Bài tập về nhà môn Ngữ văn 7 (ngày 15 tháng 04)
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập về nhà môn Ngữ văn 7 (ngày 15 tháng 04)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_ve_nha_mon_ngu_van_7_ngay_15_thang_04.docx
Nội dung text: Bài tập về nhà môn Ngữ văn 7 (ngày 15 tháng 04)
- Phiếu bài tập về nhà Ngữ Văn 7 Năm học 2019-2020 BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN NGỮ VĂN 7 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH PHÁT THỨ 4 NGÀY 15 THÁNG 04 NĂM 2020 Bài 1: Hãy tìm các câu bị động trong các đoạn trích dưới đây: a. Giáo thông là bộ mặt của Thủ đô. Vì vậy những năm gần đây nhiều tuyến đường như Cầu Giấy, Đại Cồ Việt, Giải Phóng đã được thành phố đầu tư xây dựng mới. b. Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. Hà Nội được khởi công xây dựng vào năm 1898. Kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ep – phen đã thiết kế cây cầu này. Sau bốn năm, cây cầu đã hoàn thành. Bài 2: Chuyển các câu sau thành câu bị động: a. Đức sút thẳng bóng vào khung thành. b. Chúng em chấp hành nghiêm chỉnh mọi luật lệ giao thông. c. Trong trận bão vừa qua, gió thổi ngã rất nhiều cây cối. d. Nhà trường khen thưởng cho những học sinh chăm ngoan. e. Nhân ngày khai giảng, mẹ mua cho Lan một chiếc cặp sách mới. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 câu nêu cảm nghĩ của em về đức tính giản dị của Bác Hồ, trong đó có sử dụng một câu bị động. Gạch chân dưới câu bị động đó.
- Phiếu bài tập về nhà Ngữ Văn 7 Năm học 2019-2020 BÀI TẬP VỀ NHÀ MÔN NGỮ VĂN 7 CHƯƠNG TRÌNH HỌC TRÊN TRUYỀN HÌNH PHÁT THỨ 7 NGÀY 18 THÁNG 04 NĂM 2020 Bài 1: Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây, cho biết trong mỗi câu cụm C – V làm thành phần gì? a. Trời trở rét là dấu hiệu bắt đầu của mùa đông. b. Sương muối xuống nhiều khiến cây lá trở nên tàn lụi. c. Trăng lên tỏa sáng khắp núi đồi. d. Sóng gợn lăn tăn làm mặt hồ xao động tuyệt đẹp. e. Bố tôi thường nhắc chúng tôi phải tuân thủ luật lệ giao thông khi đi trên đường. Bài 2: từ hai cặp câu sau hãy viết thành một câu có sử dụng cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. a. Hoa học giỏi. Bố mẹ rất vui lòng. b. Người reo. Người hò. Sân vận động càng thêm náo nhiệt. c. Đường phố rất đông đúc. Mọi người đều phải đi chậm lại. d. Trời nắng to. Ai cũng cảm thấy mệt mỏi. Bài 3: Hãy đặt năm câu có sử dụng cụm C – V để mở rộng thành phần câu hoặc thành phần cụm từ. Bài 4: Viết đoạn văn với đề tài: “Cần phải biết quý trọng thời gian”. Trong đoạn văn có sử dụng hai câu dùng cụm C – V để mở rộng câu và gạch chân dưới các câu đó.