Bài tập tự học môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 30

doc 16 trang Thương Thanh 25/07/2023 2460
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tự học môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_tu_hoc_mon_sinh_hoc_lop_7_tuan_30.doc

Nội dung text: Bài tập tự học môn Sinh học Lớp 7 - Tuần 30

  1. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC- ÔN TẬP MÔN SINH HỌC 7 Câu 1: Sự đa dạng và phong phú của của động vật thể hiện ở a. Đa dạng về số loài và phong phú về số lượng cá thể b. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống c. Đa dạng về cấu trúc cơ thể d. Cả a, b và c Câu 2: Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm: a. Dưới nước và trên cạn b. Dưới nước và trên không c. Trên cạn và trên không d. Dưới nước, trên cạn và trên không Câu 3: Động vật và thực vật giống nhau ở điểm nào? a. Cấu tạo từ tế bào b. Lớn lên và sinh sản c. Có khả năng di chuyển d. Cả a và b đúng Câu 4: Động vật được chia làm mấy ngành a. 6 b. 7c. 8 d. 9 Câu 5: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ a. Sắc tố ở màng cơ thể b. Màu sắc của hạt diệp lục c. Màu sắc của điểm mắt d. Sự trong suốt của màng cơ thể Câu 6: Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh a. Tự dưỡng b. Dị dưỡng c. Tự dưỡng và dị dưỡng d. Kí sinh Câu 7: Trùng biến hình di chuyển được nhờ a. Các lông bơi b. Roi dài c. Chân giả d. Không bào co bóp Câu 8: Quá trình tiêu hóa ở trùng giày là a. Thức ăn – không bào tiêu hóa – ra ngoài mọi nơi b. Thức ăn – miệng – hầu – thực quản – dạ dày – hậu môn c. Thức ăn – màng sinh chất – chất tế bào – thẩm thấu ra ngoài d. Thức ăn – miệng – hầu – không bào tiêu hóa – không bào co bóp – lỗ thoát Câu 9: Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị là a. Kí sinh b. Tự dưỡng c. Dị dưỡng d. Tự dưỡng và dị dưỡng Câu 10: Vật trung gian truyền trùng sốt rét cho con người là a. Ruồi b. Muỗi Anôphen c. Chuột d. Gián Câu 11: Cơ thể của động vật nguyên sinh có đặc điểm chung là a. Có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống
  2. b. Có kích thước hiển vi, đa bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống c. Có kích thước hiển vi, chỉ là một hoặc hai tế bào nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống d. Có kích thước hiển vi, đơn bào hoặc đa bào đơn giản nhưng đảm nhiệm mọi chức năng sống Câu 12: Tế bào nào giúp thủy tức tự vệ và bắt mồi? a. Tế bào gai b. Tế bào mô bì – cơ c. Tế bào sinh sản d. Tế bào thần kinh Câu 13: Thủy tức sinh sản bằng cách a. Mọc chồi b. Sinh sản hữu tính c. Tái sinh d. Tất cả a, b, c đều đúng Câu 14: Sứa tự vệ nhờ a. Di chuyển bằng cách co bóp dù b. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt c. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi d. Không có khả năng tự vệ. Câu 15: Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển a. San hô b. Hải quỳ c. Thủy tức d. Sứa Câu 16: Cơ thể ruột khoang a. Đối xứng tỏa tròn b. Đối xứng hai bên c. Không đối xứng d. Luôn biến đổi hình dạng Câu 17: Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với sống kí sinh là a. Mắt và giác quan phát triển b. Hệ tiêu hóa tiêu giảm c. Mắt và lông bơi tiêu giảm, các giác bám phát triển d. Hệ sinh dục lưỡng tính Câu 18: Ngành giun dẹp gồm a. Sán lông, sán lá b. Sán lá, sán dây c. Sán lông, sán dây d. Sán lông, sán lá, sán dây Câu 19: Giun dẹp thường kí sinh ở những bộ phận nào? a. Ruột non b. Máu c. Gan d. Tất cả các đáp án trên Câu 20: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Giun dẹp a. Cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều b. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên c. Có hậu môn d. Có giác bám Câu 21: Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người a. Lớp vỏ cutin b. Di chuyển nhanh c. Có hậu môn d. Cơ thể hình ống
