Bài tập Vật lí Lớp 7 - Tuần 23 (Có đáp án)

doc 4 trang Thương Thanh 08/08/2023 1890
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Vật lí Lớp 7 - Tuần 23 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_vat_li_lop_7_tuan_23_co_dap_an.doc

Nội dung text: Bài tập Vật lí Lớp 7 - Tuần 23 (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP VẬT LÝ 7 ( TUẦN 23) Kiến thức cần nhớ: - Tương tác giữa các vật nhiễm điện khi tiếp xúc với nhau: các vật nhiễm điện ( hay vật mang điện tích ) cùng loại ( dương với dương, âm với âm ) thì đẩy nhau, các vật nhiễm điện khác loại ( dương với âm ) thì hút nhau. - Vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm eectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron. Bài 1: Ba vật A, B, C đều nhiễm điện do cọ xát. A đẩy B, B hút C, C mang điện tích âm. Hỏi A, B mang điện tích gì? Vì sao? Hướng dẫn: • C ( - ) mà B hút C  B ( + ) • B ( + ) mà A đẩy B  A ( + ) Vậy A, B đều mang điện tích dương vì các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau. Bài 2: Một vật nhiễm điện tích dương khi đưa lại quả cầu nhẹ được treo bằng sợi chỉ tơ thì thấy hai vật hút nhau. Em hãy cho biết quả cầu có bị nhiễm điện hay không, nếu có thì nhiễm điện tích loại gì? Hướng dẫn: - Quả cầu có thể không bị nhiễm điện vì vật nhiễm điện thì hút được các vật nhẹ. - Vật nhiễm điện dương hút quả cầu nên quả cầu nhiễm điện âm vì mà các điện tích khác loại thì hút nhau. Bài 3: Sau khi cọ xát với giấy khô, thanh nhựa nhiễm điện âm? Thanh nhựa đã nhận thêm hay mất bớt electron? Giấy mang điện tích gì? Vì sao? Phân tích: - Thanh nhựa nhiễm điện âm nên nó nhận thêm electron. - Mà thanh nhựa cọ xát với giấy nên thanh nhựa nhận electron từ giấy, giấy cho electron cho thanh nhựa vậy giấy mất bớt electron nên giấy nhiễm điện dương. Nội dung ghi:
  2. - Thanh nhựa nhiễm điện âm nên thanh nhựa nhận thêm electron. - Giấy mang điện tích dương vì giấy mất bớt electron. Bài 4: Khi cọ xát thước nhựa vào vải khô thì thước nhựa nhiễm điện âm. Hỏi: a) Vải khô nhiễm điện gì? b) Electron đã di chuyển từ vật nào sang vật nào? Phân tích: - Thước nhựa nhiễm điện âm nên nó nhận thêm electron. - Mà thước nhựa cọ xát với vải khô nên thước nhựa nhận electron từ vải khô, vải khô cho electron cho thước nhựa vậy vải khô mất bớt electron nên vải khô nhiễm điện dương. Electron di chuyển từ vải khô sang thước nhựa. Nội dung ghi: a) Vải khô nhiễm điện dương. b) Electron di chuyển từ vải khô sang thước nhựa. Bài 5: a.Vẽ thành sơ đồ mạch điện theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện như hình 1. b. Xác định chiều dòng điện trên sơ đồ. Hướng dẫn: Hình1 • • > > Bài 6 : Các thiết bị điện được mắc như hình 2. a) Hãy vẽ thành sơ đồ mạch điện theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện. b) Vẽ chiều dòng điện trên sơ đồ Hướng dẫn: K - + • > > • > Hình 2 ^ v < < <
