Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Chuyên đề: Tập làm văn. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Chuyên đề: Tập làm văn. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_8_chuyen_de_tap_lam_van_thuyet_minh_ve.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 8 - Chuyên đề: Tập làm văn. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- CHUYÊN ĐỀ ÔN TẬP: TẬP LÀM VĂN THUYẾT MINH VỀ MỘT DANH LAM THẮNG CẢNH
- A. Kiến thức cơ bản và mở rộng
- I. Văn bản thuyết minh
- 1. Khái niệm: - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, trong xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
- 2. Đặc điểm văn bản thuyết minh Nhiệm vụ Cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích. Tri thức Khách quan, xác thực, hữu ích cho con người. Trình bày Chính xác, rõ ràng, chặt chẽ, hấp dẫn.
- 3. Các phương pháp thuyết minh Nêu định nghĩa, Dùng Liệt kê giải thích số liệu Phân loại, Nêu ví So sánh dụ phân tích
- 4. Các kiểu bài văn thuyết minh thường gặp
- Đuổi hình bắt chữ
- Dựa vào các bức tranh sau kể tên một số kiểu bài văn thuyết minh thường gặp Thuyết minh về một loài vật (cây cối, con vật)
- Thuyết minh về một món ăn
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- Thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Thuyết minh về một phương pháp, cách làm
- Thuyết minh về một thể loại văn học
- Các dạng bài văn thuyết minh thường gặp Thuyết minh về một loài vật Thuyết minh về một thứ đồ dùng Thuyết minh về một món ăn Thuyết minh về một Thuyết minh về một thể loại Thuyết minh về một danh lam thắng phương pháp, cách làm văn học cảnh
- II. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- 1. Khái niệm - Văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh nhằm cung cấp tri thức khách quan về một danh lam thắng cảnh.
- 2. Yêu cầu khi làm bài văn thuyết minh một danh lam thắng cảnh - Muốn viết bài giới thiệu về một danh lam thắng cảnh thì nên đến trực tiếp để thăm thú, quan sát hoặc tra cứu sách vở, hỏi han những người có hiểu biết về nơi đó - Lời giới thiệu ít nhiều có kèm theo miêu tả, bình luận thì sẽ hấp dẫn hơn; tuy nhiên bài giới thiệu phải dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và có phương pháp thuyết minh phù hợp. - Lời văn cần chính xác và biểu cảm.
- 3. Cách làm bài văn thuyết minh về một danh lam thắng cảnh
- 3. Cách làm bài Tìm hiểu đề, tìm ý văn thuyết Lập dàn ý minh về một danh Viết bài lam thắng Đọc lại bài viết, sửa lỗi cảnh (nếu có)
- 3. Cách Tìm hiểu đề, tìm ý làm bài Tìm hiểu đề văn thuyết - Kiểu bài: văn thuyết minh minh - Đối tượng thuyết minh: Danh lam thắng cảnh về một danh Tìm ý lam - Vị trí địa lí ở đâu? thắng - Nguồn gốc: Có từ bao giờ? Xây dựng ra sao? cảnh - Kiến trúc gồm mấy phần? - Ý nghĩa của danh lam thắng cảnh?
- 3. Cách làm bài Tìm hiểu đề, tìm ý văn thuyết Lập dàn ý minh về một danh lam thắng cảnh
- Dàn ý Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Mở bài Thân bài Kết bài
- Dàn ý Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Mở bài Giới thiệu - Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh cần thuyết minh. - Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó. a. Vị trí - Vị trí địa lí, địa chỉ. - Diện tích. - Phương tiện di chuyển đến đó. - Khung cảnh xung quanh. Thân bài b. Nguồn gốc - Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành; Qúa trình tu sửa, tân tạo - Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có). c. Kiến trúc, cảnh - Cấu trúc khi nhìn từ xa. quan - Chi tiết: gồm mấy phần d. Ý nghĩa (địa - Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh. phương, đất nước) - Du lịch, kinh tế Kết bài Đánh giá - Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh. - Nêu cảm nghĩ của bản thân.