  3. Câu 22: Cấu tạo cơ thể nào giúp giun đũa chui rúc di chuyển dễ dàng trong môi trường kí sinh a. Ruột thẳng b. Có hậu môn c. Có lớp vỏ cutin d. Có lớp cơ dọc Câu 23: Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường a. Đường tiêu hóa b. Qua da c. Đường hô hấp d. Qua máu Câu 24: Đặc điểm chung của ngành giun tròn là a. Cơ thể hình trụ, có vỏ cuticun bao bọc b. Khoang cơ thể chưa chính thức c. Cơ quan tiêu hóa dạng ống d. Tất cả đáp án trên đúng Câu 25: Đặc điểm của giun đất thích nghi với đời sống đời sống chui rúc trong đất ẩm a. Hệ tuần hoàn kín b. Cơ thể lưỡng tính c. Cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt d. Hô hấp qua da Câu 26: Giun đất có vai trò a. Làm đất mất dinh dưỡng b. Làm chua đất c. Làm đất tơi xốp, màu mỡ d. Làm đất có nhiều hang hốc Câu 27: Giun đốt a. Có hệ tuần hoàn, có máu b. Chưa có hệ tuần hoàn, có máu c. Chưa có hệ tuần hoàn, không có máu d. Có hệ tuần hoàn, không có máu Câu 29: Cơ quan nào đóng vai trò đóng, mở vỏ trai a. Đầu vỏ b. Đỉnh vỏ c. Cơ khép vỏ (bản lề vỏ) d. Đuôi vỏ \Câu 30: Trai lấy mồi ăn bằng cách a. Dùng chân giả bắt lấy con mồi b. Lọc nước c. Kí sinh trong cơ thể vật chủ d. Tấn công làm tê liệt con mồi Câu 31: Loài thân mềm nào gây hại cho cây trồng a. Sò b. Ốc bươu vàng c. Bạch tuộc d. Mực Câu 32: Ngành thân mềm có đặc điểm chung là a. Thân mềm, cơ thể không phân đốt b. Có vỏ đá vôi, có khoang áo c. Hệ tiêu hóa phân hóa d. Tất cả các đáp án trên Câu 33: Cơ thể tôm có mấy phần a. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng b. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng c. Có 2 phần là thân và các chi d. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi
  4. Câu 34: Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm a. Râu b. Vỏ cơ thể c. Đuôi d. Các đôi chân Câu 35: Giáp xác có thể gây hại a. Truyền bệnh giun sán b. Kí sinh ở da và mang cá c. Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền d. Tất cả các đáp án trên đúng Câu 36: Nhện có bao nhiêu phần a. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng b. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng c. Có 2 phần là thân và các chi d. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi Câu 37: Châu chấu di chuyển bằng cách a. Bò bằng cả 3 đôi chân b. Nhảy bằng đôi chân sau (càng) c. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh d. Tất cả các đáp án trên là đúng Câu 38: Hoạt động cung cấp ôxi và thức ăn cho các tế bào và các cơ quan của châu chấu là do a. Sự nâng lên hạ xuống của các cơ ngực b. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành bụng c. Hệ thống ống khí từ các lỗ thở ở hai bên thành ngực d. Sự phát triển của hệ tuần hoàn Câu 39: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ a. Hô hấp bằng hệ thống ống khí b. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng c. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng. d. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh Câu 40: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Chân khớp? a. Các chân phân đốt khớp động b. Qua lột xác để tăng trưởng cơ thể c. Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở d. Có mắt kép
