Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Buổi 1: Thế giới viễn tưởng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Buổi 1: Thế giới viễn tưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
bai_giang_ngu_van_lop_7_buoi_1_the_gioi_vien_tuong.pptx
Nội dung text: Bài giảng Ngữ Văn Lớp 7 - Buổi 1: Thế giới viễn tưởng
- THẾ GIỚI VIỄN TƯỞNG TRONG VĂN BẢN “CUỘC CHẠM TRÁN TRÊN ĐẠI DƯƠNG”- TRÍCH HAI VẠN DẶM DƯỚI BIỂN GIUYN-VEC-NƠ
- Từ khóa (1) Thế giới tương lai (4) Tính chất li kì (2) Cách viết logic (5) Khoa học dự đoán (3) Công nghệ tương lai (6) Trở thành sự thật Truyện khoa học viễn tưởng là loại tác phẩm viết về dựa (1) trên dự phát triển của , (5) thường có (4) Truyện khoa học viễn tưởng sử dụng nhằm (2) triển khai những ý tưởng về viễn cảnh hay (3) Vì có nền tảng là các nguyên lí khoa học mới của thời hiện đại nên có những giả tưởng trong truyện khoa học viễn tưởng có thể .(6)
- - Đề tài: những cuộc thám hiểm vũ trụ, du hành xuyên thời gian, kết nối sự sống ngoài Trái Đất liên quan đến những phát kiến khoa học và công nghệ. - Không gian: trong và ngoài Trái Đất, tâm địa cầu, đáy đại dương, thiên hà xa xôi,
- - Thời gian: Thời gian câu chuyện thường là trong tương lai xa, xét từ mốc ra đời của tác phẩm. - Cốt truyện: Chuỗi tình huống, sự kiện hoàn toàn tưởng tượng, dựa trên những dự báo và quan niệm khoa học. - Nhân vật chính: có cấu tạo hoặc khả năng kì lạ phi thường, có trí thông minh kiệt xuất để tạo ra những phát minh.
- - Giuyn Véc-nơ (1828 – 1905) - Quê: sinh ra tại thành phố Nantes, Pháp - Ông sáng tác nhiều thể loại: kịch, thơ văn và được coi là “cha đẻ” của thể loại truyện khoa học viễn tưởng. - Một số tác phẩm tiêu biểu: Hành trình vào tâm Trái Đất, Hai vạn dặm dưới biển, Hòn đảo bí mật, Thuyền trưởng tuổi mười lăm
- Nhan đề “Hai vạn dặm dưới biển” đã thể hiện ước mơ gì của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông? Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa như thế nào? - Nhan đề “Hai vạn dặm dưới biển” đã thể hiện ước mơ khám phá tận sâu dưới đáy biển - nơi còn nhiều bí ẩn của Giuyn Véc-nơ và những người cùng thời với ông. - Ước mơ ấy ngày nay đã được hiện thực hóa: con người, con tàu ngầm có thể lặn sâu xuống dưới biển, du hành quanh thế giới dưới biển sâu.
- Truyện khoa học VB: Cuộc chạm trán trên đại dương (trích viễn tưởng Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc- nơ) 1. Đề tài 2. Thể loại, xuất xứ 3. Ngôi kể:, PTBĐ 4. Các sự kiện chính (cốt truyện) 5. Nội dung: 6. Đặc sắc nghệ thuật:
- GIẢI CỨU ĐẠI DƯƠNG
- Bắt đầu! Câu 1. “Cuộc chạm trán trên đại dương” viết về đề tài gì? C. Phát kiến khoa B. Phát kiến khoa A. Phát kiến địa lí học, công nghệ học trong tương lai HẾT GIỜ
- Bắt đầu! Câu 2: Tác phẩm "Hai vạn dặm dưới biển" được hoàn thành sáng tác năm bao nhiêu? A. 1870 B. 1869 C. 1868 D. 1867 HẾT GIỜ
- Bắt đầu! Câu 3: Xác định thể loại, phương thức biểu đạt chính của văn bản "Cuộc chạm trán trên đại dương"? A. Truyện ngắn, B. Truyện dài, C. Truyện vừa, D. Truyện KH PTBĐ chính tự PTBĐ chính tự PTBĐ chính tự viễn tưởng, PTBĐ sự sự sự chính tự sự HẾT GIỜ
- Bắt đầu! Câu 4. Đoạn trích “Cuộc chạm trán trên đại dương” được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ D. Kết hợp cả B. Ngôi thứ nhất C. Ngôi thứ hai ba 3 ngôi kể HẾT GIỜ
- Bắt đầu! Câu 5. Có mấy sự kiện chính trong văn bản “Cuộc chạm trán trên đại dương? A. Một sự kiện B. Hai sự kiện C. Ba sự kiện HẾT GIỜ
- Truyện khoa học VB: Cuộc chạm trán trên đại dương (trích viễn tưởng Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ Các sự kiện - Cuộc rượt đuổi "con cá” của chiếc tàu chiến. chính: - Cuộc đọ sức diễn ra giữa tàu chiến với "con cá". - Phát hiện một sự thật bất ngờ về "con cá", đó chính là chiếc tàu ngầm.
