Bài tập Ngữ văn lớp 7
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập Ngữ văn lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_tap_ngu_van_lop_7.docx
Nội dung text: Bài tập Ngữ văn lớp 7
- ôn tập kiểu bài nghị luận I. Lý thuyết: 1. Thế nào là văn nghị luận? 2. Luận điểm là gì? 3, Luận cứ là gì? 4, Lập luận là gì? 5. Phần Mở bài trong bài văn nghị luận có nhiệm vụ gì? Phần Thân bài trong bài văn nghị luận có nhiệm vụ gì? Phần Kết bài bài trong bài văn nghị luận có nhiệm vụ gì? II. Bài tập trắc nghiệm 1. Tác phẩm nào sau đây thuộc kiểu VB nghị luận? A. Cổng trờng mở ra. B. Côn Sơn ca. C. Những câu hát than thân. D. Tinh thần yêu nớc của nhân dân ta. 2. Trong hoàn cảnh nào người ta sử dụng kiểu VB nghị luận? A. Đề đạt nguyện vọng của bản thân với cấp có thẩm quyền. B. Tranh luận, bảo vệ cho một quan niệm, tư tưởng xã hội. C. Kể về một câu chuyện hấp dẫn. D. Bày tỏ tâm trạng, cảm xúc. 3. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm của văn nghị luận? A. Nhằm tái hiện sự việc, sự vật, hiện tượng một cách sinh động. B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó. C. Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- D. ý kiến, quan điểm, nhận xét nêu lên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa. 4. Luận cứ bao gồm những yếu tố nào? A. Những số liệu chính xác. B. Dẫn chứng và trích dẫn. C. Lí lẽ và dẫn chứng. D. Lí lẽ và luận điểm. 5. Lời văn lập luận phải đáp ứng yêu cầu nào? A. Có nhịp điệu, có vần. B. Có hình ảnh. C. Gợi cảm. D. Chặt chẽ. 6. Thế nào là luận điểm? A. Là những trích dẫn thơ văn. B. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài viết. C. Là những câu nói nổi tiếng của các lãnh tụ. D. Là những số liệu chính xác, đáng tin cậy. 7. Đề nào dưới đây không phải là đề văn nghị luận? A. Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. B. Nhân dân ta thường khuyên nhủ nhau: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Em hãy chứng minh lời khuyên trên là hoàn toàn chính xác. C. Cảm nhận của em về vẻ đẹp của quê hương. D. Chứng minh: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc”. 8. Thân bài của một bài văn nghị luận thường có nội dung nào? A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội.
- B. Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài. C.Trình bày nội dung chủ yếu của bài. D. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc. 9. Tính chất nào phù hợp nhất với đề bài: “Đọc sách rất có lợi”? A. Suy luận, tranh luận. B. Phân tích. C. Khuyên nhủ. D. Ca ngợi. 10. Trong lập luận của bài văn nghị luận, dẫn chứng và lí lẽ phải có mối quan hệ như thế nào với nhau? A. Phải tương đương với nhau. B. Phải phù hợp với nhau. C. Phải phù hợp với luận điểm. D. Phải phù hợp với nhau và phù hợp với luận điểm. III. Tự luận Lập dàn ý chi tiết cho cỏc đề bài sau: Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” luôn luôn đúng đắn. Đề 2: Rừng mang lại nhiều lợi ớch cho con người nờn con người cần bảo vệ rừng. Em hóy chứng minh.
- Phiếu bài tập Câu 1: Thế nào là rút gọn câu? Những thành phần nào trong câu có thể rút gọn? Lấy VD minh hoạ? Câu 2: Việc lược bỏ bớt thành phần câu rút gọn nhằm mục đích gì? Hãy nhận xét việc dùng câu rút gọn dưới đây. Theo em, có nên dùng câu rút gọn trong các tình huống đó không? Tại sao? a. - Cháu cho bác hỏi đến phố Hàng Bạc đi bằng cách nào? -Đi thẳng, đến ngã tư thì rẽ phải. b. -Mẹ ơi, cho con đi chơi công viên nhé? -Con đi mấy ngày? -Một ngày? Câu 3: Từ những tình huống ở câu 2, em hãy cho biết: Khi rút gọn câu, cần chú ý những điều gì? Từ những chú ý đó, em hãy khôi phục lại các câu rút gọn ở những tình huống trên? Câu 4: Cho câu rút gọn: In tạp chí này mỗi số năm nghìn bản. a. Xác định thành phần bị lược bỏ? b. Khôi phục lại thành phần bị lược bỏ? Câu 5: Thế nào là câu đặc biệt? Cho VD? Câu 6: Câu đặc biệt khác câu rút gọn ở những điểm nào?
- Câu 7: Câu đặc biệt có những tác dụng nào? Lấy VD minh hoạ? Câu 8: Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn sau: Rầm! Mọi người ngoảnh lại nhìn. Hai chiếc xe máy đã tông vào nhau. Thật khủng khiếp! Câu 9: TRN là gì? TRN thêm vào câu nhằm mục đích gì? Lấy VD minh hoạ? Câu 10: TRN đứng ở vị trí nào trong câu?Lấy VD minh hoạ? Câu 11: Tìm trạng ngữ trong những câu dưới đây và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho sự việc được nói đến trong câu: a. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên đỉnh núi tràn xuống thung lũng mát rượi. Khoảng trời sau dãy núi phía đông ửng đỏ. Những tia nắng đầu tiên hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn Ven rừng, rải rác những cây lim đã trổ hoa vàng, những cây vải thiều đã đỏ ối những quả ( Hoàng Hữu Bội ) b. Sọ Dừa chăn bò rất giỏi. Hằng ngày, cậu lăn sau đàn bò ra đồng, tối đến lại lăn sau đàn bò về chuồng. Bò con nào con nấy bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Ngày mùa, tôi tớ ra đồng làm cả, phú ông có ba cô con gái thay phiên nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. ( Theo Sọ Dừa ) Câu 12: Biến từng đôi câu sau thành một câu có trạng ngữ: Mẫu: Hôm ấy là thứ bẩy. Lớp tôi đi lao động. -> Hôm thứ bẩy, lớp tôi đi lao động.