  5. HƯỚNG DẪNÔn HK1 TỰ HỌC Môn ÔNSinh TẬP học MÔN 8 - Đề SINH số HỌC 8 1 Một số nguyên nhân gây gián đoạn nhịp hô hấp của người bị nạn và các phương pháp loại bỏ các nguyên nhân này để cứu người bị nạn được liệt kê ở bảng sau: Cột A : Nguyên nhân Cột B: Phương pháp loại bỏ 1. Nạn nhân bị đuối nước a. tắt cầu dao hay công tắc điện để ngắt nguồn điện. 2. Nạn nhân bị điện giật b. khiêng nạn nhân ra nơi thoáng khí. 3. Nạn nhân bị lâm vào môi trường thiếu ôxi c. loại bỏ nước khỏi phổi bằng cách vừa cõng nạn nhân (ở tư thế dốc ngược) vừa chạy. Trong các tổ hợp ghép đôi giữa mỗi ý ở cột A với một ý ở cột B sau đây, tổ hợp ghép đôi nào đúng? A: 1b, 2c, 3a. B: 1c, 2b, 3a. C: 1a, 2b, 3c. D: 1c, 2a, 3b. 2 Loại tế bào nào sau đây có màu hồng, lõm hai mặt và không có nhân? A:Tế bào hồng cầu. B:Tế bào cơ. C:Tế bào trứng. D:Tế bào xương. 3 Qua quá trình tiêu hóa, chất nào sau đây trong thức ăn được biến đổi thành đường đơn? A:Vitamin. B:Gluxit. C:Prôtêin. D:Lipit. 4 Tế bào bạch cầu limphô T tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế A:phá hủy các tế bào vi khuẩn. B:phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh. C:bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn. D:tạo kháng thể vô hiệu hóa kháng nguyên. 5 Có bao nhiêu đặc điểm sau đây thể hiện sự tiến hóa của hệ cơ người so với thú? (I). Tay có nhiều cơ phân hóa thành nhóm nhỏ phụ trách các phần khác nhau giúp tay cử động linh hoạt. (II). Trong 18 cơ vận động bàn tay có 8 cơ phụ trách ngón tay cái. (III). Cơ chân lớn, khỏe, cử động chân chủ yếu là gấp duỗi. (IV). Cơ vận động lưỡi phát triển, cơ mặt phân hóa giúp người biểu hiện tình cảm. A:1 B:3 C:2 D:4 6 Cho sơ đồ một vòng phản xạ như sau:
  6. Các cụm từ tương ứng với số (3) và (4) trong sơ đồ lần lượt là: A:Xung thần kinh li tâm điều chỉnh và xung thần kinh thông báo ngược. B:Xung thần kinh hướng tâm và xung thần kinh li tâm điều chỉnh. C:Xung thần kinh hướng tâm và xung thần kinh thông báo ngược. D:Xung thần kinh thông báo ngược vàxung thần kinh li tâm điều chỉnh. 7 Để tăng hiệu quả tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, chúng ta cần: (I). Tạo bầu không khí thoải mái, vui vẻ khi ăn. (II). Ăn đúng giờ, đúng bữa và ăn đúng khẩu phần ăn. (III). Không ăn dầu, mỡ và loại bỏ hoàn toàn dầu mỡ khỏi tất cả các loại thức ăn. (IV). Ăn chậm, nhai kĩ, không ăn trong lúc đang học hoặc đang làm việc. Số phương án đúng là A:4 B:2 C:3 D:1 8 Những loại vitamin nào sau đây được vận chuyển theo con đường máu về tim? A:Vitamin D, E. B:Vitamin A, E. C:Vitamin B, C. D:Vitamin K, D. 9 Một gia đình có một người con nhóm máu B và một người con nhóm máu O. Nhóm máu của bố mẹ có thể là trường hợp nào sau đây? A:Bố nhóm máu B và mẹ nhóm máu O. B:Bố nhóm máu B và mẹ nhóm máu AB. C:Bố nhóm máu A và mẹ nhóm máu AB. D:Bố nhóm máu A và mẹ nhóm máu O. 10 Một trong những biện pháp giúp cơ thể phát triển bình thường là A:tập thể thao ngay sau khi ăn tối. B:tắm nắng vào giữa trưa hè. C:mang vác vật nặng thường xuyên. D:xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lí. 11 Vì sao xương động vật được hầm thì bở ra và có thể bóp vụn được?