- Theo em, nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực nào? Nhà văn đã sáng tạo ra hình ảnh chiếc tàu ngầm dựa trên cơ sở hiện thực: Khi đó, tàu ngầm đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai.
- Drebbel đã cho chế tạo một tàu ngầm có dạng quả trứng, bằng gỗ, được đẩy đi bởi mười hai người chèo thêm vào thủy thủ đoàn, mà ông đã thử trên sông Thames trước sự ngạc nhiên của mọi người.
- Truyện khoa học VB: Cuộc chạm trán trên đại dương (trích viễn tưởng Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ) Nội dung - Kể về cuộc phiêu lưu đầy lí thú và hấp dẫn của các thuỷ thủ và vị giáo sư. - Qua đó ca ngợi những chuyến phiêu lưu để chinh phục và khám phá những điều bí ẩn của con người.
- Truyện khoa học VB: Cuộc chạm trán trên đại dương (trích viễn tưởng Hai vạn dặm dưới đáy biển, Giuyn Véc-nơ) Đặc sắc nghệ thuật - Ngôi kể thứ nhất phù hợp, tạo độ tin cậy cao. - Sử dụng ngôn ngữ đối thoại, phép tu từ nhân hoá, so sánh sinh động, giàu hình ảnh. - Tâm lí nhân vật bộc lộ qua suy nghĩ, lời nói, hành động.
- Bài 1. Đọc ngữ liệu sau: Trướ c raṇ g đông, chú ng tôi đã sẵn sà ng nghênh chiến. Lướ i đá nh cá voi đã xếp ở hai thà nh tà u. Thuyền phó ra lêṇ h chuẩn bi ̣ loaị sú ng bắn xa môṭ hải li và cả loaị sú ng bắn đaṇ phá có thể ha ̣ đươc̣ những con thú lớ n nhất. Né t Len (Ned Land) mà i sắc mũi lao, môṭ thứ vũ khó diêṭ cá voi lơị haị trong tay anh ta. Sá u giờ , trờ i hử ng sá ng. Cù ng vớ i những tai sá ng đầu tiên của bình minh, á nh điêṇ của con cá thiết kình cũng phuṭ tắt. Tớ i bảy giờ , trờ i gần sá ng rõ. Nhưng sương mù dà y đăc̣ đang trải ra ở chân trờ i, và dù ng ống nhòm loaị tốt nhất cũng chẳng thấy rõ vâṭ gì. Có thể hình dung đươc̣ chú ng tôi thất voṇ g và giâṇ dữ đến mứ c nà o! Đến tám giờ sáng, những dải sương mù dày đặc bắt đầu trôi trên sóng và từ từ bốc lên cao. Chân trời được mở rộng và sáng rõ.
- Bỗng lại có tiếng Nét Len nói: - Nhìn xem kia! Nó ở phía bên trái đuôi tàu! Mọi người phóng mắt nhìn về phía đó. Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá Báo cáo của tàu Hen-vơ-chi-a (Helvetia) và San-nông (Shannon) hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều. - Báo cáo, đủ! - Tăng áp lực! Cho tàu chạy hết tốc độ. Trong khi tôi quan sát con vật lạ, thì từ hai lỗ mũi nó vọt lên hai cột nước cao tới bốn mươi mét. Giờ đây tôi mới hình dung được đôi chút về cách thở của cá thiết kình. (Giuyn Vecno, Hai vạn dặm dưới biển, Đỗ ca Sơn dịch, NXB văn học Hà Nội, 2020)
- Câu 1. Xác định thể loại của văn bản trên? Câu 2. Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình trong phần (1) của đoạn trích? Câu 3. Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu trong không gian nào? Lúc ấy, không gian này quen thuộc hay xa lạ với họ?
- Gợi ý trả lời Câu 1. Đoạn trích thuộc truyện Khoa học viễn tưởng Câu 2. Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt. - Màu đen, nổi lên mặt nước độ một mét. - Không dài quá tám mét. Cả ba chiều đều cân đối. - Lỗ mũi to, vọt lên hai cột nước cao tới bốn mét. - Tốc độ nhanh hơn tốc độ của tàu. Câu 3. Cuộc chạm trán trên đại dương dẫn ba nhân vật Pi-e A-rôn-nác, Công-xây và Nét Len vào cuộc phiêu lưu ở không gian trên mặt biển, cụ thể là trên một con tàu ngầm. - Lúc ấy, không gian này xa lạ với họ.
