Bài giảng Phát triển ngôn ngữ Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Truyện: Chú thỏ thông minh - Đào Thị Mai Hương

ppt 12 trang Thương Thanh 08/08/2023 1890
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Phát triển ngôn ngữ Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Truyện: Chú thỏ thông minh - Đào Thị Mai Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_phat_trien_ngon_ngu_mam_non_lop_mam_de_tai_truyen.ppt

Nội dung text: Bài giảng Phát triển ngôn ngữ Mầm non Lớp Mầm - Đề tài: Truyện: Chú thỏ thông minh - Đào Thị Mai Hương

  1. GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ GV: Đào Thị Mai Hương Lớp Mầm 2
  2. hu hu hu
  3. ha ha ha
  4. ha ha ha
  5. 1. Mục đích yêu cầu: - Trẻ biết lắng nghe, hiểu nội dung truyện kể “ CHÚ THỎ TINH KHÔN’
  6. 2. Phương tiện hoạt động: - Rối nhân vật của cô: thỏ con, cá sấu - Rối ngón, rối que, rối nắp, mũ các nhân vật trong chuyện đủ cho trẻ -Thiết kế powerpoint theo nội dung truyện kể - Đàn organ đệm giai điệu bài hát “Trời nắng trời mưa” - 1Vòng tròn decal dán làm bãi cỏ - Thùng cat tông làm mô hình cỏ để kể chuyện - Một mũ cá sấu đội đầu của cô  - Câu hỏi đậm dành cho trẻ giỏi
  7. 3.Tổ chức hoạt động: HĐ1: -Cô dùng câu đố để trẻ đoán tên nhân vật “Cái đuôi ngắn ngủn. Có 2 mép râu. Lỗ tai rất dài.Thích ăn cà rốt ?” -Cô đưa rối thỏ lên: “Chào các bạn, các bạn có muốn đi chơi với mình không? Vậy hẹn các bạn ở bờ sông đằng kia nhé! ” Muốn biết thỏ đến bờ sông để làm gì các con lắng nghe cô kể chuyện nhé! - Cô kể chuyện diễn cảm sử dụng trình chiếu powerpoint -> tùy tình hình trẻ cô có thể kết hợp sử dụng câu hỏi định hướng( hoặc không): Con đoán xem cá sấu sẽ làm gì thỏ ? Theo con thỏ làm như thế nào để thoát thân? - Cô kể tiếp đến hết câu chuyện. Các con thấy bạn thỏ có thông minh không nào? - Cô giả thỏ mẹ, trẻ giả thỏ con cùng đọc thơ và làm động tác minh họa theo lời bài thơ “Chú thỏ con” -Cô kể chuyện diễn cảm(tóm tắt) sử dụng rối găng tay kết hợp đặt câu hỏi để trẻ tham gia trả lời vuốt theo lời kể của cô
  8. - Đàm thoại củng cố: Câu chuyện có những nhân vật nào? Thế con cá sấu nó làm gì con thỏ vậy? *Khi bị đớp vào mồm, thỏ đã nói gì với cá sấu? .Đố các con: cá sấu kêu hu hu thỏ có sợ không? Vậy phải kêu làm sao thỏ mới sợ? Khi cá sấu kêu ha ha thỏ đã làm gì? *Sao cá sấu kêu hu hu thỏ lại không thoát ra được, mà cá sấu kêu ha ha thỏ lại thoát ra được nhỉ? *Vì sao thỏ không bị cá sấu ăn thịt? Vì thỏ thông minh, đánh lừa được cá sấu nên đã thoát thân không bị cá sấu ăn thịt
  9. HOẠT ĐỘNG 2 Trò chơi “Bé thích nhân vật nào” - Trẻ chọn rối và kết nhóm theo nhân vật *Trẻ yếu: - Cô đến từng nhóm nhân vật-> gợi hỏi để trẻ nói tên nhân vật đó- > lần sau cho trẻ đổi nhân vật cho nhau *Trẻ giỏi: gợi hỏi trẻ nói lời thoại nhân vật trẻ chọn. -Tổ chức cho trẻ chơi vài lần-> mời trẻ cất rối -Kết thúc: bằng trò chơi cá sấu bắt thỏ: tập trung trẻ lại->các con sẽ làm những chú thỏ nhảy vào bãi cỏ (1 vòng tròn to ) để ăn cỏ. Cô sẽ giả làm cá sấu Khi cá sấu chạy đến “Bắt thỏ” và cười hu hu->thỏ phải đứng im ->khi cá sấu cười ha ha thì thỏ mới chạy về nhà mình nhé.