  7. A:Khi hầm muối khoáng bị phân hủy, xương chỉ còn phần cốt giao. B:Khi hầm nước xâm nhập vào xương làm các tế bào xương bị vỡ ra. C:Khi hầm phần cốt giao bị phân hủy, xương chỉ còn muối khoáng. D:Nhiệt độ cao làm khoảng cách giữa các tế bào xương dãn ra. 12 Trong nước bọt có chứa loại enzim nào? A:Pepsin. B:Lipaza. C:Mantaza. D:Amilaza. 13 Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc điểm của các loại khớp? (I). Khớp đầu gối, khớp cổ tay là khớp bán động. (II). Khớp ở hộp sọ là khớp bất động. (III). Khớp giữa các đốt sống là khớp bán động. (IV). Khớp háng là khớp động. A:4 B:1 C:2 D:3 14 Hình bên là sơ đồ cấu tạo tế bào động vật. Các thành phần cấu tạo tương ứng với các số (1), (2), (3) trong hình này lần lượt là: A:màng nhầy, ti thể, tế bào chất. B:màng sinh chất, ti thể, lưới nội chất. C:màng nhầy, tế bào chất, ti thể. D:màng sinh chất, nhân, tế bào chất. 15 Khi môi trường không khí bị ô nhiễm thì các tác nhân ô nhiễm trong môi trường có thể ảnh hưởng tới bao nhiêu hệ cơ quan sau đây trong cơ thể người? (I). Hệ hô hấp. (II). Hệ tuần hoàn. (III). Hệ bài tiết. (IV). Hệ thần kinh. A:1 B:2 C:4 D:3 16 Mối quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết trong cơ thể được mô tả bằng sơ đồ sau:
  8. Các thành phần tương ứng với các số thứ tự 1, 2, 3, 4 lần lượt là: A:mao mạch bạch huyết, nước mô, mao mạch máu, tế bào. B:mao mạch bạch huyết, mao mạch máu, nước mô, tế bào. C:mao mạch bạch huyết, tế bào, nước mô, mao mạch máu. D:mao mạch bạch huyết, tế bào, mao mạch máu, nước mô. 17 Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ? A:Tâm nhĩ phải → động mạch chủ → mao mạch cơ quan → tĩnh mạch chủ → tâm thất trái. B:Tâm thất phải → động mạch phổi → mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái. C:Tâm thất phải → động mạch chủ → mao mạch cơ quan → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ trái. D:Tâm nhĩ phải → động mạch phổi → mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi → tâm thất trái. 18 Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp ấn lồng ngực gồm các bước sau: (I). Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. (II.) Dang tay nạn nhân đưa về phía đầu nạn nhân. (III). Cầm nơi 2 cẳng tay hay cổ tay nạn nhân và dùng sức nặng cơ thể ép vào ngực nạn nhân. (IV). Thực hiện liên tục như thế 12 - 20 lần/phút cho đến khi quá trình tự hô hấp của nạn nhân được ổn định bình thường. Các bước trên được tiến hành theo trình tự đúng là A:(I) → (IV) → (II) → (III). B:(I) → (III) → (II) → (IV). C:(I) → (II) → (III) → (IV). D:(I) → (III) → (IV) → (II). 19 Những chất nào sau đây thường được bổ sung vào kem đánh răng để bảo vệ răng? A:Lưu huỳnh và phôtpho. B:Canxi và fluor. C:Canxi và phôtpho. D:Magiê và sắt. 20