- Bài 2. Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi: Tàu No- ti- lớt lặn xuống sâu hai, ba ngàn mét và ngày 20 tháng 4 lại nổi lên cách mặt biển một ngàn năm trăm mét. Gần chúng tôi nhất là quần đảo Lu- cai(Lucayes). Từ đáy biển nổi lên những mỏm đá lớn dựng đứng, phủ đầy những loại tảo khổng lồ. Khoảng11h trưa, Nét len lưu ý tôi giữa đám tảo đỏ có một con vật gì đó rất đáng sợ. Tôi nói: - Đúng, ở đây có nhiều hang thích hợp với bạch tuộc. Nếu có gặp những quái vật đó ở đây tôi cũng chẳng ngạc nhiên chút nào[ ] Năm 1861, về phía tây bắc Tê-nê- ríp(Tenerife), cũng ở khoảng vĩ độ này, thủy thủ tàu A-lếch-tơn (Alec ton) phát hiện ra một con bạch tuộc khổng lồ đang bơi cùng tuyến đường. Thuyền trưởng Bu- ghê(Bauguer)cho tàu chạy sát con vật và dùng các loại súng bắn nhưng vô hiệu vì lao nhọn và đạn đều xuyên qua thân bạch tuộc như qua một khối thịt đông. Sau mấy lần thất bại, cánh thủy thủ bèn dùng thòng lọng để bắt. Thòng lọng mắc vào thân bạch tuộc nhưng tới vây đuôi mới thắt lại được. Lúc đó, mọi người cố sức kéo con vật lên tàu nưng nó nặng quá đến nỗi đuôi bạch tuộc bị đứt ra. Thế là nó lặng xuống, biến mất.
- - Thế nào dài bao nhiêu?- Nét hỏi. - Có phải chừng sáu mét không?- Công xây hỏi. Anh ta đứng bên cửa sổ và nhìn vào các hốc đá. Công-xây hỏi tiếp: - Có phải trên đầu nó có tám vòi, ngọ ngoạy trong nước biển như một bầy rắn không? - Đúng vậy, Công-xây ạ. - Có phải hai hàm của nó rất giống mỏ vẹt, nhưng lớn hơn nhiều không? - Rất đúng. -Thế thì, thưa giáo sư, có phải nó kia không ạ? Tôi nhìn Công - xây, còn Nét thì lao đến cửa sổ. Con vật khủng khiếp quá!- Nét la lên. (Trích “Hai vạn dặm dưới biển”- Giuyn Véc- nơ)
- Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và người kể chuyện, ngôi kể của đoạn trích. Câu 2. Đoạn trích cho em biết tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đáy biển” viết về đề tài gì? Nó được viết dựa trên cơ sở nào? Câu 3.Trong đoạn trích,người kể chuyện gọi “bạch tuộc”là gì? Câu 4. Tìm trong đoạn trích những chi tiết nói về hình ảnh của bạch tuộc? Qua đó em hình dung đó là con vật như thế nào? Câu 5. Văn bản “Bạch tuộc”có chứa đoạn trích trên trên kể về kiện gì?Theo em,tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống nào?
- Câu 1: - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Người kể: Xưng “tôi”- kể ngôi thứ nhất. Câu 2. - Đề tài: Khám phá đại dương đầy bí ẩn. - Căn cứ:Những hiểu biết và thành tựu khoa học: +Tàu ngầm mới đang được thử nghiệm. +Bạch tuộc đã được phát hiện. *Lưu ý: Tác phẩm “Hai vạn dặm dưới đấy biển” của Véc-nơ ra đời năm 1870. Khi đó, tàu ngầm mới đang được thử nghiệm ở mức độ sơ khai; bạch tuộc cũng chỉ mới được một số người đi biển bắt gặp. Câu 3. Người kể chuyện gọi bạch tuộc là “quái vật”.
- Câu 4. Hình ảnh con bạch tuộc xuất hiện qua lời kể, trò chuyện của các nhân vật: - Qua lời kể của nhân vật tôi: +Con bạch tuộc khổng lồ”; + Dùng các loại súng bắn nhưng vô hiệu vì lao nhọn và đạn xuyên qua thân bạch tuộc như qua một khối thịt đông”; + thòng lọng mắc vào thân bạch tuộc nhưng tới vây đuôi mới thắt lại được mọi người cố sức kéo con vật lên tàu nhưng nó nặng quá đến nỗi đuôi bạch tuộc bị đứt ra. - Qua cuộc trò cuộc trò chuyện của Nét, Công-xây với giáo sư A-rôn-nác: + Con bạch tuộc dài chừng sáu mét; +Trên đầu có tám cái vòi,ngọ ngoạy trong nước biển như một bầy rắn; + Hai hàm của nó rất giống mỏ vẹt, nhưng lớn hơn nhiều”. => Những con bạch tuộc là con vật to lớn, khổng lồ, rất đáng sợ, bí ẩn dưới đại dương.
- Câu 5: - Đoạn trích “Bạch tuộc” kể lại sự kiện chiến đấu của những người trên tàu ngầm No-ti-lớt với những con bạch tuộc. - Theo em, tình huống hấp dẫn nhất được mô tả trong văn bản là tình huống Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, trong gang tấc anh đã được Nê-mô giải cứu