- a. Mặt biển bao la rực rỡ ánh vàng buổi sớm. Những chiếc thuyền đánh cá nhoè dần trong muôn ngàn tia phản chiếu chói chang. b. Đêm đã về khuya. Không gian trở nên yên tĩnh. c. Con đường này dẫn tới bờ biển. Buổi sáng, từng tốp người đi ra biển tắm sớm. d. Trời nhá nhem tối. Những người bán hàng thu dọn, sửa soạn về nhà. Câu 13: Điền thêm trạng ngữ thích hợp vào những chỗ trống trong các câu sau: a. / / trời mưa tầm tã, / / trời lại nắng chang chang. b. / / cây cối đâm chồi nảy lộc. c. / / tôi gặp một người lạ mặt hỏi đường đi chợ huyện. d. / / họ chạy về phía có đám cháy. e. / / em làm sai mất bài toán cuối. Câu 14: Cho các trạng ngữ sau, hãy thêm các cụm C-V để tạo thành câu cho thích hợp: a. Trong giờ ra chơi, ngoài sân trường, / / b. Vào mùa thu, / / c. Trong lớp, / / Câu 15: Viết một đoạn văn ngắn với chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng trạng ngữ. Chỉ ra các trạng ngữ đó và cho biết chúng bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
- ôn tập kiểm tra văn I.Trắc nghiệm : 1. Xác định đúng câu tục ngữ nói về kinh nghiệm dự báo thời tiết? A. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống. B. Ráng vàng thì gió, ráng đỏ thì mưa. C. Tấc đất, tấc vàng. D. Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông. 2. Câu tục ngữ “Mưa tháng ba hoa đất”cần được hiểu như thế nào? A. Mưa tháng ba để lại vết như hoa trên đất. B. Mưa vào tháng ba hoa sẽ nở. C. Mưa tháng ba không lớn. D. Mưa tháng ba sẽ tốt cho mùa vụ. 3. Câu tục ngữ nào dưới đây được diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ? A. Người ta là hoa đất. B. Không thầy đố mày làm nên. C. Học thầy không tày học bạn. D. Thương ngời như thể thương thân. 4. Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai ? A. Phạm Văn Đồng. B. Đặng Thai Mai. C. Hồ Chí Minh. D. Hoài Thanh. 5. Từ nào được dùng để nói về tầm vóc của những cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong lịch sử ở văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ?
- A. Phi thường. B. Vĩ đại. C. Kì diệu. D. Kì vĩ. 6. Nội dung khái quát toàn bộ văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”là gì ? A. Vốn từ vựng phong phú của tiếng Việt. B. Tiếng Việt giàu chất nhạc. C. Tiếng Việt giàu có và đẹp đẽ trên nhiều phương diện. D. Khả năng uyển chuyển trong cách đặt câu của tiếng Việt. 7. Giữa hai câu trong đoạn văn “Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Gắn kết với nhau vì hai câu nói về thái độ của người Việt Nam với tiếng nói của mình. B. Gắn nối với nhau vì nội dung các câu là nguyên nhân và kết quả. C. Gắn nối với nhau vì cả hai câu đều là câu đơn. D. Gắn kết chặt chẽ vì tác giả đã tách bộ phận của câu ra thành câu riêng. 8. Bài “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” được viết trong hoàn cảnh nào ? A. Nhân kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Bác. B. Nhân kỉ niệm ngày Quốc khánh năm 1975. C. Nhân ngày giải phóng miền Nam. D. Nhân kỉ niệm 80 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. 9. Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”? A. Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng. B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. C. Thấm đượm tình cảm chân thành.
- D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần. 10. Vẻ đẹp nào của tự nhiên không được kể đến trong văn bản “ ý nghĩa văn chương”? A. Tuyết trắng B. Tiếng suối C. Núi non D. Hoa cỏ. II. Tự luận: Câu 1 : Em hãy cho biết sự khác nhau giữa tục ngữ và ca dao? Cho ví dụ? Câu 2: Vì sao nói tục ngữ là “túi khôn” của nhân dân? Câu 3: Hãy cho biết câu tục ngữ “ Con sâu bỏ rầu nồi canh” có thể được sử dụng trong những hoàn cảnh cụ thể nào? Câu 4 : Có ý kiến cho rằng câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” nói về cách ứng xử nghĩa tình của người nông dân. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? Câu 5: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh đó có liên quan đến nội dung văn bản như thế nào? Câu 6: a. Hãy nêu những ý lớn trong bài “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”? b. Hãy chỉ rõ những nét nổi bật về nghệ thuật nghị luận ở văn bản này? Câu 7:
- Qua VB “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” ta thấy đức tính giản dị trong đời sống và con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu hiện ở những phương diện nào? Câu 8 : Hãy tóm lược những công dụng của văn chương được trình bày trong văn bản “ ý nghĩa văn chương” (Hoài Thanh)?