  3. BÀI TẬP HỌC SINH TỰ GIẢI Bài 1: a) Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? b) Tại sao cánh quạt điện sau một thời gian hoạt động lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt? Bài 2: Tại sao khi dung lược nhựa chảy tóc, lược có thể hút các sợi tóc dài, mảnh? Bài 3: Các bồn chở xăng dầu thường có một sợi xích sắt thả lê xuống mặt đường? Làm như thế có tác dụng gì? Giải thích? Bài 4: a) Nêu cách phát hiện một vật nhiễm điện? b)Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa, thanh thủy tinh bị mất electron, đưa lại gần vật A bị nhiễm điện thì vật A bị hút lại gần. Hai vật này nhiễm điện loại gì? Giải thích? Bài 5: Treo các quả cầu đã bị nhiễm điện bằng các sợi chỉ mảnh. Lần lượt đưa quả cầu C đã bị nhiễm điện âm lại gần quả cầu A thì chúng hút nhau, lại gần quả cầu B thì chúng đẩy nhau. Hỏi quả cầu A và quả cầu B mang điện tích gì? Vì sao? Bài 6: Khi đưa thước nhựa đã nhiễm điện tích âm lại gần quả cầu mảnh nhẹ treo trên sợi chỉ thấy chúng hút nhau.Có thể kết luận gì về điện tích của quả cầu? Vì sao? Bài 7: Cọ xát thước nhựa nhiều lần trên tấm vải khô. Cho rằng thước nhựa nhiễm điện âm. Hỏi vât nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron. Mảnh vải nhiễm điện tích gì? Bài 8: Cho các chất sau: Nước nguyên chất, cao su, đồng thau, than chì, thủy tinh, dung dịch nước muối. Em hãy phân biệt chất nào là chất dẫn điện, chất nào là chất cách điện? Bài 9: Cọ xát vật A với vật B, ta nhận thấy sau khi cọ xát vật A nhiễm điện dương. a. Vật B có nhiễm điện không? Nếu có nhiễm điện loại nào? b. Vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? Bài 10: Xem hình 3. Hãy cho biết trong các loại vật liệu ghi số 1, 2, 3, 4, 5 vật liệu ghi số mấy là vật liệu cách điện? Vật liệu ghi số mấy là vật liệu dẫn điện? Bài 11: Thế nào là chất dẫn điện? Trong các chất sau chất nào là chất dẫn điện: vàng, ruột bút chì, gỗ , nhựa, nước cất, dung dịch Hình 3 muối bạc , thủy tinh, đoạn dây đồng. Bài 12: Vẽ sơ đồ mạch điện kín gồm nguồn có 3 pin, dây dẫn, hai bóng đèn Đ 1, Đ2 mắc nối tiếp, khóa K. Xác định chiều dòng điện trong mạch. Hướng dẫn: Vẽ giống mạch điện bài 6 nhưng thay nguồn điện bằng kí hiệu 3 pin
  4. Bài 13: a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: một bộ nguồn điện có 2 pin mắc nối tiếp, công tắc K dùng để đóng, mở dòng điện trong mạch, hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp. b. Xác định chiều dòng điện chạy trong mạch. Hướng dẫn: Vẽ giống mạch điện bài 6 nhưng thay nguồn điện bằng kí hiệu 2 pin Bài 14: Ban đầu tóc và lược nhựa đều chưa nhiễm điện. Sau khi chải tóc khô bằng lược nhựa, cả lược nhựa và tóc đều nhiễm điện. Cho rằng lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi tóc nhiễm điện loại gì? Electron dịch chuyển từ vật nào sang vật nào? Bài 15: Sau khi cọ xát thanh thủy tinh với len, thanh thủy tinh nhiễm điện dương. Em hãy cho biết: a. Len nhiễm điện gì? b. Vật nào nhận thêm electron, vật nào mất bớt electron? c. Khi đưa len tới gần vật A, thấy len đẩy vật A. Vật A nhiễm điện gì? Bài 16: Quan sát mạch điện ở hình bên và thực hiện các yêu cầu sau: Vẽ sơ đồ mạch điện.Vẽ chiều dòng điện chạy qua mạch khi khóa K đóng.