Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Thành ngữ - Phạm Thị Thu Thảo

pptx 35 trang nhungbui22 10/08/2022 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Thành ngữ - Phạm Thị Thu Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_7_thanh_ngu_pham_thi_thu_thao.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 7 - Thành ngữ - Phạm Thị Thu Thảo

  1. CÁC THẦY, CÔ GIÁO ĐẾN DỰ GIỜ MÔN: NGỮ VĂN GV: Phạm Thị Thu Thảo LỚP: 7/6
  2. ?/ Câu hỏi: Từ đồng âm là gì? Đặt 1 câu có sử dụng từ đồng âm? Đáp án: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. *Ví dụ: Hôm nay, Bé Năm vừa tròn năm tuổi.
  3. I. THẾ NÀO LÀ THÀNH NGỮ
  4. Nước non lận đận một mình Tại sao nói lên thác ThayThêmThayĐặcđổithếđiểmmộtvịmộttrí xuống ghềnh, muốn Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay cácvàicấutừtừtrongtạongữtrong chỉ điều gì? cụmkháccụmcủatừtừvào?cụm bằng Tacụmtừ hiểutừkhác?từđược?? nhờ vào đâu? Lên núi xuống sông. Không thể thay thế Leo thác lội ghềnh. bằng từ khác. Lên thác xuống ghềnh Lên trên thác xuống dưới ghềnh. Không thể thêm Lên thác cao xuống ghềnh sâu. bớt từ ngữ. Lên ghềnh xuống thác. Không thể hoán đổi vị trí các từ. Lên xuống ghềnh thác. ➢ Cụm từ “Lên thác xuống ghềnh”: - Có cấu tạo cố định. - Vất vả, cực nhọc, gian khổ - Nghĩa gốc, nghĩa đen
  5. “Nhanh như chớp” có nghĩa là gì? Chớp là gì? Tác giả sử dụng biện pháp gì? Tại sao lại nói nhanh như chớp? Ta hiểu được nhờ vào đâu? Nhanh như chớp → Hành động mau lẹ, rất nhanh, chính xác → Phép so sánh Nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn
  6. Từ đó, em hãy cho biết thành ngữ là gì? ➢ Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
  7. *Bài tập nhanh: Tìm những biến thể của các thành ngữ sau : 1. Đứng núi này trông núi → Đứng núi này trông núi kia nọ → Đứng núi này trông núi khác 2.Nước đổ lá khoai → Nước đổ đầu vịt 3.Lòng lang dạ thú → Lòng lang dạ sói  Lưu ý: ➢Thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng vẫn có thể có những biến đổi nhất định.
  8. *Thảo luận nhóm: Thời gian: 5 phút - Số lượng: 8 nhóm QUAN SÁT CÁC THÀNH NGỮ SAU - Tham sống sợ chết - Mẹ tròn con vuông - Chó ngáp phải ruồi - Nuôi ong tay áo - Bùn lầy nước đọng - Mẹ góa con côi - Năm châu bốn bể - Lá lành đùm lá rách ?/ Em hãy cho biết: - Nhóm 1,2,: Tìm những thành ngữ hiểu theo nghĩa đen và giải thích nghĩa các thành ngữ đó? - Nhóm 3,4,: Tìm những thành ngữ hiểu theo nghĩa hàm ẩn và giải thích nghĩa các thành ngữ đó? - Nhóm 5,6,7: So sánh nghĩa của 2 nhóm thành ngữ. Rút ra kết luận nghĩa của các thành ngữ được hiểu như thế nào?
  9. Nhóm 1: Những thành Nhóm 2: Những thành ngữ ngữ hiểu theo nghĩa đen: có nghĩa hàm ẩn: +Tham sống sợ chết +Lá lành đùm lá rách → Hèn nhát → Sự đùm bọc, giúp đỡ +Bùn lầy nước đọng +Mẹ tròn con vuông → Lầy lội, ẩm thấp → Sinh đẻ dễ và bình yên +Mẹ goá con côi +Chó ngáp phải ruồi → Đơn chiếc → Không có tài nhưng gặp +Năm châu bốn bể may mắn → Rộng lớn + Nuôi ong tay áo → Giúp đỡ kẻ xấu sau đó bị phản bội
  10. Bắt nguồn từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó Nghĩa của thành ngữ Được hiểu thông qua phép chuyển nghĩa (Ẩn dụ, so sánh) Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh
  11. Bắt nguồn từ nghĩa đen Nghĩa của các từ của tạo nên nó thành ngữ Được hiểu thông qua phép chuyển nghĩa (Ẩn dụ) Trên đe dưới búa Tình trạng bị kìm kẹp, chèn ép từ các phía, không có lối thoát .