- 3. Cách làm bài Tìm hiểu đề, tìm ý văn thuyết Lập dàn ý minh về một danh Viết bài lam thắng Đọc lại bài viết, sửa lỗi cảnh (nếu có)
- B. Luyện tập
- ĐỀ LUYỆN SỐ 1 Thuyết minh về Hồ Gươm.
- Dàn ý Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh Mở bài Giới thiệu - Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh cần thuyết minh. - Cảm nghĩ khái quát của em về danh lam thắng cảnh đó. a. Vị trí - Vị trí địa lí, địa chỉ. - Diện tích. - Phương tiện di chuyển đến đó. - Khung cảnh xung quanh. Thân bài b. Nguồn gốc - Thời gian xây dựng, nguồn gốc hình thành; Qúa trình tu sửa, tân tạo - Ý nghĩa tên gọi hoặc tên gọi khác (nếu có). c. Kiến trúc, cảnh - Cấu trúc khi nhìn từ xa. quan - Chi tiết: gồm mấy phần d. Ý nghĩa (địa - Ý nghĩa về lịch sử, văn hóa của danh lam thắng cảnh. phương, đất nước) - Du lịch, kinh tế Kết bài Đánh giá - Khẳng định lại một lần nữa giá trị, ý nghĩa của đối tượng thuyết minh. - Nêu cảm nghĩ của bản thân.
- I. Mở bài: giới thiệu đối tượng cần thuyết minh Nhắc đến Hồ Gươm - hồ Hoàn Kiếm, bỗng nhớ đến hai câu thơ nổi tiếng: “Hồ Gươm xanh thẳm quanh bờ / Thiên thu hồn nước mong chờ bấy lâu”. Đây không chỉ là một trong những không gian văn hóa nhộn nhịp của thủ đô mà nó còn chứa đựng, lưu giữ một thiên sử anh hùng của dân tộc. Nằm giữa trung tâm phồn hoa, trái tim của Hà Nội, Hồ Gươm chính là một danh thắng tự hào của người Hà Thành, nhân dân Việt Nam. Hồ Hoàn Kiếm
- II. Thân bài 1. Vị trí địa lí và diện tích a. Vị trí địa lí - Trung tâm quận Hoàn Kiếm - Tả ngạn sông Hồng - Phía Đông Bắc: giáp phố Đinh Tiên Hoàng - Phía Nam: Giáp phố Hàng Khay - Phía Tây: Giáp phố Lê Thái Tổ b. Diện tích - Diện tích của hồ là hơn 12ha và dài 700m.
- 2. Tên gọi - LỤC THỦY: hồ được gọi với tên này vì nước hồ xanh quanh năm và là nơi sinh sống của nhiều loại tảo. - HỒ HOÀN KIẾM: tên gọi này bắt đầu từ thế kỷ 15, khi có truyền thuyết “Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần”, ghi lại dấu ấn thắng lợi trong cuộc chiến chống quân Minh (1417-1427). - TẢ VỌNG – HỮU VỌNG: đây là cái tên có từ Thời nhà Mạc, vua cho xây đập, ngăn hồ thành hai nửa để tìm rùa thần. Sau đó, cái đập được giữ lại. Nửa hồ phía Bắc là Tả Vọng, nửa hồ phía Nam là Hữu Vọng.
- 3. Nguồn gốc - Vào thời vua Hồng Đức thì phần lớn xung quanh kinh thành khi ấy là nước. Hồ Hoàn Kiếm là một phân lưu sông Hồng chảy qua vị trí của các phố ngày nay như Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Hàng Chuối. - Thời Lê Trung Hưng chúa Trịnh xây dựng phủ Chúa - Đầu thế kỉ 15 gắn với truyền thuyết “Trả gươm” của vua Lê lợi. - Thời Pháp thuộc, Pháp chiếm Hà Nội.