  9. Với những người bị thương gây chảy máu động mạch ở tay (chân), sau khi sơ cứu buộc garô thì cứ sau 15 phút lại phải nới lỏng và buộc lại dây garô. Việc làm này nhằm mục đích nào sau đây? A:Giúp dây garô không bị tuột ra dẫn đến bị mất máu nhiều. B:Giúp cho tay (hoặc chân) có thể dễ dàng cử động theo ý muốn. C:Giúp cho các mô dưới vết buộc không bị chết do thiếu ôxi và các chất dinh dưỡng. D:Giúp cho máu trong động mạch bị tổn thương không chảy ngược về tim. 21 Để tăng hiệu quả hô hấp chúng ta cần A:hô hấp thường và giảm số nhịp thở. B:hô hấp sâu và giảm số nhịp thở. C:hô hấp sâu và tăng số nhịp thở. D:hô hấp thường và tăng số nhịp thở. 22 Cho các phát biểu sau: (I). Khi cơ tạo ra một lực. (II). Cầu thủ đá bóng tác động một . vào quả bóng. (III). Kéo gầu nước, tay ta tác động một . vào gầu nước. Những từ và cụm từ thích hợp cần điền vào các chỗ trống trên lần lượt là: A:(I) co, (II) lực đẩy, (III) lực kéo. B:(I) dãn, (II) lực đẩy, (III) lực kéo. C:(I) co, (II) lực đẩy, (III) lực hút. D:(I) dãn, (II) lực hút, (III) lực kéo. 23 Cơ quan nào của đường dẫn khí có chức năng cản bụi, làm sạch, làm ẩm và sưởi ấm không khí trước khi vào phổi? A:Mũi. B:Phế quản. C:Thanh quản. D:Khí quản. 24 Loại mô nào sau đây gồm các tế bào xếp xít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái? A:Mô liên kết. B:Mô cơ. C:Mô thần kinh. D:Mô biểu bì. 25 Hệ tiêu hóa của người gồm những cơ quan nào sau đây? A:Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, mạch bạch huyết. B:Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già. C:Mũi, khí quản, phế quản, phổi. D:Thận, bóng đái, ống dẫn nước tiểu, ống đái. Chú ý: Học sinh trong đội tuyển HSG ôn thi theo nội dung GV đã hướng dẫn, làm tiếp các đề thi trong bộ đè thi mà GV đã giao.
  10. HƯỚNGÔn DẪN tập THCS TỰ HỌC- - Môn ÔN Sinh TẬP học MÔN - Đề SINH số 11 HỌC 9 1 Xương lớn lên về bề ngang nhờ sự phân chia của các , xương dài ra nhờ sự phân chia của các tăng trưởng. Các cụm từ thích hợp cần điền vào ô trống trên theo thứ tự là A:tế bào mô cơ ; tế bào lớp sụn. B:tế bào xương ; tế bào mô cơ. C:tế bào lớp sụn ; tế bào xương. D:tế bào xương ; tế bào lớp sụn. 2 Cho sơ đồ truyền máu sau: Thứ tự các nhóm máu tương ứng với số 1, 2, 3, 4 trong sơ đồ lần lượt là: A:A, AB, B, O. B:B, AB, A, O. C:AB, A, B, O. D:O, A, B, AB. 4 Ở đậu Hà Lan, gen quy định hạt trơn và gen nào sau đây là một cặp nhân tố di truyền? A:Gen quy định hoa mọc ở trên ngọn. B:Gen quy định hạt vàng. C:Gen quy định thân cao. D:Gen quy định hạt nhăn. 5 Hiền và Thắng đều bình thường nhưng đều được sinh ra từ gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. Nếu Thắng và Hiền có ý định kết hôn với nhau thì di truyền y học tư vấn cần cung cấp cho họ bao nhiêu thông tin sau đây? (I). Câm điếc bẩm sinh là chứng bệnh di truyền. (II). Câm điếc bẩm sinh do gen lặn quy định. (III). Thắng và Hiền có thể đều mang gen bệnh hoặc đều không mang gen bệnh. (IV). Thắng và Hiền tuyệt đối không được kết hôn với nhau vì nếu họ kết hôn thì các con của họ đều bị câm điếc bẩm sinh. A:3 B:4 C:2 D:1 6
  11. Khi chạy, ngoài hệ vận động đang làm việc với cường độ cao thì các hệ cơ quan khác trong cơ thể cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. Điều này chứng tỏ: A:các cơ quan trong cơ thể chỉ hoạt động khi hệ vận động hoạt động. B:các cơ quan trong cơ thể là một khối thống nhất, có sự phối hợp với nhau. C:các cơ quan trong cơ thể đều đảm nhiệm chức năng vận động cơ thể. D:các cơ quan trong cơ thể chịu sự điều khiển của hệ vận động. 7 Những loại vitamin nào sau đây chỉ tan trong dầu mỡ? A:Vitamin A, D, E. B:Vitamin B1, B2, B12 C:Vitamin B1, B2, C. D:Vitamin B1, B2, B6. 