Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 8

pdf 4 trang Thương Thanh 01/08/2023 670
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_8_lan_8.pdf

Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 8 - Lần 8

  1. Đề 1 Câu 1: Tìm các thán từ trong các câu sau và cho biết tác dụng của chúng. a. Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. (Ngô Tất Tố) b. Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ: - Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! (Ngô Tất Tố ) c. - Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại. (Ngô Tất Tố) d. Chao ôi , có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi. (Tô Hoài) e. Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao. ( “Cô bé bán diêm”) f. Chú sải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi. Đến lượt bố tôi ngây người ra như không tin vào mắt mình - Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. (Tạ Duy Anh) g. - Ha ha! Một lưỡi gươm! ( “Sự tích Hồ Gươm”) Câu 2: Tìm các biện pháp nói giảm nói tránh trong các câu sau. Giải thích ý nghĩa của các cách nói đó. a. - Bác trai đã khá rồi chứ? (Ngô Tất Tố) b. Nó (Rùa Vàng) đứng nổi trên mặt nước và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. ( “Sự tích Hồ Gươm”) Câu 3: Cho đoạn văn: “ Trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con. Theo thống kê của Hội nghị Cai- rô (Ai Cập) họp ngày 5-9-1994 thì tỉ lệ sinh con của một phụ nữ Ấn Độ là 4,5; Nê- pan: 6,3; Ru- an- đa: 8,1; Tan- đa- ni- a: 6,7; Ma- đa- gát- xca: 6,6 Tính chung toàn Châu Phi là 5,8. Phụ nữ Việt Nam là 3,7. Như vậy phấn đấu để mỗi gia đình có một đến hai con là một chỉ tiêu rất khó khăn. Với tỉ lệ hàng năm tăng 1,73% như mười lăm năm trước và 1,57% năm 1990 thì dân số hành tinh của chúng ta năm 2015 sẽ là hơn 7 tỉ người. Theo bài toán cổ trên, số dân ấy đã mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ”. a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu xuất xứ của văn bản? b. Qua bảng thống kê của Hội nghị Cai- rô thì các nước có tỉ lệ sinh con cao thuộc các châu lục nào? Em có nhận xét gì về sự phát triển dân số ở các châu lục này? Có thể rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển của xã hội. c. Viết đoạn văn phân tích chứng minh ý kiến sau: Sự gia tăng dân số có tầm quan trọng hết sức to lớn với tương lai nhân loại, nhất là đối với dân tộc còn nghèo nàn, lạc hậu. 1
  2. Đề 2 Câu 1: Các câu sau đây, câu nào là câu phủ định? a. Nó thì có mà hát. b. Không phải là tôi không thích đọc truyện. c. Làm sao mà nó có thể được điểm 10. d. Không phải ai cũng không nói được tiếng Pháp đâu. e. Cậu ấy chưa bao giờ không làm bài tập ở nhà. f. U không ăn con cũng không muốn ăn nữa. Câu 2: Chỉ ra những cách nói thay cho “chết” trong các câu sau. Còn những cách nói nào nữa? a. Chỉ đến lúc thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời, Thị Kính mới được minh oan và được đức Phật đón về miền vĩnh cửu, trong niềm xót thương, nuối tiếc của muôn người. b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ân hận tội mình. c. Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi! d. A di đà Phật không có ngài thì tính mạng con tôi nguy rồi, chúng tôi không biết lấy gì đền đáp cho xứng? e. Chẳng bao lâu, người chồng mất. f. Trước kia khi bà chưa về với Thượng đế chí nhân, bà cháu ta đã từng sung sướng biết bao. g. Cách mấy tháng sau, đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình. Câu 3: Đọc đoạn văn sau: “ Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà tìm hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xâu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương, không bao giờ ta thương ” (Trích “Lão Hạc”- Nam Cao) Từ triết lí tình thương của ông giáo thể hiện qua đoạn văn trên, hãy nêu lên suy nghĩ của em về vai trò của tình thương trong cuộc sống. 2
  3. BÀI TẬP 3 Câu 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Chà ! Giá quẹt một que diêm lên mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ ? Giá em có thể rút một que diêm ra quẹt vào tường mà hơ ngón tay nhỉ ? Cuối cùng em đánh liều quẹt một que diêm. Diêm bén lửa thật là nhạy. Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt. Em hơ đôi tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà ! Ánh sáng kỳ diệu làm sao ! Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Trong lò, lửa cháy nom đến vui mắt và tỏa ra hơi nóng dịu dàng. 1. Đoạn trích sử dụng những phương thức biểu đạt nào? 2. Chỉ ra những từ ngữ không thuộc phạm vi nghĩa trong mỗi nhóm từ ngữ sau: - Nhà: tường, lò sưởi, than hồng, mái nhà, cửa sổ, nền nhà. - Phương tiện lấy lửa: bật lửa, que diêm, đá lửa, đá mài, gạch chịu lửa - Thờ tiết: rét, nóng, sáng rực, bóng nhoáng, rực hồng, ấm, mưa, nắng. 3. Xác định các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn trích 4. Tìm các trợ từ, thán từ, tình thái từ trong đoạn trích. Câu 2: Đại dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ trên thế giới. Chính phủ các quốc gia, trong đó có Việt Nam đã kêu gọi nhân dân cùng chung tay chống dịch. Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy) trình bày trách nhiệm của một người công dân trong việc chung tay đẩy lùi dịch bệnh. 3
  4. BÀI TẬP 4 Đọc bài thơ Đi đường của Hồ Chí Minh: Đi đường mới biết gian lao, Núi cao rồi lại núi cao trập trùng; Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non. (nam Trân dịch) 1. Tìm phép diệp ngữ và hiệu quả của phép điệp ngữ được sử dụng trong trong bài thơ. 2. Ý nghĩa tư tưởng của bài thơ Đi đường gợi cho em nhớ tới bài thơ nào học trong chương trình Ngữ văn 8? So sánh sự giống nhau ở hai bài thơ. 3. Có ý kiến cho rằng: đặt trong bài thơ, câu Núi cao rồi lại núi cao trập trùng (Trùng san chi ngoại hựu trùng san) tả núi nhưng lại cho người đọc ấn tượng rất sâu sắc về người đi đường. Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao? 4. Nhận xét: “Nếu ở câu trước, tứ thơ đột ngột vút lên theo chiều cao thì đến câu sau, hình ảnh thơ lại mở ra bát ngát theo chiều rộng, gợi ra cảm giác về sự cân bằng, hài hòa” đúng với những câu nào trong bài Đi đường? 5. Từ bài thơ Đi đường và bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết đoạn văn (1 trang giấy) trình bày suy nghĩ về lòng lạc quan của con người trong cuộc sống. 4