- 4. Quang cảnh quanh hồ - Hồ như một bức tranh sinh động và uyển chuyển, hai bên là những hàng cây bằng lăng và phượng vĩ. - Vào mùa thu Hồ như một bức tranh quyến rũ khiến bao người phải mê hoặc - Quanh hồ còn có những di tích lịch sử gắn với những chiến tích oai hùng của dân tộc.
- 5. Các công trình gắn liền với hồ - Tháp Rùa - Đền Ngọc Sơn - Đền Bà Kiệu (Thiên Tiên điện) - Tháp Hòa Phong - Tượng đài Lý Thái Tổ - Tháp bút - Đài nghiên
- 6. Ý nghĩa của hồ - Hồ có chức năng điều hòa khí hậu. - Là nơi sinh hoạt văn hóa và các lễ hội đặc sắc của Hà Nội. - Là nơi yên tĩnh luyện tập thể dục thể thao. - Nguồn cảm hứng thơ ca, hội họa và âm nhạc III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về Hồ Gươm - Hồ Gươm là một danh lam thắng cảnh vừa đẹp vừa thiêng liêng của nước ta. - Là nơi thường diễn ra hội hè, những hoạt động văn hóa quan trọng. - Thể hiện truyền thống hiếu học qua hình ảnh Tháp Bút, Đài Nghiên. - Thể hiện truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm cho rùa vàng. Mọi người đều tự hào khi nói về Hồ Gươm, khi nói về đất nước.
- ĐỀ LUYỆN SỐ 2 Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em.
- Danh lam thắng cảnh ở Bắc Ninh Đền Đô Chùa Dâu Chùa Phật Tích Đền Lý Thường Kiệt Chùa Bút Tháp Đền Cùng – Giếng Ngọc
- GIỚI THIỆU VỀ ĐỀN ĐÔGIỚI THIỆU VỀ ĐỀN ĐÔ
- - Đền Lý Bát Đế, còn gọi là Đền Đô hoặc Cổ Pháp điện là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ tám vị vua đầu tiên của nhà Lý. - Được Nhà nước Việt Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa theo Quyết định số 154 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 25 tháng 1 năm 1991. Năm 2014, nơi đây cùng với khu lăng mộ các Vua nhà Lý đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. - Đền Đô (hay còn gọi là đền Lý Bát Đế hoặc Cổ Pháp điện) thuộc xóm Thượng, phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. - Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc.
- - Đền Đô được xây dựng vào năm 1030 trên khu đất phía đông nam châu Cổ Pháp (ngày nay là làng Đình Bảng) bởi Lí Thái Tông khi vị hoàng đế này về quê làm giỗ cha. Sau này, đền được nhiều lần trùng tu và mở rộng. - Đền Đô rộng 31.250 m², với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Tất cả đều được xây dựng công phu, đắp vẽ chạm khắc tinh xảo. - Câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của Đền Đô: “Đền Đô kiến trúc tuyệt vời Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm”
- - Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long Môn trên hai cánh cổng có trạm khắc hình năm con rồng. -Chính điện gồm trước tiên là Phương đình (nhà vuông) 8 mái 3 gian rộng đến 70 m².
- -Tiếp đến nhà Tiền tế 7 gian rộng 220 m². Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ. - Phía bên trái điện thờ có treo tấm bảng ghi lại "Chiếu dời đô" của vua Lý Thái Tổ được coi là bức chiếu bằng gốm lớn nhất Việt Nam với chiều cao 3,5 mét, rộng hơn 8 mét, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng.Phía bên phải có treo tấm bảng ghi bài thơ nổi tiếng “Nam quốc sơn hà”.
