc. c. Kết bài (1đ) - Khẳng định lại tình cảm với mẹ. - Những mong ước với mẹ và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với mẹ.