8 Khi nói về tỉ lệ giới tính của quần thể, phát biểu nào sau đây sai? A:Tỉ lệ giới tính cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể . B:Tỉ lệ giới tính của quần thể luôn ổn định, không thay đổi theo mùa, theo năm. C:Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo nhóm tuổi và sự tử vong không đồng đều giữa cá thể đực và cái. D:Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số cá thể đực và số cá thể cái. 9 Khi lập khẩu phần ăn, cần tuân thủ bao nhiêu nguyên tắc sau đây? (I). Đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng. (II). Cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin. (III). Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. (IV). Đảm bảo thức ăn thực vật nhiều hơn thức ăn động vật. A:3 B:4 C:1 D:2 10 Hoocmôn prôgestêrôn có vai trò duy trì lớp niêm mạc tử cung trong 3 tháng đầu của thai kì được tiết ra từ A:nhau thai. B:ống dẫn trứng. C:tử cung. D:thể vàng. 11 Những tuyến nào sau đây là tuyến tiêu hóa? A:Tuyến ruột, tuyến trên thận, tuyến giáp. B:Tuyến vị, tuyến yên, tuyến trên thận. C:Tuyến vị, tuyến ruột, tuyến tụy. D:Tuyến tụy, tuyến giáp, tuyến yên. 12 Tận cùng sợi trục của nơron, nơi tiếp giáp giữa các nơron hoặc giữa nơron và cơ quan trả lời được gọi là A:thân nơron. B:bao miêlin. C:cúc xinap. D:eo Răngviê. 13
  12. Vào đêm trăng sáng, bạn Hà tìm một tổ kiến và quan sát kiến bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Bạn Hà đặt trên đường đi của kiến một chiếc gương nhỏ để phản chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi hướng bò của kiến. Theo em, bạn Hà sẽ quan sát được hướng bò của kiến như thế nào ? A:Kiến sẽ không bò được và tụ tập thành nhóm. B:Kiến sẽ bò theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu. C:Kiến sẽ bò theo nhiều hướng khác nhau. D:Kiến sẽ tiếp tục bò theo hướng cũ. 15 Quá trình tổng hợp ARN cần có sự tham gia của những yếu tố nào sau đây? (I). Mạch khuôn của gen. (II). Enzim xúc tác. (III). 20 loại axit amin tự do. (IV). Bốn loại nuclêôtit tự do là uraxin, guanin, xitôzin và ađênin. (V). Bào quan ribôxôm. A:(II) , (III) và (V). B:(III) , (IV) và (V). C:(I) , (II) và (IV). D:(I) , (III) và (V). 16 Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai? A:Đột biến gen có thể gây hại, có thể có lợi cho sinh vật. B:Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen. C:Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau của một gen. D:Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể. 17 So với bộ NST của người bình thường, bộ NST của người mắc hội chúng Đao A:thiếu 1 NST số 23. B:thừa 1 NST số 23. C:thiếu 1 NST số 21. D:thừa 1 NST số 21. 18 Những bệnh nào sau đây lây truyền qua đường tình dục? A:Lậu, viêm gan B, lao phổi. B:Giang mai, lậu, viêm gan B. C:Viêm gan B, giang mai, thuỷ đậu. D:Giang mai, sùi mào gà, tiêu chảy. 19 Hệ cơ quan nào sau đây có chức năng thải các sản phẩm bài tiết hòa tan trong máu? A:Hệ tuần hoàn. B:Hệ bài tiết. C:Hệ nội tiết. D:Hệ tiêu hóa. 20 Có bao nhiêu thói quen sau đây giúp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu? (I). Giữ vệ sinh cho cơ thể. (II). Không ăn quá nhiều prôtêin, quá mặn, quá chua. (III). Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại. (IV). Đi tiểu đúng lúc, không nhịn tiểu lâu.
