Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Đọc mở rộng: Bài thơ Thương Vợ

pptx 14 trang Chiến Đoàn 10/01/2025 200
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Đọc mở rộng: Bài thơ Thương Vợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_doc_mo_rong_bai_tho_thuong_vo.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Đọc mở rộng: Bài thơ Thương Vợ

  1. Xin chào các bạn Nguyễn Thành Lâm Lớp:8a2
  2. Bài thơ Thương Vợ
  3. Nội dung 1.Tác giả 2.Tác phẩm 3.Khám phá 4.Tổng kết:nghệ thuật,nội dung
  4. 1. Tác giả: Trần Tế Xương ● Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định (nay thuộc phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định). ● Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học, từ nhỏ ông đã nổi tiếng rất thông minh, có tài đối thơ rất hay khiến ai ai cũng phải thán phục. ● Trần Tế Xương cưới vợ và sinh được 8 người con – 6 trai và 2 gái. Cuộc sống của gia đình ông rất khó khăn vì con đông, nhà nghèo, công việc lại không ổn định nên mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay vợ ông – bà Phạm Thị Mẫn hay còn gọi bà Tú chăm lo và quán xuyến. ● Trần Tế Xương sáng tác trên 100 bài thơ, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối, ● Sáng tác của Trần Tế Xương gồm hai mảng: trào phúng và trữ tình, đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời. ● Một số tác phẩm tiêu biểu: Vịnh khoa thi Hương, Giễu người thi đỗ, Ông cò, Phường nhơ, Thương vợ, Văn tế sống vợ
  5. 2. Tác phẩm -Xuất xứ: Thương vợ là bài thơ cảm động nhất trong chùm thơ văn câu đối về đề tài bà Tú -Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật -Phương thức biểu đạt: Biểu cảm -Bố cục: Đề,Thực,Luận,Kết -Ý nghĩa nhan đề: nhan đề thể hiện một đề tài mới lạ, khác thường trong thơ trung đại, thể hiện sự sâu sắc trong tình cảm của Tú Xương đối với vợ cũng như thể hiện được đầy đủ vẻ đẹp nhân bản của hồn thơ Tú Xương.
  6. 3. Khám phá
  7. Hai câu đề Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng. - Câu thơ đầu nói lên hoàn cảnh buôn bán làm ăn của bà Tú – một hoàn cảnh vất vả, lam lũ đươc gợi lên qua cách nêu thời điểm, cách nói thời gian. - Quanh năm: Suốt cả năm chứ không trừ ngày nào cả, dù mưa hay nắng, vẫn cứ tiếp tục ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm như vậy. - mom sông: Phần đất bờ sông nhô ra phía lòng sông gợi sự gian nan, chênh vênh, nguy hiểm của công việc cũng như thân phận người phụ nữ. - nuôi đủ: Thể hiện sự chịu thương chịu khó của bà Tú. Bời bà phải vất vả cực nhọc, làm lụng gánh vác, tất bạc ngược xuôi chỉ để nuôi đủ năm con với một chồng. - Cụm từ năm con với một chồng không chỉ nói đến sự vất vả, tần tảo của bà Tú mà còn thể hiện phần nào nỗi niềm riêng, sự tự ý thức của nhà thơ. ⇒ Hai câu thơ gợi nên sự vất vả, gian truân của bà Tú, trong sự xót xa, ngậm ngùi của chính tác giả.
  8. Hai câu thực Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông. - Tác giả mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú. Nhưng con cò trong bài thơ không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. - Cụm từ khi quãng vắng đã nói lên được cả thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp chứa đầy lo âu, nguy hiểm. - Đảo ngữ đưa cụm từ lặn lội lên đầu câu nhấn mạnh nỗi vất vả gian truân của bà Tú đồng thời gợi nỗi đau thân phận. - Sự vất vả mưu sinh của bà Tu được tái hiện trong câu thơ Eo sèo mặt nước buổi đò đông– câu thơ gọi tả cảnh chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. ⇒ Hai câu thơ gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tần tảo, vất vả, gian nan, buôn bán ngược xuôi của bà Tú đồng thời cũng nói lên tấm lòng xót thương da diết của ông Tú.
  9. Hai câu luận Một duyên hai nợ âu đành phận Năm nắng mười mưa dám quản công. - Tú Xương một lần nữa cảm phục sự quên mình của vợ bởi duyên một mànợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng vì con. - Thành ngữ năm nắng mười mưađược vận dụng sáng tạo: nắng, mưachỉ sự vất vả, còn năm, mười là số lượng phiếm chỉ chỉ nói số nhiều. → Được tách ra tạo thành một thành ngữ chéo vừa nói lên sự vất vả và gian truân, vừa thể hiện đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú. - Đức hi sinh của bà Tú được khắc đậm qua hai cụm từ âu đành phận, dám quản công. Dù cho phận mỏng duyên ôi, bà Tú vẫn chấp nhận, cam chịu, không lời oán thán. ⇒ Hai câu thơ cho ta thấy đức tính cao đẹp của bà Tú cả nỗi lòng và sự tinh tế của một người vợ.
  10. Hai câu kết Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không - Lời chửi trong hai câu thơ kết mang ý nghĩa xã hội sấu sắc: thói đời bạc bẽo là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ. - Thói đời", Tú Xương đã nguyền rủa cái nếp xấu chung của người đời, của xã hội. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, coi người phụ nữ là thân phận phụ thuộc, nhưng Tú Xương dám sòng phẳng với bản thân với cuộc đời, dám tự nhận khiếm khuyết và tự phê phán mình một cách nghiêm ngặt. → Đó cũng chính là biểu hiện của một nhân cách cao đẹp, một tấm chân tình chân thật mà ông dành cho vợ. - Sự hờ hững của ông đối với vợ con cũng là một biểu hiện của thói đời. → Tú Xương tự rủa mát mình và cũng là tự phán xét, tự lên án bản thân mình. ⇒ Hai câu thơ đã khái quát nỗi lòng thương vợ của ông Tú.
  11. 4. Tổng kết
  12. Nội dung Thương vợ là bài thơ cảm động nhất trong những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Nó là một bài thơ tâm sự, đồng thời cũng là một bài thơ thế sự. Bài thơ chứa chan tình thương yêu nồng hậu của nhà thơ đối với người vợ hiền thảo.
  13. Nghệ thuật - Ngôn ngữ thơ bình dị như lời ăn tiếng nói thường ngày. - Các chi tiết nghệ thuật chọn lọc vừa cá thể (bà Tú với năm con, một chồng) vừa khái quát sâu sắc (người phụ nữ ngày xưa). - Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm. ⇒ Bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Tế Xương.
  14. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe