Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Luyện tập về văn lập luận chứng minh
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Luyện tập về văn lập luận chứng minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_on_tap_mon_ngu_van_lop_7_luyen_tap_ve_van_lap_luan_c.docx
Nội dung text: Bài tập ôn tập môn Ngữ văn Lớp 7 - Luyện tập về văn lập luận chứng minh
- TRƯỜNG THCS TT TRÂU QUỲ Năm học 2019 – 2020 PHIẾU BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 (TUẦN TỪ 13-18.4.2020) Luyện tập về văn lập luận chứng minh Luyện tập : Cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Bài tập1: Cho đề bài sau: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống. Yêu cầu: a. Tìm hiểu đề, lập dàn ý. b. Viết đoạn văn mở bài c. Chọn 1 luận cứ trong phần thân bài và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh. Bài 2: Tìm câu bị động trong đoạn văn sau và giải thích vì sao em xác định đó là câu bị động? Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ đỗ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui. Chiều nắng tàn, mát dịu. Biển xanh veo màu mảnh chai. Núi xa pha tím hồng. Những con sóng nhè nhẹ liếm lên bãi cát, bọt sóng màu bưởi đào. (Theo Vũ Tú Nam) Bài 3: Chuyển đổi mỗi câu chủ động sau đây thành câu bị động theo hai cách đã học? a. Những chiếc xe vận tải nhẹ, xe lam, xe xích lô máy nườm nượp chở hàng hóa và thực phẩm ra vùng ngoại ô. b. Tập thể lớp phê bình Nam vì thường xuyên đi học muộn và không làm bài tập. c. Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy. d. Thủ tướng biểu dương những cống hiến của các y, bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch . Bài 4: Đặt 1 câu chủ động, sau đó chuyển sang câu bị động tương ứng. Bài 5: Cho ba câu văn sau: 1. Nam được thầy giáo khen. 2. Em bị mẹ mắng. 3. Cơm bị thiu. a. Câu văn nào là câu bị động? Vì sao? b. Câu văn nào không phải là câu bị động ? Vì sao? c. Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, lúc nào dùng từ “bị”, lúc nào dùng từ “được”?
- Bài 6: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu chứng minh: Lớp 7 là một tập thể có nhiều tiến bộ trong năm học 2019-2020, trong có sử dụng 1 câu bị động (Gạch chân và chỉ rõ).