- - Sau cùng là Cổ Pháp điện gồm 7 gian rộng 180 m² là nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Nhà bia Cổ Pháp Điện Tạo Bi - Khu ngoại thành đền Đô gồm Thủy đình, Phương đình (nhà vuông), nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng ). Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ (thờ các quan văn) và võ chỉ (thờ quan võ) tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Nhà văn thờ Tô Hiến Thành và Lý Đạo Thành, những quan văn đã có công lớn giúp nhà Lý. Nhà võ thờ Lê Phụng Hiểu, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc, những quan võ đã có công lớn giúp nhà Lý
- - Hồ Bán Nguyệt, giữa hồ là nhà Thủy Đình là điểm nhấn trong kiến trúc của Đền Đô. - Hồ Bán Nguyệt là nơi thường có biểu diễn quan họ. Tượng 2 vị vua Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông Kiến trúc mái chồng như những cánh hoa xòe tại đền Lý Bát Đế
- -“Bát Đế Vân Du” là hiện tượng có một không hai tại đền Đô. Đến nay vẫn chưa có ai có thể lý giải được hiện tượng này. Bát Đế Vân Du là hiện tượng tám vầng mây “Long vân hội tụ” xuất hiện vào đúng 8 giờ sáng ngày 5/7/1998. Điều đặc biệt là đây chính là ngày khởi lễ giỗ vua Lý Anh Tông, vị vua thứ 6 của vương triều nhà Lý, là vua cha của hoàng tử Lý Long Tường. - Hiện tượng này còn xuất hiện vào ngày Hà Nội tổ chức “Ngày hội non sông, hướng tới 1000 năm Thăng Long”, khi nhân dân Đình Bảng chuẩn bị rước linh bài của vua Lý Công Uẩn và Chiếu dời đô từ đền Đô ra Hà Nội.
- -Lễ hội đền Đô được tổ chức vào các ngày 14, 15, 16 tháng 3 âm lịch nhằm kỷ niệm ngày Lý Công Uẩn đăng quang (ngày 15/3 năm Canh Tuất 1010), ban "Chiếu dời đô". Đây là ngày hội lớn thu hút nhiều khách hành hương thể hiện lòng thành kính và nhớ ơn của người dân Việt đối với các vua Lý. Đó cũng là lễ hội truyền thống có từ lâu đời và trở thành phong tục được nhân dân phường Đình Bảng tự nguyện lưu giữ, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
- - Đền Đô đống vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của nhân dân tỉnh Bắc Ninh nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. - Đây là nơi lưu trữ những giá trị lịch sử, văn hóa vô cùng thiêng liêng của dân tộc. - Là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm. - Với những giá trị về nhiều mặt và kiến trúc đẹp,độc đáo mà đền mang tới ,chúng ta nên giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ để thể hiện lòng biết ơn ,tôn kính đối với vương chiều Lý và giúp hậu thế sau này có thể chiêm ngưỡng, cảm nhận những nét đẹp ấy.
- - Mùa xuân năm 2020,em có dịp đi tới thăm đền Đô. Em đã bị choáng ngợp bở vẻ đẹp của ngôi đền.Trong khuôn viên đền có 1 quầy nhỏ bán sách.Vì tò mò nên em đã mua thử cuốn “Tám vị vua triều Lý” để đọc thử. Đó là cuốn sách lịch sử đầu tiên mà em mua. Thật bất ngờ! Nội dung cuốn sách rất thu hút em. Chỉ với thời gian 3 tiếng, em đã đọc hết cuốn sách và đọc đi đọc lại rất nhiều lần vì nó quá hay. Chính cuốn sách giúp em nhận ra điều thú vị của môn lịch sử và từ đó mua thêm kha khá sách để đọc. Nhờ những thông tin đọc thêm được trong cuốn sách, em đã bổ sung được nhiều thông tin trong bài giảng của thầy giáo và nhận được điểm 10. Thực sự em rất biết ơn vì ngày hôm đó đã được đi thăm đền Đô và mua được một cuốn sách hay và bổ ích như vậy. Mỗi khi đọc lại cuốn sách,em lại thêm tự hào về quê hương Bắc Ninh và về lịch sử hào hùng của dân tộc. Mong rằng những cuốn sách về lịch sử sẽ phổ biến hơn nữa đối với các bạn học sinh để các bạn cũng được trải nghiệm cảm giác tuyệt vời mà những cuốn sách mang lại.
- Viết bài văn thuyết Bài tập về nhà minh về một danh lam thắng cảnh ở quê hương Bắc Ninh.