  13. A:3 B:4 C:2 D:1 21 Trong quá trình tổng hợp chuỗi axit amin (chuỗi pôlipeptit), phân tử tARN mang bộ ba đối mã (anticôđôn) GAA sẽ vận chuyển loại axit amin được mã hóa bởi bộ ba mã sao (côđon) nào trên phân tử mARN? A:XAA. B:GAA. C:XUU. D:XTT. 22 Khi nói về các tế bào ở màng lưới của mắt, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Các tế bào nón tiếp nhận các kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. (II). Các tế bào que tiếp nhận các kích thích ánh sáng yếu. (III). Các tế bào nón tập trung chủ yếu ở điểm vàng. (IV). Các tế bào que nằm xa điểm vàng. A:1 B:4 C:2 D:3 23 Hình sau mô tả sự phối hợp hoạt động của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Theo hình này, những tuyến nội tiết nào sau đây đã tham gia điều hòa lượng đường trong máu? A:Tuyến giáp, tuyến trên thận, tuyến tụy. B:Tuyến yên, tuyến gan, tuyến tụy. C:Tuyến yên, tuyến trên thận, tuyến tụy. D:Tuyến giáp, tuyến gan, tuyến tụy. 24 Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A:Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của tất cả các loài thú đều giống nhau.
  14. B:Trong khoảng chống chịu các hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế. C:Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được. D: Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. 25 Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là thường biến? (I). Trên một cây rau mác, các lá trên mặt nước có hình mũi mác, các lá trong nước có hình bản dài. (II). Cùng một con gà, nếu cho ăn thóc 2 lần một ngày thì năng suất trứng thấp hơn so với cho ăn thóc 5 lần/1 ngày. (III). Trên một cây rau dừa nước, khúc thân mọc trên bờ có lá nhỏ, đường kính thân nhỏ và chắc; khúc thân mọc trải trên mặt nước có lá to, đường kính thân lớn hơn và ở mỗi đốt có một phần rễ biến thành phao. (IV). Lợn ỉ Nam Định dù nuôi ở miền Bắc, miền Nam hay nuôi ở các vườn thú của nhiều nước Châu Âu thì lông vẫn có màu đen. A:1 B:4 C:3 D:2 26 Trong các chất cấu tạo nên tế bào sau đây, có bao nhiêu chất là chất vô cơ? (I). Prôtêin. (II). Gluxit. (III). Lipit. (IV). Axit nuclêic. (V). Muối khoáng. A:3 B:2 C:4 D:1 27 Loại prôtêin nào sau đây tham gia cấu trúc nên sừng, móng, tóc và lông của động vật? A:Kêratin. B:Elastin. C:Insulin. D:Côlagen. 28 Khi thiếu iôt trong khẩu phần ăn hàng ngày, (1) không được tiết ra, (2) sẽ tiết hoocmôn thúc đẩy .(3) tăng cường hoạt động gây phì đại tuyến là nguyên nhân gây bệnh bướu cổ. Trẻ bị bệnh sẽ chậm lớn, trí não (4) . Người lớn bị bệnh, hoạt động thần kinh giảm sút, trí nhớ kém. Các cụm từ tương ứng với các số (1), (2), (3), (4) lần lượt là: A:tirôxin, tuyến yên, tuyến giáp, kém phát triển. B:canxitônin, tuyến giáp, tuyến yên, phát triển. C:tirôxin, tuyến giáp, tuyến yên, phát triển. D:canxitônin, tuyến yên, tuyến giáp, kém phát triển. 29 Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào. (II). Chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm hai mặt là đồng hoá và dị hoá. (III). Tương quan giữa đồng hóa và dị hóa phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính và trạng thái cơ thể. (IV). Chuyển hoá vật chất và năng lượng được điều hòa bằng cơ chế thần kinh và thể dịch. A:4 B:2 C:1 D:3 30 Những loại tế bào bạch cầu nào tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế thực bào? A:Bạch cầu trung tính và bạch cầu ưa axit. B:Bạch cầu trung tính và bạch cầu mônô. C:Bạch cầu mônô và bạch cầu ưa kiềm. D:Bạch cầu mônô và bạch cầu limphô.
