Bài tập môn Ngữ văn lớp 7 (ngày 23/3) Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

docx 3 trang thienle22 4040
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn Ngữ văn lớp 7 (ngày 23/3) Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_mon_ngu_van_lop_7_ngay_233_van_ban_duc_tinh_gian_di.docx

Nội dung text: Bài tập môn Ngữ văn lớp 7 (ngày 23/3) Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

  1. Cô gửi các con học sinh lớp 7E bài tập môn Ngữ văn. Cô mong các bạn sẽ tập trung và dành thời gian xem kĩ các bài giảng có trên kênh truyền hình Hà Nội đang được phát sóng hiện nay. Các bạn phải theo dõi và ghi đầy đủ kiến thức ra một quyển vở, sau đó ghi và làm cẩn thận các bài tập cô cho dưới đây ngay sau phần bài đã ghi để củng cố và luyện tập kiến thức. (Sau khi đi học trở lại, cô sẽ có sự đánh giá quá trình tự học tại nhà của các con qua vở đã ghi chép và làm bài, vậy nên các con hãy tự giác và nghiêm túc trong thời gian này nhé). BÀI TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7E (Ngày 23/3/2020) VĂN BẢN “ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ” I. Phần trắc nghiệm Câu 1: Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, tác giả đã đề cập đến sự giản dị của Bác ở những phương diện nào ? A. Bữa ăn, công việc B. Đồ dùng, căn nhà C. Quan hệ với mọi người và trong lời nói, bài viết D. Cả ba phương diện trên. Câu 2: Phép lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong bài văn ? A. Chứng minh C. Bình giảng B. Bình luận D. Phân tích Câu 3: Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã sử dụng các dẫn chứng như thế nào ? A. Những dẫn chứng chỉ có tác giả mới biết B. Những dẫn chứng cụ thể, phong phú, toàn diện và xác thực C. Những dẫn chứng đối lập với nhau D. Những dẫn chứng lấy từ các sáng tác thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu 4: Giản dị là một đức tính, một phẩm chất nổi bật và nhất quán trong lối sống, sinh hoạt, trong quan hệ với mọi người, trong công việc và cả trong lời nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Điều đó đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 5: Viết về sự giản dị của Bác Hồ, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào ? A. Nguồn cung cấp thông tin từ những người phục vụ của Bác B. Sự tưởng tượng, hư cấu của tác giả C. Sự hiểu biết tường tận kết hợp với tình cảm yêu kính chân thành, thân thiết của tác giả đối với đời sống hàng ngày và công việc của Bác Hồ. D. Những buổi tác giả phỏng vấn Bác Hồ. Câu 6: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ ? A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu.
  2. B. Bằng lí lẽ hợp lí. C. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả. D. Cả 3 nguyên nhân trên. Câu 7: Từ việc trả lời những câu hỏi trên, em hãy cho biết: trong phép lập luận, chứng minh, người viết có được bày tỏ thái độ, tình cảm của mình đối với vấn đề được chứng minh hay không ? A. Không B. Có Câu 8: Chứng cứ nào không được tác giả dùng để chứng minh sự giản dị trong bữa ăn của Bác Hồ? A. Chỉ vài ba món giản đơn B. Bác thích ăn những món được nấu rất công phu. C. Lúc ăn không để rơi vãi một hạt cơm. D. Ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại được sắp xếp tươm tất. Câu 9: Trong bài viết, những câu văn có nội dung chính đánh giá, bình luận của tác giả thường xuất hiện ở vị trí nào? A. Đầu mỗi luận cứ. B. Sau các dẫn chứng. C. Sau các dẫn chứng, kết thúc mỗi luận cứ. D. Đầu mỗi đoạn văn. Câu 10: Tính chất nào phù hợp với bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ” ? A. Tranh luận. C. So sánh. B. Ngợi ca. D. Phê phán. Câu 11: Người đọc, người nghe còn biết được sự giản dị của Bác Hồ thông qua chính những tác phẩm văn học do Người sáng tác. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 12: Theo tác giả, sự giản dị trong đời sống vật chất của Bác Hồ bắt nguồn từ lí do nào? A. Vì tất cả mọi người Việt Nam đều sống giản dị. B. Vì đất nước ta còn quá nghèo nàn, thiếu thốn. C. Vì Bác sống sôi nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân. D. Vì Bác muốn mọi người phải noi gương Bác. Câu 13: Vì sao tác giả coi cuộc sống của Bác Hồ là cuộc sống thực sự văn minh? A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất. B. Vì đó là cuộc sống đơn giản. C. Vì đó là cách sống mà tất cả mọi người đều có D. Vì đó là cuộc sống phong phú cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
  3. Câu 14: Dòng nào không nói lên đặc sắc về nghệ thuật nghị luận của bài văn ? A. Dẫn chứng toàn diện, cụ thể, rõ ràng B. Kết hợp chứng minh với giải thích, bình luận ngắn gọn mà sâu sắc. C. Thấm đượm tình cảm chân thành D. Dùng nhiều câu mở rộng thành phần. II. Phần tự luận 1. Bài văn này sử dụng phương pháp lập luận chủ yếu là chứng minh. Hãy tìm hiểu nghệ thuật nghị luận chứng minh trong bài văn qua các việc cụ thể sau : a. Tìm câu văn nêu luận điểm của bài. b. Nêu hệ thống luận cứ trong bài. Nhận xét về hệ thống luận cứ này. c. Ở mỗi luận cứ, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào ? Vì sao những dẫn chứng ấy giàu sức thuyết phục? d. Hãy vẽ sơ đồ tư duy theo trình tự lập luận của văn bản: luận điểm, các luận cứ, các dẫn chứng (Khi vẽ các em có thể tự do sáng tạo với màu vẽ, hình vẽ biểu tượng , tuy nhiên phải thể hiện rõ được sự phân cấp giữa các phần). 2. Tác giả đã nói về mối quan hệ giữa đức tính giản dị với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp ở Bác Hồ như thế nào ? 3. Trong bài văn, tác giả không giải thích về đức tính giản dị, nhưng qua sự chứng minh, bình luận của tác giả, em hiểu thế nào là đức tính giản dị và ý nghĩa của nó trong cuộc sống? Hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 10 – 12 câu trình bày suy nghĩ của em về vấn đề đó. Gợi ý: - Hình thức: + Đoạn văn có kết cấu đủ 3 phần: Câu mở đoạn, phần thân đoạn và câu kết. + Độ dài: Khoảng 10 – 12 câu. - Nội dung (Phần thân đoạn): + Giải thích sống giản dị là gì ? + Ý nghĩa của lối sống giản dị ? + Liên hệ với bản thân. 4. Sưu tầm một số tác phẩm ca ngợi phong cách sống giản dị thanh cao của Bác. Gợi ý: + Các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn THCS + Những tác phẩm thơ của Tố Hữu, Trần Đăng Khoa, + Các bài hát ca ngợi Bác Hồ