  12. Nghĩa của thành ngữ Bắt nguồn từ nghĩa đen Mưa to, gió lớn của các từ tạo nên nó Trời mưa rất to kèm theo gió lớn và sấm chớp.
  13. II. SỬ DỤNG THÀNH NGỮ ?/ Xác định vai trò ngữ pháp của các thành ngữ sau: a.Thân em vừa trắng lại vừa tròn Vị ngữ Bảy nổi ba chìm với nước non. (Hồ Xuân Hương) b.“Tôn sư trọng đạo” là câu thành ngữ nói lên lòng kính trọng và sự tôn vinh nghề giáo viên. Chủ ngữ c. Anh đã nghĩ phòng khi tắt lửa, tối đèn thì em chạy sang Phụ ngữ (Tô Hoài) ➢Thành ngữ có thể làm chủ ngữ , vị ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ
  14. ?/ Em hãy nhận xét về cách sử dụng từ và cụm từ trong 2 ví dụ dưới đây? Câu có sử dụng thành ngữ Câu không sử dụng thành ngữ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non. Lênh đênh, trôi nổi với nước non. Nước non lận đận một mình Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh Thân cò gian nan, vất vả, gặp nhiều bấy nay. nguy hiểm bấy nay.
  15. *Nhận xét: *Thành ngữ: + Thường ngắn gọn, cô đọng, hàm súc + Có tính hình tượng + Có tính biểu cảm cao.
  16. III. LUYỆN TẬP
  17. Bài tập 1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây. a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy) b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. (Thạch Sanh) c) Chốc đà mười mấy năm trời Còn ra khi đã da mồi tóc sương. (Truyện Kiều)
  18. Bài tập 1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây. a) Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang mang sơn hào hải vị, nem công chả phượng tới, chẳng thiếu thứ gì. (Bánh chưng, bánh giầy) - Sơn hào hải vị: ý chỉ những món ăn quý hiếm, món ăn lấy từ trên rừng, dưới biển rất hiếm và sang. - Nem công chả phượng: thứ đồ ăn làm bằng thịt con công bóp với thính, thứ thịt con phượng nướng chín, chỉ các thức ăn quý hiếm.
  19. Bài tập 1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây. b) Một hôm, có người hàng rượu tên là Lí Thông đi qua đó. Thấy Thạch Sanh gánh về một gánh củi lớn, hắn nghĩ bụng: “Người này khỏe như voi. Nó về ở cùng thì lợi biết bao nhiêu”. Lí Thông lân la gợi chuyện, rồi gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em. Sớm mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời. (Thạch Sanh) - Khỏe như voi: có sức mạnh như voi. - Tứ cố vô thân: không có ai là họ hàng gần gũi.
  20. Bài tập 1. Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong những câu sau đây. c) Chốc đà mười mấy năm trời Còn ra khi đã da mồi tóc sương. (Truyện Kiều) Da mồi tóc sương: màu da người già lốm đốm như màu đồi mồi, màu tóc người già bạc như sương.
  21. Điền thêm yếu tố để thành ngữ được Bài tập 3 trọn vẹn: - Lời ăn tiếng nói - Một nắng hai sương. . . - Ngày lành tháng tốt - No cơm ấm cật - Bách chiến bách thắng - Sinh cơ lập nghiệp
  22. Gạo Chuột sa chĩnh gạo Rất may mắn, gặp được nơi sung sướng, đầy đủ, nhàn hạ
  23. Lên voi xuống chó => Con đường danh vọng bấp bênh, thăng trầm
  24. ĐEM CON BỎ CHỢ Vô trách nhiệm, giúp đỡ ai nửa chừng rồi bỏ mặc
  25. Nước mắt cá sấu → Sự gian xảo, giả tạo, giả vờ tốt bụng, nhân từ của những kẻ xấu.
  26. Rừng vàng biển bạc → Rừng và biển đem lại nguồn tài nguyên thiên nhiên vô vùng quý báu.
  27. Bảy nổi ba chìm: vất vả, lận đận, long đong.
  28. THÀNH NGỮ Đàn gảy tai trâu => Đưa cái hay cái đẹp đến cho người không biết thưởng thức.
  29. THÀNH NGỮ Việc làm Kẻ khóc người cười
  30. Hãy sưu tầm thêm ít nhất mười thành Bài tập 4 ngữ chưa được giới thiệu trong sách giáo khoa và giải nghĩa các thành ngữ ấy.
  31. * HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC BÀI HỌC
  32. - Học thuộc ghi nhớ. - Soạn bài: “Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học”