  15. 31 Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần bảo vệ hệ hô hấp nói riêng và sức khỏe của con người nói chung? (I). Đeo khẩu trang chống bụi khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi. (II). Luyện tập thể dục, thể thao đúng cách. (III). Không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá. (IV). Trồng nhiều cây xanh. A:1 B:2 C:3 D:4 32 Có bao nhiêu loại khí sau đây là tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí? (I). CO. (II). SO2. (III). CO2. (IV). NO2. A:2 B:3 C:4 D:1 33 Thế hệ P gồm toàn cây có kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn bắt buộc, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp ở thế hệ F2 là A:75%. B:12,5% . C:37,5%. D:50% . 34 Khi nói về cơ chế xác định giới tính ở động vật, phát biểu nào sau đây sai? A:Ở ếch, hợp tử mang cặp NST giới tính XY sẽ phát triển thành con ếch cái. B:Ở thỏ, hợp tử mang cặp NST giới tính XX sẽ phát triển thành con thỏ cái. C:Ở gà, hợp tử mang cặp NST giới tính XY sẽ phát triển thành con gà trống. D:Ở ruồi giấm, hợp tử mang cặp NST giới tính XY sẽ phát triển thành con ruồi đực. 36 Có bao nhiêu thành tựu sau đây là ứng dụng của công nghệ gen? (I). Tạo các chủng vi sinh vật mang gen mới. (II). Tạo cừu Đôli. (III). Tạo giống cây trồng biến đổi gen. (IV). Tạo động vật biến đổi gen. A:2 B:3 C:1 D:4 37 Hệ cơ quan nào sau đây vận chuyển khí O2 từ phổi đến tế bào? A:Hệ tuần hoàn. B:Hệ sinh dục. C:Hệ tiêu hóa. D:Hệ bài tiết. 38 Loại mô nào sau đây gồm các tế bào xếp xít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái? A:Mô liên kết. B:Mô cơ. C:Mô biểu bì. D:Mô thần kinh. 40
  16. Lai ruồi giấm thân xám, cánh dài với ruồi giấm thân đen, cánh cụt (thế hệ P), thu được F1 toàn ruồi thân xám, cánh dài. Lai ruồi đực F1 với ruồi cái thân đen, cánh cụt, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là 1 ruồi thân xám, cánh dài : 1 ruồi thân đen, cánh cụt. Phân tích kết quả lai, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I). Ruồi thân xám, cánh dài và ruồi thân đen, cánh cụt ở thế hệ P đều thuần chủng. (II). Alen quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen quy định thân đen; alen quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen quy định cánh cụt. (III). Ruồi đực F1 đã tạo ra 50% số giao tử mang 1 alen quy định thân xám và 1 alen quy định cánh dài, 50% số giao tử mang 1 alen quy định thân đen và 1 alen quy định cánh cụt. (IV). Gen quy định màu sắc thân và gen quy định độ dài cánh nằm trên cùng một NST. A:3 B:2 C:4 D:1