Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Ông đồ"
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Ông đồ"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_8_van_ban_ong_do.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Văn bản "Ông đồ"
- Văn bản: ÔNG ĐỒ (Vũ Đình Liên)
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN I/ Đọc, tìm hiểu chú thích: 1/ Tác giả: Vũ Đình Liên (1913 – 1996) - Là nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào Thơ Mới - Con người tài năng: nhà thơ lớn, nhà giáo, nhà dịch thuật, nhà nghiên cứu nổi tiếng - Thơ ông nặng lòng thương người và niềm hoài cổ
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN 2) Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: Khổ đầu viết vào năm 1935, các khổ còn lại hoàn thiện năm 1936, trong thời kì nền Hán học suy tàn - Xuất xứ: in trên báo Tinh hoa - Thể thơ: Ngũ ngôn. - Phương thức biểu đạt: biểu cảm (kết hợp với tự sự và miêu tả) - Chủ đề: + Tình cảnh đáng thương của ông đồ. + Tình cảm nuối tiếc, xót xa của nhà thơ. - Bố cục: 3 phần + Phần 1: (Khổ 1 + 2): Hình ảnh ông đồ bán chữ trong những năm còn đông khách + Phần 2: (Khổ 3 + 4): Hình ảnh ông đồ trong những mùa xuân ế khách, tàn tạ. + Phần 3: Khổ 5: Cảnh đó, người đâu (Tấm lòng của nhà thơ hoài cổ).
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN - Chú thích: + Ông đồ
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN - Chú thích: + Nghiên. + Mực tàu
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN II/ Đọc, tìm hiểu văn bản: 1/ Ông đồ của thời đắc ý (2 khổ đầu): a. Sự xuất hiện của ông đồ: - Thời gian: xuân về, Tết đến, sức sống dào dạt của thiên nhiên đất trời vào xuân. - Không gian: đông vui tấp nập, náo nức lòng người. - Ông đồ: + lại: sự thân thuộc, gần gũi, chờ mong, đón đợi mọi người. + thấy: ông đồ già, mực tàu, giấy đỏ→ hình ảnh bình dị thân thương trong tâm thức người Việt về bức tranh ngày Tết. → Chữ viết của ông là thứ không thể thiếu.
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN 1/ Ông đồ của thời đắc ý (2 khổ đầu): b. Tài hoa của ông đồ: - Chữ được mọi người mến mộ→ đắt khách. - Tài viết chữ: + hoa tay→ kết tinh tài khéo, hào hoa của con người + thảo: cách viết nhanh hay lối chữ tự do, phóng khoáng→ nhanh, mềm mại, uyển chuyển, điêu luyện. + Chữ viết: như phượng múa rồng bay→ bức tranh sinh động→ tác phẩm nghệ thuật. → Nghệ sĩ.
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN 2) Ông đồ của thời tàn tạ (2 khổ tiếp theo): - Sự thay đổi, đối lập, tương phản: bao nhiêu người thuê > < náo nức, đón chờ, ngưỡng mộ. → Ông đồ như biến mất trong mắt người đời vì họ không còn thích, không cần, không muốn treo chữ, không trọng tài hoa của ông đồ. → Từ vị trí trung tâm → gạt sang bên lề xã hội, bị quên lãng.
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN 3) Ông đồ biến mất khỏi đời sống xã hội (Khổ cuối): - Đào lại nở→ xuân về là quy luật của tự nhiên, cái bất biến của vũ trụ. - Không thấy ông đồ→ sự đổi thay trong đời sống con người, cái vạn biến của đời người → Những quy luật khách quan. - Cảm xúc của nhà thơ: + Gọi tên những người muôn năm cũ→ cả lớp nguời đã lùi vào quá vãng, lịch sử. + Câu hỏi tu từ: Hồn ở đâu bây giờ?→ Sự băn khoăn, lo lắng, quan tâm, xót thương cho những kiếp người tàn tạ. → Giàu lòng thương người, hoài cổ: Tinh hoa, tài hoa, những gì cao đẹp nhất trong di sản tinh thần mà họ để lại sẽ đi đâu về đâu?
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN
- Văn bản: ÔNG ĐỒ VŨ ĐÌNH LIÊN III/ Tổng kết: Ghi nhớ SGK/ tr 10
- Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài Quê hương (Tế Hanh)